Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

CHIẾN DỊCH PR QUẢNG BÁ CHO NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.34 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................3
1.

2.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT............................................................................4
1.1.

Lý do chọn đề tài.....................................................................................4

1.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................4

CHƯƠNG 2: RỐI NƯỚC, MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT NAM.........5
2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển............................................................5

2.2.

Nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam....................................................7

2.2.1.

Con rối................................................................................................7

2.2.2.

Sân khấu..........................................................................................10



2.2.3.

Âm nhạc và văn học.........................................................................10

2.2.4.

Biểu diễn rối nước...........................................................................10

2.3.

3.

Các giá trị văn hóa Việt Nam qua múa rối nước................................12

2.3.1.

Rối nước là sản phẩm của văn minh lúa nước...............................12

2.3.2.

Tín ngưỡng của người Việt.............................................................12

2.3.3.

Tính tập thể......................................................................................13

2.3.4.

Tính cần cù, sáng tạo trong lao động..............................................14


CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO MÚA RỐI NƯỚC.17
3.1.

Phân tích tình thế..................................................................................17

3.1.1.

Phân tích PEST...............................................................................17

3.1.2.

Phân tích SWOT..............................................................................18

3.1.3.

Các vấn đề chính phải đối mặt........................................................18

3.2.

Phân tích công chúng mục tiêu............................................................19

3.3.

Mục đích, mục tiêu................................................................................20

3.3.1.

Mục đích...........................................................................................20
1



3.3.2. Mục tiêu.............................................................................................20
3.4.

Các phương tiện truyền thông..............................................................21

3.5.

Xây dựng chiến lược truyền thông.......................................................22

3.5.1.

Strategy 1: Action Strategy..............................................................24

3.5.2.

Strategy 2: Communication.............................................................28

3.6.

Dự trù khủng hoảng..............................................................................29

3.7.

Dự trù kinh phí......................................................................................30

KẾT LUẬN............................................................................................................. 31
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................32


2


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi mà tất cả chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, vấn đề về
văn hóa đã và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi
quốc gia. Một mặt, toàn cầu hóa xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia, giúp cho các
nền văn hóa có cơ hội giao lưu với nhau, vì vậy mà mỗi dân tộc có thể đến gần hơn
với những tinh hoa văn hóa của nhân loại và từ đó tiếp thu và học hỏi những điều
tốt đẹp nhất. Mặt khác, cũng chính vấn đề toàn cầu hóa đã để lại những thách thức
không nhỏ đối với mỗi quốc gia. Làm sao để “hòa nhập mà không hòa tan”, nhu
cầu khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên bức thiết hơn bao giờ
hết.
Việt Nam ta là một đất nước với bề dày lịch sử và hệ giá trị văn hóa đa dạng, phong
phú, song trên thực tế nền văn hóa nước nhà vẫn chưa có một vị trí xứng đáng trên
trường quốc tế. Rất nhiều các giá trị văn hóa Việt Nam không được người dân Việt
Nam thực sự đón nhận, và chưa có công tác tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ hợp lý,
trong đó phải kể đến múa rối nước, loại hình nghệ thuật truyền thống của nước nhà.
Đến với tiểu luận Kế hoạch tuyên truyền cho Múa rối nước – “Puppets don’t
move. Only you do!”, em xin được trình bày hiểu biết của mình về nghệ thuật Múa
rối nước, đồng thời lập kế hoạch truyền thông cho bộ môn nghệ thuật truyền thống
này.
Do kiến thức là bao la, đồng thời hiểu biết của em có phần hạn chế, nên tiểu luận
này vẫn còn nhiều sai sót. Kính mong cô có những nhận xét, góp ý để giúp cho tiểu
luận trở nên hoàn thiện hơn. Em xin cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Lại Văn Tùng

3



1. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT

1.1.

Lý do chọn đề tài

Múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc ở Việt Nam
và chỉ Việt Nam mới có. Do tính đặc sắc ấy, nên từ loại hình nghệ thuật mang yếu
tố dân gian, rối nước đã nhanh chóng trở thành môn nghệ thuật truyền thống có thể
sánh vai cùng tuồng chèo – những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân
khấu dân tộc.
Tuy nhiên, như đã trình bày, múa rối nước ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề. Thứ nhất, nghệ thuật múa rối nước tuy đã có sự phát triển, song vẫn chưa
được đông đảo công chúng Việt Nam đón nhận. Thứ hai, việc tuyên truyền, công
tác giáo dục thẩm mỹ cho công chúng Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn. Vì vậy mà nhiều người không thể cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp,
cái “độc đáo” của rối nước để từ đó cảm thấy thực sự yêu mến bộ môn nghệ thuật
truyền thống này.
Chính những thực trạng đang tồn tại trên, những yêu cầu bức thiết trong bối cảnh
văn hóa ngày nay đã trở thành những vấn đề được quan tâm đến trong tiểu luận
này.
1.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tiểu luận gồm những nội dung chính như sau:
Phần thứ nhất: Giới thiệu về bộ môn nghệ thuật múa rối nước, đồng thời qua đó
làm nổi bật lên những hệ giá trị của văn hóa Việt Nam, được trình bày trong
Chương 2: Rối nước, một nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Phần thứ hai: Lập kế hoạch truyền thông cho bộ môn nghệ thuật múa rối nước,
được trình bày trong Chương 3: Kế hoạch truyền thông.

4


2. CHƯƠNG 2: RỐI NƯỚC, MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chưa có tư liệu nào có tư liệu nào có thể chứng minh được nguồn gốc xuất xứ ra
đời của nghệ thuật múa rối. Tuy nhiên, trước thời nhà Lý, múa rối nước (hay còn
được biết đến với tên gọi khác là “trò ổi lỗi”) đã tồn tại như một trò chơi dân gian,
một hình thức giải trí đem lại tiếng cười cho những người lao động, nông dân, thợ
thủ công sau những giờ làm việc mệt mỏi. Trong giai đoạn này, múa rối nước
không phổ biến rộng rãi, quy mô vẫn còn rất nhỏ ở một vài gia đình, dòng họ hay
một vài địa phương.
Từ những nhóm người biết chơi rối, họ hợp thành những phường rối, gánh rối, rồi
bắt đầu tìm đến những địa phương đông người xem để biểu diễn. Từ đó, người dân
bắt đầu biết nhiều hơn về rối nước, bộ môn nghệ thuật này tiếp tục lan rộng sang
các vùng lân cận, xuất hiện nhiều hơn trong các dịp lễ hội.
Theo Nhà hát Múa rối Thăng Long có viết về lịch sử hình thành của rối nước:
“Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam xuất hiện từ thời cổ đại cùng với Nhà
nước văn minh – Nghệ thuật thời Hùng Vương gắn liền với tập tục nghi lễ, hội hè
Việt cổ cách đây hơn 2000 năm. Nhưng thực tế cho thấy múa rối tồn tại ở Việt Nam
cho đến nay trên dưới 1000 năm, nó phát triển mạnh nhất vào thời Lý – Trần (thế
kỷ XI – XII). Hiện vẫn chưa có một tư liệu nào chứng minh được nguồn gốc xuất xứ
ra đời của nghệ thuật múa rối. Duy nhất hiện còn lưu trên Bia “Sùng Thiện Diên
linh tự tháp” có niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thời Lý Nhân Tông, có
ghi trò múa rối nước biểu diễn mừng thọ Nhà vua. Điều đó chứng tỏ rằng nghệ
thuật múa rối dân gian Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay, được lưu
truyền tồn tại và ngày càng phát triển với nhiều thể loại như: Rối tay, rối que, rối

dây, rối nhà mồ,rối mặt nạ,rối diều sáo, rối đồ chơi, rối sao, rối bóng,… đặc biệt là
múa rối nước”1
Múa rối nước đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao từ thời nhà Lý, (1010-1225). Vào
thời kì này đã xuất hiện quân rối nam, nữ bằng gỗ và sắt biết múa hát, đánh trống,
đánh chiêng. Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam
là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: "Thả rùa
1 Nhà hát Múa rối Thăng Long: thanglongwaterpuppet.org/lich-su-mua-roi-vn/

5


vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới
dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách
dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là
dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi
phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng
đội xênh xang".
Đến thời nhà Lê (1428-1788), văn học được dành sự quan tâm đặc biệt. Kịch múa
rối là loại hình nghệ thuật biểu diễn phi ngôn ngữ, do vậy múa rối không xuất hiện
nhiều so với các loại hình nghệ thuật sân khấu khác rất phát triển như Tuồng,
Chèo. Thế nhưng kịch múa rối vẫn xuất hiện trong thơ ca thời đại nhà Lê mà tiêu
biểu là : “ Lối giao trò” của nhà hát kịch Thầm Rộc, tỉnh Thái Nguyên.
Sau đó vào thời đại nhà Nguyễn (1802-1945) nghệ thuật biểu diễn Tuồng đã trở
thành loại hình nghệ thuật thật sự được coi trọng. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật dân
gian truyền thống của bộ môn múa rối vẫn được duy trì. Diện mạo của múa rối đã
xuất hiện trong thơ ca của các nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Khuyến, Nguyễn
Hiền Đinh, Dương Khuê, Đoàn Nguyễn Tuấn…
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, miền Bắc
Việt Nam được giải phóng. Từ đó, người dân Việt Nam đã thoát khỏi chế độ phong
kiến thời đại nhà Nguyễn từ tháng 7 năm 1945 và đã làm sống lại sân khấu kịch

múa rối – một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Kịch múa rối Việt Nam
phát triển từ đó cho đến nay. Theo thời gian, múa rối nước được truyền từ đời này
sang đời khác, và đã dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam
trong các dịp lễ hội.

6


2.2. Nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam
2.2.1. Con rối
Con rối được các nghệ nhân làm bằng gỗ. Chất liệu thông dụng nhất chính là gỗ
sung, một loại gỗ nhẹ, dai, rất dễ điều khiển trong khi biểu diễn dưới nước. Để tạo
một con rối hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, công
phu từ đục cốt đến trang trí. Con rối được tạo bởi hai phần chính, phần thân và
phần đế. Phần thân là phần nổi bên trên thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần
chìm bên dưới nơi lắp máy điều khiển cho con rối cử động. Máy điều khiển và kỹ
xảo điều khiển con rối là yếu tố chính để tạo nên hành động của con rối.
Phường rối Yên ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây dùng gỗ cây yến để
làm rối. Con rối được sơn bốn hoặc năm lần bằng một loại vecni truyền thống có
phủ lớp bạc, do vậy các con rối rất bền.
Phường rối Ra ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây sơn rối theo ba bước. Bước thứ
nhất là sơn hom. Người thợ thủ công sơn phủ con rối bằng một lớp sơn ta trộn với
đất sét, sau đó dùng một viên cuội để đánh bóng rồi dùng đá màu cọ xát thân rối
trong nước. Bước thứ hai là sơn lót. Ở bước này, người thợ sơn con rối thêm vài lần
nữa để lấp kín mọi vết nứt. Sau khi khô, cứ mỗi lớp sơn lại được người thợ dùng
một viên đá để đánh bóng. Bước cuối cùng là thếp bạc. Lần này trong lúc sơn còn
chưa khô, người thợ dán lên các lá quỳ dày 3 cm, diện tích khoảng 4 cm 2 , do làng
Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội sản xuất. Người thợ có thể dán thêm một lớp lá
quỳ nữa trước khi sơn thêm hai đến ba lần bằng sơn trộn với nhựa cây mủ.
Các thợ thủ công dùng sơn ta để sơn các màu da cam thẫm, nâu đậm, da cam nhạt,

đỏ và đen, nhưng với các màu xanh lá cây và đỏ son thì phải dùng sơn của Thái
Lan hoặc Nhật Bản.
Hình tượng những con rối vô cùng đa dạng, phong phú, nhưng cũng rất gần gũi
thân thuộc với đời sống làng quê bình bị. Đó có thể là người nông dân, cô thiếu nữ,

7


đàn trâu, đàn cá, con mèo, con chuột,… hoặc những nhân vật lịch sử như Bà Trưng,
Bà Triệu, Lê Lợi,…
Và nhắc đến rối nước, Chú Tễu là hình ảnh tiêu biểu nhất, đại diện cho khát vọng
của người dân trong xóm làng Việt Nam và trường tồn cùng rối nước. Mở màn Chú
Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu câu chuyện:
“Nói tới Tễu thì ai cũng biết,
Khuôn mặt chữ điền, mặt rộng tai to.
Nhất là cái bụng phệ trời cho,
Để chứa yêu thương đựng tình sâu rộng.
Tễu tôi luôn yêu đời yêu cuộc sống,
Đó là công sinh thành nuôi dưỡng của dân ta.
Tôi lớn lên từ phường rối nước quê nhà,
Việc giữ gìn và phát triển nền nghệ thuật cổ truyền là rối nước.
Tễu tôi là người đảm trách….”

8


Chú Tễu trong múa rối nước. Ảnh: Sân khấu Việt Nam

Và trong các màn trình diễn rối nước, Chú Tễu “đảm trách” rất nhiều vai trò như
giáo đầu, dẫn chương trình, giới thiệu về quê hương với khán giả. Bên cạnh đó tễu

cũng là con rối người (vua, thợ cày, thợ cấy,…), con rối vật (trâu, lừa, rắn, cá, vịt,
…).
Khi tạo hình con rối phải chú trọng đến những con rối chính trong tích và trò diễn.
Các nghệ nhân cố gắng làm sao để trên bề mặt con rối có được những nét điển hình
cần nhấn mạnh. Có những vai diễn không phải chăm chút lắm về tạo hình bộ mặt
nhưng phải chú ý đến trang phục và thứ họ mang theo để nói lên thân phận của
nhân vật, ví dụ như trong trò diễn nông, công, thương hoặc trò ngư tiền. Các nhân
vật dựa trên các tích trong vở tuồng, chèo thì ăn mặc giống như các diễn viên tuồng
chèo. Trong quá trình tạo hình các nhân vật, nghệ nhân phải có đầu óc tưởng tượng,
lãng mạn và luôn nghĩ đến cái lạ, cái đẹp.
Nhiều nghệ nhân thừa kế được nghệ thuật của nghệ nhân lớp trước là chú, bác, cha,
anh của họ. Họ sáng tạo ngợi ca cái đẹp trong gia phả của họ. Họ giữ được những
nét dân gian truyền thống và độc đáo khiến các nghệ sĩ mới thời nay phải kính nể.
Và do đó, chúng ta cũng tự hào về nghệ thuật tạo hình của họ.

9


Thủy đình tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: vtv.vn

2.2.2. Sân khấu
Sân khấu trong múa rối nước thường là ao, hồ của làng mạc thôn quê, khán đài là
bãi cỏ rộng xung quanh đấy rất thuận tiện cho dân chúng thưởng thức.
“Thủy đình” hay “nhà rối” gồm hai tầng, tầng trên được dùng để thờ tổ, tầng dưới
được dùng để làm hậu trường có màn che là nơi các nghệ nhân ngâm mình biểu
diễn. Sân khấu là khoảng trống trước mặt buồng trò. Buồng trò được trang bị cờ,
quạt, voi trượng, cổng hàng mã,…
Dùng nước làm sân khấu cho con rối hoạt động là một điểm độc đáo của nghệ thuật
rối nước, nó vừa cản trở, vừa hỗ trợ mà vừa phối hợp tạo nên mọi điều hấp dẫn.
2.2.3. Âm nhạc và văn học

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong múa rối nước. Bên cạnh phần hình ảnh,
âm nhạc góp phần truyền cảm, giúp màn biểu diễn dễ dàng chạm tới trái tim khán
giả hơn. Tiết tấu nhạc tác động đến hành động của nhân vật, hay nói cách khác
chính là sự điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Ngoài ra, âm nhạc còn thể hiện
tính cách, toát lên cái hồn mà người nghệ sĩ đã thổi vào những con rối.
Dàn nhạc trong biểu diễn rối nước là dàn nhạc của Chèo, gồm các nhạc công và các
ca sĩ hát chèo. Âm nhạc, lời ca, lời thoại hòa quyện với động tác của con rối đưa
khán giả đến với những tích trò, những truyền thuyết giàu tính nhân văn, những tập
tục, lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc ở vùng châu thổ sông Hồng. Các nhạc cụ chủ
yếu trong biểu diễn rối nước là trống, nhị, sáo, bộ gõ, đàn tranh, đàn bầu.
Văn chương được sử dụng trong rối nước truyền thống là các bài văn biền ngẫu.
Yếu tố có giá trị văn học và phù hợp nhất cho múa rối nước thường là các câu ca
dao. Nhìn chung thì văn học mới giữ vai trò giới thiệu trò, minh họa trò chứ chưa
tham gia vào hành động của nhân vật. Văn học rối nước nôm na không gò bó cho
hình thức thơ dân tộc nào cả.
2.2.4. Biểu diễn rối nước
Người nghệ nhân sẽ sử dụng máy điều khiển và đặc biệt là kỹ xảo điều khiển để tạo
nên hành động của quân rối trên sân khấu. Đó chính là mấu chốt của nghệ thuật
trình diễn rối nước.
10


Máy điều khiển rối nước sẽ làm di chuyển các quân rối và tạo hoạt động cho nhân
vật. Máy được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước để điều khiển từ xa. Ngoài
ra còn có thêm sự phụ trợ từ nhạc đệm, pháo hoa, khói mù làm hấp dẫn và tăng
cường tính chuyên nghiệp cho vở diễn. Mở đầu là màn bật cờ tạo nên không khí
háo hức sau đó là các màn biểu diễn.
Các nhân vật rối thoắt ẩn thoắt hiện, lặng xuống phong lên mang nhiều bất ngờ thú
vị. Các màn diễn đa dạng, phong phú và gần gũi mang lại cho người xem sự thoải
mái cùng nhiều bài học bổ ích.

Các tiết mục rối nước cũng đa dạng về chủ đề, nội dung như:
-

Trâu trốn trong tẩu thuốc phiện
Anh hùng đã hổ
Lên kiệu xuống ngựa
Rước ngũ phương
Chớ trộm cổ vật
Đánh đu
Quay tơ dệt lụa
Sự tích Hồ Gươm
Vinh quy bái tổ
Múa Tiên

Cảnh Lê Lợi trả lại gươm báu cho Kim Quy, trích “Sự tích Hồ Gươm”
Ảnh: Nhà hát múa rối Thăng Long

11


2.3. Các giá trị văn hóa Việt Nam qua múa rối nước
2.3.1. Rối nước là sản phẩm của văn minh lúa nước
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và kênh rạch chằng chịt, trong đó sông
Hồng và sông Mê Kông là hai con sông lớn nhất đã tạo nên hai vùng đồng bằng
rộng lớn và phì nhiêu. Nhờ những ưu ái đó của thiên nhiên mà nông nghiệp lúa
nước vô cùng phát triển. Từ ngàn đời nay, Việt Nam đã phát triển nghề trồng lúa
nước. Chính nền văn minh ấy đã trở thành cơ sở tạo nên nhiều đặc điểm trong văn
hóa người Việt, và không loại trừ cả bộ môn nghệ thuật múa rối nước truyền thống.
Xuất phát từ công việc đồng áng hàng ngày, những người nông dân phải ra đồng
cấy cày, phải lao động nhiều giờ với chiếc cày bằng gỗ và ngâm chân trong nước

phù sa đồng ruộng. Tuy nhiên, họ lại không thấy công việc ấy là khó nhọc, mệt
mỏi. Thay vào đó, từ những thứ gắn bó thân thuộc hàng ngày là gỗ và nước, cùng
với niềm đam mê, tinh thần lạc quan yêu đời, họ đã sáng tạo ra trò chơi múa rối
nước, đem lại những tiếng cười sảng khoái sau những giờ phút lao động mệt nhọc.
Giống như những người nông dân với chiếc cày gỗ và đôi chân ngâm dưới nước
đồng ruộng, những nghệ sĩ biểu diễn rối nước cũng phải ngâm mình và giấu máy
điều khiển rối dưới nước, và “đạo cụ” của họ là những chú rối bằng gỗ sung.
2.3.2. Tín ngưỡng của người Việt
Qua nghệ thuật biểu diễn múa rối nước, hai tín ngưỡng được thể hiện rõ nét nhất đó
chính là Tín ngưỡng thờ Tổ nghề và Tín ngưỡng Thành hoàng làng.
Cũng giống như tất cả các làng nghề khác, làng múa rối nước cũng thờ tổ nghề múa
rối nước. Họ tôn vinh tổ nghề đã có công gây dựng, phát triển nghệ thuật múa rối
nước. Một mặt, việc thờ tổ nghề thể hiện nguyện vọng của nhân dân muốn biểu
dương những thành quả lao động, lý tưởng hóa, nâng lên thành mẫu mực đẹp đẽ.
Mặt khác, đó lại là biểu hiện của truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống ghi nhớ công ơn của tổ tông, gần
là ông bà, cha mẹ mình, xa hơn nữa là tổ tiên của dân tộc mình. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ nghề có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến đời sống của người dân Việt Nam
nói chung cũng như nghệ thuật múa rối nói riêng.
Cũng xuất phát từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam,
Thành Hoàng từ xưa đã tở thành một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần
12


cho người dân Việt ở các làng xã, nông thôn. Thành hoàng của các làng Việt cổ
không chỉ thờ các vị thần bảo vệ thành hào của làng, mà còn thờ cả những người có
công với dân với nước, người có công lập ra làng, người có công truyền dạy một
nghề nào đó cho dân làng, hoặc một vị quan tốt.
Như đã đề cập ở phần sân khấu múa rối nước, thủy đình được xây dựng gồm hai
tầng, tầng thượng chỉ được dùng để thờ tổ. Không những thế, trước khi biểu diễn,

gánh rối còn phải làm lễ xin phép tổ nghề và thành hoàng làng rồi mới được biểu
diễn. Đó chính là minh chứng cho việc tín ngưỡng thờ tổ nghề và thờ thành hoàng
làng đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình biểu diễn rối nước.
2.3.3. Tính tập thể
Ngoài các đức tính tốt đẹp khác như tính trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, óc thực
tiễn, tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, lạc quan, nhân đạo,… thì tính tập
thể (hay tính cộng đồng), được coi là một trong những “giá trị cốt lõi” 2 của dân tộc
Việt Nam ta. Như đã trình bày ở phần lịch sử hình thành và phát triển, múa rối
nước là loại hình nghệ thuật mang đậm tính tập thể của người Việt.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, múa rối nước luôn theo quy mô gia
đình, họ hàng, làng xóm rồi lớn hơn là những gánh rối, phường rối lưu diễn. Đây
chính là những hình mẫu tương tự với làng quê Việt Nam. Về tổ chức các phường
rối mang tính nghiệp dư, thường từ 30 đến 50 người. Vào những năm được mùa số
người có thể tăng lên. Họ ra vào tùy thích. Trong số các thành viên của phường rối
đa số là các nghệ nhân tài năng. Tuy nhiên trong phường cũng có nhiều người tham
gia đóng cổ phần để được theo đoàn một cách thường xuyên. Tục lệ của phường rối
là bí truyền, thường là cha truyền con nối. Về sau có được mở rộng hơn nhưng vẫn
không truyền cho con dâu và con gái.Việc sáng tác do ông trùm hay ông thơ nghĩ ra
thân trò. Các diễn viên tự sáng tác lời và động tác cho nhân vật mà mình điểu
khiển. Cuối cùng họ khớp lại và bổ sung cho nhau. Ở đây không có sự phân định
ranh giới tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên…
Tất cả những người trong một “cộng đồng” hay một “làng” đều có một đặc điểm
chung nhất định và nổi bật nào đó và họ có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, không

2 GS. Nguyễn Hồng Phong, “Tìm hiểu tính cách dân tộc”, 1963.

13


thể tách rời. Và thành công của tiết mục múa rối nước không phải đến từ một cá thể

riêng biệt nào mà là sự tổng hòa, thống nhất của cả một nhóm nghệ sĩ biểu diễn.
Bên cạnh đó, nội dung của rất nhiều những vở kịch rối cũng được xây dựng dựa
trên cuộc sống đời thường diễn ra tại thôn làng cổ Việt Nam. Do vậy, nội dung của
kịch rối cũng mang đặc trưng của tính tập thể.
Một trong những vở kịch rối tiêu biểu phải kể đến đó là Vinh quy bái tổ. Vở diễn
tái hiện lại cảnh các thí sinh đỗ đầu trong kì thi quốc gia trở về làng trong trang
phục đẹp đẽ và có lính hầu đi theo. Các phân cảnh tái hiện hết sức sinh động những
nghi lễ chào cha mẹ, họ hàng và bà con làng xóm trong không khí trống dong cờ
mở và sự nghênh tiếp của mọi người.
Hay trong vở kịch Múa Tiên kể về truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. Âu Cơ sau
khi lấy Lạc Long Quân đã đẻ ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở thành trăm người
con. Và sau đó 50 người con đã theo mẹ lên rừng, số còn lại theo cha xuống biển.
Vở kịch cũng là một biểu hiện cho tính tập thể trong văn hóa Việt Nam.
2.3.4. Tính cần cù, sáng tạo trong lao động
Khi bàn luận về những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của người Việt, giáo sư
Trần Văn Giàu đã đúc kết trong hệ thống gồm bảy giá trị tinh thần cốt lõi: “Yêu
nước, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo, Lạc quan, Thương người, Vì nghĩa” 3. Như vậy,
cần cù và sáng tạo cũng là những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mỗi người dân Việt
Nam.
Thật vậy, rối nước là những gì tinh túy nhất được chắt lọc qua một quá trình lao
động sáng tạo, cần cù. Trong mẩu chuyện ngắn về nghề múa rối với tiêu đề “Cứ y
như thật”4 có trích đoạn:
“Một hôm các cụ đang diễn trò rối cạn “trò leo cau”… Cậu N phụ trách kéo
màn…
Con rối đang trèo cau khéo quá, khán giả đang mải mê theo dõi, bỗng “bục” một
cái, con rối đứt giây ngã bổ từ trên cao xuống.
Các cụ tái mặt còn khán giả ngơ ngác không hiểu ra làm sao thì cậu N điềm tĩnh
và dõng dạc nói lớn:
3 GS. Trần Văn Giàu, “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” , NXB Chính trị quốc gia, 2011.
4 Tô Sanh, “Nghệ thuật múa rối nước”, NXB Văn hóa, 1976.


14


“Đại hoàng bù lâu
Thằng bé trèo lên cây cau
Ngã xuống vỡ đầu.
Hắn chết! Hắn chết!”
Nói xong, cậu N từ từ hạ màn… khán giả vỗ tay reo ầm lên cho là trò leo cau khéo
quá, con rối ngã cứ như thật!”
Trích đoạn trên là một mẩu chuyện vui được kể lại từ phường rối Nam Chấn, nói về
một anh chàng làm nghề múa rối với đầu óc láu lỉnh, biết tùy cơ ứng biến ngay cả
trong tình huống xấu nhất, bất ngờ nhất. Và đó chính là một trong những biểu hiện
của tính sáng tạo của người dân Việt Nam.
Rối nước được ra đời từ chính những ngày tháng lao động vất vả trên đồng ruộng
của những người nông dân. Dù rằng lao động nặng nhọc, dù rằng có những lúc
không được mưa thuận gió hòa, không được vụ mùa bội thu, thế nhưng họ vẫn lạc
quan yêu đời. Họ biến những mệt mỏi khó khăn ấy thành tiếng cười để thổi hồn vào
những chú rối.
Bên cạnh đó, rối nước là bộ môn nghệ thuật phối hợp hài hòa nhiều loại hình nghệ
thuật dân gian như: khắc gỗ, tạc tượng, diễn xướng, văn học, âm nhạc cùng với các
nghề thủ công như: sơn thếp, đan lát, bện dây,…
Nghệ thuật múa rối còn là tổng hòa của đủ năm yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ. Thủy vốn khắc Hỏa, thế nhưng với bàn tay tài hoa của các nghệ
nhân cũng như những người nghệ sĩ biểu diễn thì hai yếu tố xung khắc ấy lại hòa
quyện trên sân khấu. Khéo léo lấy nước kết hợp với lửa, rối nước Việt Nam đã trở
nên hấp dẫn, độc đáo hơn đối với người xem. Những con rối nước hay chính là linh
hồn của đồng ruộng Việt Nam đã dẫn dắt chúng ta vào khung cảnh thần tiên, nơi
tồn tại nước và lửa hài hòa với nhau.
Ngoài ra, nghệ thuật “Sơn son thếp vàng” đã nói trên giúp cho những con rối mộc

mạc, trần trụi có những ánh vàng, ánh bạc hoạt động trên mặt nước, tạo nên sự lung
linh, huyền ảo và kỳ diệu. Nhìn xuống mặt hồ gợn sóng, lăn tăn lại thấy bóng hình
những con rối phản chiếu xuống, thực thực ảo ảo, tôn vinh thêm vẻ lộng lẫy và mơ
màng của sân khấu rối nước.
15


Như vậy, nghệ thuật múa rối nước đã xuất hiện từ rất lâu đời, mà phát triển thịnh
vượng nhất ở thời nhà Lý. Rối nước được hình thành ban đầu từ những quy mô nhỏ
như gia đình, họ hàng, sau đó là các gánh rối, phường rối, và lan tỏa tới các khu
vực lân cận khác, để rồi từ đó trở nên phổ biến trong các mùa lễ hội.
Sánh vai cùng các loại hình nghệ thuật sân khấu khác như chèo, tuồng; múa rối
nước là loại hình nghệ thuật dân gian được tạo nên bởi phối hợp hài hòa nhiều bộ
môn nghệ thuật khác như khắc gỗ, tạc tượng, diễn xướng, văn học, âm nhạc cùng
với các nghề thủ công như sơn thếp, đan lát, bện dây,…
Múa rối nước là “món đặc sản” của văn hóa Việt Nam, vốn được hình thành từ cội
rễ là nền văn minh lúa nước. Không chỉ có vậy, rối nước xuất hiện còn là sản phẩm
từ xuyên suốt quá trình lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ của người dân Việt
Nam. Khéo léo lấy nước kết hợp với lửa, lạc quan để biến mệt nhọc thành tiếng
cười mua vui cho đời, những nghệ nhân đã thổi hồn cho những chú rối, qua đó
truyền tải những ước mơ, khát vọng cũng như những triết lý nhân sinh sâu sắc về
cuộc đời.

16


3. CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO MÚA RỐI
NƯỚC
3.1. Phân tích tình thế
3.1.1. Phân tích PEST

Politic:
1, Toàn cầu hóa xóa nhòa ranh giới giữa
các quốc gia, thúc đẩy quá trình hội
nhập, tăng cường trao đổi, giao lưu giữa
các nền văn hóa
2, Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa
phương để triển khai các hoạt động
ngoại giao văn hóa ngày càng hiệu quả
hơn. Một số cơ quan như Bộ Ngoại giao,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công
nghệ ,… đã ký kết thỏa thuận hợp tác,
qua đó, xác định rõ các cơ quan chủ trì,
cơ quan phối hợp trong việc triển khai
công tác này ở trong và ngoài nước
3, Các địa phương trong cả nước cũng
tích cực phát huy vai trò trong công tác
quảng bá hình ảnh địa phương, thông
qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn
hóa tại địa phương mình và tích cực xây
dựng hồ sơ đệ trình công nhận các danh
hiệu văn hóa quốc tế.
Social:
1, Nghệ thuật Múa rối nước dân gian
hiện không được đông đảo công chúng
Việt Nam mặn mà lắm

Economic:
Nguồn vốn đầu tư cho văn hóa vẫn còn
hạn hẹp.


Technology:
Thời đại bùng nổ của công nghệ thông
tin đã đem lại những ảnh hưởng sâu sắc
đến những phương thức quảng bá cho
Múa rối nước.

2, Công chúng Việt Nam thấy hết cái
hay, cái đẹp, cái độc đáo của Múa rối
nước dân gian.
3, Đời sống ngày càng trở nên hiện đại,
nhu cầu, thị hiếu của người dân cũng
ngày một thay đổi, hướng tới những thứ
mới lạ hơn, thì vì chỉ quý trọng những
giá trị truyền thống vốn khó thay đổi.

17


3.1.2. Phân tích SWOT
Strengths
Các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung,
và Múa rối nước nói riêng, đều có sức
hút nhất định đối với công chúng trong
và ngoài nước.

Opportunities
Thời buổi hội nhập, Việt Nam có nhiều
cơ hội để giao lưu, quảng bá cho Múa
rối nước đến với nhiều công chúng hơn.


Weaknesses
1, Các hoạt động ngoại giao trong những
năm gần đây vẫn chưa đạt được hiệu quả
cao, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình
mới
2, Các sản phẩm văn hóa đưa ra ngoài
vẫn còn ít về số lượng, hạn chế về chất
lượng, nghèo nàn về nội dung
3, Phương tiện vật chất, kỹ thuật phục
vụ cho công tác ngoại giao văn hóa còn
thiếu và lạc hậu
3, Công tác phối hợp giữa các ngành và
cơ quan tham gia vào hoạt động ngoại
giao văn hóa vẫn chưa thực sự chặt chẽ
4, Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công
tác ngoại giao văn hóa còn nhiều hạn
chế, số lượng cán bộ hoạt động trong
lĩnh vực ngoại giao văn hóa cũng chưa
nhiều.
5, Nhận thức của người dân Việt Nam
về các sản phẩm văn hóa nước nhà nhìn
chung vẫn chưa được đúng đắn.
Threats
Việt Nam chịu sự đổ bộ của hàng loạt
những làn sóng văn hóa ngoại quốc đến
từ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản,…; phải đối mặt với
“diễn biến hòa bình” trên mặt trận văn
hóa, cùng với nguy cơ mai một bản sắc

văn hóa dân tộc.

3.1.3. Các vấn đề chính phải đối mặt
Vấn đề thứ nhất cần phải đối mặt đó chính là làm sao để thay đổi, tăng cường nhận
thức của công chúng về bộ môn nghệ thuật múa rối nước; làm sao để có thể khiến
cho họ cảm nhận được vẻ đẹp, nét độc đáo của rối nước và từ có đó có ý thức quý
trọng, giữ gìn giá trị văn hóa này.
Vấn đề thứ hai chính là thực trạng “diễn biến hòa bình” trên mặt trận văn hóa. Làm
sao để trong giữa những cơn bão văn hóa ngoại quốc đổ bộ vào Việt Nam thì văn
hóa của chúng ta vẫn tỏa sáng mà không bị lu mờ.
18


3.2.

Phân tích công chúng mục tiêu

Các nhóm công chúng mục tiêu mà có mức độ ảnh hưởng và mức độ quan tâm cao
gồm có:
-

Media : Nhóm công chúng này là người trực tiếp đưa tin, quảng bá cho Múa
rối nước Việt Nam. Truyền thông chính là một trong các key players quyết
định tới thành bại của chiến lược. Đặc biệt, với ngành PR nói riêng, báo chí
luôn luôn là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Mối quan hệ với báo chí
là mối quan hệ không thể thiếu trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, tạo
dựng dư luận, thông tin đến khách hàng với hiệu quả cao mà chi phí lại thấp.
Vì thế cần cung cấp thông tin đầy đủ đến báo chí thông qua thông cáo báo
chí, giữ mối quan hệ tốt đẹp với báo chí để đạt được mục tiêu PR tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu tiếp cận với giới báo chí thông qua thông cáo báo chí thì

chưa đủ mà phải tận dụng các mối quan hệ quen biết từ trước, tổ chức gặp

-

mặt để tăng thêm mức độ thân thiết.
Nhóm công chúng là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài, đang sinh sống
tại lãnh thổ Việt Nam, có độ tuổi từ 20-46: Bộ phận này cần được thay đổi
nhận thức về nền nghệ thuật rối nước và có sức ảnh hưởng lớn đến chiến
lược. Vì thế, chiến lược truyền thông này cần làm cho họ có ấn tượng tốt. Họ
sẽ gián tiếp tuyên truyền về loại hình nghệ thuật truyền thống này.

-

Nhóm công chúng là công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại
nước ngoài.

19


3.3. Mục đích, mục tiêu
3.3.1. Mục đích

GOALS

Reputation

Relationship

Management


Task Management
Tăng cường lượng

Khẳng định vị trí

Mở rộng sự yêu thích

công chúng quan

của Múa rối nước

đối với Múa rối nước

tâm đến Múa rối

trong mắt công

Việt Nam

nước

chúng

20


3.3.2. Mục tiêu

OBJECTIVES


Awareness

Attitudes

Behaviour

Tăng 60% công chúng

80% công chúng yêu

Tăng 20% công

quốc tịch Việt Nam

thích Múa rối nước

chúng đến xem các

biết đến Múa rối nước.

buổi biểu diễn Múa

Tăng 30% công chúng

rối nước tại các nhà

quốc tịch nước ngoài

hát biểu diễn rối nước


sinh sống tại Việt Nam

ở Việt Nam.

biết đến Múa rối nước.

3.4.

Các phương tiện truyền thông

Chiến dịch truyền thông này sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như:
internet, truyền hình. Ngày nay, internet là công cụ chiếm thế thượng phong trong
việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Do đó, khi phần lớn các công
chúng ở độ tuổi còn rất trẻ, chúng ta không thể không khai thác tối đa hiệu quả của
internet trong công tác truyền thông. Bên cạnh đó, trên các kênh truyền hình có độ
phủ sóng rộng rãi thì chiếu clip quảng bá.
Để có thể có tin về Múa rối nước Việt Nam trên kênh du lịch, chúng ta cần tạo ra sự
kiện. Đó là tổ chức lễ hội, và đó cũng là một tin hay có thể đăng trên nhiều báo,
nhiều kênh truyền hình vì nó mang nhiều ý nghĩa cả về văn hóa và xã hội. Kênh
21


truyền hình về du lịch được nhắm đến là Kênh truyền hình du lịch phát sóng trên
truyền hình Cáp Việt Nam.
Trên các kênh có độ phủ sóng rộng chúng ta phát đoạn phim ngắn để quảng bá.
Việc này đòi hỏi chi phí rất cao nên cần lực chọn kênh cho phù hợp và tiết chế bớt
để giảm chi phí. Kênh truyền hình phù hợp: VTV6 (vì đây là kênh của đài THVN
nên độ phủ sóng cao nhưng giá cả thấp hơn VTV3), VTV4, VTV1 ở khung giờ giá
thấp.
3.5.


Xây dựng chiến lược truyền thông

Thông điệp: PUPPETS DON’T MOVE. ONLY YOU DO!
Ý nghĩa thông điệp: Những con rối không thể cử động, chỉ có bạn mới làm chúng
di chuyển. Về nghĩa đen, thông điệp đúng với cách mà các nghệ sĩ múa rối nước
biểu diễn trên sân khấu. Những con rối vốn là những khúc gỗ vô tri vô giác, chỉ khi
có bàn tay tài hoa và tinh thần lạc quan, duy mĩ của những người nghệ sĩ mới thổi
hồn vào rối nước, khiến chúng di chuyển thật sinh động.
Về nghĩa bóng, những chú rối vô tri không thể tự mình khẳng định vị thế của
chúng, cũng như không thể tự khiến cho tất cả công chúng quan tâm và cảm nhận
đúng về cái hay, cái đẹp của rối nước. Những chú rối cần đến các bạn, những thế hệ
trẻ với tấm lòng nhiệt huyết cùng đầu óc tài năng, sáng tạo, giúp cho rối nước có
thể được nâng lên tầm cao hơn trong cơn bão văn hóa ngoại quốc đang đổ bộ và
làm lu mờ bản sắc văn hóa Việt Nam.

Thời gian: Từ 08/01/2017 đến 05/03/2017

22


SƠ ĐỒ CHIẾN LƯỢC, CHIẾN THUẬT
PROACTIVE
Pr

ACTION

Exhibitions

COMMUNICATION


Special

Audience

Media

Events

Participation

Relations

Camp-

Cam-

Cam-

Cam-

Camp-

Camp-

Camp-

aign 3:

paign


paign

paign

aign

aign

aign

Triển

1:

2:

5:

4:

1:

2:

Ngày hội

Photo-

Viral


Phóng sự

book

clip

“Ngày

lãm

Tổ chức Cuộc thi

tranh

tham

tranh

rối nước

ảnh

quan

ảnh

(kết hợp

“Pup-


Tết thăm

Múa rối

làng rối

6T

giảm giá

pets

làng rối”

nước

nước

Vé)

don’t
move
Only
you do!”

23


3.5.1. Strategy 1: Action Strategy

a) Campaign 1: Tổ chức tham quan làng rối nước cho sinh viên
 Mục đích: Tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội được va chạm với
thực tế. Tại làng rối Đào Thục, các bạn sẽ có cơ hội được giao lưu với những
nghệ nhân cao tuổi, đến thăm đền thờ Tổ nghề Múa rối nước.
 Đối tượng: Dự kiến mời sinh viên các trường như Học viện Ngoại giao Việt
Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học
viện Báo chí Tuyên truyền. Mỗi trường cử 40 sinh viên đại diện, cùng 2 thầy
cô làm trưởng đoàn.
 Địa điểm tham quan: Làng rối Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh,
Hà Nội.
 Thời gian: Ngày 08/01/2017 (Chủ Nhật)
 Lịch trình cụ thể:
- 8h : Xe đến đón các bạn sinh viên ở từng trường đại học. Sinh viên trường
-

nào sẽ tập trung tại trường đó muộn nhất là lúc 7h50 để chờ xe đến đón.
9h: Đến làng múa rối Đào Thục.
9h30 – 10h 15: Sinh viên đến thăm thủy đình và viếng đền thờ Tổ nghề Múa

-

rối nước, tất cả thành viên làm lễ dâng hương Tổ nghề.
10h15 – 11h30: Gặp gỡ những nghệ nhân cao tuổi trong làng rối và trò

-

chuyện cùng các nghệ nhân.
11h30 – 13h: Ăn trưa, nghỉ trưa
13h – 16h: Tham quan nơi các nghệ nhân sản xuất những chú rối, trực tiếp


-

quan sát các công đoạn làm rối nước.
16h: Các bạn sinh viên tập trung theo đoàn của trường, tạm biệt các nghệ
nhân làng rối và lên xe về nội thành.

b) Campaign 2: Cuộc thi tranh ảnh 6T - “Tễu trong tranh, Tễu trong tim”
 Mục đích: Cuộc thi nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, đặc biệt là các
bạn trẻ với bộ môn nghệ thuật truyền thống Múa rối nước. Đặc biệt, thông
qua cuộc thi tăng cường sự tương tác giữa rối nước với công chúng qua
phương tiện truyền thông đại chúng là internet.
24


 Đối tượng: Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang sinh sống tại
Việt Nam, không giới hạn độ tuổi.
 Thời gian bắt đầu cuộc thi: 19/02/2017
 Lịch trình cụ thể:
- Trước ngày diễn ra cuộc thi 2 tuần (Từ 05/02/2017 đến 19/02/2017): Tạo
-

event “Tễu trong tranh, Tễu trong tim” trên facebook, chạy ads cho event.
Công bố thể lệ cuộc thi trên page ngay khi lập event.
Admin post ảnh các nhân vật rối và viết caption chú thích về nhân vật trong

-

ảnh. Ví dụ: Ảnh chú Tễu thì sẽ viết caption là một số funfact về chú Tễu.
Ngày 03/02/2017, công bố người thắng cuộc.
Ngày 05/03/2017, tổ chức lễ trao giải, đồng thời tổ chức sự kiện triển lãm


tranh ảnh (sẽ được trình bày ở Campaign 3).
 Thể lệ cuộc thi:
- Điều kiện để tham dự cuộc thi: Các bạn thí sinh phải share ảnh ít nhất một
nhân vật rối ưa thích của mình lên facebook cá nhân và để chế độ công khai.
Khi share các bạn để hashtag #waterpuppet6T. Thí sinh muốn lấy nhân vật
nào làm đề tài dự thi của mình thì sẽ phải share hình nhân vật đó. Nếu thí
sinh phân vân chưa chọn lựa được nhân vật rối thì có thể share nhiều ảnh về
-

các nhân vật rối khác nhau.
Các bạn có thể chụp ảnh, hoặc vẽ tranh mà cảm hứng xuất phát từ nhân vật
rối mình đã chọn. Sau khi có ảnh (hoặc bản scan của tranh vẽ), các bạn gửi
cho BTC. BTC đưa ảnh lên page, ảnh chụp và tranh vẽ được nhiều like và

-

biểu tượng cảm xúc nhất sẽ là người thắng cuộc.
Giải thưởng: Chọn ra 1 bức tranh vẽ xuất sắc nhất và 1 bức ảnh xuất sắc
nhất. Trao mỗi giải thưởng tiền mặt là 10 triệu đồng cho tranh vẽ và ảnh
chụp thắng cuộc.

c) Campaign 3: Tổ chức buổi triển lãm tranh ảnh Múa rối nước
 Mục đích: Tăng cường thu hút sự quan tâm của công chúng, tạo hình ảnh







đẹp và mới lạ về nghệ thuật Múa rối nước trong mắt công chúng.
Đối tượng: Mở cửa tự do, bất cứ ai cũng có thể vào xem triển lãm được
Thời gian: Ngày 05/03/2017
Địa điểm: Nhà hát Múa rối nước Thăng Long
Khách mời: Nhà sử học Dương Trung Quốc.
Nội dung:
25


×