Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 5: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.44 KB, 11 trang )

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tuỳ bút)
- Phạm Đình Hổ -

I. Mục tiêu
Nắm được một trong những cách quan trọng để phát trieenrcuar từ vựng tiếng Việt là biến đổi và
phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc.
+ Ý thức sử dụng từ ngữ một cách thích hợp trong giao tiếp.
+ Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kì trung đại.
+ Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong: Chuyện cũ trong phủ chúa
Trịnh.
+ Thấy được nghệ thuật độc đáo của truyện.
+ Có cái nhìn đúng đắn trước hiện thực suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ
XVIII
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Nêu được hai phương thức
phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Trình bày được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Phân biệt được hai phương
thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Phân tích được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Phân loại được hai phương
thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Nhận biết được sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại. Cuộc sống xa hoa vô độ của bọn
vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- Trịnh. Những đặc điểm nghệ thuật của
văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Trình bày sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại. Cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua
chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- Trịnh. Những đặc điểm nghệ thuật của văn
bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Trình bày sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại. Phân tích được cuộc sống xa hoa vô
độ của bọn vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- Trịnh. Những đặc điểm nghệ
thuật của văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.


2. Kĩ năng:
TaiLieu.VN

Page 1


- Nhận biết ý nghĩa của tữ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. Phân biệt các phương thức tạo
nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Xác định ý nghĩa của tữ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. Phân biệt các phương thức tạo
nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Đánh giá ý nghĩa của tữ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. Phân biệt các
phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Biết đọc hiểu văn bản tùy bút thời trung đại. Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi
lễ thời Lê- Trịnh.
- Biết tóm tắt văn bản tùy bút thời trung đại. Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ
thời Lê- Trịnh.
- Biết đánh giá văn bản tùy bút thời trung đại. Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ
thời Lê- Trịnh.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Giao tiếp, trao đổi
- Ra quyết định
III. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ
2. HS: Trả lời các câu hỏi sgk.
IV. Phương pháp.
- Thuyết trình, động não, Vấn đáp
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’)
H. Nêu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ?

TL: Là bộ phận tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép...
3. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy va trò
HĐ1. Khởi động

T.g

Nội dung chính

1’

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó
không ngừng biến đổi theo sự vận động
của xã hội. Sự phát triển của tiếng Việt
TaiLieu.VN

Page 2


cũng như ngôn ngữ nói chung được thể
hiện trên cả ba mặt: Ngữ âm, Từ vựng,
Ngữ pháp. Song ở bài học này chỉ đề cập
tới sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ
vựng (có đơn vị là “từ” và “ngữ cố định”
thường được gọi chung là “từ ngữ”.
Sự phát triển của từ vựng diễn ra ntn
chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: HS hiểu sự biến đổi và phát

triểm từ ngữ. Hai phương thức chuyển
nghĩa của từ.
15’ I. Sự biến đổi và phát triển của từ
ngữ
- GV treo bảng phụ, gọi hs đọc
1. Bài tập
H. Bài thơ có câu: Bủa tay ôm chặt bồ
kinh tế. Vậy từ “kinh tế” trong bài thơ này
có nghĩa là gì?
H. Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo
nghĩa như Phan Bội Châu Đã dùng hay
không ?

H*. Em có thể rút ra nhận xét gì qua việc
tìm hiểu từ kinh tế ?
- Có những nghĩa cũ bị mất đi và có
những nghĩa mới được hình thành

- GV sử dụng bảng phụ gọi học sinh đọc
bài tập
TaiLieu.VN

a. BT1

- Kinh tế (Trong thơ Phan Bội Châu)
là hình thức nói tắt của kinh bang tế
thế nghĩa là trị nước cứu đời (nghĩa
rộng)
- Kinh tế (ngày nay) chỉ toàn bộ hoạt
động của con người trong lao động

sản xuất, trao đổi, phân phốivà sử
dụng của cải vật chất làm ra (nghĩa
hẹp)
- Nghĩa của từ không phải là bất biến,
nó có thể biến đổi theo thời gian và sự
phát triển của xã hội.
b. BT2
Page 3


H. Trong ví dụ a các từ “xuân” có nghĩa
gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là
nghĩa chuyển ?

- Nghĩa của từ xuân
Xuân 1: Chỉ mùa xuân là mùa mở
đầu, mùa đẹp nhất trong năm (nghĩa
gốc)
H. Hiện tượng chuyển nghĩa ấy được tiến
hành theo phương thức nào ?
- PT ẩn dụ

Xuân 2: Nghĩa tuổi trẻ, thể hiện sự
tươi đẹp tràn đầy sức sống (nghĩa
chuyển)

H. Từ tay ở ví dụ b có nghĩa là gì ? Tìm
nghĩa gốc và nghĩa chuyển ?

- Chuyển theo phương thức ẩn dụ.


- Nghĩa của từ tay
H.Tương tự từ xuân ở trường hợp từ tay
được chuyển theo phương thức nào ?

Tay 1: là bộ phận của cơ thể dùng để
cầm, nắm ... (nghĩa gốc)

- PT hoán dụ

Tay 2: Chỉ kẻ buôn người (nghĩa
chuyển)

H*. Em có nhận xét gì qua việc phân tích
bài tập 2?

- Chuyển theo phương thức hoán dụ
(lấy tên một bộ phận để chỉ toàn thể)

- HS trả lời
- GV chốt
- GV: Hầu hết các từ ngữ khi mới hình
thành chỉ có một nghĩa. Qua quá trình
phát triển, từ ngữ có thêm nghĩa mới. Khi
nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không
bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ trở nên
phong phú hơn, phức tạp hơn và xuất hiện
cái gọi là từ ngữ nhiều nghĩa (ví dụ ở bài
tập 2) (xuân – tay) nhờ đó từ ngữ có khả
năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn ( nghĩa

là từ vựng có kả năng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người
TaiLieu.VN

- Nghĩa gốc là cơ sở hình thành nghĩa
chuyển
- Có hai phương thức chuyển nghĩa:
Phương thức ẩn dụ và phương thức
hoán dụ.

Page 4


bản ngữ)
H. Từ đó em rút ra điều gì từ sự biến đổi
và phát triển nghĩa của từ vựng?
GV. Yêu cầu 1 em nêu phần ghi nhớ

HĐ3. HD HS luyện tập

2. Ghi nhớ

- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã
học giải quyết được các bài tập

SGK/56

- Gọi một em đọc và nêu yêu cầu bài tập
1


II. Luyện tập

- Sù biÕn ®æi vµ ph¸t triÓn cña tõ
vùng....

- HS Làm bài tập và trình bày
- GV nhận xét-KL

Bài tập 1: Nhận xét từ “chân”
a. Nghĩa gốc: Một bộ phận của cơ thể
của con người.
b. Nghĩa chuyển: Một vị trí trong đội
15’ tuyển (hoán dụ)
c. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với
đất của cái kiềng (ẩn dụ)

- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
(Hoạt động nhóm nhỏ 3’)
- Trình bày
- Nhận xét

d. Nghĩa chuyển:Vị trí tiếp súc với đất
của mây
Bài tập 2
- Những cách dùng như: Trà A-ti-sô,
trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà
tâm sen, trà khổ qua.
- Giống “Trà” (Từ điển tiếng việt) ở
nét nghĩa đã chế biến để pha nước
uống.

- Khác “Trà” (từ điển tiếng Việt) ở nét
nghiã dùng để chữa bệnh.
-“Trà”được dùng với nghĩa chuyển
theo phương thức ẩn dụ.

TaiLieu.VN

Page 5


- HS. Nêu yêu cầu bài tập

Bài tập 3: Nêu nghĩa chuyển của từ.

H. Nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ ?

Nghĩa chuyển của từ đồng hồ :

- HS nêu, nhận xét

- Đồng hồ điện: Dùng để đếm số đơn
vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.

- GV chốt

- Đồng hồ nước: Dùng để đếm số đơn
vị nước đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ xăng: Dùng để đếm số đơn
vị xăng đã tiêu thụ để tính tiền.
Bài tập 4

- HS. Nêu yêu cầu bài tập

*Hội chứng

- HS trình bày, nhận xét

- Hội chứng suy giảm miễn dịch
(HIV)

- GV chốt
- HS về nhà làm hai từ còn lại
*Sốt:
- Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện
ngay(một dạng ốm, thân nhiệt tăng không
bình thường)
- Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm(giá
cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dừng
lại)
- Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều
hoà nhiệt độ (hiện tượng khan hiếm hàng
hoá)
* Vua
- Vua mỉm cười nói “Các khanh bình
thân” (Vua là người đứng đầu triều đình
trong xã hội phong kiến)
- Vua chiến trường (loại pháo lớn nhất,
nòng dài, cỡ nòng 175 li)
- Vua toán (người học giỏi toán nhất
nước)
- HS trình bày

- GV chốt
TaiLieu.VN

- Hội chứng chiến tranh Việt Nam
(Nỗi ám ảnh sợ hãi của các cựu chiến
binh và nhân dân Mĩ sau khi chiến
tranh Việt Nam đã kết thúc)
- Hội chứng “kính thưa” (hình thức
dài dòng rườm rà vô nghĩa...)
- Hội chứng “Bằng rởm” (một hiện
tượng tiêu cực, mua bán bằng cấp)
*Ngân hàng:
- Ngân hàng nhà nước VN (cơ quan
phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp
quốc gia)
- Ngân hàng máu:( lượng máu dự trữ
dùng để cấp cứu các bệnh nhân)
- Ngân hàng đề thi( Số lượng đề thi
dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cụ
thể )
Bài tập 5.
- Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai là
một ẩn dụ nghệ thuật.
- Không phải hiện tượng một nghĩa
gốc phát triển thành nhiều nghĩa, vì:
+ Từ mặt trời( nghĩa gốc): Chỉ sự vật,
Page 6


một hành tinh trong vũ trụ.

+ Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai
được chuyển nghĩa theo phương thức
ẩn dụ.(tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời,
dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa
hai đối tượng được hình thành theo
cảm nhận của nhà thơ- có tính chất
lâm thời) (nghĩa chuyển ở đây không
phải là nghĩa mới để đưa vào từ điển)
Hướng dẫn đọc thêm
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích: Vũ trung tùy bút)- Phạm Đình Hổ
(10p)

Hoạt động của thầy và trò

TG

Nội dung chính

*HĐ1: Khởi động
Học bộ môn lich sử chúng ta đều biết đến
vua Lê chúa Trịnh. Chúa Trịnh Sâm
vốn cứng rắn, thông minh quyết đoán,
sáng suốt trí tuệ vậy mà dần dần chìm
đắm trong cuộc sống trong xa hoa, ăn
chơi hưởng lạc... không chăm lo đến triều
chính. Văn bản hôm nay chúng ta đi tìm
hiểu cuộc sống ấy diễn ra ở phủ chúa như
thế nào?
*HĐ2: Hướng dẫn đọc - thảo luận chú

thích.
- Mục tiêu: Đọc đúng, diễn cảm, tóm tắt
được nội dung chính của văn bản, giải
thích đươc một số chú thích khó.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc:
Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn,
hàm ý phê phán kín đáo.
TaiLieu.VN

I/ Đọc - thảo luận chú thích.

1. Đọc - tóm tắt.

Page 7


GV đọc mẫu một đoạn, yêu cầu học
sinh đọc tiếp → nhận xét .
Yêu cầu HS tóm tắt lại văn bản.
HS+ GV nhận xét.
HS đọc chú thích *

2. Thảo luận chú thích.

H. Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm
Đình Hổ ?

a. Tác giả :

GV mở rộng về tác giả.


- Quê: làng Đan Loan- huyện Đường An- Hải Dương.

- Phạm Đình Hổ ( 1768- 1839).

- Sống vào buổi đất nước loạn lạc .
b. Tác phẩm :
H. Cho biết những nét chính tác phẩm?
- Học sinh đọc chú thích trong SGK.

- Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo
thể tùy bút
c. Chú thích khác .
1, 2, 4, 6 ,8 , 10 , 13.

- Giáo viên yêu cầu hs giải thích các
chú thích 1,2,4,6,8,10,13
*HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục
của văn bản

II/ Bố cục.
- Gồm 2 phần.

- Mục tiêu: Chia bố cục hợp lí, xác định
được nội dung từng phần.
(?) Văn bản có thể chia làm mấy phần?
Nội dung chính của từng phần là gì?
Gv khái quát trên bảng phụ .
- P1: Từ đầu đến “ đó là triệu bất tường” - Thói ăn chơi xa xỉ của chúa
Trịnh.

- P2: Còn lại. - Sự tham lam, nhũng
nhiễu của quan lại trong phủ chúa
*HĐ4: Tìm hiểu văn bản.
TaiLieu.VN

Page 8


III/ Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu : Nhận thức được cuộc sống
xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại
dưới thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán
của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản
của thể loại văn học tuỳ bút thời trung đại
và giá trị của nó.
- Học sinh theo dõi từ đầu đến "bất
tường"

1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa
Trịnh.

H. Tìm những chi tiết và sự việc thể hiện
thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và phân
tích những chi tiết gây ấn tượng mạnh ?
HS chỉ ra các chi tiết, GV ghi bảng phụ.

- Xây nhiều cung điện đình đài ở
nhiêu nơi
-Những cuộc dạo chơi của chúa ở

Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ
-Tìm thu vật "Phụng thủ" thực chất
là cướp đoạt những của quý trong
thiên hạ.
Những cuộc dạo chơi diễn ra
thường xuyên: mỗi tháng ba bốn
lần, huy động rất đông ng]ười hầu
hạ , bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng
và tốn kém..

Tác giả miêu tả kĩ công phu việc đưa một
cây đa cổ thụ, phải một “cơ binh” mới
khiêng nổi...
H. Em hãy nhận xét về nghệ thuật được
tác giả sử dụng trong đoạn này? Tác
dụng?
Yêu cầu HĐ nhóm theo bàn (2 phút)

- Nghệ thuật: Các sự việc đều cụ
thể, chân thực và khách quan,
không xen lời bình, có liệt kê và
miêu tả tỉ mỉ .

Đại diện nhóm báo cáo
TaiLieu.VN

Page 9


HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận.

H. Qua đó em hiểu gì về cách sống của
vua chúa thời kì này?

-> Vua chúa chỉ lo ăn chơi xa xỉ,
không chăm lo đến việc nước.

(?) Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này
tác giả lại nói: “ kẻ thức giả biết đó là
triệu bất tường”(dấu hiệu không lành,
điềm gở)?

-> Báo hiệu sự suy vong tất yếu của
một triều đại.

( SGV:64)
2. Những thủ đoạn nhiễu dân của
bọn quan lại
- Học sinh theo dõi đoạn còn lại trong
SGK
H. Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa
đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn
nào?
(Bọn chúng dò xem nhà nào có chậu
hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì
biên ngay hai chữ “ phụng thủ” vào. Đêm
đến, sai tay chân đem lính đến lấy phăng
đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung
phụng để doạ lấy tiền…)
- Giáo viên chốt: Đây là điều hết sức vô
lí và bất công. Bọn hoạn quan vừa vơ vét

để ních đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn
cán trong việc nhà chúa.

->Vừa ăn cắp vừa la làng, còn
người dân của cải mất, tinh thần
căng thẳng.

(?) Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt
câu chuyện của tác giả?

- Tác giả kể lại một sự việc xảy ra
ngay tại gia đình mình: bà mẹ tác
giả phải sai người chặt đi một cây
lê và hai cây lựu quý để tránh tai
hoạ.

GV: Cách dẫn dắt câu chuyện như thế đã
làm tăng sức thuyết phục cho những chi
tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở
trên đồng thời cũng làm cho cách viết

-> Làm tăng sức thuyết phục cho
những chi tiết chân thực, làm cho
cách viết thêm phong phú, sinh
động và thể hiện thái độ của tác giả.

TaiLieu.VN

Page 10



thêm sinh động, phong phú. Cảm xúc của
tác giả ( thái độ bất bình, phê phán) cũng
được gửi gắm một cách kín đáo.
H.Từ đó tác giả nhận ra sự thật nào trong
phủ chúa Trịnh?

-> Vua nào tôi ấy, tham lam lộng
hành mặc sức vơ vét của nhân dân.

*HĐ5: Tổng kết rút ra ghi nhớ.

IV/ Ghi nhớ (sgk- t63)

- Mục tiêu : Khái quát lại nội dung và
kiến thức của toàn bài .

- Nội dung
- Nghệ thuật

Giáo viên hệ thống kiến thức
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
Yêu cầu HS về nhà học.
*HĐ6: Hướng dẫn luyện tập

V/ Luyện tập:

Học sinh liên hệ với bài học viết một
đoạn văn ngắn trình bày những điều nhận
thức được về tình trạng đất nước ta thời

vua Lê- chúa Trịnh.

4. Củng cố. 1’
H. Thế nào là sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ?
- GV chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản của tiết học.
5. HDHS học bài ở nhà. 2’
- Học để nắm vững ghi nhớ, xem lại cách giải các bài tập. Làm bài tập 4
- Soạn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh theo câu hỏi Đọc – hiểu văn bản

TaiLieu.VN

Page 11



×