Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 6: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.25 KB, 6 trang )

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho
tàng văn học dân tộc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong tác phẩm văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
III - Chuẩn bị
1.Gv: Tác phẩm Truyện Kiều.
2.Hs:Tranh minh hoạ về tác giả, tác phẩm. Ảnh quê hương N.Du, đọc tóm tắt tp.
IV- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ.
? Tóm tắt trích đoạn hồi thứ 14- Hoàng Lê nhất thống chí.
? Cảm nghĩ của em về h/a N.Huệ trong đ. trích này.
3.Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Có một nhà thơ mà không người VN nào lại không mến yêu và kính phục. Có 1 truyện thơ mà
không ai lại không thuộc vài đoạn. Người ấy, thơ ấy là niềm tự hào của VN nói chung và nhân loại
nói riêng. Đó chính là N. Du với kiệt tác Truyện Kiều.

TaiLieu.VN

Page 1




Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả

I. Tìm hiểu tác giả
1. Nguyễn Du ( 1765- 1820)

? Nhìn vào năm sinh, năm mất, có thể nói a. Thời đại: Thời kì ls có nhiều biến động dữ
gì về thời đại Nguyễn Du?
dội:
(Thời đại cuối TK 18, đầu TK 19 có
- Chế độ pk khủng hoảng trầm trọng: Giai
gì đáng chú ý?)
cấp thống trị thối nát, tham bạo ,tranh bá đồ
vương, chém giết lẫn nhau; đời sống nông
dân bần cùng, xã hội loạn lạc, đen tối.
- Phong trào nông dân nổ ra liên tục khắp
nơi mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây sơn
đã "một tay thay đổi sơn hà"đánh đổ các tập
đoàn Lê, Trịnh, Nguyến, quét sạch hai mươi
vạn quân Thanh xâm lược.
- Sau đó, phong trào Tây Sơn thất bại, chế
độ pk triều Nguyễn được thiết lập.
=> Những thay đổi kinh thiên động địa
ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức
của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào
hiện thực:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
b. Hoàn cảnh xuất thân:

- Thuộc dòng dõi đại quý tộc pk, nhiều
đời làm quan, nổi tiếng về danh vọng cũng
? Nguyễn Du xuất thân trong một gia như truyền thống văn học. Đã có truyền ngôn
đình như thế nào?
Bao giờ ngàn Hống hết cây
- Thuở thiếu thời, NDu sống cs giàu
Sông Rum (lam) hết nước, họ này hết
sang của một công tử con nhà đại gia, quan.
nhiều đời làm quan với triều Lê. Cha và
anh đều làm đến chức tể tướng. Theo gia
phả họ Nguyễn Tiên Điền trong "An
Nam ngũ tuyệt"(5 danh sĩ nổi tiếng) thì
dòng họ này đã góp mặt 2: Nguyễn Hành
=> Ông tiếp thu được nhiều điều trong đó có
và Nguyễn Du.
truyền thống sáng tác văn chương.
? Hoàn cảnh xuất thân có tác động gì
c. Cuộc đời:
tới ngòi bút Nguyễn Du?
- Là con người có tư chất thông minh hiếu
TaiLieu.VN

Page 2


? Cuộc đời Nguyễn Du có gì đáng chú học và khổ học, biết tận dụng truyền thống
ý?
văn học của dòng họ, phát triển được năng
Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ khiếu văn học bẩm sinh. Ông tinh thông cả
côi mẹ năm 12 tuổi.Hoàn cảnh gia đình binh thư võ nghệ và lại giỏi cầm kì thi hoạ,

cũng có tác động lớn tới cuộc đời không những là người thâm nho học mà đạt
được cả đạo học và phật học. (có một vốn
Nguyễn Du.
liếng tri thức đồ sộ về vhdt cũng như văn học
+ Bản thân ND phải sốngtrốn tránh trung quốc.( Đỗ tam trường năm 19 tuổi, từng
10 năm ở quê vợ tỉnh Thái Bình. Trải qua làm quan huyện, quan phủ, quan bố chánh
những cảnh đói rét, ốm không thuốc. (cai bạ), quan đông các học sĩ, quan chánh sứ
Hơn 5 năm ẩn cư tại quê nhà. Nguyễn đi cống…)
Ánh lên ngôi, ông bất đắc dĩ làm quan
- Trong những biến động dữ dội của lịch
với nhà Nguyễn.
sử, cuộc đời nhà thơ trải qua nhiều cảnh ngộ
+Lúc cuối đời, Nguyễn Du lâm bệnh từ khi gia đình thăng trầm, suy sút. Mồ côi
nặng, không chịu uống thuốc. Lúc gần sớm nên ông đã sống nhiều năm lưu lạc, gian
mất, sai người sờ tay chân xem còn nóng truân, vất vả, long đong. Ông tiếp xúc với
lạnh, người nhà nói đã lạnh cả rồi, ông nhiều cảnh đời, những con người, những số
nói "được"rồi mất mà không trối lại 1 phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà
điều gì.
Nguyễn, ông đã từng đi sứ Trung Quốc, qua
nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền
văn hoá rực rỡ.
=> Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải
trong cuộc sống… tất cả những điều đó đã
ảnh hưởng lớn đến sáng tác của Nguyễn Du.
- Tạo cho nhà thơ một vốn sống phong
? Những biến động của xã hội, những phú có ích cho sáng tác
cảnh ngộ éo le có tác dụng gì đến việc
- ND là một con người hiểu biết sâu rộng.
sáng tác sau này?
- ND là con người có trái tim giàu yêu

Chính nhà thơ đã viết "Chữ tâm kia thương, có niềm thông cảm sâu sắc với những
mới bằng ba chữ tài". Mộng Liên Đường đau khổ của nhân dân (một thời loạn li, xã hội
chủ nhân trong lời tựa "Truyện tan nát đã làm cho tâm hồn rất mực dễ cảm,
Kiều"cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn rất mực thương người của ND đau đớn, xót
Du đối với con người, với cuộc đời: "lời xa. Ông lấy những đau khổ của xã hội làm
văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn những đau khổ của chính mình…)
bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai
đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi
đau đớn đến đứt ruột. Tố Như tử dụng
tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt,
đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con
mắt trông cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt * Năng khiếu văn chương bẩm sinh+ vốn
TaiLieu.VN

Page 3


cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy". sống phong phú+ kiến thức sâu rộng kế thừa
? Nhìn lại tất cả những điều trên, ta truyền thống gia đình + một trái tim giàu cảm
thấy có những nét gì tạo nên một thiên tài xúc đã tạo nên một tâm hồn nghệ sĩ, một sự
nghiệp văn chương vĩ đại- đó là thiên tài
ND?
Nguyễn Du. Thiên tài ấy được thể hiện trước
hết là ở "Truyện Kiều".
d. Sự nghiệp sáng tác

? ND để lại sự nghiệp văn học ntn ?

ND là một thiên tài văn học ở cả chữ Hán
và chữ Nôm, ở giá trị kiệt tác của Truyện

Kiều.

Gọi học sinh đọc phần chú thích
bài
truyện Nôm trang 80 - sgk

- Về chữ Hán, ND có 3 tập thơ với 243

+ Thanh hiên thi tập
- Trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn
+ Nam trung tạp ngâm
Du, "Truyện Kiều" là kiệt tác số 1 nhưng
cho đến nay, chúng ta chưa xác định
+ Bắc Hành tạp lục
được chính xác thời điểm tác giả viết
- Về chữ Nôm:
"Truyện Kiều" cổ nhất là bản từ thời Tự
Đức (1875).Từ đó đến nay, Truyện Kiều
+Truyện Kiều (đoạn trường tân thanh)
đã được in lại nhiều lần, đã được phiên
+Văn chiêu hồn
âm quốc ngữ, dịch ra tiếng Pháp, phát
hành rộng rãi ở nước ta và nhiều nước
trên thế giới.
II. Truyện Kiều
Hoạt động 3: Truyện Kiều
- "TK" (còn có tên gọi là "đoạn trường tân
? Nguyễn Du có hoàn toàn sáng tạo ra thanh": tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới) là
"TK" không? Ông dựa vào tác phẩm nào, một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể
của ai, ở đâu? Vậy "TK" có phải là tác lục bát.

phẩm phiên dịch hay không ? Giá trị của
- Toàn truyện dài 3254 câu.
nó ở đâu?
- Cốt truyện không phải của Nguyễn Du
*Sáng tạo của Ndu:
mà ông mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn
ND giữ lại cốt truyện và các nhân vật xuôi chữ Hán: Kim Vân Kiều truyện của
nhưng đã thay đổi, sáng tạo các chi tiết, Thanh Tâm Tài Nhân- một nhà văn Trung
ngôn ngữ, tâm lí nhân vật… tạo ra một Quốc sống ở đời nhà Thanh. Câu chuyện cuộc
thế giới nghệ thuật vô cùng chân thật, đặc đời Thúy Kiều xẩy ra vào thế kỉ XVI, đời nhà
sắc. Có thể thấy rõ điều này nếu ta đối Minh.
sánh với nhiều cảnh tả thiên nhiên, tả các
- Nhưng "TK" không phải là một tác
nhân vật TK, KT, TH với "KVKT". Rõ phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du.
ràng, nhân vật của Nguyễn Du đẹp hơn, Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân
tinh tế hơn.
đạo sâu xa, nhà thơ VN đã thay máu đổi hồn
TaiLieu.VN

Page 4


làm cho một tác phẩm trung bình trở thành
một kiệt tác vĩ đại.
3. Tóm tắt: SGK
III. Giá trị Truyện Kiều ( sơ đồ tư duy)
Hoạt động 4: Giá trị Truyện Kiều
Truyện Kiều

1. Giá trị nội dung: "Truyện Kiều"có

giá trị lớn là hiện thực và nhân đạo.

hai

- Giá trị hiện thực:
- HS dựa vào nội dung tóm tắt "truyện
+ Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội
Kiều" trong sgk, lần lượt kể lại "truyện
đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp
Kiều" theo 3 đoạn lớn
thống trị
+ Số phận những con người bị áp bức đau
khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ
nữ
- GVkết hợp với sử dụng tranh minh họa - Giá trị nhân đạo:
"Truyện Kiều" và khi kể nên dẫn thêm +Lên án, tố cáo chế độ phong kiến vô nhân
một số câu thơ Kiều cho lời kể cụ thể, đạo
hấp dẫn.
+ Niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi
kịch của con người.

- Giáo viên lấy dẫn chứng minh hoạ

+Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm
và ước mơ, khát vọng chân chính của con
người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Về ngôn ngữ: Tiếng việt văn học trở nên
giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm
vô cùng phong phú.


- Vể thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao
điêu luyện, nhuần nhuyễn. NT kể chuyện,
miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả
- Truyện Kiều kết tinh thành tựu nghệ hành động nhân vật. Đặc biệt là miêu tả và
thuật văn học dân tộc trên tất cả các phân tích tâm lí nhân vật đã đạt được những
phương diện ngôn ngữ và thể loại.
thành công vượt bậc.
IV. Tổng kết ( Gv tổng kết bằng sơ đồ tư
duy)
Ghi nhớ - sgk /
Giá trị TK

TaiLieu.VN

Page 5

GTHT

GTND
GTNĐ

NN

GTNT

TL


Hoạt động 5:Tổng kết

SGK
-Giáo viên có thể minh họa một vài dẫn
chứng ngắn và chọn lọc.
Theo Hoài Thanh, có thể khái quát giá trị
và hạn chế về nội dung tư tưởng của
"Truyện Kiều" trong một câu 4 vế
sau:"Đó là một bản án, một tiếng kêu
thương, một ước mơ và một cái nhìn bế
tắc”
Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học
dân tộc trên tất cả các phương diện về
ngôn ngữ và thể loại.
* Học sinh học phần ghi nhớ

4. Luyện tập
? Tìm những câu thơ thể hiện các giá trị của "Truyện Kiều"
5. Hớng dẫn các HĐ nối tiềp
1. Câu hỏi tổng hợp: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn, giới thiệu về
Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm "Truyện Kiều”.

nhà thơ

2. Đọc thuộc những câu Kiều vừa tìm trong phần luyện tập.
3. Soạn các bài : Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân.

TaiLieu.VN

Page 6




×