Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 3: Xưng hô trong hội thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.06 KB, 3 trang )

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng
Việt.
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
- Phân tích để thấy rõ quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ
1. Gv:bảng phụ, soạn giáo án
2. Hs: chuẩn bị bài
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ ? Quan hệ giữa PCHT và Tình huống giao tiếp
? Việc không tuân thủ các PCHT do những ng.nhân nào
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Từ ngữ xưng hô và việc sử
dụng từ ngữ xưng hô

I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ
ngữ xưng hô.

? Tìm một số từ ngữ dùng để xưng hô
trong tiếng việt và cho biết cách dùng
những từ ngữ đó.



1.Bài tập tìm hiểu:

TaiLieu.VN

- Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong
tiếng việt: Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi,
chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mày, mi,
nó, hắn, gã, chúng mày, chúng nó, họ,anh,
em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy,
Page 1


chị ấy, anh ấy, cô ấy…
- Cách dùng:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao… chúng tôi,
chúng tao…
+ Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày
+ Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ
+ Suồng sã: mày, tao…
+ Thân mật: anh, chị, em…
+ Trang trọng: quý ông, quý bà, quý cô,
quý vị….
- Tìm hiểu các đoạn trích
- Yêu cầu hs đọc, tìm hiểu hai đoạn trích
trong sgk và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai
đoạn trích sgk.
+Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô
của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích

(a) và đoạn trích (b).
+ Giải thích sự thay đổi xưng hô đó.

+ Trong đoạn trích thứ nhất, từ ngữ xưng
hô: em, anh, ta, chú mày
+ Phân tích:
Đoạn thứ nhất: khi Dế Choắt nói với Dế
Mèn, Dế Choắt xưng hô là em -anh; còn
Mèn xưng hô là : Ta- chú mày.
=> Đây là cách xưng hô bất bình đẳng của
một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp
hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị
thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
Nhưng trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô
thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng
(tôi- anh), không ai thấy mình thấp hơn hay
cao hơn người đối thoại.
- Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì
tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai
nhân vật không còn như trong đoạn trích
thứ nhất nữa. Dế Mèn thì không còn ngạo
mạn, hách dịch vì đã nhận ra tội ác của
mình ; còn Dế Choắt không còn coi mình
là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn
nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng
trối với tư cách là một người bạn.
2. Ghi nhớ:
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng

TaiLieu.VN


Page 2


hô phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu
cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và
các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp
để xưng hô cho thích hợp.
- Qua phần tìm hiểu trên, rút ra bài học gì?

- Biết lựa chọn từ ngữ xưng hô một cách
thích hợp, hợp lí là thể hiện một nhân cách
văn hoá.
II. Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK
(tham khảo sách GV)

Hoạt động 3: Luyện tập
4. Củng cố: GV củng cố nội dung bài học
5. Hướng dẫn học bài
- Học bài cũ và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Cách dẫn trực tiếp……..gián tiếp.

TaiLieu.VN

Page 3




×