Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 10: Tổng kết về từ vựng (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.66 KB, 5 trang )

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG, TRAU DỒI VỐN TỪ)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tiếp tục hệ thống hoá một số kiến thức đã học về từ vựng.
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các cách phát triển của tử vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ
? Học sinh nhắc lại kiến thức TV đã học ở lớp
3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động

I.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1- Điền vào ô trống các cách phát triển của từ vựng.
Các cách phát triển từ
vựng.

Phát triển nghĩa của từ ngữ

Thêm nghĩa



Chuyển nghĩa

Phát triển số lượng từ ngữ

Tạo từ ngữ mới

Vay mượn
(Hán, Anh, Pháp, Nga

TaiLieu.VN

Page 1


2. Dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ
đồ trên.
+ Thêm nghĩa mới: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế (Phan Bội Châu). Từ “kinh tế” là cách nói tắt
của “kinh bang tế thế” có nghĩa là “trị nước cứu đời”. Nền kinh tế nhà nước. Từ “kinh tế” có nghĩa
là “toàn bộ hoạt động của con người trong sản xuất, lưu thông và sử dụng hàng hoá.
+ Bằng cách chuyển nghĩa:
.....Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Và: ....Ngày xuân em hãy còn dài (phương thức ẩn dụ)
+ Tạo từ ngữ mới: Kinh tế trí thức, sở hữu trí tuệ, khu chế xuất, du lịch sinh thái...
+ Cấu tạo theo mô hình x+y hoặc y+ x: Văn học, toán học, sử học, học hành, học gạo, học tủ,
học lệch...
+ Mượn của tiếng Hán: giang sơn, thiên cung, thuỷ cung, sơn cước, sơn lâm, sơn nữ, biên ải....
+ Mượn của tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga: mít tinh, ma-két-tinh, sa lông, xích đông, sơ mi,
xà phòng....
3. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay

không ? Vì sao?
Không vì:
+ Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn; do đó nếu cứ ứng với mỗi sự vật, hiện
tượng, khái niệm mới lại phải có thêm một từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, quá cồng
kềnh rườm rà; hơn nữa số lượng từ ngữ là có giới hạn, vì thế phát triển số lượng từ ngữ chỉ là một
trong những cách phát triển từ vựng mà thôi.
+ Ngoài cách phát triển số lượng từ ngữ, còn có cách thêm nghĩa mới cho từ ngữ, vay mượn từ
ngữ của ngôn ngữ nước ngoài.
II. TỪ MƯỢN.
1. Ôn lại khái niệm từ mượn.
- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều
từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ
thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. (gồm từ gốc Hán và
từ Hán Việt).
- Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh,
tiếng Nga...

TaiLieu.VN

Page 2


- Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được
Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với
nhau.
2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:
a. Không đúng vì vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho ngôn ngữ của mình
là một qui luật có tính phổ quát đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nói cách khác, không có
ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ ngữ vay mượn.

b. Không đúng, vì vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác là nhu cầu tự than của mỗi ngôn ngữ,
trong đó có tiếng Việt. Tiếng Việt phải vay mượn từ ngữ nước ngoài nhằm thoả mãn các nhu cầu
trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm.... để đáp ứng với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
c. Đúng (đã giải thích ở mục b)
d. Không đúng vì xã hội và nhận thức cảu con người liên tục phát triển; các hoạt động giao
lưu, hội nhập về mọi mặt buộc tiếng Việt phải thường xuyên vay mượn và bổ sung những từ ngữ
mới nhằm diễn đạt những khái niệm mới một cách kịp thời và có hiệu quả.
3.Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như: săm, lốp, ga, xăng, phanh ... có gì khác so
với những từ mượn như: a-xít, ra- đi -ô, vi-ta-min...
a. Nhóm từ : săm, lốp, ga, xăng, phanh... là những từ vay mượn đã được Việt hoá, nó được
dùng giống như những từ thuần Việt: bàn, ghế, núi, đồi, trâu, bò...
b. Nhóm từ: axít, ra- đi -ô, vi-ta-min... là những từ vay mượn chưa được Việt hóa, nó khác tiếng Việt về cách cấu
tạo và thường khó phát âm hơn từ thuần Việt.
III. TỪ HÁN VIỆT.
1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.
Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của từ
tiếng Việt: quốc gia, giáo dục, hiệu trưởng, tổng thống, bộ trưởng, kinh tế, ý thức...
2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:
a. Không đúng, vì khái niệm từ gốc Hán rộng hơn khái niệm từ Hán Việt
b. Không đúng vì trong những trường hợp cần thiết vẫn phải dùng từ Hán Việt, nhưng không
nên lạm dụng.
VD:
- Cần thiết phải dùng:
+ độc lập tự do (không nói: đứng một mình, không ai quản lí)
+ Tổng thống và phu nhân (không nói: tổng thống và vợ)
+ Báo thiếu niên tiền phong (không nói: Báo trẻ con đi trước)
- Không cần thiết, nên tránh:
TaiLieu.VN

Page 3



+ Con cái phải vâng lời phụ mẫu (cha mẹ)
+ Lớp em hiện diện 30 bạn (có mặt)
+ Cứ tam cá nguyệt lại ra một tờ báo (ba tháng)
+ Hi hữu ai học giỏi như bạn Bắc (hiếm có)
c. Không đúng vì hiện nay trong vốn từ vựng tiếng Việt có khoảng gần 70% từ ngữ Hán Việt;
có một số lĩnh vực đùng rất nhiều từ Hán Việt như chính trị, kinh tế, hành chính, tư pháp, giáo dục,
y tế, quân sự...
IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI.
1. Ôn lại khái niệm:
- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các
văn bản khoa học, công nghệ.
- Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu
thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2. Vai trò của thuật ngữ. Rất quan trọng vì:
- Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh
hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam cũng không ngừng
được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công
nghệ tăng lên chưa từng thấy. Dĩ nhiên trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và
ngày càng trở nên quan trọng hơn.
V. TRAU DỒI VỐN TỪ.
1. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng
hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (động từ); bản thảo để đưa thông qua (danh từ)
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do
một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.

- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
2. Sửa lỗi dùng từ trong các câu văn sau
a. Sai từ “béo bổ” => sửa lại là “béo bở” (mang lại nhiều lợi nhuận)
TaiLieu.VN

Page 4


b. Sai từ “đạm bạc” => thay bằng “tệ bạc” (không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa
trước sau trong quan hệ đối xử)
c. Sai từ “tấp nập” => thay bằng “tới tấp” (liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã đến)
4. Củng cố
? Thế nào là từ mượn , từ Hán Việt ?
? Vì sao khi phát triển ngôn ngữ của mình , TV của chúng ta phải vay mượn ngôn ngữ của nước
khác ?
? Việc lạm dụng từ Hán Việt sẽ gây ra hậu quả nào ?
5. Hướng dẫn học bài
Xem lại các bài TLV đã làm tự chữa lỗi dùng từ , dùng câu sai của mình

TaiLieu.VN

Page 5



×