Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KẾ HOẠCH PR CỘNG ĐỒNG CÔ GÁI HÀ LAN DUTCH LADY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.28 KB, 7 trang )

I.
Tìm hiểu chung
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Royal FrieslandCampina – tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới,
quy mô hoạt động khổng lồ: 19946 nhân viên; sản xuất hàng đến với gần 100 quốc gia; 1 tỉ khách hàng trên toàn thế
giới; 19487 hộ nông dân gia đình thuộc tập đoàn; … FrieslandCampina Việt Nam là công ty liên doanh được thành lập
từ năm 1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina. Từ
đó đến nay công ty liên tục phát triển và trở thành thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng ở Việt Nam, một trong số những
doanh nghiệp nước ngoài thành công và đứng hàng đầu ở Việt Nam.
- Phương châm hoạt động gói gọn qua 8 chữ: “Xây nền sức khỏe, gắn kết gia đình”; “Là một nhà sản xuất sản phẩm
dinh dưỡng hàng đầu, nỗ lực của công ty Việt Nam là tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho
cộng đồng nói chung, cho trẻ em và những người chủ của tương lai nói riêng”.
- Chặng đường phát triển:
+) 1924: Longevity và Dutch Lady được nhập bán ở Sài Gòn
+) 1994: liên doanh FrieslandFoods và Protrade
+) 1995: khai trương nhà máy Poremost Bình Dương
+) 1996: nhà máy nhận đơn hàng đầu tiên
+) 1997: xây dựng TT làm lạnh sữa tươi và trại bò kiểu mẫu
+) 2000: mở hệ thống bán hàng toàn quốc
+) 2002: đổi tên thành FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam
+) 12/2008, Royal Friesland Foods xác nhập cùng Campina, chính thức tạo nên thương hiệu FrieslandCampina.
+) 2009: xây dựng nhà máy Dutch Lady Hà Nam
=> Hành trình 20 năm xây dựng và phát triển của Dutch Lady Việt Nam ghi dấu ấn bằng những đóng góp thiết thực
cho sự phát triển kinh tế Việt Nam và một loạt những con số ấn tượng: hằng năm, công ty đang cung cấp trên 1,5 tỷ
suất sữa các loại, đạt doanh số tương dương 350 triệu USD, thông qua hệ thông phân phối hơn 150 nhà phân phối và
100,000 điểm bán lẻ; trên 15,000 người đang trực tiếp và gián tiếp làm việc tại công ty, chưa kể hơn 2,600 hộ nông
dân nuôi bò sữa với hàng ngàn nhân khẩu có liên quan. Với việc đón nhận chứng chỉ ISO 9001 năm 2000 và sau đó là
chứng chỉ HACCP vào năm 2002, nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan thêm một lần nữa khẳng định cam kết đưa ra những sản
phẩm chất lượng cao, theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
2. Lĩnh vực và thị phần kinh doanh
a) Sản phẩm


- Friesland Campina là 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, cụ thể là sữa chất lượng cao. Một số sản
phẩm chính của công ty như: sữa Dutch Lady 20+, Dutch Lady 100% sữa tươi, sữa bịch Dutch Lady, sữa chua thanh
trùng Dutch Lady, sữa đặc có đường nguyên kem Dutch Lady cao cấp, Dutch Lady cao khỏe,…
b) Thị phần kinh doanh và đối thủ
- Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, hiện có hơn 10 doanh
nghiệp tham gia cuộc chơi dành thị phần sữa nước: Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là FrieslandCampina


Việt Nam với 25,7% và TH True Milk là 7,7% thị phần. Vinamilk hiện có 5 thương hiệu sữa nước. FrieslandCampina
Việt Nam hiện có 4 dòng sản phẩm sữa nước trong đó Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà Lan) chiếm vị trí chủ lực. Tuy
nhiên Vinamilk và FrieslandCampina Việt Nam dành phần lớn sân chơi, các doanh nghiệp khác chỉ chiếm được một
góc nhỏ bên cạnh hai người khổng lồ.
- Đối thủ cạnh tranh chính của FrieslandCampina Việt Nam là Vinamilk, nhưng trong cuộc đua giành thị phần thì phần
thắng có vẻ nghiêng về Vinamilk với gần 45,5% so với 25,1% của FrieslandCampina Việt Nam. Chính vì vậy các kế
hoạch quảng cao, quảng bá hình ảnh và thu hút sự chú ý của cộng đồng lại càng quan trọng trong chiến lược phát triển
của công ty.
3.

Đối tượng khách hàng

Theo đó thị trường có 5 nhóm:
Nhóm 1: Trẻ em từ 1 – 6 tuổi 2.
Nhóm 2: Thiếu niên từ 7 – 15 tuổi 3.
Nhóm 3: Thanh niên từ 16 – 25 tuổi 4.
Nhóm 4: Trưởng thành từ 26 – 35 tuổi 5.
Nhóm 5: Trung niên và người già từ 35 tuổi trở lên
Đây là các nhóm khách hàng chủ đạo mà Cô gái Hà Lan quan tâm đến. Tất cả các đối tượng khách hàng thuộc mọi lứa
tuổi khác nhau đều được đáp ứng bằng những sản phẩm đa dạng mà phù hợp.
4. Tầm quan trọng của PR cộng đồng với sự phát triển của công ty
a) Lý thuyết PR cộng đồng

- Theo Fraser P. Seitel, một chuyên gia về PR người Mỹ, thì PR cộng đồng là một qui trình nhằm tạo ảnh hưởng đến
suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng, thông qua những phẩm chất tích cực được trình bày theo một phong cách thích
hợp, dựa trên quá trình truyền thông cùng thoả mãn hai chiều. Điều quan trọng nhất với PR cộng đồng là phải làm nổi
bật góc độ trách nhiệm xã hội của tổ chức, cơ quan, hay công ty đối với cộng đồng.
- Phân mức các mối quan hệ thuận lợi với cộng đồng cho hoạt động của một tổ chức:
+) Mức 1: có tính chất nền tảng, bao gồm việc nộp thuế, tuân thủ luật pháp, hoạt động trung thực.
+) Mức 2: công tác tổ chức, mục đích hạn chế tối đa những thiệt hại cho môi trường.
+) Mức 3: công tác xã hội, ý thức trách nhiệm trước sức khỏe của cộng đồng.
b) Vai trò của PR cộng đồng với một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Đối với một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, số lượng sản phẩm bán ra và số lượng người tiêu dùng biết đến là đặc
biệt quan trọng. Theo góc độ tâm lý, suy nghĩ và nhận thức của cộng đồng về một doanh nghiệp, tổ chức có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức đó. Trước các sự chọn lựa, người tiêu dùng thường
có xu hướng chọn mua các thương hiệu sản phẩm mà họ có thiện cảm. Do đó, hình ảnh công ty, tổ chức trong mắt
người tiêu dùng càng tốt bao nhiêu thì phần thắng trong cuộc đua thị phần sẽ càng cao bấy nhiêu. Cũng có nghĩa, môi
trường xã hội càng tốt bao nhiêu thì cơ hội cho sự thịnh vượng của tổ chức càng nhiều bấy nhiêu.
- Mỗi một thương hiệu đều có những thông điệp riêng gửi đến người tiêu dùng. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa
các công ty, tổ chức trên thị trường, thì việc lấy được sự tin cậy và lòng trung thành của người tiêu dùng đối với công
ty là vô cùng cần thiết.
Như vậy, khi Cô gái Hà Lan đẩy mạnh PR cộng đồng thì không chỉ đảm bảo thu hút được một lượng người tiêu dùng
lớn mà còn là cầu nối để mỗi người tiêu dùng đều có cảm giác mình đang đồng hành cùng hãng sữa chung tay đóng
góp những hành động tốt đẹp cho xã hội. Hành động mua sữa của họ trở nên có mục đích tích cực và họ sẽ có cảm


giác rằng bản thân đang làm một điều có ích. Thông điệp từ Cô gái Hà Lan đã tác động mạnh đến hành vi của người
tiêu dùng, tạo được chỗ đứng vững vàng cho công ty trong lòng khách hàng.
- Ví dụ liên hệ:
Viettel hay FPT là những tập đoàn điện tử đẩy mạnh PR nội bộ, còn nhãn hàng Cô gái Hà Lan lại đẩy mạnh PR
cộng đồng.
Đây là do sự khác biệt về đặc trưng hoạt động của các công ty. Khi Viettel và FPT là công ty viễn thông, điều quan
trọng nhất là thu hút được nhân viên giỏi, giữ được nhân tài. Sự phát triển của công ty phụ thuộc vào những sáng kiến,

chiến lược mới được đưa ra từ đội ngũ cán bộ và nhân viên. Trong khi đó, Cô gái Hà Lan lại cần phải thu hút càng
nhiều khách hàng càng tốt và doanh thu của công ty phụ thuộc số sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
Do vậy, trong tất cả các loại hình PR mà Cô gái Hà Lan thực hiện, PR cộng đồng là công tác mũi nhọn trong chiến
lược phát triển công ty.
II.
Phân tích PR cộng đồng của Cô gái Hà Lan
A. Những chương trình PR cộng đồng tiêu biểu
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam đã chú trọng đóng góp cho cộng đồng
bằng những chương trình ý nghĩa thông qua sự hợp tác với các tổ chức từ thiện xã hội Trung ương và địa phương vào
những dịp lễ Tết hay những sự kiện thiên tai, bão lụt. Hàng năm, bên cạnh chiến dịch PR cộng đông lớn nhất: chương
trình khuyến học “Đèn đom đóm” ; thì thông qua các tổ chức như Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội chữ
thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Bình Dương, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hà
Nam,….. FrieslandCampina Việt Nam gửi tặng những món quà là sản phẩm công ty tới những cộng đồng cần sự quan
tâm, giúp đỡ vào những dịp đặc biệt. Nổi bật trong đó là việc công ty đã trao tặng tổng cộng 120 con bò giống (trị giá
1,2 tỷ đồng) cho dự án “Ngân hàng Bò” – do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sáng lập với mong muốn tiếp sức
và trợ giúp cho các hộ nông dân nghèo tại những xã, huyện vùng sâu vùng xa trên cả nước.
Ngoài ra còn có “Hội thi đi bộ Calcimex” 2005 nhằm gây quỹ phòng chống loãng xương; “Lễ hội các bà mẹ” ngày
8/3; “Ngày lễ tình yêu Yomost” 14/2; chương trình “Ngày Của Em” 1/6/2005 với kỷ lục Guiness bức tranh vẽ bằng
ngón tay lớn nhất thế giới; “Ngày hội dinh dưỡng” mang 2 triệu ly sữa đến cho trẻ em….
B. Chương trình “Đèn đom đóm”
 Khái quát chung
1. Ý tưởng
Lấy cảm hứng từ câu chuyện cậu học trò nghèo nhưng ham học Mạc Đĩnh Chi phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng
làm đèn học. Năm 2002, nhãn hàng Cô gái Hà Lan đã thành lập chương trình “Đèn đom đóm”, bắt đầu hành trình
mang trường học đến gần với trẻ em nơi vùng sâu, vùng khó khăn để cho các em cơ hội được đến trường.
2. Mục đích
-

Xây dựng hình ảnh một công ty có trách nhiệm với cộng đồng
Phát triển thành thương hiệu được cộng đồng yêu mến, tin tưởng

Tạo mối quan hệ tốt với công chúng ( thông điệp “chia hạnh phúc, cộng nhiều hơn cho trẻ em Việt Nam”, biến Đèn
Đom Đóm thực sự trở thành một chương trình của cộng đồng)
Giúp xây dựng và cải thiện điều kiện giáo dục ở Việt Nam
3. Nhóm công chúng mục tiêu
- Đối tượng hướng tới : các em học sinh nghèo vượt khó, những trường học còn thiếu thốn về cơ sở vật chất.
- Nhóm công chúng bên trong : cổ đông, nhân viên công ty
- Nhóm công chúng bên ngoài : khách hàng (trẻ em và phụ huynh), chính phủ (Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH), giới
truyền thông, nhà đầu tư, đối thủ (các công ty sữa khác trên thị trường)...


4. Logo, thông điệp
Trang sách tượng trưng cho việc học tập, đom đóm sáng như hi vọng được bao bởi bàn tay của các em nhỏ. Theo lời
ông Trần Quốc Huân, Phó tổng giám đốc công ty FrieslandCampina Việt Nam thì: “ Tiếp tục chia hạnh phúc để cộng
nhiều hơn cho trẻ em Việt Nam là thông điệp mà chương trình Đèn Đom Đóm mong muốn được sự hỗ trợ mạnh mẽ
của cộng đồng và báo giới”. Thông qua đây, nhãn hàng Cô gái Hà Lan đã cam kết góp phần tích cực cùng nâng cao
chất lượng giáo dục, cải thiện cuộc sống của người dân Việt nam.
 Triển khai chương trình
1. Cách thức
a) Cải thiện chất lượng học tập
Phát quà, trao học bổng, xây dựng và trùng tu trường học
- 2002 - 2006: thực hiện phát phần quà, trao học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó
- 2006 - nay : thực hiện trao học bổng, xây dựng và tu sửa các trường học.
b) Xã hội hóa quỹ khuyến học
+) Tạo lập website, fanpage
+) Đóng góp vào quỹ khi mua sản phẩm sữa
+) Nhắn tin bình chọn cho đối tượng trường học ưu tiên tu sửa (15k/tin), đóng góp vào quỹ khuyến học (từ 2010)
+) Kết hợp kêu gọi với các cơ quan truyền thông: VTV (2011 - nay), báo thanh niên, báo khăn quàng đỏ, báo
mạng vnexpress, dantri,....
+) Chương trình truyền hình thực tế Đèn đom đóm chiếu vào lúc 8h30 Chủ nhật hàng tuần và tất cả các chương
trình chiếu trên VTV3, được phát lại trên VTV2, quảng cáo của chương trình cũng được phát trên những kênh truyền

hình quốc gia này.
+) Tuyển tình nguyện viên
2.Kết quả
- 25.000 học bổng đã được trao tặng
- Sửa chữa, nâng cấp hơn 100 ngôi trường
- Hơn 18 ngôi trường mới trên cả nước đã được xây dựng , hướng đến hoàn thành ngôi trường thứ 20 nhân dịp kỉ niệm
20 năm tập đoàn Friesland Campina phát triển tại Việt Nam.
- 3.029.838.883 VND đã được quyên góp qua các hình thức: nhắn tin bình chọn, chuyển khoản,.....
- 26 tập truyền hình thực tế “Đèn đom đóm” ( Tính đến năm 2012)
- 15/10 /2013: “Đèn đom đóm” được thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen
………
 Phân tích và đánh giá
1. Phân tích trách nhiệm xã hội
- Quỹ khuyến học “Đèn đom đóm” xếp ở mức thứ 3 trong quan hệ cộng đồng: Công tác xã hội, thể hiện ý thức trách
nhiệm trước sức khỏe của cộng đồng, xã hội, cụ thể là với vấn đề nền giáo dục của nước nhà.
- Kinh doanh có đạo đức
2. Đánh giá
a) Hiệu quả với chủ thể doanh nghiệp
- Doanh thu :
+) 2012: thị phần 20.4% = > Trở thành công ty sữa nắm thị phần lớn thứ 2 trong thị trường sữa Việt Nam (đặc biệt
mảng sữa uống)
+) Tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình (khoảng 20% năm, giải đoạn 2005 - 2009)
- Hình ảnh, vị thế:
+) Nâng cao trong mắt người tiêu dùng
+) Thương hiệu gắn bó với cộng đồng: mang tính nhân văn, hướng đến trẻ em và nền giáo dục đất nước.,..... công
nhận của tổ chức lớn và chính phủ
+) Nhãn hiệu sữa ngoại duy nhất lọt Top 10 thương hiệu hàng tiêu dùng phổ biến tại Việt Nam.


+) Huy chương: “Vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ giáo dục và Đào tạo

+) Giải thưởng “Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á”
+) Huân chương Lao động hạng ba của Chính phủ Việt Nam
+) Huân chương Hữu nghị của chủ tịch nước trao tặng
b) Hiệu quả đối với cộng đồng bên ngoài
- Đạt mục tiêu chương trình: qua gây quỹ, trao học bổng, xây trường…. Thực hiện trách nhiệm xã hội, phát triển nền
giáo dục nước nhà.
+) Gương em Bùi Đức Hưng, một học sinh 3 lần nhận học bổng Đèn Đom Đóm, hiện đã tốt nghiệp đại học Công
nghệ thông tin TP.HCM và quay lại làm TNV chương trình.
+) GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, từng tâm đắc: “Những chương trình khuyến học
như Đèn Đom Đóm không chỉ có ý nghĩa góp phần đảm bảo quyền được học hành ở mỗi trẻ em mà còn giúp không
bỏ sót và lãng phí những tiềm năng về nhân tài.”
- Đạt mục tiêu xã hội hóa:
+) Lan tỏa quan niệm “sẻ chia” cũng như mối quan tâm về giáo dục và trẻ em của mọi người.
+) Tạo sự đồng cảm, nhận được nhiều giúp đỡ, sẻ chia của mọi người đến từ vùng miền khác nhau (chuyển
khoản, bình chọn,..)
- Hiệu quả truyền thông (độ phủ):
+) Thông tin, thông điệp của chương trình được đăng tải rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện truyền
thông
+) Báo in, trang mạng uy tín lớn đăng bài phản hồi tích cực
+) Kết hợp tuyên truyền cùng VTV, lập truyền hình thực tế Khuyến học Đèn đom đóm phát sóng hàng tuần.
+) Được tổ chức Public Affairs Asia giới thiệu trên website Sharing Value Asia như một gương điển hình và tạo
điềc kiện giúp đỡ cho các em nhỏ tới trường
- Thu hút sự chú ý của cộng đồng:
+) Nhận sự ủng hộ lớn từ các cá nhân và tổ chức (tiền quyên góp, bình chọn giải thưởng, >50.000 likes fanpage)
+) Thu hút tình nguyện viên trong và ngoài nước
+) Nhiều ghi nhận và ủng hộ của chính phủ (Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB & XH)
+) Nhận sự quan tâm từ ngoài nước/ đại sứ thiện chí (điển hình là chuyến thăm Việt Nam của công nương Hà
Lan vào năm 2011).
III.
Đánh giá chung và đề xuất ý tưởng

1. So sánh, liên hệ
- Vinamilk, đối thủ lớn nhất của hãng sữa cô gái Hà Lan, cũng đã thực hiện được chương trình PR cộng đồng:“Vươn
cao Việt Nam” của Vinamilk được bảo trợ bởi Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, là cơ hội tốt để Vinamilk thể hiện CSR
(trách nhiệm XH của doanh nghiệp) của mình. Đây là chương trình PR cộng đồng mũi nhọn của Vinamilk, cạnh tranh
trực tiếp với chương trình “Đèn đom đóm” của Cô gái Hà Lan; ngoài ra Vinamilk còn đóng góp hơn 17 tỷ đồng cho
các hoạt động từ thiện trong năm 2008, tổ chức chương trình 6 triệu ly sữa miễn phí cho trẻ em nghèo Việt Nam,…
Đèn đom đóm
- Trao hơn 20000 học bổng và xây dựng 18 ngôi
trường
=> giảm tỉ lệ bỏ học của trẻ em Việt Nam
- Cô gái Hà Lan là đơn vị chủ quản
=> duy trì chương trình đều đặn từ năm 2002 đến
nay

2. Hiệu quả

Vươn cao Việt Nam
- Trao 19 triệu ly sữa miễn phí cho gần 273000 trẻ
em mỗi ngày
=> giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
- Vinamilk chỉ là đơn vị tài trợ chính, còn đơn vị
chủ quản là Quỹ bảo trợ trẻ em
=> chương trình hoạt động phụ thuộc vào doanh
thu từng năm nên chưa có sự đảm bảo duy tri hoạt
động dài hạn


- Là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong “tạo lập giá trị chung cộng đồng”, gần 20 năm hoạt động Cô gái Hà
Lan Việt Nam đã luôn nổ lực đóng góp nhằm cải thiện cuộc sống cho người Việt Nam thông qua các hoạt động xã hội
và giáo dục cộng đồng ý nghĩa như: chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm – giúp đỡ hàng ngàn học sinh hiếu học

có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền đất nước,tạo điều kiện cho các em vươn đến một tương lai tươi sáng hơn;
Hội thi đi bộ Calcimex 2005 nhằm gây quỹ phòng chống loãng xương; Lễ hội các bà mẹ ngày 8/3; Ngày lễ tình yêu
Yomost 14/2; chương trình Ngày Của Em 1/6/2005 với kỷ lục Guiness bức tranh vẽ bằng ngón tay lớn nhất thế giới;
Ngày hội dinh dưỡng mang 2 triệu ly sữa đến cho trẻ em…. Ngoài ra Dutch Lady Việt Nam đã và đang hợp tác chặt
chẽ cùng hiệp hội Dinh Dưỡng Việt Nam thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện dinh dưỡng và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân Việt Nam.
- PR cộng đồng đem đến nhiều lợi ích cho Cô gái Hà Lan:
+) Nâng cao danh tiếng của Cô gái Hà Lan, trở thành một trong những thương hiệu nước ngoài thành công nhất ở
Việt Nam
+) Hiệu ứng tốt từ truyền thông
+) Mục tiêu xã hội hóa: lan tỏa thông điệp tích cực “Sẻ chia hạnh phúc”; nâng cao mối quan tâm, giáo dục đến trẻ
em , người nghèo,…
+) Thu hút nhiều người giỏi và đảm bảo đối phó khủng hoảng
=> Những chương trình PR cộng đồng của Cô gái Hà Lan thể hiện phương châm kinh doanh của công ty: Chúng tôi
mong muốn tinh thần “sống có trách nhiệm” sẽ lan tỏa và trở thành một nét văn hóa của doanh nghiệp, thành những
hoạt động thường niên, liên tục, cam kết lâu dài vì lợi ích của cả doanh nghiệp, đối tác, cộng đồng và xã hội. Tổng
giám đốc Mark Boot chia sẻ: “Sự lớn mạnh của chúng tôi dựa trên sự gắn bó với sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Sứ mệnh cốt lõi của FrieslandCampina Việt Nam là cống hiến không mệt mỏi nhằm mang đến những sản phẩm sữa
dinh dưỡng nhất tại thị trường Việt Nam. Đó là cam kết của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn được cùng tất cả mọi
người xây dựng tương lai.”
3. Một số đề xuất thực hiện PR cộng đồng hiệu quả
- Khai thác từ các chương trình, sự kiện đồng hành:
+) Tăng cường lồng ghép logo công ty và sản phẩm vào chương trình cộng đồng.
+) Tăng số sự kiện đồng hành với những nội dung nhỏ mà phong phú (VD: rút thăm may mắn, ngày hội đổi đồ,
phát sữa miễn phí…) để tăng mật độ xuất hiện với công chúng.
+) Phối hợp phân phát sản phẩm, giveaway bonus với các nhãn bán sản phẩm phù hợp khác (VD: mua socola tươi
Glorybites sẽ tặng kèm sữa đặc Dutch Lady nguyên kem).
- Khai thác các hiệu quả từ phương tiện truyền thông:
+) Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter để chạy quảng cáo; chạy fanpage liên tục với các bài
đăng chất lượng hàm chứa thông tin cao.

+) Tặng sản phẩm khi check-in tại fanpage.
- Khai thác trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng qua các lĩnh vực như:
+) Tính minh bạch công khai của nhãn hàng nhằm nâng cao uy tín:




Chủ trương công khai bảng số liệu, biểu đồ doanh thu, số tiền đóng thuế,… số tiền quyên góp của các chương
trình lên các phương tiện truyền thông (VD: thông qua website công ty), tuân thủ luật lao động.

+) Tính thân thiện và an toàn cho môi trường:


Áp dụng các cách tái chế hộp sữa, ống hút,…(VD: công nghệ tách nhựa và kim loại nhôm trong hộp sữa làm
mái lợp,…) hoặc sử dụng giấy tái chế để sản xuất bọc đựng sản phẩm.

+) Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng:



Tổ chức ngày hội khám sức khỏe miễn phí cho 1 nhóm người, như người già và trẻ em (VD: khám mắt, đo độ
dinh dưỡng, đường máu, áp huyết, tim mạch,…)
Hội thảo cho khách hàng thân thiết về các thông tin dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, cách để duy trì
sức khỏe,….



×