Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xây dựng cấu hình máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 19 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

HỌC PHẦN: BẢO TRÌ HỆ THỐNG
BÀI TẬP LỚN:
XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:
Hoàng Gia Huy – 1705HTTC017

Hà Nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1..........................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH..............................2
1.1.

Tổng quan về linh kiện máy tính...........................................................2

1.1.1.

Giá cả...............................................................................................2

1.1.2.

CPU (Central Processing Unit) – Bộ vi xử lý.................................2

1.1.3.

Mainboard – Bo mạch chủ..............................................................3



1.1.4.

PSU (Power Supply Unit) – Bộ nguồn............................................4

1.1.5.

RAM – Bộ nhớ đệm........................................................................5

1.1.6.

VGA (Video Graphics Adapter) – Card đồ họa...............................6

1.1.7.

Một số chi tiết khác.........................................................................7

1.2.

Những lưu ý khi lựa chọn linh kiện máy tính........................................9

1.2.1.

PSU (Power Supply Unit) – Bộ nguồn............................................9

1.2.2.

Case...............................................................................................10

1.2.3.


Ổ cứng...........................................................................................10

CHƯƠNG 2........................................................................................................11
XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH.............................................................11
2.1.

Xây dựng cấu hình máy tính chơi game..............................................11

CHƯƠNG 3........................................................................................................16
KẾT LUẬN........................................................................................................16


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nhu cầu sử dụng máy tính của đa phần mọi người thuộc mọi
tầng lớp và mọi lứa tuổi trên thế giới đang ngày một gia tăng. Ở ngay nước ta
cũng không hề ngoại lệ. Nhu cầu, mục đích sử dụng máy tính của mỗi người là
khác nhau tuy nhiên khi một người cần sở hữu một chiếc máy tính có lẽ chỉ với
ba mục đích chính đó là: học tập, làm việc và giải trí.
Với mỗi nhu cầu sử dụng ta lại có những cách xây dựng cấu hình riêng
phù hợp với từng loại. Cùng với đó sẽ là khoản chi phí phù hợp mà bạn sẽ chỉ
cần phải bỏ ra với từng loại. Nhắc đến vấn đề chi phí cũng là một vấn đề đáng
quan tâm. Bởi lẽ hiện nay có rất nhiều người không biết chi tiêu hợp lý để xây
dựng được một cấu hình phù hợp với nhu cầu của mình. Thay vào đó là việc lựa
chọn không hợp lý dẫn đến thiếu phù hợp.
Chính vì lý do trên, tôi đã chọn đề tài này với mục đích giúp mọi người
hiểu rõ hơn về cách xây dựng cấu hình máy tính sao cho phù hợp với nhu cầu
của mình nhất mà lại chỉ phải chi số tiền ít hơn so với việc bạn phải bỏ ra một
khoản chi phí không nên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo giảng viên Nguyễn Năng Thành đã

giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm đề tài này.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH
1.1.

Tổng quan về linh kiện máy tính

1.1.1.

Giá cả

Không phải bất kì linh kiện gì mà điều đầ tiên chúng ta nên nghĩ đến khi
định xây dựng một cấu hình máy tính cho riêng mình đó chính là ngân
sách bạn sẽ phải bỏ ra cho nó. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá
nhân bởi mỗi người khi xây dựng cấu hình máy tính đều sẽ có những mục
đích và sở thích khác nhau. Nếu bạn chỉ cần chơi game với những yêu cầu
đồ họa “thông thường” không cần cao siêu thì một chiếc máy tính với tầm
giá từ 10 – 15 triệu là đủ nhưng nếu bạn muốn chơi Ultra setting, hay
những lĩnh vực đồ họa cao thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Thêm nữa, việc cân bằng ngân sách khi chọn mua các linh kiện cũng là
một vấn đề quan trọng cần phải để ý. Bạn không thể bỏ quá nhiều tiền vào
VGA nhưng quên mất rằng còn đó những Mainboard hay bộ nguồn được.
1.1.2.

CPU (Central Processing Unit) – Bộ vi xử lý


Với CPU, sẽ có vài thông tin quan trọng luôn luôn phải để ý đến và cũng
là một trong những thước đo đánh giá xem máy tính của bạn chạy có
mạnh và hiệu quả không:
- Core: CPU hiện nay trên thị trường có thể tạm chia ra làm 4 loại phổ
biến: 2 nhân, 4 nhân, 6 nhân và 8 nhân. Tất nhiên là số nhân càng cao
thì CPU càng mạnh nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn so sánh các CPU
cùng dòng. Ví dụ như chip i7 6 nhân của Intel vẫn mạnh hơn FX 8
nhân của AMD như thường. Thêm một điều quan trọng nữa là với số
nhân càng cao thì hiệu suất làm việc đạt được cũng theo đó mà tăng,
nhưng liệu bạn có cần dùng đến hiệu năng cao tới vậy không? Theo cá
2


nhân tôi, với Intel (chip phổ biến và khuyên dùng) thì chỉ cần 4 nhân là
có thể học hành và giải trí thoải mái.
- Xung nhịp: Tất nhiên là xung nhịp càng cao thì vòng xoay làm việc
của máy tính càng tốt. Nhưng cũng tương tự như số nhân, xung nhịp
chỉ nên so sánh bởi các chip cùng dòng. Ví dụ Pentium 4 3,0 GHz
đương nhiên kém hơn rất nhiều so với chip i3 1,7 GHz. Lý do là chip
i3 có nhiều số nhân hơn. Một lưu ý thêm với các bạn đó là về số nhân,
mỗi nhân có thể coi như có riêng một xung nhịp, ví dụ chip 2 cores 2
GHz thì mỗi nhân hoạt động đều có xung nhịp là 2 GHz. Nhưng điều
này cũng không hoàn toàn có nghĩa là máy có xung nhịp cao và nhiều
core thì sẽ chạy tốt các phần mềm. Nhiều phần mềm hiện nay vẫn
được thiết kế để chạy đơn luồng (single-threaded) nên nó chỉ tập trung
vào một core của máy tính, dẫn đến việc hiệu suất chạy không tốt. Dù
sao bạn cũng yên tâm, vì ngày nay, các nhà sản xuất phần mềm đều cố
gắng update phần mềm của mình chạy đa luồng (mutil-threaded).
- Cache (bộ nhớ đệm): Đây là phần thứ ba nên được quan tâm mỗi khi
bạn lựa chọn một chip nào đó. Hiện nay, các chip đều phổ biến với

cache có thể từ 3MB đến 8 MB. Tính năng chính của cache thực ra chỉ
hữu ích khi sử dụng với các tác vụ tiêu tốn nhiều băng thông như
encode hay render. Khi mua chip cũng không nên chọn những model
có cache quá thấp (dưới 3 MB), hãy nên chọn tầm 6 MB là ổn.
1.1.3.

Mainboard – Bo mạch chủ

Sau khi chọn được chip ta tiếp tục chọn đến mainboard. Có rất nhiều bạn
luôn chọn linh kiện đầu tiên là Mainboard vì bo mạch chỉ như là một nền
móng của một ngôi nhà và có mòng mới xây lên được. Điều này là đúng
nhưng với cá nhân tôi thì tôi nghĩ nếu chọn được chip trước thì khi chọn
Mainboard sẽ dễ để chọn cổng cắm (socket) cho chip hơn, tiện cho việc
nâng cấp máy sau này.

3


- Chipset: Chipset là phần quan trọng bậc nhất trong Mainboard, điều
này cũng không có nghĩa là các bộ phận khác không quan trọng. Giải
thích đơn giản thì để CPU, RAM, VGA hay các thiết bị ngoại vi khác
truyền dữ liệu thông suốt với nhau thì phải thông qua chipset. Không
chỉ vậy, chipset còn hỗ trợ các chức năng khác như tích hợp card đồ
họa, âm thanh hay cổng USB 3.0 … và điều quan trọng cuối cùng khi
lựa chọn chipset là bạn phải xem xét xem nó có hỗ trợ CPU mà bạn đã
lựa chọn không.
- Socket: Mỗi Mainboard thường sẽ hỗ trợ cho một số loại chip với cổng
cắm nhất định. Ví dụ hiện nay, các chip của Intel đa số chia ra làm 4
loại socket: LGA2011, LGA1155, LGA1150, LGA1151. Trong 4 loại
này thì LGA1150 và LGA1151 là đời mới nhất và sẽ còn được hỗ trợ

trong thời gian ít nhất vài năm tới nên nếu bạn muốn xây dựng cấu
hình máy tính ngay bây giờ thì nên chọn một trong hai loại này, còn
nếu bạn muốn giữ cẩm nang này để giành tiền về sau này thì nên lưu ý
về các loại socket mới mà Intel cung cấp, công nghệ tiên tiến nên bây
giờ lỗi thời là điều tất yếu. Còn với AMD thì hiện giờ sử dụng cổng
AM3+ và AM4 là tốt nhất.
- RAM: Các loại bộ nhớ RAM được sử dụng trên bo mạch chủ hầu hết
đã bao gồm chuẩn công nghệ, tốc độ bus hay số khe cắm cho phép.
Vấn đề còn lại khi lựa chọn chủ yếu là xem xét tốc độ hỗ trợ của Main
đến đâu, xung nhịp là bao nhiêu. Ví dụ như MSI B150M Mortar có
khe cắm DDR4 2133 MHz là qua tốt rất được nhiều bạn ưa chuộng.
1.1.4.

PSU (Power Supply Unit) – Bộ nguồn

PSU hay Power Supply Unit hay bộ nguồn là trái tim của máy tính. Bộ
nguồn vô cùng quan trọng vì công suất hoạt động của nó thừa thì sẽ gây
tình trạng tốn điện còn thiếu thì lại gây ra tình trạng sập nguồn, đôi khi là
cả hư hỏng linh kiện và chắc chắn là trái tim mà không bơm máu đầy đủ
cho cơ thể thì sẽ không ổn chút nào.
4


- Công suất: Xem đến bộ nguồn thì đầu tiên phải ngó qua xem nó chạy
được công suất là bao nhiêu. Công suất phải đáp ứng đủ hiệu suất chạy
của các linh kiện, ngốn nhất là card đồ họa và ngốn thứ hai chính là
chip. Khi chọn chip và VGA thì bạn nên xem hiệu năng cần dùng đến
là bao nhiêu, càng tiết kiệm điện thì giá cả mà bạn phải bỏ vào PSU lại
càng rẻ. Hiện nay xu hướng các card đồ họa và CPU đêì tận dụng tối
đa khả năng tiết kiệm điện nên việc chọn công suất nguồn theo mình là

tầm 500W trở lên với các máy xây dựng cấu hình máy tính chơi game
dùng card đồ họa tầm trung và tầm 600W trở lên nếu sử dụng các dòng
card cao cấp, hoạt động nhiều.
- Thương hiệu: Thương hiệu và các chứng chỉ cho bộ nguồn cũng quan
trọng không kém sau khi nhìn qua công suất. Để trái tim khỏe mạnh,
bạn cần biết là trái tim này có xịn hay không. Nếu vào những loại kém
chất lượng thì thực sự không chỉ tiền mất mà còn dẫn đến việc hư hỏng
các thiết bị, linh kiện bên trong. Khi chọn PSU bạn hãy để ý đến chứng
chỉ 80 Plus của nguồn. Chứng chỉ này kiểm tra xem bộ nguồn của bạn
có đạt 80% hoặc hơn khi sử dụng ở mức 10, 20, 50 và 100% hiệu suất
của nó. Sẽ có năm mức được cấp theo chứng chỉ này, bao gồm:
Bronze, Silver, Gold, Platinum, Titanium. Nhìn chung một khi đã nhận
được chứng chỉ này thì dùng Bronze cũng khá đủ và vừa với túi tiền
của bạn. Thêm nữa hay nên chọn một số hãng sản xuất PSU uy tín
như: Acbel, Cooler Master, Seasonic, Thermaltek… Và tuyệt đối tránh
xa những mặt hàng giá rẻ của những hãng không tên tuổi.
1.1.5.

RAM – Bộ nhớ đệm

RAM hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, có nhiệm vụ giúp bạn
truy cập vào các phần mềm, tựa game máy tính một cách nhanh chóng, hỗ
trợ chạy đa tác vụ cùng một lúc mà không bị trễ. Chính vì thế, bạn cần
phải đảm bảo cho hệ thống của mình có đủ dung lượng RAM để có thể
truy cập vào bất kỳ phần mềm nào. Nếu bạn có một ngân sách hạn chế,
một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ hệ thống nào có ổ cứng là bộ nhớ Intel®
5


Optane ™. Đó là một cách tuyệt vời để tăng tốc hệ thống của bạn! Hiện

tại, với dung lượng 8 GB RAM là đã có thể đáp ứng tốt để bạn thực hiện
các tác vụ đa nhiệm thông thường, tuy nhiên nếu muốn trải nghiệm những
tựa game hàng đầu, bạn cần trang bị RAM có dung lượng tối thiểu từ 16
GB trở lên cho chiếc máy tính của mình. Tùy thuộc vào cấu hình bo mạch
chủ trên PC của bạn, các hệ thống thường hỗ trợ tối đa 64 GB RAM. Đặc
biệt, nền tảng X299 của Intel hỗ trợ tới 128 GB.
1.1.6.

VGA (Video Graphics Adapter) – Card đồ họa

Có hai loại card đồ họa đang được sử dụng trên máy tính bao gồm card
được tích hợp (onboard) và card VGA rời. Card đồ họa tích hợp đã được
cải thiện qua nhiều năm như Intel® Iris® Plus. Gần đây Intel đã hợp tác
với AMD® Radeon ™ để phát triển bộ xử lý Intel® Core ™ i5 / i7 thế hệ
thứ 8 tích hợp card màn hình Radeon ™ RX Vega M Graphics. Giải pháp
tích hợp này giúp cung cấp hiệu năng đồ họa tốt hơn khi thực hiện các tác
vụ nặng như:
 Xem phim ở định dạng HD / 4K
 Chỉnh sửa ảnh / video
 Trải nghiệm các tựa game phổ biến hiện nay với tốc độ khung hình
cao.
Trong khi đó, “card đồ họa rời” (card đồ họa được sản xuất bởi Nvidia
hoặc AMD) là thành phần quan trọng mà bất kỳ game thủ cũng đều phải
trang bị nếu muốn trải nghiệm các tựa game đỉnh cao. Card đồ họa rời bao
gồm bộ xử lý đồ họa tích hợp (GPU), có nhiệm vụ xử lý tín hiệu video,
thực hiện các phép tính phức tạp để chuyển đổi dữ liệu nhị phân thành đồ
họa được hiển thị trên màn hình mà bạn thấy trong trò chơi.
Khi lựa chọn GPU, yếu tố để đánh giá hiệu suất của nó chính là tốc độ
khung hình. Tốc độ khung hình cho bạn biết được tốc độ hình ảnh được
làm tươi trên màn hình nhanh như thế nào để tạo ra chuyển động và chất

6


lượng đồ họa tổng thể. Tốc độ khung hình được đo bằng số khung hình
trên mỗi giây (FPS). FPS càng cao, trải nghiệm chơi trò chơi của bạn càng
tốt. Thông thường, nếu tốc độ khung hình thấp hơn 60 fps sẽ xảy ra hiện
tượng giật lag khiến các game thủ khó chịu khi chơi game. Còn nếu tốc độ
đạt từ 90 fps trở lên thì bạn đã có thể chơi các tựa game thực tế ảo rồi đấy.
Bạn có thể dựa trên tốc độ FPS để đánh giá một card đồ họa tốt hay
không, dĩ nhiên nó còn phải phụ thuộc vào các phần cứng khác bao gồm
bo mạch chủ, đơn vị cung cấp điện (PSU), RAM hay CPU. Ngoài ra, bạn
nên tham khảo thêm đánh giá hiệu năng từ các trang web công nghệ của
card đồ họa để có thêm những thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn card đồ
họa phù hợp nhất.
1.1.7.

Một số chi tiết khác

Để hoàn thành việc xây dựng cấu hình máy tính thì chúng ta hãy điểm
mặt một số thành phần không thể thiếu nhưng cũng không cần phải tìm
hiểu sâu sau đây:
- Cooler (tản nhiệt): Bất kỳ PC hay máy tính chơi game cao cấp nào khi
thực hiện các tác vụ nặng cũng sẽ tạo ra rất nhiều nhiệt. Một số CPU
trang bị đi kèm với quạt tản nhiệt nhưng một số lại không có. Do đó,
bạn cần phải trang bị hệ thống làm mát bên thứ ba. Thông thường, các
card đồ họa đều được tích hợp thêm quạt tản nhiệt riêng để làm giảm
nhiệt độ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, các bộ case PC hiện nay
thường được trang bị sẵn quạt tản nhiệt. Hệ thống làm mát này có thể
đáp ứng tốt đối với máy tính thông thường, tuy nhiên nếu bạn quan
tâm đến việc ép xung CPU, muốn được trải nghiệm các tựa game đỉnh

cao, bạn sẽ phải cần đến một hệ thống làm mát chuyên nghiệp hơn.

7


Có hai loại hệ thống làm mát được nhiều người sử dụng hiện nay là tản
nhiệt khí và tản nhiệt chất lỏng. Hệ thống làm mát không khí có ưu
điểm tiết kiệm chi phí hơn và dễ dàng lắp đặt, trong khi đó hệ thống
làm mát bằng chất lỏng tản nhiệt tốt hơn nhưng lại có mức giá đắt
cũng như quá trình lắp ráp phức tạp hơn. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra
CPU và kích thước của case phù hợp với loại tản nhiệt nào.
- Case: Lựa chọn case bảo vệ cũng là một quyết định quan trọng vì
chúng có nhiều kiểu dánh, kích cỡ khác nhau để bạn có thể tự cá nhân
hóa theo sở thích quan trọng của mình. Có nhiều điều cần lưu ý khi
bạn chọn mua case máy tính. Đầu tiên, hãy kiểm tra các phần cứng mà
bạn chuẩn bị lắp đặt, xem chúng có phù hợp với case hay không? Có
không gian bổ sung thêm nhiều ổ cứng hơn không? Case có chứa được
thêm hệ thống làm mát hay quạt tản nhiệt không? Khả năng quản lý hệ
thống dây cáp? Bạn sẽ cần phải xem xét những điều này khi bạn chọn
case máy tính cho mình đồng thời kiểm tra nó có tương thích với bo
mạch chủ hay không.

- Ổ cứng lưu trữ (HDD/SSD): Một thành phần không thể thiếu khác khi
build PC đó chính là ổ cứng lưu trữ. Hiện tại, có 2 loại ổ cứng chính là
SSD và HDD. Thông thường, một máy tính chơi game hiệu suất cao
được trang bị ổ cứng SSD để tăng tốc độ load trò chơi nhanh hơn và
cho thời gian phản hồi gần như ngay lập tức. SSD hiện nay có hai giao
thức dưới dạng SATA hoặc NVMe. SATA là một giao thức cũ hơn với
hiệu năng ổn định, trong khi đó NVMe mới hơn và sử dụng các cổng
giao tiếp PCI Express để tăng băng thông. NVMe cũng có độ trễ thấp

hơn SATA có nghĩa là nó có thời gian đáp ứng nhanh hơn. Ổ cứng
NVMe tốt nhất của Intel là 900P, có tốc độ đọc liên tục lên đến
2500MB/s, còn SSD SATA có thể đọc tối đa 560MB/s.

8


Một cấu hình phổ biến hiện nay được rất nhiều người dùng trang bị
trên PC đó chính là sử dụng một ổ cứng SSD dung lượng thấp cùng
với một ổ cứng HDD. Sự kết hợp này giúp bạn vừa có được thời gian
tải ứng dụng nhanh, hiệu suất cao, vừa đảm bảo được dung lượng lưu
trữ, giúp tối ưu chi phí hiệu quả.
- Gaming gear: Sở thích cá nhân là yếu tố chính cần xem xét khi mua
sắm gaming gear. Chính vì lý do này, mình khuyên bạn nên trực tiếp
tới cửa hàng máy tính gần nhất để kiểm tra trước khi quyết định
mua. Gaming gear bao gồm tai nghe, bàn phím, chuột,… đối với
những bạn muốn tạo sự nổi bật cho chiếc PC của mình sẽ bổ sung các
tính năng như thêm phím bấm chuyên dụng, tùy chỉnh bằng phần mềm
và hệ thống đèn nền backlit đầy màu sắc.
1.2.

Những lưu ý khi lựa chọn linh kiện máy tính

1.2.1.

PSU (Power Supply Unit) – Bộ nguồn

Nguồn là một trong những thiết bị cực quan trọng và ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động và sự ổn đinh của máy. Trong máy tính, PSU (Power
Supply Unit) là bộ phận quản lý, phân chia nguồn điện đến các linh kiện

khác trong máy. Tuy nhiên, điều lạ là người dùng thường coi đây là một
linh kiện không quan trọng và cực kỳ tùy tiện khi lựa chọn chúng. Đặc
biệt là với những người có kinh phí hạn chế, nguồn thường thành phần
được chọn "càng rẻ càng tốt" để giảm giá tiền cho toàn hệ thống.
Tuy nhiên, đây là một quyết định cực kỳ sai lầm và chắc chắn sẽ khiến
bạn hối hận rất nhiều trong quá trình sử dụng máy tính. Một bộ nguồn có
công suất thấp sẽ không thể đáp ứng đủ điện cho các linh kiện trong máy
và khiến cho chúng không thể hoạt động bình thường. Một bộ nguồn rẻ
9


tiền, xuất xứ không rõ ràng, chất lượng kém sẽ làm máy của bạn hoạt
động kém hiệu quả hoặc tệ hơn là gây ra hỏng hóc. Việc bạn vĩnh viễn
chia tay chiếc máy tính thân yêu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
1.2.2.

Case

Cũng giống như nguồn, Case (vỏ) máy là một yếu tố không được nhiều
người quan tâm khi lựa chọn máy. Đa phần người dùng chỉ coi đây là
"hình thức bề ngoài" đơn thuần của các thiết bị bên trong. Do vậy, để tiết
kiệm chi phí, nhiều người thường lựa chọn các mẫu case rẻ tiền nhất,
thậm chí chấp nhận "hàng nhái" để giảm thiểu chi phí.
Nói chung, tác hại của một cái case "lởm" không rõ ràng như là nguồn.
Nó gây tác hại từ từ, khó nhận ra và thường bị kết luận nhầm với hỏng
hóc của các thiết bị khác. Đương nhiên, vỏ máy tính (case) ít khi dở
chứng nhưng tác hại nó gây thì thường không nhỏ chút nào.
Một chiếc case "lởm" ngoài việc làm máy của bạn trông không hợp thẩm
mỹ thì nó còn có thể tạo ra những rắc rối lớn hơn nhiều. Hãy tưởng tượng
một chiếc case thiết kế không đúng tiêu chuẩn sẽ khiến cho quạt tản nhiệt

hoạt động không hiệu quả. Kết quả là các loại linh kiện cứ thế mà nóng
lên trong quá trình hoạt động (do không thoát được nhiệt) và tệ nhất là dẫn
đến cháy, nổ?
Thật ra, giá của một chiếc case chính hãng và có chất lượng cũng không
quá đắt và không nên tiết kiệm tiền bằng việc chọn case "đểu".
1.2.3.

Ổ cứng

Nhiều người đọc đến đây sẽ phản đổi mạnh mẽ bởi ổ cứng luôn là một
phần quan trọng khi người dùng lựa chọn cấu hình máy tính. Tuy nhiên,
đa phần người dùng mới thường chỉ chú ý đến dung lượng của ổ cứng mà
quên đi các yếu tố khác.
Đây là sai lầm của hầu hết những người mua máy tính lần đầu chứ không
hề hiếm gặp. Rõ ràng, mức giá chênh lệnh tương đối lớn giữa các tốc độ
của ổ cứng khiến cho những người có kinh phí hạn chế cân nhắc. Một
nguyên nhân nữa của việc này chính là tốc độ ổ cứng nhìn khá... khó hiểu
khiến cho người mới mua không mấy quan tâm.
Việc chọn ổ cứng chậm ngoài việc làm chậm quá trình đọc ghi dữ liệu của
bạn nó còn làm giảm đáng kể tốc độ làm việc chung của hệ thống (do quá
trình truy xuất dữ liệu chậm chạp). Vì vậy, hãy chọn ổ cứng có tốc độ tối

10


thiểu 7200rpm. Nếu cần, hãy giảm dung lượng chứ đừng giảm tốc độ để
rồi hối hận.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH
2.1.


Xây dựng cấu hình máy tính chơi game

Đối với việc xây dựng một cấu hình máy tính để chơi game thì sự lựa
chọn cũng khá là đã dạng, trong bài này mình sẽ xây dựng cho các bạn một cấu
hình cũng khá là phù hợp cho việc chơi game nặng. Và tổng giá trị của cấu hình
này sẽ khá là bất ngờ.
Đầu tiên chúng ta sẽ đi đến với việc lựa chọn CPU, với việc yêu cầu các
tác vụ mạnh mẽ mình sẽ lựa chọn CPU Intel Core i7 8700 3.2Ghz Turbo Up to
4.6Ghz / 12MB / 6 Cores, 12 Threads / Socket 1151 v2 (Coffee Lake)

Với con chip này thì bạn có thể thừa sức sử dụng các tác vụ thường ngày cũng
như chiến game max setting mà không hề giật lag. Giá của chiếc CPU này hiện
tại đang là: 8.299.000 VNĐ tại HanoiComputer.
Tiếp đến chúng ta sẽ lựa chọn chiếc Mainboard phù hợp với chiếc CPU
này mình sẽ lựa chọn MAINBOARD ASUS ROG STRIX B360-F GAMING

11


Chiếc Mainboard hiện tại đang có giá thành khá là hợp lý và cùng với đó là chất
lượng cũng cực kì ổn. Đây là một chiếc Mainboard đến từ nhà ASUS lại là dòng
hỗ trợ Gaming nên chắc chắn chất lượng của nó cũng không phải bàn cãi. Giá
của chiếc Mainboard hiện nay là: 3.099.000 VNĐ tại HanoiComputer.
Tiếp đến là sự lựa chọn về VGA vì là một chiếc máy tính thiên về chơi
game nên mình sẽ lựa chọn chiếc CARD ASUS ROG STRIX RTX 2070-A8G
GAMING

Với chiếc Card cũng đến từ nhà ASUS Gaming này thì có thể đảm bảo tính thích
ứng với chiếc Mainboard cũng như việc xử lí đồ họa nặng mượt mà cho bạn.

Giá của chiếc Card hiện tại là: 16.690.000 VNĐ tại HanoiComputer.
Tiếp đến sẽ là RAM, mình sẽ lựa chọn Gskill Trident Z RGB
16GB/3000 (2x8GB) F4-3000C16D-16GTZR với dung lượng khủng lên đến
16GB thì trải nghiệm thực tế rất tuyệt cùng với đó nó cũng trang bị bộ đèn led
làm bộ PC của chúng ta khá nổi bật.
12


Giá thành hiện tại của chiếc RAM là: 3.290.000 VNĐ tại HanoiComputer
Sau RAM chúng ta sẽ đến với ổ cứng, vì là tác vụ chơi game nặng nên
mình sẽ lựa chọn chiếc SSD WD Blue 500GB Sata3 2.5" (Doc 560MB/s, Ghi
530MB/s) - WDS500G2B0A

vì là tác vụ nặng nên có lẽ với chiếc SSD này là đủ nếu thiếu bạn cũng có thể
nâng cấp thêm sau. Hiện tại giá thành của sản phẩm này là: 1.899.000 VNĐ tại
HanoiComputer.
Xong CPU, Mainboard, VGA thì chúng ta không thể không nhắc đến
PSU. Với cấu hình như trên mình lựa chọn bộ nguồn FSP Power Supply
HYDRO PTM Series HPT750M - Active PFC - 92 Plus Platinum - Full
Modular - Micro ATX

13


Với giá thành khá cao, nhưng bù lại với chứng nhận 80 Plus Platinum sẽ cung
cấp nguồn điện chuẩn cho PC của bạn. Giá hiện tại của sản phầm là: 3.699.000
VNĐ tại HanoiComputer
Để chứa chứa bộ PC này mình sẽ dùng bộ Case Corsair Carbide Series
275R Tempered Glass Mid-Tower Gaming White


Mức giá hiện tại của bộ Case này là: 1.890.000 VNĐ tại HanoiComputer
Không thể thiếu mỗi khi xây dựng cấu hình máy tính gaming đó chính là
bộ tản nhiệt ở đây mình sẽ lựa chọn bộ Tản nhiệt NZXT Kraken X52 RGB
đặc biệt bộ tản nhiệt có tích hợp hệ thống đèn giúp PC của bạn nổi bật hơn.

14


Giá của sản phẩm này hiện tại là: 3.999.000 VNĐ tại HanoiComputer
Và để hoàn thành việc xây dựng cấu hình này mình sẽ lựa chọn màn hình
Màn hình HKC 21,5"M21A6 LED cho trải nghiệm hình ảnh sắc nét và sống
động

Giá của sản phẩm hiện nay là: 2.299.000 VNĐ tại HanoiComputer
Cùng với đó là 1 bộ Corsair Essential Gaming Bundle

Giá thành của sản phẩm hiện nay là: 2.599.000 VNĐ tại HanoiComputer
Một bàn di chuột Mousepad Custom Comics Avengers Icon 800x300mm và
Tay game có dây Logitech F310

15


Hai sản phẩm có giá: 698.000 VNĐ tại HanoiComputer
Tổng giá trị của bộ Gaming này là: 44.762.000 VNĐ. Số tiền khá là phù hợp đối
với những ai muốn sở hữu một dàn PC chiến mọi tựa game.

16



CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
Qua những chia sẻ về kinh nghiệm cũng như những thông tin mà tôi có
được mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc chọn lựa linh kiện máy
tính sao cho phù hợp. Nếu như bạn không thích việc xây dựng cấu hình máy tính
như trên thì bạn cũng có thể tìm hiểu trên các trang bán linh kiện máy tính uy tín
như HanoiComputer, Anphat, TNCStore…

17



×