Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Công văn hướng dẫn công tác bồi dưỡngg hè 2009 cho CBQL-GV Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.88 KB, 9 trang )

UBND TNH LÂM   N G
S  GIÁO D  C VÀ  À O
T  O
S: 781/SGD T- TCCB
V/v: Trin khai k hoch bi
d  ng cho CBQL và giáo viên
ngành giáo dc nm 2009.
C  NG HOÀ XÃ H I CH  NGHA VI T
NAM
  c lp - T  do - Hnh phúc
à Lt, ngày 06 tháng 7 nm 2009
Kính gởi: - Các phòng GD& ĐT
- Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội, Chỉ thị số 40-
CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục (CBQLGD), Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị về
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục;
Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2008-2009; Sở Giáo
dục - Đào tạo (GD-ĐT) hướng dẫn kế hoạch và nội dung bồi dưỡng CBQLGD, giáo
viên và nhân viên ngành giáo dục trong năm 2009.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
1. Mục tiêu:
1.1 Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng
cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và CBQL
1.2 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009-2010. Đặc biệt là các môn
ngoại ngữ, văn, địa, sử, công dân.
1.3 Nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho đội ngũ CBQL các bậc học từ


Mầm non đến THPT.
1.4 Đảm bảo 100% CBQLGD, giáo viên và nhân viên toàn ngành tham gia đầy
đủ các nội dung, loại hình bồi dưỡng trong hè 2009 một cách có chất lượng theo kế
hoạch hướng dẫn của Sở GD-ĐT
1.5 Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng, kết hợp bồi dưỡng về nội dung với bồi
dưỡng về phương pháp, sử dụng thiết bị dạy học. Kết hợp bồi dưỡng trong hè, bồi
dưỡng trong năm học, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, hội thi và tự bồi dưỡng của cán
bộ, giáo viên; tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy…
1
2. Đối tượng và thời gian bồi dưỡng:
2.1 Đối tượng bồi dưỡng: Tất cả CBQLGD, giáo viên và nhân viên thuộc ngành giáo
dục-đào tạo.
2.2 Thời gian bồi dưỡng:
Bồi dưỡng hè vào tháng 7 và tháng 8/2009. Bồi dưỡng trong năm học theo kế
hoạch của các phòng ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và các
đơn vị trực thuộc.
II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
Căn cứ các văn bản: Thông báo 242-TB/TW ngày 15/04/2009 về Thông báo
kết luận của BCT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 ( khóa VIII), phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.Văn bản số 75-HD/BTGTW ngày
18/06/2009 hướng dẫn thực hiện thông báo kết luận của Bộ chính trị; Văn bản số 88-
NQ/BCSĐ của Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện kết luận của Bộ chính trị về việc tiếp
tục thực hiện NQTW2(khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến
năm 2020. Văn bản 421/KH-BGD ngày 29/06/2009 về kế hoạch BDCBQL, GV tiểu
học; Văn bản 4994/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 17/06/2009 về hướng dẫn bồi dưỡng
hè cho GV, CBQLGD cấp THPT; Văn bản 4927/BGDĐT-NGCBQLGD ngày
16/06/2009 về tổ chức các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo chương
trình liên kết VN- Singapore năm 2009. Các văn bản hướng dẫn của các phòng ban
chuyên môn về bồi dưỡng hè.
1. Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị:

1.1. Đối tượng: CBQLGD, giáo viên và nhân viên toàn ngành.
1.2. Nội dung bao gồm 3 nội dung chính:
- Tổ chức học tập quán triệt thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày
15/04/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện NQ TW 2 (khoá VIII), phương
hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020. Chương trình hành động của Bộ
GD-ĐT thực hiện thông báo kết luận của BCT.
- Tổ chức phổ biến các chuyên đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; về tình
hình kinh tế - xã hội địa phương, tình hình thời sự có liên quan;
- Học tập QĐ 16 về những quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo và
CBQLGD gắn với học tập các nội dung cuộc vận động xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực, cuộc vận động “ 2 không” với nội dung “ 5 có” của giáo dục
Lâm Đồng và cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”.
* Các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc chủ động làm việc với Ban
tuyên giáo các huyện, thị xã, thành phố để triển khai cụ thể các nội dung đã nêu.
1.3. Thời gian: Bố trí trong tháng 7 và tháng 8/2009
2. Bồi dưỡng cán bộ quản lý
2.1 Nội dung:
- Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 – 2010.
2
- Các yêu cầu về đổi mới quản lý giáo dục, tài chính và thực hiện “3 công khai,
4 kiểm tra”. Các chuyên đề mới về quản lý trường học.
- Các nội dung về kiểm định , đánh giá trường học của các cấp học. Triển khai
công tác kiểm định, đánh giá trường học năm học 2009-2010.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Ôn tập cho CBQL về Chương
trình giáo dục của Intel.
* Tất cả các nội dung trên phải được thực hiện trong các lớp BDCBQL
2.2 Tổ chức thực hiện
2.2.1- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho toàn thể
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường từ mầm non, tiểu học, THCS.

- Hình thức bồi dưỡng: tập trung 1, 2 lớp tại ĐaLat ( tùy theo số lượng)
- Phân công trách nhiệm:
Lớp CBQL Mầm non do phòng MN chịu trách nhiệm tổ chức tại Thành phố Đà
Lạt dự kiến từ ngày 27/7/2009 đến 30/7/2009
Lớp BDCBQL tiểu học do phòng tiểu học chịu trách nhiệm tổ chức tại Thành
phố Đà Lạt dự kiến từ ngày 27/7/2009 đến 30/7/2009
Lớp BDCBQL THCS do trường CĐSP là đầu mối kết hợp phòng GDTrH chịu
trách nhiệm tổ chức tại Thành phố Đà Lạt dự kiến từ ngày 25/7/2009 đến 30/7/2009.
Phòng TCCB sở có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kế họach bồi dưỡng
,chỉ đạo trường Cao đẳng sư phạm , phối hợp với các Phòng Mầm non, tiểu học,
THPT xây dựng kế họach, nội dung và phân công giảng viên giảng dạy cho CBQL
Mầm non, tiểu học , THCS theo nội dung hướng dẫn của Bộ.
- Đội ngũ giảng viên bao gồm : Lãnh đạo Sở phụ trách cấp học, CBCV phòng
ban Sở, giảng viên trường CĐSP, đội ngũ MT của phòng CNTT và của các phòng
giáo dục, giảng viên mời trường CBQL, các doanh nghiệp, công ty phần mềm dạy
học, quản lý …
- Thời gian hoàn thành trước ngày 10/08/2009.
2.2.2- Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho toàn thể hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng THPT.
Phòng TCCB là đầu mối phối hợp với phòng GDTrH và nhóm giảng viên cốt
cán ( đã được tập huấn tại Việt Nam – Singapore ) tổ chức lớp BDCBQL cấp THPT
theo nội dung hướng dẫn của Bộ GD&ĐT . Tuỳ theo tình hình cụ thể hợp đồng với
Học viện CBQL để giảng dạy lớp đầu tiên. Đội ngũ giảng viên bao gồm : Lãnh đạo Sở
phụ trách cấp học, CBCV phòng ban Sở, đội ngũ MT của phòng CNTT, giảng viên
mời Học viện QL, các doanh nghiệp, công ty phần mềm dạy học, quản lý ….
Thời gian hoàn thành trong tháng 9/2009.
3. Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
3.1- Nội dung cơ bản trọng tâm
- Dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở các bậc học.
- Đánh giá toàn diện kết quả dạy học từng bộ môn trong năm học 2008 – 2009 và

đề ra các biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy
học theo chương trình-sách giáo khoa mới.
3
- Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện, tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp trong trường học.

- Bồi dưỡng kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý.(
phối hợp cùng Intel ).
- Tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học( bảng tương tác , Projecter, các phần
mềm dạy học….) đã được trang bị, đảm bảo tất cả GV phải sử dụng thành thạo các
thiết bị trong các tiết dạy cần sử dụng thiết bị.
- Tổ chức tham quan, giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy giữa các
đơn vị trường học, các huyện-thành và các tỉnh, thành phố khác…
* Các nội dung cơ bản trên cần phải được thực hiện trong tất cả các lớp
bồi dưỡng chuyên môn cho GV các cấp học.
3.2 - Hình thức tổ chức bồi dưỡng
Căn cứ điều kiện của từng địa phương các phòng chuyên môn Sở tổ chức xây
dựng kế hoạch, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các trường lựa chọn hình
thức, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn cấp
tỉnh, cấp huyện thị; thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo theo
đơn vị cụm, trường; Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu;
3.3 Kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của các cấp học:
3.3.1 Giáo dục mầm non:
1 Bồi dưỡng cấp tỉnh :
- Lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cốt cán. Thời gian dự kiến 05 ngày,
từ 27/7/2009 đến 30/7/2009 với các chuyên đề sau:
+ Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em.
+ 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2006 – 2010.
+ Chương trình GDMN
+Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đối với GDMN

2 Bồi dưỡng cấp huyện,thị, TP cho giáo viên mầm non:
- Trên cơ sở được bồi dưỡng các phòng GD&ĐT trách nhiệm xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng cho giáo viên mầm non tại địa phương ; bổ sung thêm một số
chuyên đề: Phòng chống tai nạn thương tích; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức môi
trường cho trẻ hoạt động; Giáo dục phát triển nhận thức; Giáo dục phát triển tình cảm
xã hội cho trẻ mầm non; Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; Đánh giá sự phát triển
của trẻ.
- Thời gian bồi dưỡng: Chia làm 3 giai đoạn:
+. Giai đoạn 1: Do Phòng GD&ĐT tổ chức: 05 ngày từ ngày 02/8/2009 đến
05/8/2009.
+. Giai đoạn 2: Tự bồi dưỡng do các đơn vị trường tổ chức: từ ngày 06/8/2009
đến 09/8/2009.
+. Giai đoạn 3: Thời gian thực hành, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm trong quá
trình triển khai thực hiện các chuyên đề: 03 ngày, trong học kỳ I năm học 2009 –
2010.
4
3.3.2 Giáo dục tiểu học:
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên theo các chuyên đề:
- Chuyên đề 4: Dạy theo chương trình tiểu học mới từ lớp 1 đến lớp 5 ( tiếp
theo )
- Chuyên đề 7: Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo liên quan đến bậc học.
- Chuyên đề 8: Ứng dụng công nghệ thông tin với giáo dục tiểu học. ( thực hiện
trong tháng 6/2009)
- Chuyên đề 9: Dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở bậc tiểu
học.
- Chuyên đề 2: Một số vấn đề về đổi mới quản lý trong giáo dục tiểu học vì sự
phát triển bền vững ( tiếp theo )
* Bồi dưỡng cho giáo viên: Do các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch để
đảm hiệu quả theo phương thức: Lớp A gồm các giáo viên dạy lớp 1,2,3; Lớp B: gồm
các giáo viên dạy lớp 4,5. Thời gian từ ngày 03/8/2009 đến 06/8/2009.

3.3.3 Giáo dục trung học :
Đối với cấp THCS: Đối tượng là lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào
tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên các trường trung học cơ sở.
- Nội dung bồi dưỡng:
Nội dung 1. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình giáo
dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung 2.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
- Ôn tập chương trình Intel
- Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học, sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn
Nội dung 3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Nội dung 5. Nội dung và hình thức triển khai phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
Nội dung 6. Nghiên cứu, vận dụng, trao đổi và tổ chức rút kinh nghiệm về đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy, quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh cấp THCS vận dụng vào các môn học cụ thể: Toán, Vật lý, Hóa
học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Mỹ thuật và Tin học quyển 3 (đã được
bồi dưỡng trong hè 2008).
Nội dung 7. Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
cách thức và quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá, vận dụng vào các môn học cụ thể:
Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Âm
nhạc, Thể dục và Tin học quyển 4 (nội dung chưa được bồi dưỡng trong năm 2008).
- Thời gian:
- Các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào
tháng 7/2009, thời gian 4 ngày/1 môn ( Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT)
- Các lớp bồi dưỡng giáo viên và CBQL do các sở, phòng và nhà trường tổ
chức vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8/2009 .
5

×