Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thuyết minh chiếc nón lá việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.16 KB, 5 trang )

Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam
Mở Bài:
Nón lá là vật dụng quen thuộc và gần gũi trong đời sống người nông dân Việt Nam.
Có thể nói nón lá là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ
nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo
dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Thân Bài:
Nón lá là vật dụng đội đầu có vai trò che nắng che mưa. Nón được làm từ các loại
lá nên được gọi chung là nón lá. Nón lá còn được xem là một trang phục truyền
thống của dân tộc ta.

Nón lá cũng có nhiều loại. Về loại nguyên liệu có: nón lá dứa, nón lá cọ, nón lá
dừa, nón rơm, nón lá chuối… Về kĩ thuật có: nón lá một lớp lá, nón lá nhiều lớp lá,
nón lá chéo lớp, nón lá bẻ vành, nón quai thao (nón Bắc), nón bài thơ (nón Huế),
nón dấu (nón lính); nón cời; nón gõ; nón lá sen; nón thúng; nón khua (nón quan);
nón chảo ,….. Nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

* Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:
Nhiều tài liệu khẳng định chiếc nón lá xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ 13, đời nhà
Trần. Tuy nhiên, hình ảnh nón đội đầu tương tự như nón lá đã thấy xuất hiện trên
trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh từ 25003000 năm trước công nguyên. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật
che mưa, nắng. Từ những kiểu cách thô sơ ban đầu con người đã dần cải tạo làm
cho chiếc nón ngày càng bền đẹp và tiện lợi hơn.

Nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc
chiến đấu giữ nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón


vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều
trang phục đội đầu, chiếc nón lá không còn được ưu chuộng như trước nhưng vẫn


còn được các bà các cô ở những miền quê sử dụng hằng ngày.

* Đặc điểm, cấu tạo và cách làm nón lá Việt Nam:
– Hình dáng: nón có hình chóp tròn. Một số loại nón có bản và làm phẳng đỉnh
– Màu sắc: thường có màu tráng đục của lá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sơn
màu để nón bền và đẹp hơn.
– Kích thước: nón thường có đường kính vành khoảng 50cm, cao 30cm.
– Chất liệu: nón thường được làm từ lá cây như: rơm, lá cót, lá dừa, lá cọ. Phổ biến
nhất là nón lá cọ bởi bản lá rộng, dễ làm, dễ đánh bóng và bền đẹp.

* Cấu tạo của chiếc nón gồm:
Vành nón, chóp nón, lá nguyên liệu và quai nón. Vành nón được làm từ những
thanh tre uốn công thành hình tròn có nhiều kích thước từ to nhất ở vành quai đến
nhỏ dần ở chóp. Nguyên liệu lá chọn làm nón được tuyển lựa và xử lí cẩn thận,
đảm bảo khô và dai. Lá được chằm vào vành khung bằng dây cướt. Ở vành quai,
người ta chằm sẵn hai móc quai.

Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Quai nón
được thắt chặt vào vành vai, khi đội, quai quàng ngang cằm cổ giữ nón không bị
lệch hoặc rơi. Để tránh làm nón bị hỏng, ở chóp người ta thường chằm một lớp
nilon chống thấm nước. Toàn bộ nón được sơn một lớp dầu bóng hoặc sơn màu
chống thấm nước và giúp nón bền đẹp hơn.

* Cách làm nón lá Việt Nam:


Để làm ra một chiếc nón lá đơn giản, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Trước
hết là chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: lá cọ đã qua sử lí, vành tre, kim khâu, cước
khâu,…


Đầu tiên, người ta cố định vành nón từ nhỏ đến lớn trên một cái khung. Sau đó xếp
đều đặn lá cọ lên trên và dùng kim khâu khâu từng lá một cho dính chặt vào khung.
Thao tác này gọi là chằm khung. Để nón lá đẹp, bền chắc các mũi kim phải đều
đặn, lá phải xếp ngay ngắn, phủ kín không hở. Cứ lần lượt làm như thế cho đến khi
lá cọ đã phủ hết vành nón là chuyển qua khâu bẻ vành, kết đỉnh.

Ở rìa lớn nhất của nón, lá còn dư sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng kim khây kết chặt
vành lớn và lá cọ sao cho khin khít. Để lá cọ không bị bung lên trong quá trình sử
dụng, người thợ đã khéo léo cài một thanh tre mỏng nẹp chặt vành nón. Ở vành thứ
3-4 tính từ vành lớn, người thợ kết hai búi chỉ để cột quai nón.

Kết đỉnh là se khít đỉnh nón không để nước chảy vào. Phần này phía bên trong
người ta thường ép thêm một lớp ni-long mỏng chống nước. Các đường chỉ mỏng
khin khít nhau làm cho chóp nón cứng cáp, bền chặt.

Để làm ra một chiếc nón vừa tinh xảo, vừa vắt mắt, người thợ có thể dùng chỉ cước
nhiều màu hoặc vẽ lên nón những hình ảnh sinh động mô tả cuộc sống đồng quê
bình dị hay những hình ảnh hoa lá, chim chóc sang trọng, làm cho chiếc nón thêm
lộng lẫy.

Để lá bền chặt hơn, đôi khi người ta chằm hai lớp lá lên nhau gọ là nón đôi. Loại
nón này nặng hơn, vành dày hơn nón đơn, thường dùng cho các lễ hội.

* Vai trò, ý nghĩa của chiếc nón lá trong đời sống người Việt:


Trước hết, nón lá có vai trò che giữ cho đầu khoogn bị ướt mưa, chói nắng, bảo vệ
phần đầu trước mọi tác động của thiên nhiên. Bởi thế chiếc nón thường được con
người sử dụng khi lao động hàng ngày.


Chiếc nón còn được sử dụng như một cái quạt làm mát trên những chặng đường
xa, hay trong ngày hè nóng nực. Người nông dân dùng nón làm quạt xua đi nỗi mệt
nhọc trên đồng ruộng. Không những thế, nhờ kĩ thuật ghép lá tỉ mỉ, chiếc nón đôi
khi còn dùng để múc nước mà không hề chảy.

Chiếc nón lá gắn chặt với hình ảnh các bà, các cô, các thiếu nữ làm tăng thêm vẻ
duyên dáng. Nhất là khi chiếc nón lá đi cùng với chiếc áo dài thướt tha tạo nên một
vẻ đẹp quyến rũ vô cùng. Đó cũng là vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời nay của con
người Việt Nam ta.

Chiếc nón lá còn được sử dụng như một dụng cụ ca múa, trang trí làm đẹp không
gian. Hình ảnh chiếc nón còn đi vào thơ ca, nhac, họa và các loại hình nghệ thuật
khác trở thành biểu tượng của cái đẹp và tâm hồn bình dị, hồn hậu của con người
Viêt Nam.

* Sử dụng và bảo quản nón lá:
– Nón lá dùng để đội đầu. Không nên để nón va đập mạnh với các vật nhọn, vật
cứng sẽ làm nón biến dạng, mau hỏng.
– Không nên để nón gần lửa nóng hay dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày.
– Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng
nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn
và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.
– Thường xuyên lau chùi, sửa chữa, rút xiết lại các đường khâu hoặc sơn phết nón
để giữ gìn nón được lâu bền.


Kết Bài:
Là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, chiếc nón lá gắn liền với cả đời sống vật
chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá vẫn
luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc,

duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất
nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên
một vẻ đẹp rất Việt Nam.



×