Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI LIÊN HỆ THỰC TẾ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 27 trang )

BÀI LIÊN HỆ THỰC TẾ
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở THỊ TRẤN YÊN BÌNH
Thị trấn Yên Bình nằm ngay trung tâm huyện lỵ, có tổng diện tích tự
nhiên là 3.745,9 ha, trong đó đất nông nghiệp có 609 ha, đất lâm nghiệp có
2.318 ha, còn lại 818,9 ha là đất thổ cư và đất khác. Toàn thị trấn có tổng số
1113 hộ, với hơn 5.000 nhân khẩu của 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó
dân tộc Tày chiếm trên 70%.
Từ khi chia tách và thành lập huyện mới Quang Bình, xã Yên Bình
cũng được nâng cấp thành thị trấn, xuất phát từ tiềm năng sẵn có thực tế của
địa phương Đảng bộ, chính quyền thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bà
con nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay đã có
nhiều mô hình phát triển kinh tế hàng hóa đạt hiệu quả tốt, giúp người nông
dân thoát nghèo. Đó là những tín hiệu vui, đồng thời khẳng định bước đi
đúng đắn của một địa phương biết khắc phục khó khăn để phát huy lợi thế
kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Về kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị
trấn Yên Bình: Kết quả đạt được năm 2013 rất đáng khích lệ, với các chỉ
tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 16 %; Thu nhập bình quân đầu
người đạt 16,3 triệu đồng; Sản lượng lương thực có hạt 2833,8 tấn; Tỷ lệ
huy động học sinh 6-14 tuổi đến trường năm học 2013-2014 đạt 100%; Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên còn 1,2%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng so với
năm trước là 14%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,5%; Nâng độ che phủ rừng từ
lên 66%; Tỷ lệ hộ được nghe đài phát thanh đạt 100%, tỷ lệ hộ được xem
truyền hình đạt 98%.
- Về sản xuất nông, lâm nghiệp:
1


Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm 463,3 ha/410 ha, đạt 113%
KH huyện và thị trấn giao. Năng suất bình quân đạt 58,1/57 tạ/ha, đạt 101%
KH huyện giao; Sản lượng 2,691,77/2,337 tạ/ha, đạt 115% KH giao.


Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 126/145 ha, đạt 86% kế hoạch
huyện giao; Năng suất 35,4/34,05 tạ/ha, đạt 103% KH giao. Sản lượng ngô
cả năm đạt 446,04/341,7 tấn, đạt 130% KH giao.
Cây lạc: Diện tích gieo trồng cả năm là 180,4/180,4 ha, đạt 100% KH
huyện giao. Năng suất bình quân đạt 20/19,5 tạ/ha, đạt 102% KH giao; Sản
lượng đạt 360,8/351 tấn, đạt 102,79 % KH giao.
Đậu tương:
Diện tích gieo trồng cả năm là 6/7 ha đạt 85% KH, năng suất bình
quân

đạt

13/13,75 tạ/ha, đạt 94,54 % KH giao; Sản lượng 9,75/9,63 tấn, đạt 104 %
KH giao.
Cây Chè: Tổng diện tích cây chè cả năm là 159,1/2015 ha, đạt
77,60% KH; Diện tích trồng mới năm 2013 là 9,4 ha.
Tổng sản lượng chè ước đạt khoảng 596,36/611,16 tấn, đạt 97,57%
KH, giá bán bình quân là 5.500đ/kg, tổng giá thu nhập chè khoảng
2.207.700đ, nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Trồng cỏ: Tổng diện tích cỏ hiện có là 29,74/26,32 ha, đạt 112% so
với KH giao; Trong đó diện tích trồng mới là 1,71/12 ha, đạt 14,25% KH,
nhìn chung cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Cây khoai lang: Tổng diện tích hiện có là 18 ha, hiện nay cây sinh
trưởng và phát triển bình thường.

2


Tổng sản lượng lương thực có hạt 3144,38/2833,8 tấn, đạt 109%
KH.,

Lương thực bình quân đầu người đạt 615 kg/người/năm.
Chăn nuôi:
Tổng đàn trâu, bò: 1576/1350 con đạt 116.74% KH.
Tổng đàn bò 19/15 con, đạt 126.7% KH
Tổng đàn lợn: 3215/ 3200 con đạt 101% KH.
Tổng đàn dê: 615/672 con đạt 91,5% KH.
Tổng đàn gia cầm: 18.570/23000 con đạt 80,73% KH.
Tổng đàn ong: 124/124 tổ, đạt 100% KH.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 15/43 ha đạt 34,8% KH.
Lâm nghiệp: Trong năm 2013 đã tuyên truyền Luật phòng chống và
bảo vệ rừng trên 11 thôn, tổ dân phố với tổng số là 2410 lượt người tham gia
và ký cam kết bảo vệ rừng.
- Công tác quản lý đất đai - xây dựng cơ sở hạ tầng.
Công tác quản lý đất đai.
Thực hiện tốt công tác tiếp dân về tiếp nhận hồ sơ xin chuyển nhượng,
chia tách, cho tặng QSD đất theo quy định, cùng các cơ quan của huyện tiến
hành giao đất tái định cư cho các hộ dân.
Phối hợp với xí nghiệp đo đạc của Sở tài nguyên và môi trường tiến
hành xác nhận hồ sơ cấp GCNQSD đất cho nhân dân, thẩm tra hồ sơ cấp
đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.
Công tác giải phóng mặt bằng.
3


Đã cùng các ban ngành đoàn thể của thị trấn tuyên truyền vận động
các hộ dân nhận đất tái định cư và bàn giao mặt bằng theo quy định.
Phối hợp với các phòng ban của huyện tuyên truyền vận động các hộ
gia đình bàn giao mặt bằng để xây dựng các công trình như: Công trình khu
công viên cây xanh (trước cổng UB huyện), làm cầu ở trục 13, công trình
nhà khối dân sau Huyện ủy, khu dân cư K…..

Công tác quản lý trật tự đô thị.
Ngành quản lý trật tự đô thị và tổ quy tắc thực hiện theo quy chế hoạt
động của tổ, phối hợp với các ngành tuyên truyền vận động nhân dân về
quản lý trật tự đô thị.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phối hợp với các phòng ban của huyện kiểm tra các công trình xây
dựng trên địa bàn; Ra thông báo đối với các hộ xây dựng vi phạm trật tự
quản lý đô thị; Quyết định đình chỉ đối với các trường hợp chưa có giấy
phép xây dựng.
Sửa chữa các lớp học ở các điểm trường để chuẩn bị cho năm học mới;
Tu sửa và nâng cấp mở đường ở xóm 2 thôn Hạ sơn, đường bê tông ở thôn
Tân Bình, Tổ 4.
Lĩnh vực giao thông thuỷ lợi.
Chỉ đạo đôn đốc nhân dân nạo vét, tu sửa các công trình thủy lợi, tu
sửa khơi thông cống rãnh đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.
- Công tác ngân sách.
Tổng thu thuế, phí tính đến ngày 30/11/2013 là 1,195,376.900/964
triệu đồng, đạt 124% KH giao; Tổng thu các khoản quỹ theo Nghị quyết

4


HĐND tính đến ngày 30/11/2013 là 56,544/84 triệu đồng, đạt 67,2% KH
giao.
- Thương mại - dịch vụ: Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn
hiện có 180 hộ kinh doanh trong đó: Hộ sản xuất là 27 hộ; vận tải 01 hộ; ăn
uống 19 hộ; Thương nghiệp 79 hộ; dịch vụ 54 hộ. Nhìn chung các hộ kinh
doanh phát triển tốt, cạnh tranh lành mạnh, mặt hàng buôn bán đa dạng đáp
ứng được nghu cầu của thị trường tại trung tâm thị trấn.
Tổng số HTX trên địa bàn thị trấn có 10 HTX và 6 doanh nghiệp, nhìn

chung các HTX, các doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Công tác giết mổ gia súc được kiểm dịch chặt chẽ. BQL chợ duy trì
việc quản lý chợ theo đúng phương án phê duyệt.
- Công tác văn hoá xã hội.
Công tác giáo dục: Các trường trên địa bàn thị trấn thực hiện tốt
nhiệm vụ năm học, việc tổ chức thi, tổng kết, đánh giá chất lượng giáo dục
trong năm học 2012-2013; tổ chức gảng dạy đảm bảo chương trình năm học,
thường xuyên duy trì sĩ số học sinh; Xây dựng lịch trực tết và kế hoạch bảo
vệ tài sản trong thời gian nghỉ tết; Chỉ đạo các trường tổng kết năm học
2012-2013; Kết quả thi chuyển cấp, chuyển lớp của các trường đạt 100%.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tu sửa lớp học của các trường để chuẩn bị
cho năm học mới; Chỉ đạo các thôn có điểm trường huy động phụ huynh học
sinh đến lao động theo phương châm xã hội hoá.
Tổ chức tuyển sinh vào trường nội trú theo chỉ tiêu huyện giao là 3
cháu đã kiện toàn hồ sơ chuyển trường; Tổ chức tuyển sinh vào trường
TTGDTX theo chỉ tiêu giao là 12 cháu; Chỉ đạo các trường phối hợp với các
ngành tổ chức họp xét chế độ cho học sinh theo Nghị định 49.
5


Ngay từ đầu năm thị trấn đã tập trung triển khai các văn bản của cấp
trên về công tác giáo dục đến các trường trên địa bàn. Tổ chức thành công
Hội nghị về công tác giáo dục năm 2013.
Công tác giáo dục được quan tâm thường xuyên và duy trì sỹ số học
sinh đến trường học đạt 100%. Trang thiết bị trường lớp được đầu tư đồng
bộ đảm bảo cho công tác dạy và học.
Trung tâm giáo dục cộng đồng tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng Phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện mở lớp học trồng Nấm cho
các học viên ở thôn, tổ dân phố tổng số là 60 học viên tham gia; Tổ chức tập
huấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 cho các chủ hộ có ao đang nuôi

trồng thuỷ sản.
- Y tế KHHGĐ - trẻ em.
Thường xuyên duy trì vận động tốt các chương trình y tế quốc gia
được triển khai sâu rộng trong nhân dân, công tác tiêm chủng mở rộng,
khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân được duy trì đạt hiệu quả. Tỷ lệ
bà mẹ trẻ em được tiêm chủng và uống thuốc đạt 100%; Công tác dân số kế
hoạch hoá gia đình được tuyên truyền tích cực, hoạt động có hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền: Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, thôn,
tổ dân phố tuyên truyền phổ biến GDPL được 22 buổi; Tuyên truyền bằng
loa phát thanh được 13 buổi tại chợ trung tâm, tuyên truyền nhân dân chấp
hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chấp hành
nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
Tổ chức chiếu phim lưu động được 10 buổi; Tổ chức phát động các
phong trào xây dựng NTM, GĐVH, phong trào phòng chống mại dâm, ma
tuý, HIV-AIDS, phòng chống ngộ độc được 5 buổi.

6


- Công tác văn nghệ-TDTT:
Tuyên truyền nhân dân các thôn tổ chức diễn văn nghệ mừng xuân năm
mới 2013; chào mừng Hội chọi trâu năm 2013 thành công;
Theo kế hoạch của huyện có 02 đội tham gia chương trình Làng việt,
kết quả đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì toàn đoàn và có nhiều giải cá nhân khác;
Tổ chức treo băng zôn mừng Đảng, mừng xuân Quý tỵ; Phối hợp với trung
tâm văn hoá huyện tổ chức các trò chơi dân gian và thi đấu thể thao trong 3
ngày tết.
Tổ chức củng cố các đội văn nghệ ở các tổ, thôn, trường học với tổng
số là 14 đội văn nghệ, trong năm đã tổ chức biểu diễn tại các thôn, tổ được
32 buổi, tham gia tại huyện được 9 buổi.

Thành lập duy trì các CLB bóng đá, bóng chuyền, hiện nay thị trấn có
3 CLB bóng đá thường xuyên được duy trì luyện tập, có 6 đội bóng đá nam
và 3 đội bóng đá mini, 10 đội bóng chuyền nam, 8 đội bóng chuyền nữ.
Trong năm thi đấu tại huyện được 6 lần, đội bóng đã nam tham gia giải do
huyện tổ chức, tham gia tại huyện bạn được 3 lần các lần tham gia đều có
giải.
- Công tác lễ hội: Duy trì tốt công tác lễ hội ở địa phương nhu: Lễ hội
lồng tồng của dân tộc Tày; Lễ hội cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ hội nhảy lửa
của dân tộc Pà thẻn; Lễ hội đua thuyền, Lễ hội chọi trâu….
* Công tác xây dựng GĐVH, làng văn hoá, thôn, tổ dân phố văn hoá.
Tổng số gia đình văn hoá năm 2013 là 1033/675 = 153% KH giao;
Tổng số thôn, tổ văn hoá 8 làng, trong đó cấp huyện công nhận là 5 làng, cấp
tỉnh công nhận 3 làng; Cơ quan văn hoá có 2 cơ quan đạt là trưởng Mầm non
và THCS.
7


Kết hợp thường xuyên với phòng Văn hoá huyện kiểm tra giám sát các
hoạt động văn hoá trên địa bàn huyện.
- Lao động- Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các ngành tổ chức thăm hỏi các cụ cao tuổi nhân dịp tết
Quý tỵ 2013 tổng số là 9 cụ; Cấp phát gạo cứu đói trong dịp tết Quý tỵ tổng
số là 35 hộ=145 khẩu=2175 kg. Theo kế hoạch của tỉnh, huyện đi thăm hỏi
tặng quà các hộ gia đình chính sách trên địa bàn tổng số là 5 xuất quà;
UBND thị trấn xây dựng kế hoạch đi thăm hỏi tặng quà các hộ GĐCS tổng
số là 6 xuất quà mỗi xuất trị giá 200.000đ
Tiến hành rà soát những đối tượng BTXH đủ điều kiện, hoàn thiện hồ
sơ gửi phòng LĐTBXH huyện; Phối hợp với phòng LĐTBXH tiến hành
thẩm định lại mức độ khuyết tật của đối tượng tàn tật nặng; triển khai kế
hoạch xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác định mức độ khuyết tật cho

người khuyết tật với tổng số là 67 giấy xác nhận.
Triển khai điều tra hộ nghèo năm 2013 trên địa bàn toàn thị trấn theo
tiêu chí mới, tổng số hộ nghèo năm 2013 của thị trấn là 111 hộ chiếm 8,49%.
Cấp phát thẻ cho các đối tượng người có công, BTXH; Phối hợp với
các thôn, tổ thẩm định đề nghị mua thẻ BHYT năm 2014 là 3.916 thẻ.
Phối hợp với c cơ quan phụ trách địa bàn cấp phát thẻ trực tiếp cho
nhân dân tổng số thẻ là 3.743 thẻ DTTS, đề nghị mua thẻ bổ sung là 65 thẻ.
Trong quá trình cấp phát đã phát hiện ra một số sai đối tượng, một số đối
tượng chết thị trấn đã báo giảm tổng số thẻ là 9 thẻ.
Kết hợp với phòng LĐTB XH chi trả phụ cấp tháng đảm bảo đúng đối
tượng.

8


Bên cạnh những kết quả đạt được việc sản xuất kinh tế của thị
trấn còn nhiều khó khăn, hạn chế, cụ thể:
- Mặc dù được gọi là thị trấn nhưng xuất phát điểm vẫn là thuần nông,
thu nhập bình quân/người thấp: Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt
16,3 triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao năm 2013 còn 7,5%; Tỉ lệ người lao
động qua đào tạo nghề đạt thấp, tính đến năm 2013: đạt 17% người lao
động, Tỉ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước:
khoảng 5%...
- Đa số nhân dân người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp
thuần túy, có tâm lý sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún, còn tự cung tự cấp là chủ
yếu.
- Chưa thúc đầy được sản xuất hàng hóa chủ lực của thị trấn, sản xuất
hàng hóa chưa hiệu quả. Chưa có mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa lớn theo
hướng trang trại, chuyên môn hóa.
- Công tác xúc tiến đầu tư xây dựng cho các mô hình sản xuất hoàng

hóa còn chậm.
- Đa số người dân còn thiếu vốn sản xuất, nên những hộ gia đình có
điều kiện chưa mở rộng được quy mô sản xuất.
- Việc ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm, chưa tốt,
năng xuất lao động chưa cao;
- Một số hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ còn chậm chưa kích thích được
người sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
- Đặc biệt số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, người lao động còn
thấp. Một bộ phận lao động chính trong các gia đình trên địa bàn thị trấn

9


chưa qua lớp đào tao nghề cơ bản, thậm chí học chưa hết THCS, cá biệt một
bộ phận nhân dân lao động (khoảng 35 - 50 tuổi) còn mù chữ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng: Tỉ lệ
sản suất nông, lâm, ngư nghiệp thuần túy (tự cung tự cấp hoặc sản xuất hàng
hóa nhỏ lẻ, manh mún) còn chủ yếu.
Tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch rất thấp, kém phát
triển.
Thương mại, dịch vụ chưa đáp ứng với tiềm năng của thị trấn.
- Cơ sở hạ tầng, điện đường, trường trạm còn thiếu thốn, đặc biệt ở
các thôn vùng 135 (Hạ Sơn, Thượng Sơn).
Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trên:
- Nguyên nhân khách quan: Do vị trí địa lý, địa hình phức tạp, thị trấn
rộng còn nhiều đồi núi, đường xá, đi lại một số nơi găp nhiều khó khăn. Khí
hậu khá khắc nghiệt mùa đông rất rét, làm cho cây trồng, vật nuôi bị ảnh
hưởng đến sạu phát triển.
- Nguyên nhân chủ quan: Do tập quán sản xuất, canh tác của người
dân lạc hậu, tự cung tự cấp, mạnh mún, nhỏ lẻ từ lâu đời. Tâm lý còn sợ thất

bại, thua lỗ;
Trình độ dân chí còn thấp, người lao động qua đào tạo còn ít, phần lớn
chưa qua đào tạo cho nên việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn yếu, kém;
chưa mạnh dạn đổi mới áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa
lớn...
Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong năm 2014 và các
năm tiếp theo:

10


1. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động để đông đảo
các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chính quyền địa phương thấy được tính tất
yếu và lợi ích của việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xóa
bỏ tâm lý sản xuất tự cung tự cấp, thông qua quán triệt các chủ trương cấp
trên, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị trấn, qua các buổi họp, pa nô,
áp phích, tờ rơi, nêu gương các gia đình có mô hình sản xuất hàng hóa lớn...)
2. Làm tốt công tác định hướng cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương, trên cơ sở khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh phù hợp với đặc
điểm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấn: Theo hướng thâm canh
tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình trang trại; phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản; tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương
mại và du lịch. Đặc biệt sản xuất hàng hóa chủ lực của thị trấn: Trồng chè
san tuyết, chuối tiêu hồng; nuôi trâu, lợn hàng hóa,...
Định hướng phát triển các hợp tác xã, xí nghiêp nhà máy chế biến
hàng nông sản phục vụ địa phương và xuất khẩu. (máy chê biến chè; nhà
máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm...), phát triển nghề dệt thổ cẩm; Phát
triển nhà máy thủy điện ...
Định hướng về du lịch phát triển khu du lịch sinh thái hồ thủy điện
Sông Bạc, Sông Chừng... Dịch vụ phục vụ tận nơi, taaij nhà, thương mại

phát triển chơ trung tâm thị trấn và hướng tới phát triển siêu thị ...
3. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi mặt của quá trình
sản suất để nâng cao năng xuất lao động
Sử dung máy cày (máy cày mini) thay trâu, nơi có điều kiện dồn điền,
đổi thửa để sản xuất; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh, tăng

11


vụ, xen canh các loại cây trồng để tăng năng suất và sản phẩm cây trồng; áp
dụng mô hình trang trại nuôi lợn, trâu, bò, gà ... hàng hóa...
Sau khoảng thời gian nhất đinh cần đánh giá hiệu quả của từng mô
hình để nhân rộng quy mô sản xuất hàng hóa trên địa bàn thị trấn.
4. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phục vụ phát triển
sản xuất trên địa bàn thiện trấn: Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân
hàng chính sách để tạo điều kiện tốt nhất cho những hộ sản xuất, kinh doanh
theo hướng sản xuất hàng hóa với lãi xuất ưu đãi, thủ tục thuận lợi.
5. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, đường, cầu để giao thông đi lại
thuận tiện cho việc gioa thương hàng hóa với các xã lân cận, với huyện, tỉnh
khác... Đầu tư đường điện đến các hộ dân, hộ sản xuất kinh tế hàng hóa ...
đầu tư xây dựng trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia...
6. Đặc biệt quan tâm, chăm lo đến việc phát triển trình độ nguồn nhân
lực, đặc biệt nguồn nhân lực có chất lượng, chất lượng cao, đây chính là
nhân tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa
trên địa bàn thị trấn.
Phát triển giáo dục và đào tạo, tỉ lệ huy động trẻ mầm non đạt trê
80%, Tiểu học từ 6-14 tuổi đạt trên 98%, THCS, đạt trên 98%, chuyển cấp,
chuyển lớp đạt trên 98%, tỉ lệ người lao động học chuyê nghiệp, học nghề
tăng hàng năm, phấn đầu mỗi năm tăng 7% trở lên
Phát triển văn hóa lành mạnh, đặc biệt giữ gìn phát huy bản sắc văn

hóa các dân tộc, phong trào văn nghệ, thể thao thường xuyên, sôi nổi đem lại
nhiều niềm vui bổ ích để bà con nhân dân tiếp tục thi đua sản xuất theo
hướng phát triển kinh tế hàng hóa ngày một lớn mạnh.

12


Coi trọng việc giải quyết việc làm tại chỗ, làm giàu trên quê hương
mảnh đất của mình, bên canh đó có thể giới thiệu việc làm cho người lao
động dôi dư làm việc ở ngoài địa bàn thị trấn thậm chí có thể xuất khẩu lao
động.
Xây dựng trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động.
7. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hàng hóa:
Tăng cường các chính sách mở thuận lợi để các doanh nghiệp lớn đến
đầu tư tại thị trấn (như thủ tục thuê đất thuận lợi, thuế phù hợp...); các ngân
hàng cho vay vốn để sản xuất hàng hóa thuận lợi nhất, ưu đãi nhất.
Có chính sách hỗ trợ, liên hệ nơi bao tiêu sản phẩm hành hóa sản xuất
ra để người dân yên tâm sản xuất hàng hóa
8. Kết hợp phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội trên đại bàn:
Khắc phục những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, sản
xuất hàng hóa; tăng cường các chuẩn mực đạo đức, nét đẹp văn hóa, thuần
phong mĩ tục. Bảo vệ tốt môi trường sống, cảnh quan thị trấn xanh, sạch,
đẹp...
Thực hiện tốt các chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình có
công với cách mạng, chính sách với người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi,
không nơi nương tựa; hỗ trợ gia đình nghèo, cận nghèo...
9. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ thị trấn, sự quản lý của chính
quyền cũng như phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận tổ
quốc, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
trong việc phát triển kinh tế hàng hóa ở thị trấn trong năm 2014 và các năm

tiếp theo. Phần đấu các đồng chí cán bộ đảng viên có điều kiện gương mẫu

13


xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa tại gia đình, trang trại để bà con nhân
dân học tập noi theo.
10. Bản thân tôi hiện giữ chức vụ phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng
nhà trường. Tôi luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc ở nhà trường,
cũng như gương mẫu trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ ở địa
phương, nơi cư trú. Tôi không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để lãnh chỉ đạo, quản lý công tác chuyên
môn nhà trường ngày một tốt hơn, không ngừng đổi mới quản lý, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường hướng tới chất lượng trường đạt
chuẩn Quốc gia, để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục đào tạo
ra những thế hệ học trò có đủ đức, đủ tài sau này là những người có trình độ
năng lực cao, tư duy sáng tạo trong việc quản lý, sản xuất kinh tế theo hướng
sản xuất hàng hóa kin tế thị trường đem lại sự giàu có cho bản thân, gia đình
và thị trấn Yên Bình ngày càng giàu, đẹp, văn minh./.

Liên hệ thực tế phát triển sản xuất hàng hóa ở địa phương
Mục tiêu hàng đầu của phát triển sản xuất hàng hóa là giải phóng sức
sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong tỉnh để thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
HH, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Sản xuất và đời sống của nhân
dân gắn liền, thu nhập kinh tế đôi với tiến bộ công bằng xã hội; khuyến
khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo.
Huyện Quang Bình được thành lập từ năm 2003 có diện tích tự nhiên
là 79.188,04 ha và dân số hơn 63 nghìn người, có 15 đơn vị hành chính.
14



Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây - Nam
của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Do vậy, hoạt
động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - du lịch
khu vực trung tâm huyện Quang Bình luôn sôi động. Là địa phương trẻ nhất
của tỉnh do mới được thành lập, phải gây dựng và phát triển từ đầu, song với
sự nỗ lực đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ và nhân dân huyện Quang Bình
đã không ngừng vươn lên, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng. Đó là
những tín hiệu vui, đồng thời khẳng định bước đi đúng đắn của một địa
phương biết khắc phục khó khăn để phát huy lợi thế xóa đói giảm nghèo.
Năm 2018 là năm thứ 2 thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm (20162020) Nghị quyết Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện đề ra cũng là năm với nhiều
khó khăn thách thức: Diễn biến khí hậu bất thường như mưa lũ, giá rét đã
xảy ra ở những tháng đầu năm, nguồn vốn đầu tư công hạn chế đã ảnh
hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội; Quốc phòng - An ninh
trên địa bàn toàn huyện
Về kết quả đạt được về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện Quang Bình
- (1) Thu ngân sách trên địa bàn 77,789 tỷ đồng, riêng thuế và phí
76,117 tỷ đồng, đạt 101,8% KH tỉnh giao, 100,2% KH huyện giao;
- (2) Giá trị sản xuất Nông - lâm nghiệp, thủy sản 557 tỷ đồng, đạt
100% KH huyện giao;
- (3) Giá trị sản phẩm sản phẩm thu hoạch/ 1 ha đất trồng cây hàng
năm 58 triệu đồng, đạt 100,17% KH tỉnh giao, 100% KH huyện giao;
- (5) Sản lượng lương thực bình quân đầu người duy trì 650 kg, đạt
100% KH huyện giao;

15



- (6) Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
cơ bản 532 tỷ đồng, đạt 100% KH huyện giao;
- (7) Giá trị Thương mại - Dịch vụ 552 tỷ đồng, đạt 100% KH huyện
giao;
- (8) Tổng mức bán lẻ hàng hóa 1.260 tỷ đồng, đạt 100% KH huyện
giao;
- (9) Thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng, đạt 100% KH
huyện giao;
- (10) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,33%, đạt 100% KH huyện giao;
- (11) Số lao động được tao việc làm hàng năm 2.590 người, trong đó
số lao động qua đào tạo 1.800 người, đạt 171,5% KH huyện giao;
- (12) Số xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới 02 xã, đạt 100% KH
tỉnh, huyện giao;
- (13) Số trường học đạt chuẩn quốc gia 02 trường, đạt 100% KH tỉnh,
huyện giao;
- (14) Tỷ lệ học sinh chuyển cấp: TH lên THCS 100%, THCS lên
THPT 80%, THPT vào cao đẳng đại học 23,5% đạt 100% KH huyện giao;
- (15) Tỷ lệ trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ làm việc 100%, trong đó tỷ
lệ trạm có bác sỹ thường trú 66,7%, đạt 100% KH huyện giao;
- (16) Số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã 14, đạt 100% KH
huyện giao;
- (17) Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ các loại vaccine 98%, đạt
100% KH huyện giao;
- (18) Tỷ lệ thoát nghèo hàng năm 4,6%, đạt 135,29% KH tỉnh giao,
122,67% KH huyện giao;

16



- (19) Tỷ lệ hộ dân cư sử dụng điện 98%, đạt 103,16% KH tỉnh giao,
100% KH huyện giao;
- (20) Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn dùng nước hợp vệ sinh 95%, thành
thị được sử dụng nước hợp vệ sinh 97%, đạt 100% KH huyện giao;
- (21) Tỷ lệ thôn, tổ dân phố, đạt tiêu chuẩn văn hóa 67,4% đạt
119,7% KH tỉnh giao, 102,1% KH huyện giao;
- (22) Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 100%, đạt 100% KH huyện giao;
- (23) Tỷ lệ phủ sóng truyền hình 98%, đạt 100% KH huyện giao;
- (24) Duy trì độ tre phủ rừng 68%, đạt 108,97% KH tỉnh giao, 100%
KH huyện giao;
- (25) Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đạt 100% KH
tỉnh, huyện giao;
*/ Chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch.
- (4) Tỷ trọng giá trị chăn nuôi/ Giá trị sản xuất nông nghiệp 35,6%,
đạt 98,89% KH giao.
Về sản xuất Nông-Lâm-Thuỷ sản.
- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 11.587,15
ha/11.539,03 ha, đạt 100,4% KH. Tổng sản lượng lương thực ước đạt
40.928,4 tấn/40.530 tấn, đạt 100,98% KH tỉnh giao. Trong đó: Sản lượng
thóc ước đạt 31.799,5 tấn, sản lượng ngô ước đạt 9.128,9 tấn; Lạc 6.355,4
tấn; đậu tương 387,1 tấn.
- Cây chè: Tổng diện tích cây chè toàn huyện là 3.095,71 ha, (trong đó diện
tích cho thu hoạch 2.433,32 ha, diện tích chăm sóc là 662,39 ha). Năm 2017
triển khai trồng mới 150 ha, tại 02 xã Tân Trịnh 75 ha, Tân Bắc 75 ha, đạt 100%
KH giao.

17


- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây Cam, quýt trên địa bàn toàn huyện đến

thời điểm hiện nay: 2.482 ha (Diện tích cho thu hoạch là 1.223,5 ha, diện
tích chăm sóc là 1.258,5ha). Năng suất bình quân ước đạt 98 tạ/ha, sản lượng
ước đạt: 11.990,79 tấn, (trong đó: Diện tích Cam đến năm 2017 đã được
chứng nhận đạt tiêu chuẩn vietGAP là 989,5 ha).
- Về Chăn nuôi thu y: Tổng đàn trâu: 22.668 /23.066 con, đạt 98,27% KH
giao; đàn Bò: 173/178 con, đạt 97,19% KH giao; Tổng đàn Dê: 12.908/13.163
con, đạt 97 % KH giao; Tổng đàn Lợn: 62.619/65.190 con, đạt 96% KH giao;
Tổng đàn gia cầm: 569.336/596.750 con, đạt 95,4% KH giao. Chỉ đạo thực
hiện tốt công tác tiêm phòng chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm không để
dịch bệnh bùng phát lây lan ra diện rộng, không để gia súc giam cầm chết do
đói, rét.
+ Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 702,3 ha. Trong đó
diện tích ao, hồ là 477,1 ha, lòng hồ thủy điện 225,3ha, sản lượng đạt: 346
tấn.
+ Về Lâm nghiệp: Trong năm huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về luật bảo vệ, quản lý, chăm sóc rừng; không để xảy ra cháy rừng, ngăn
chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức
triển khai trồng rừng mới được 736,7/700 ha đạt 105% Kh giao.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được hiện nay quá trình phát triển
sản xuất vẫn còn gặp một số khó khăn :
Do huyện có điểm xuất phát còn rất thấp cả về kết cấu hạ tầng, kinh
tế, trình độ dân trí, là huyện trẻ nhất tỉnh, công nghiệp, thương mại – dịch vụ
còn non yếu, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp lại theo hướng tự cung tự cấp
là chính.

18


Chưa thúc đẩy được sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện, sản xuất
hàng hóa chưa hiệu quả, chưa có mô hình sản xuất hàng hóa lớn theo hướng

trang trại chuyên môn hóa.
Công tác xúc tiến đầu tư xây dựng cho các mô hình sản xuất hàng
hóa còn chậm
Đa số người dân còn thiếu vốn sản xuất, những hộ gia đình có điều
kiện cũng chưa mở rộng được quy mô sản xuất

Liên hệ phát triển kinh tế nhiều thành phần
Huyện Quang Bình được thành lập từ năm 2003 có diện tích tự nhiên
là 79.188,04 ha và dân số hơn 63 nghìn người, có 15 đơn vị hành chính.
Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây - Nam
của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Do vậy, hoạt
động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - du lịch
khu vực trung tâm huyện Quang Bình luôn sôi động. Là địa phương trẻ nhất
của tỉnh do mới được thành lập, phải gây dựng và phát triển từ đầu, song với
sự nỗ lực đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ và nhân dân huyện Quang Bình
đã không ngừng vươn lên, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Quang Bình cũng có đủ các thành phần
kinh tế như: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có
vốn đầu tư từ nước ngoài.
Kinh tế nhà nước cũng đang được đảng vộ huyện Quang Bình quan
tâm tuy nhiên trên địa bàn huyện có ít doanh nghiệp có vốn của nhà nước.
19


Kinh tế tập thể hiện nay trên địa bàn huyện có 11 doanh nghiệp hoạt
động chủ yếu lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông
lâm nghiệp, thủy điện; Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Tuy
nhiên một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm như gạo,
rượu, chè...Đối với các hợp tác xã thực hiện quy định của Luật HTX năm

2012. Qua triển khai đến nay có 44/77 HTX đã chuyển đổi và thành lập mới.
Một số các HTX thành lập ra hoạt động chưa đạt hiệu quả cao về kinh tế.
Kinh tế tư nhân hiện nay trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh mẽ
về kinh tế tư nhân. Các hộ gia đình làm kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn
huyện đạt hiệu quả cao về kinh tế góp phần vào phát triển kinh tế của huyện
nhà.
Kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài được quan tâm tuy nhiên còn rất ít
vốn đầu tư từ nước ngoài.
Trong năm 2017 huyện Quang Bình đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu
về kinh tế:

- Thu ngân sách trên địa bàn 77,789 tỷ đồng, riêng thuế và phí 76,117
tỷ đồng, đạt 101,8% KH tỉnh giao, 100,2% KH huyện giao;
- Giá trị sản xuất Nông - lâm nghiệp, thủy sản 557 tỷ đồng, đạt 100%
KH huyện giao;
- Giá trị sản phẩm sản phẩm thu hoạch/ 1 ha đất trồng cây hàng năm
58 triệu đồng, đạt 100,17% KH tỉnh giao, 100% KH huyện giao;
- Sản lượng lương thực bình quân đầu người duy trì 650 kg, đạt 100%
KH huyện giao;
- Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ
bản 532 tỷ đồng, đạt 100% KH huyện giao;
20


- Giá trị Thương mại - Dịch vụ 552 tỷ đồng, đạt 100% KH huyện
giao;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa 1.260 tỷ đồng, đạt 100% KH huyện giao;
- Thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng, đạt 100% KH huyện
giao;
- Số lao động được tao việc làm hàng năm 2.590 người, trong đó số

lao động qua đào tạo 1.800 người, đạt 171,5% KH huyện giao;
- Tỷ lệ thoát nghèo hàng năm 4,6%, đạt 135,29% KH tỉnh giao,
122,67% KH huyện giao;
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đạt 100% KH tỉnh,
huyện giao;
Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc sản xuất kinh tế của
huyện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như: Trong năm 2017, huyện
gặp không ít khó khăn trong phát triển Kinh tế - xã hội. Việc huy động các
nguồn lực cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn phân bổ
của tỉnh rất ít, bên cạnh đó nguồn ngân sách của huyện hạn hẹp. Do vậy
huyện gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng hoàn thiện các
hạng mục cơ sở hạ tầng để hoàn thành 02 trường đạt chuẩn quốc gia, 02 xã
đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã công nhận lại Bộ tiêu chí quốc gia về y tế
xã. Một số chương trình, dự án phát triển sản xuất nông sản chuyên canh
hàng hóa đã được hình thành như cây cam, tuy nhiên khâu bao tiêu sản
phẩm còn gặp nhiều khó khăn; Môt số mô hình liên kết đầu tư chưa phát
huy được tính hiệu quả như liên kết thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm
chè, sản phẩm lúa gạo, giá lợn thương phẩm giảm đột biến.
Việc phối hợp giữa ngành với ngành và ngành với cấp trong triển khai
thực hiện nhiệm vụ còn chưa đồng bộ, một số thủ trưởng đơn vị chưa nêu
21


cao trách nhiệm của người đứng đầu, tính chủ động trong công tác tham
mưu cho Thường trực UBND huyện; Việc kiểm tra, giám sát thi công và
quản lý các công trình sau đầu tư của cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn còn
chưa thường xuyên dẫn đến việc đưa vào sử dụng chỉ đạt thời gian ngắn là
công trình đã xuống cấp, việc giải quyết các vướng mắc về đất đai tại trung
tâm huyện đã có chuyển biến tích cực tuy nhiên một số khu vực vấn chưa
giải quyết dứt điểm, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp

thời vấn còn để tồn đọng kéo dài; Hoạt động của đội ngũ cán bộ bán chuyên
trách cấp xã, thôn sau hợp nhất còn nhiều bất cập, chưa phát huy được năng
lực, sở trường; Việc huy động nguồn lực phục vụ chương trình xây dựng
NTM còn gặp khó khăn. Hoạt động du lịch thương mại chưa phát triển so
với tiềm năng của huyện do giao thông đi lại còn gặp khó khăn đặc biệt là
Quốc lộ 279 gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao lưu hàng hóa và đi lại của
nhân dân.
Nguyên nhân của khó khăn, tồn tại trên:
Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong năm 2018 và các
năm tiếp theo:

(1) Thực hiện đột phá về sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tiêu thụ
sản phẩm năm 2018;
(2) Thực hiện đột phá về xây dựng kết cấu giao thông nông thôn năm
2018;
(3) Cải cách hành chính gắn với thu hút đầu tư trong năm 2018;
(4) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công vụ;
(5) Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của các
cơ quan, đơn vị (tập trung vào thực hiện một cửa liên thông mức độ 3; chất
22


lượng trang thông tin điện tử huyện, xã; 100% cán bộ công chức biết sử
dụng máy tính và giải quyết công việc trên môi trường mạng internet
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững. Tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quá các tiềm
năng, thế mạnh về lao động, đất đai, tạo bước phát triển vững chắc trong sản
xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tăng cường ứng dụng công nghệ
mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các cây trồng, vật
nuôi có tính đặc trưng của huyện như: Chè, cam, quýt, lúa chất lượng cao,

đại gia súc, trồng rừng kinh tế.
Đổi mới nội dung, phương pháp và cơ chế hỗ trợ theo hình thức đầu tư
có thu hồi, để tái đầu tư; khuyến khích thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
(Vùng chè ở các xã Tiên Nguyên; Xuân Minh, Tân Bắc..... Vùng Cam, quýt
ở các xã Hương sơn, Yên Hà; Chăn nuôi đại gia súc ở các xã Bản Rịa; Yên
Thành; Nà Khương...; Vùng chuyên canh lúa chất lượng cao các xã Vĩ
Thượng; Bằng Lang; Xuân giang) chuyên canh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
an toàn thực phẩm gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị
trường tiêu thụ. Tiếp tục phối hợp với công ty TNHH Hào Hưng triển khai
các dự án trên địa bàn huyện, liên kết với Công ty CP Mía đường Sơn
Dương phát triển cây mía tại các xã Bằng Lang, Yên Thành, Yên Hà và Tân
Bắc. Đưa cơ giới vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao động cho người
dân. Phấn đấu năm 2018 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 41.871,97
tấn; sản lượng Lạc đạt: 6.519,1; sản lượng cam niên vụ 2017-2018 đạt trên
13.965,5 tấn; sản lượng chè búp tươi đạt: 10.993 tấn...
Tiếp tục triển khai chương trình phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung
theo Nghị quyết số 209; Nhân rộng mô hình cải tạo giống trâu tại xã Bằng

23


Lang bằng phương pháp thu tinh nhân tạo. Phấn đấu 60 hộ chăn nuôi gia
súc trên 30 con; 688 hộ chăn nuôi gia cầm trên 200 con. Áp dụng khoa học
kỹ thuật vào chăn nuôi, phấn đấu năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng: 3.464 tấn; thịt trâu, bò: 507 tấn; thịt dê: 111 tấn; thịt gia cầm: 850
tấn; thủy sản đạt: 363 tấn.
Tăng cường chỉ đạo tập trung sản xuất cây vụ Đông trở thành vụ sản
xuất chính trong cơ cấu mùa vụ tại các xã vùng thấp, đưa một số giống mới
phù hợp với điều kiện sinh thái vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa.

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình bảo vệ và phát triển
rừng bền vững; đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển vốn
rừng đi đôi với quản lý khai thác lâm sản, lồng ghép thực hiện các chương
trình trồng rừng kinh tế, trồng cây hộ lan, cải tạo vườn tạp.
Tập trung với quyết tâm cao để thực hiện tốt chương trình xây dựng
nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Ưu tiên các nhiệm vụ: phát
triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; xây dựng
nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường và phát huy bản sắc văn hóa các
dân tộc. Phấn đấu năm 2018 đạt 01 xã hoàn thành chương trình NTM ( Xã
Tân Trịnh) nâng tổng số xã hoàn thành NTM toàn huyện 6 xã; số tiêu chí
NTM hoàn thành bình quân 13,9 tiêu chí /xã.
Đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, nhân rộng các mô
hình tổ chức các dịch vụ khuyến nông, thú y, vật tư nông nghiệp... tạo điều
kiện cho nông dân tiếp cận nhanh trình độ khoa học kỹ thuật trong phát triển
sản xuất và công tác bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi hiện
có. Chủ động, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống thiên tai, hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

24


Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp có thế mạnh, các sản
phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh (chế biến chè, thủy điện vừa và nhỏ,
chế biến nông lâm sản). Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà
đầu tư vào cụm công nghiệp Tân Bắc; Tăng cường công tác phối hợp với
các ngành của tỉnh, triển khai cấp điện cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa
vùng đồng bào dân tộc chưa có điện lưới quốc gia phấn đấu 90% hộ dân
được sử dụng điện lưới quốc gia.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có đầu tư mở rộng

quy mô nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng
các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, quản lý môi trường để tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm.
Huy động tối đa các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các nguồn của
các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh; vận dụng linh hoạt các hình thức
đầu tư, chú trọng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển
kinh tế. Phấn đấu năm 2018 Giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp
và xây dựng đạt 589 tỷ đồng (tăng 57 tỷ đồng so với năm 2017), một số sản
phẩm chủ yếu: Chế biến chè đạt 2.748 tấn; Chế biến gỗ đạt trên 6.500m3;
Điện sản xuất và tiêu thụ đạt: 215 triệu kw/h…
Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới, y tế, giáo dục; lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư khắc phục các công
trình bị thiệt hại do thiên tai.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản;
chú trọng công tác quản lý chất lượng lập dự án và chất lượng xây dựng
công trình. Tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước khắc
phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng
cường kiểm tra, uốn nắn, lập hồ sơ các công trình xây dựng cơ bản.

25


×