Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giới thiệu tác giả nguyễn đình chiểu và truyện thơ nôm lục vân tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.01 KB, 2 trang )

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 -1888) tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng
Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là TP.HCM), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thi đỗ Tú tài năm 1843, bị mù năm 1849.

Không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho
dân. Ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp, cùng các nghĩa
quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của
nhân dân; trung thành với Tổ quốc cho đến lúc qua đời tại Ba Tri – Bến Tre.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc.

Thơ văn của ông đề cao đạo lí làm người (Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà
Mậu); cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước (Chạy giặc, Văn té nghĩa sĩ Cần Giuộc,
…)

Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên
Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên ra đời khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX, được
viết theo lối truyện thơ lục bát bàng chữ Nôm, có 2082 dòng thơ.

Truyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên. Chàng là một trai khôi ngô,
tuấn tú, quê huyện Đông Thành. Lục Vân Tiên là người học rộng tài cao lại hào
hiệp, trượng nghĩa. Một lần, trên đường trở vè nhà, chàng đã đánh tan bọn cướp
cứu được Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi cơn hoạn nạn. Nguyệt Nga ngỏ ý đền đáp
ơn sâu nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối. Từ dó, nàng tự nguyện gắn bó suốt đời với
Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình.

Lúc chuẩn bị thi thì Lục Vân Tiên hay tin mẹ qua đời ở quê nhà. Vì thương khóc
nhiều, đường về vất vả, Lục Vân Tiên bị mù cả hai mắt. Trải qua bao kiếp nạn,


được nhiều người tốt giúp đỡ, cuối cùng mắt chàng sáng lại. Năm đó chàng thi đổ


đầu khoa.

Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh
tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga, người đã ôm ấp
bóng hình của chàng bấy lâu. Hiểu rõ tấm lòng thủy chung của Kiều Nguyệt Nga,
sau khi trừng trị bọn gian ác, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh
phúc.

Ý nghĩa

Qua hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện đạo lí của
dan tộc ta. Đó là lối sống coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người, đề cao
lòng tốt, sự tương trợ. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
Đồng thời qua đó thể hiện khát vọng của nhân dân về một người anh hùng cứu
nhân độ thế, bảo vệ lẽ phải, sự công bình. Tác phẩm cũng khẳng định sự chiến
thắng của cái thiện đối với cái ác.

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp
đời của Nguyễn Đình Chiểu và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật:
Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu,
nết na, ân tình.

Đoạn Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao
cả và những toan tính thấp hèn; đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin
của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn trích giàu cảm xúc,
khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.




×