Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.6 KB, 27 trang )

Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu
nói riêng của phân môn Chính tả lớp 3. Ngoài kĩ năng rèn học sinh đọc thông
chúng ta còn rèn cho học sinh viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một
số phẩm chất như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ. Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm
vụ, tính chất, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn
phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.
Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả
mà có thể rèn luyện, phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm
văn.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:“Rèn kỹ
năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên
nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.
Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả; hình thành kỹ năng
viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học.
Soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát
thực với việc rèn chính tả cho học sinh tại nơi công tác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các lỗi chính tả học sinh thường mắc trong các tiết chính tả ở lớp 3 và các
khắc phục, rèn kỹ năng viết đúng chính tả.
Việc dạy và học chính tả của học sinh lớp 3, thực trạng các lỗi chính tả
thường mắc phải của học sinh lớp 3 nơi đang công tác.
Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh thường mắc
phải được chú trọng thì việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp, phương pháp
dạy học về phân môn chính tả sẽ thuận lợi và giúp cho học sinh khắc phục được
các lỗi thường mắc, giúp giáo viên đạt kết quả cao trong quá trình rèn luyện kỹ
năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.


4. Giả thuyết khoa học:
Nếu dạy tốt các quy tắc chính tả giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt và
các môn học khác sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cức sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả, tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra quan sát:
+ Khảo sát nội dung sách giáo khoa.
1/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
+ Tìm hiểu thực tiễn ở địa bàn mình dạy.
+ Năng lực viết chính tả của học sinh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp thực hiện.
Trước một hiện tượng ngôn ngữ, tôi phân tích các ngữ liệu để thấy được bản
chất của ngôn ngữ đó. Rồi tổng hợp các hiện tượng thể loại để rút ra những nhận
xét khái quát cho nhiều hiện tượng cùng loại.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Thực nghiệm phương pháp này tôi đưa ra các đề xuất trong đề tài của
mình vào tổ chức dạy ở lớp 3 tiểu học để đánh giá tính khả thi của phương pháp
đó.
+ Tôi có tổ chức dạy đối chứng.

2/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở về ngữ âm học:
Chữ viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm. Dùng chữ cái để ghi âm vị (hoặc ghi
âm tố). Vì vậy nguyên tắc cơ bản của chính tả Tiếng việt là nguyên tắc ngữ âm
học nguyên tắc ngữ âm học là nguyên tắc có tính chất biểu tượng. Tuy nhiên sự
biến đối của chữ viết và ngữ âm trong quá trình phát triển ngôn ngữ không có sự
tương ứng đồng đều. Ngữ âm thường xuyên biến đổi và biến đổi nhanh, rõ rệt
trong khi chữ viết biến đổi ít và tương đối chậm. Các hiện tượng ngôn ngữ như
hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, các biểu thị phương ngữ. Xu hướng thống nhất
ngôn ngữ phản ánh và biểu hiện ở ngữ âm và ở chữ viết khác nhau. Nguyên tắc
ngữ âm học của chính tả được bổ sung bằng các nguyên tắc ngữ nghĩa và các
nguyên tắc theo thói quen sử dụng chữ viết đã được xã hội chấp nhận.
Môn chính tả không chỉ là môn học phát hiện mà còn là môn học ngăn
ngừa và sửa chữa những vi phạm (sửa lỗi chính tả) chính tả Tiếng việt không
đơn giản là cách theo sát ngữ âm, cách viết hoàn toàn giống như nói. Có nghĩa là
chức viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm nói thế nào thì viết thế ấy. Chính tả có xu
hướng thống nhất, chuẩn hoá, không phải là chính tả cho từng phương ngữ, cho
từng khu vực có biến thể ngữ âm Tiếng việt.
Nội dung chính tả bao gồm các quy tắc dùng chữ để viết âm tiết và một số
quy tắc viết chữ ngoại lệ (Trường hợp chính tả không hoàn toàn tuân theo
nguyên tắc ngữ âm học. Dùng chữ và cách dùng chữ để viết âm tiết là nội dung
chính của chính tả Tiếng việt. Viết đúng chính tả Tiếng việt là viết đúng các âm
tiết trong lời nói và trong văn bản viết. Do đó muốn dạy chính tả đúng thì phải
phát âm cho chuẩn. Mặt khác phải rèn kỹ năng nghe chuẩn. Muốn vậy cần xác
định được phải "chính tả" hình nét các chữ (gọi là chữ cái) con chữ tương đối
với âmvị, chữ tương đương với âm tiết) được thể hiện bằng hình nét thành dạng
chữ, kiểu chữ. Khi viết đòi hỏi không nhầm lẫn dạng chữ để tránh nhầm lẫn về
ngữ âm về ngữ nghĩa, đảm bảo sự thống nhất dạng chữ với biểu tượng ngữ âm.
Song trong thực tế vẫn có ngoại lệ: có trường hợp một âm được viết bằng
nhiều chữ khác nhau.

/ng/

ng
ngh
c

/K/

k
q
3/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
Một chữ được thể hiện bằng nhiều âm khác nhau.
Cụ thể:
gờ

ga


ngờ

nghĩ
ngợi

Trong Tiếng việt có rất nhiều phương ngữ. Mỗi vùng phương ngữ họ có
cách phát âm khác nhau so với âm chuẩn. Nhưng chữ viết thì phải viết theo
đúng chính âm. Lỗi phương ngữ ảnh hưởng đến viết chính tả.
VD: Ở một số trường tiểu học học sinh phát âm

Về

thành

vìa

Thầy

thành

thày

trung/chung

Cây

thành

cay..

trăng/chăng.

So với chính tả âm chuẩn thì HS đã phát âm sai lệch nhất định. Chính vì
vậy khi viết chính tả HS thường sai các lỗi trên trong trường hợp này giáo viên
cần cung cấp cho học sinh về "mẹo" chính tả.
Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ nghĩa nên sự khác biệt về chữ có khi
không thể hiện sự khác biệt về âm mà sự khác biệt về nghĩa.
Ví dụ:

quốc


-

cuốc

Hai tiếng khác nhau về nghĩa chứ không khác nhau về cấu tạo.
Ví dụ:

gia

-

da

Vì vậy trong quá trình dạy chính tả phải chú ý giải nghĩa các tiếng và giải
nghĩa các từ.
1.2. Nguyên tắc dạy học Chính tả:
1.2.1. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát
hợp với phương ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi
chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng
dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu
vực, từng địa phương. Vì như ta biết các phát âm địa phương có ảnh hưởng trực
tiếp đến chính tả. Đối chiếu với âm, ta thấy cách phát âm của ba vùng phương
ngữ chính đều có những chỗ chưa chuẩn xác còn sai lệch. Cụ thể:
4/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
- Hiện nay ở các vùng của miền Trung có hiện tượng phát âm sai tr/ch.

VD: trung/chung
Tre/che
- Hiện tượng lẫn lộn khi đọc giữa phụ âm: ay/ây, dấu hỏi/ngã.
Ví dụ:

- Cây/cay
- Vẻ/vẽ

- thầy/thày

- nghỉ/nghĩ

- thấy/tháy.

Qua thực tế mắc lỗi của học sinh, giáo viên cần có sự khảo sát điều tra cơ
bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng
dạy thích hợp (nhất là đối với hình chính tả so sánh) nguyên tắc này cũng lưu ý
giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc
xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy. Ở
một chừng mực nào đó, có thể lược bớt những nội dung giảng dạy trong sách
giáo khoa, xét thấy không phù hợp với học sinh lớp mình dạy, đồng thời bổ sung
những nội dung dạy cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến.
1.2.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức:
Ở trên đã nói tới những đặc điểm, những ưu thế của phương pháp có ý thức
và phương pháp không có ý thức trong việc dạy chính tả. Vấn đề đặt ra là trong
quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một phương
pháp, mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp này một cách hợp lý nhằm đạt
tới một hiệu quả dạy học cao. Cũng cần nói rõ rằng, trong điều kiện nhà
trường,việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu. Phương
pháp không có ý thức cần được khai thác, sử dụng hợp lý các lớp đầu bậc tiểu

học, gắn liền với những kiểu bài như tập viết (tập viết kỹ thuật), tập chép... Các
kiểu bài này nhằm giúp HS nhanh chóng làm quen với hình thức của các con
chữ (Tự dạng), hình thức chữ viết của các từ. Đây là những tiền đề, những xuất
phát điểm rất cần thiết đối với học sinh mới làm quen với hệ thống chữ viết của
Tiếng Việt. Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên
hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không
gắn với một quy luật, quy tắc nào, như viết phân biệt d/gi; tr/ch, l/n.
Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp có
ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm
học, về từ vựng - ngữ nghĩa học có liên quan đến chính ta, cụ thể: Giáo viên phải
biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi
chính tả phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các quy tắc
5/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
chính tả, các “Mẹo”, chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái
quát có hệ thống.
VD:
+ Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, e
Âm “cờ” viết là k
Âm “gờ” viết là gh
â “ngờ” viết là ngh
+ Khi đứng trước các nguyên âm còn lại:
âm “cờ” viết là c
âm “gờ” viết là g
â “ngờ” viết là ng
(Khi đứng trước âm đệm - viết là u, thì âm “cờ” viết là g)
Ngoài ra, ngoài ra ta còn dựa vào những kiến thức về từ vựng ngữ nghĩa để
lập các quy tắc, các “mẹo” chính tả.

Ví dụ: Những từ nghi ngờ viết tr hay ch, nếu chúng chỉ những đồ dùng
trong gia đình, thì hầu hết được viết là ch  chai, chén chăn, chiếu, chảo,
chum, chỉnh, chạm, chỏng, chậu…
Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thì giờ
và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể (có thể kiểm tra được ngay),
hơn nữa, còn gây được hứng thú cho học sinh. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý
thức với chính tả không có ý thức được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong
việc dạy chính tả cho học sinh.
1.2.3. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu
cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai).
Bên cạnh phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính
tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ năng kỹ xảo
chính tả), cần phối hợp áp dụng phương pháp tích cực (tức là đưa ra những
trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó
hướng học sinh đi đến cái đúng) nói cách khác, việc hướng dẫn học sinh viết
đúng chính tả cần tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các
lỗi chính tả trong các bài viết.
Về các lỗi chính tả của học sinh, trên đại thể có ba loại lỗi cơ bản sau:
6/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
+ Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Loại lỗi này thường gặp
khi viết các phụ âm đầu: d/gi; tr/ch; ng/ngh; s/x … để sửa loại này học sinh cần
nắm vững các quy tắc chính tả, nhớ kỹ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ
lẫn lộn…
+ Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Vì không
hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai.
VD: Qúet sạch, qoanh co, khúc khuỷ, ngoằn ngèo… Để sửa loại lỗi này
học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt được cấu thành bởi mấy thành phần, là

những thành phần nào, vị trí của từng thành phần trong âm tiết…
+ Lỗi chính tả do viết theo lỗi pháp âm địa phương hoặc do không nắm
vững chính âm. Loại lỗi này mỗi địa phương sai một khác. Có vùng viết d thành
r, có vùng viết l thành n… để sửa loại lỗi này, học sinh cần nắm vững chính âm
trong Tiếng Việt, cần tập phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi mà
địa phương mình thường mắc. Cũng có thể xây dựng các “mẹo” để giúp học
sinh viết đúng.
Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng
cái đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn,
đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi
tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán đồng
thời kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh. Phương pháp
tiêu cực chỉ nên coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ cho phương pháp tích cực,
Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên cần phối hợp một cách hợp lý, hài
hoà và có hiệu quả hai phương pháp này.
1.3. Đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 3:
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu
sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt, được sử dụng nhiều trong nhận thức sự
vật; cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo
nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng”. Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp
3 cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này.
Ví dụ: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan sát
cách viết đúng để viết đúng, dần dần học sinh sẽ tích lũy được những kinh
nghiệm, làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em nhận
thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên kĩ năng kĩ xảo

7/27



Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
cho các em. Từ đó giúp các em dễ dàng trong việc tiếp thu các tri thức của môn
học, nhất là trong phân môn Tập làm văn.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Nội dung chương trình SGK phân môn Chính tả lớp 3:
Mỗi tuần có 02 bài chính tả, mỗi bài học trong 01 tiết. Cả năm, học sinh
được học 62 tiết chính tả.
Chương trình của phân môn Chính tả ở lớp 3 bao gồm các dạng sau:
Chính tả đoạn, bài:
Học sinh nhìn – viết ( tập chép) hoặc nghe – viết một đoạn hay một
bài có độ dài trên dưới 60 chữ ( tiếng). Phần lớn các bài chính tả này
được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt
của bài tập đọc.
Chính tả âm, vần:
Nội dung cụ thể của chính tả âm, vần là luyện viết các tiếng có âm,
vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ
( c/k, g/gh, ng/ngh, ia/ya, i/y, ...). Hoặc do ảnh hưởng của cách phát
âm địa phương ( l/n, tr/ch, a/x, r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã).
Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương
bao giờ cũng là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định.
Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp
hoặc mỗi học sinh mà chọn bài tập thích hợp cho các em.
Nhìn chung, phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù
hợp với học sinh lớp 3. Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện,
củng cố cho học sinh viết đúng chính tả.
Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý gồm một số từ viết đúng
được sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp
với phương ngữ, hoặc trong các bài tập phân biệt có thể chọn hình thức phân
biệt cho phù hợp với ngôn ngữ từng vùng miền.

2.2 Mục tiêu của môn Chính tả lớp 3:
Xác định nhiệm vụ và mục tiêu phân môn Chính tả, không tách rời việc xác
định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Xác định được mục tiêu
của phân môn Chính tả là phải cụ thể đúng hướng, đó là điều kiện quyết định sự
lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Chính tả.
Phân môn Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ biết chữ để học tiếng,
dùng chữ để học các môn khác và để sử dụng trong giao tiếp. Chính tả là môn
học có tính chất thực hành.
Mục tiêu của dạy Chính tả lớp 3:

8/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
Bước 1: Rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe, viết đúng
mẫu; đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài trên dưới 60 chữ. Đạt tốc
độ viết từ 4 – 5 chữ/1 phút.
Bước 2: Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm,
củng cố nghĩa của từ; trau dồi về phát âm Tiếng Việt, góp phần phát triển
một số thao tác tư duy cho học sinh.
Bước 3: Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết
trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và
tinh thần trách nhiệm, ...
2.3. Thuận lợi và khó khăn khi dạy học phân môn Chính tả:
2.3.1. Thuận lợi:
Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (chấm bài viết chính
tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắc phục
viết đúng).
Học sinh có đầy đủ vở chính tả và vở bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ nội
dung bài tập chính tả).

Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu
năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường xuyên
vào những giờ chính tả).
2.3.2. Khó khăn:
Tình hình thực tế học sinh lớp Ba ở đây vốn từ các em còn hạn chế. Các em
chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vô
cùng phong phú.
Phần đông học sinh lớp chưa có ý thức về học chính tả.
2.4. Thực trạng dạy học phân môn Chính tả:
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu biện pháp: “Rèn học sinh
viết đúng chính tả” tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả
của học sinh ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát đầu năm, tôi thống kê học sinh
còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số học sinh viết sai 9 lỗi trong một bài
chính tả. Cụ thể khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm trong đó có bài
viết chính tả tôi thống kê số lỗi chính tả như sau:
Tổng số HS
Học lực phân môn chính tả đầu năm
đầu năm
HTT
HT
CHT
33
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
30,3%

20
60,6%
3
9,1%
Số lỗi học sinh sai qua bài viết: sai 0 - 1 lỗi (16 em)
2 - 3 lỗi (6 em)
9/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
4 - 5 lỗi (3 em)
6 - 7 lỗi (5 em)
8 - 9 lỗi (3 em)
Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới
kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
Nhận định nguyên nhân:
- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới,
chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa
hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết
chính tả.
- Học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:
+ Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh).
+ Lỗi về các vần khó ( uya, uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, …).
+ Lỗi do phát âm sai ( at/ac, et/ec, an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, ...)
+ Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành/ tranh giành, dở dang/ giang
sơn, …).
+ Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả ( g chỉ được ghép với a, ă, â, o,
ô, ơ, u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i ).
Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc các loại lỗi sau:
a) Về thanh điệu: HS chưa phân biệt được hai thanh hỏi và thanh ngã.

* Ví dụ: nghĩ hè (từ đúng: nghỉ hè ); suy nghỉ (từ đúng: suy nghĩ ); sữa lỗi
(từ đúng: sửa lỗi ), …
b) Về âm đầu:
- Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g/ gh: đua ge, gi bài
+ ng/ ngh: ngỉ nghơi.
+ c/ k: céo cờ, cẹp tóc
+ s/ x : sẻ gỗ, chim xẻ.
+ d/ gi: dữ gìn, da vị .
Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về s/x ; g/gh;
ng/ngh; d/gi là phổ biến hơn cả.
c) Về âm chính:
- HS hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ ai/ay/ây: máy bây (máy bay).
+ ao/au/âu: lâu bàn ghế (lau bàn ghế).
+ oe/eo: sức khẻo (sức khỏe).
+ iu/êu/iêu: kì dịu (kì diệu).
+ ăm/âm: đỏ thấm (đỏ thắm); tối tâm (tối tăm).
10/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
+ăp/âp: gập gỡ (gặp gỡ).
+ ip/iêp: nhân diệp (nhân dịp).
+ ui/ uôi: cuối đầu (cúi đầu); cúi cùng (cuối cùng).
+ ưi/ ươi: trái bửi (trái bưởi); khung cưỡi (khung cửi).
+ ưu/ươu: mươu trí (mưu trí); con hưu (con hươu).
d) Về âm cuối:
- HS thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at/ac: đất các (đất cát).

+ an/ang: cái bàng (cái bàn).
+ ăt/ăc: mặt quần áo (mặc quần áo).
+ ăn/ăng: khăng quàng (khăn quàng).
+ ât/âc: gậc đầu (gật đầu).
+ ân/âng: vân lời (vâng lời).
+ êt/êch: lệch bệt (lệt bệt)
+ ên/ênh: bện tật (bệnh tật).
+ iêt/iêc: thiếc tha (thiết tha).
+ uôn/uông: mong muống (mong muốn).
+ uôt/uôc: suốc đời (suốt đời).
+ ươn/ương: vường rau (vườn rau).
e) Lỗi viết hoa:
Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em.
Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
• Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:
*Ví dụ: Chính tả: Nghe - viết: Chiếc áo len, viết đoạn 4 (TV3-T1).
- Câu: Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Học
sinh viết: “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”.
• Viết hoa tùy tiện: có 15/33 em.
* Ví dụ: Nghe – viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1), tr.30
- Câu: Thần không hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả. Học
sinh lại viết: “Thần không hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được tất cả”.
- Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như:
Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là
“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”).
Qua khảo sát thống kê tôi thấy hầu hết các loại lỗi chính tả các em đều mắc
(kể cả học sinh khá, giỏi) số lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi viết hoa, lỗi
phụ âm đầu và lỗi âm chính. So với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả (không quá
5 lỗi trong một bài) thì trình độ kĩ năng viết chính tả của học sinh còn quá thấp
(số bài có từ 6 lỗi trở lên chiếm 24,2% khảo sát chính tả đầu năm).

11/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải
nghiên cứu và tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 3
3.1. Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa
phương, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng
có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả.
* Ví dụ: ăn cơm - en cơm; hoa sen - hoa xen; cái vung - cái dung; cái kéo cái kếu; đồng bào - đồng bồ,…
Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh
viết đúng chính tả.
Trong các giờ dạy chính tả nghe - viết thì giáo viên phải đọc cho học sinh
viết chứ không được chép bài viết lên bảng hoặc cho học sinh mở sách giáo
khoa để viết theo. Mỗi câu giáo viên phải đọc 3 lần, đọc thong tả, rõ ràng, chính
xác - học sinh lắng nghe để viết theo.
Thông qua các phân môn tập đọc, tập làm văn tôi thường xuyên yêu cầu
các em học sinh dạy phát âm, đọc sai thì phải phát âm và đọc lại cho đúng trước
trước lớp bằng cách phân tích cho học sinh hiểu cách phát âm.
VD: Khi học sinh phát âm tra chưa đúng thì giáo viên phải hướng dẫn học
sinh cách đọc, đó là: Vốn đầu lưỡi, lưỡi chạm vào vòm cứng bật ra không có
tiếng thanh. Giáo viên phát âm trước, học sinh phát âm sau, khi giáo viên làm
mẫu thì giáo viên phải quay mặt xuống lớp để học sinh đó quan sát và làm theo.
Có thể cho học sinh đó đọc đi đọc lại nhiều lần.

Còn đối với các từ khó, học sinh hay viết sai thì giáo viên cần phải giải
nghĩa để học sinh nắm được nghĩa và viết cho đúng.
Ví dụ: “đòn bẩy” vật bằng tre, gỗ, sắt, giúp nâng hoặc nhắc một vật nặng
theo cách: Tì đòn bẩy vào một điểm tựa rồi dùng sức nâng, nhấc vật nặng đó
lên. Thường xuyên đề cao phong trào “Vở sạch chữ đẹp”. Để đạt được điều đó
yêu cầu học sinh phải viết đúng chính tả, viết đúng quy trình các con chữ như
kích cở mỗi chữ, chiều cao của con chữ, con chữ đó gồm mấy nét tạo thành… và
có ý thức giữ gìn vở ghi của mình. Đồng thời giáo viên phải treo bộ chữ mẫu ở
lớp học để học sinh dễ dàng theo dõi hàng ngày để viết theo.
3.2. Phân tích, so sánh:

12/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh
tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo
viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn
lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.
*Ví dụ : Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – TV3 -Tập 1, tr.4
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịt
chim”.Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số
tiếng dễ lẫn lộn như:
+ rèn ≠ rằn. Giúp học sinh hiểu nghĩa rèn trong câu là làm cho con dao sắc
bén, còn rằn là rằn ri. Nếu học sinh khó hiểu có thể cho học sinh đặt câu để hiểu
rõ hơn (Mẹ tôi rèn con dao này thật bén – Cu Tuấn mặc bộ đồ rằn đỏ).
+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén, còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra - còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?
- đ .`… hoàng.

- đ .`… ông.
- s..´... loáng.
Học sinh tiến hành làm bài tập, sau đó giáo viên sửa bài và cho học sinh
phân tích từ:
- đàng hoàng ≠ đàn (tiếng đàn)
- đàn ông ≠ đàng (đường)
- sáng loáng ≠ sán (sán: giun, lãi) nghĩa khác là tiến đến gần.
* Dạy bài: Nghe – viết: Ông ngoại - (TV3 - Tập 1, tr.34) – Chép đoạn 3
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè,…
trong đời đi học của tôi sau này”.
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu
học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Lặng = L + ăng + thanh nặng
- Lặn = L + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng
“lặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không
viết sai.
3.3. Giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
* Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 – Tập1, tr.27)
- Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.

13/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
- Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần
hiểu “buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải
viết là “buông màn”.

* Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ (TV3 – Tập 1, tr.30)
Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó
khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu
nghĩa: giành là tranh giành, giành phần hơn về mình; còn dành là để dành (dành
dụm, dỗ dành).
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi
mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo
tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở
phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã
hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật
thật, mô hình, tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó
trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
3.4. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:
Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như
các âm đầu: k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă,
â, o, ô, ơ, u, ư. Giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo
luật khác như sau:
a) Phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu
bằng s (sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư
tử,…).
b) Phân biệt âm đầu tr/ch : Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật
đều bắt đầu bằng ch (chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó,
chuột, châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…).
c) Luật trầm – bổng (luật hỏi – ngã trong từ láy) :
Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau:
Chị Huyền mang Nặng Ngã đau
Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.

Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.
* Ví dụ: Âm trầm
+ Huyền – Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng,…
+ Nặng – Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã,…
+ Ngã – Ngã: dễ dãi,, nhõng nhẽo, lỗ lã, nghễnh ngãng,…
14/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
* Ví dụ: Âm bổng
+ Huyền – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,…
+ Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,…
+ Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,…
Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau:
Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ
Viết Là Dấu Ngã).
*Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,…
N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,…
Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,…
V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,…
L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, …
D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,…
Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã (té),..
Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi:
* Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ,..
Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…
3.5. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập:
Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp 3 trong HKI là các dạng bài:
Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm
tiếng; Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt

câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ).
Mỗi bài viết chính tả, giáo viên cần luyện cho học sinh phát âm từ khó,
phân tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài
nhiệm vụ trên, giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để
giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ
trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc
chính tả để ghi nhớ.
a) Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh
điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:
* Ví dụ: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr. 22
Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
- Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ
* Bài tập 3a) –TV3, Tập 1, tr.48
Điền vào chỗ trống s hay x ?
Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
15/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.
* Dạy Chính tả (Nghe – viết) : Ông ngoại (đoạn 3) - TV3, Tập 1, tr. 35
Nội dung viết: Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da
loang lổ của chiếc trống trường.
Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra”. Tôi
phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa
có liên quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các trường hợp
còn lại, với các nghĩa là “nhà” (ví dụ: gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên
môn (ví dụ: chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,…) Sau phần bài viết tôi tự

ra bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:
* Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
- …a vào; …a dẻ;…a đình.
- …a rả; …a thịt, tham …a.
* Điền vào chỗ trống en hay eng ? (BT 2b – TV 3, tập 1, tr. 41)
Tháp Mười đẹp nhất bông s…
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
-

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây ch…đá lá ch…hoa .
* Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? (Bài tập 2b – TV3, Tập 1, tr. 56)
Trên trời có g..´... nước trong.
Con k..´.. chẳng lọt, con ong chẳng vào.
* Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 – TV3, Tập 1, tr. 60)
- nhanh nh...̩., nh……̉.. miệng cười, sắt h….gỉ, h..`.. nhát.
b) Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý
từ cùng nghĩa, trái nghĩa:
* Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 52
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..
- Trái nghĩa với gần : …..
- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr. 31
Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:
- Cơ thể của người: …..
- Cùng nghĩa với nghe lời: …..
- Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng) : …..
c) Bài tập tìm tiếng :

16/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
* Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr. 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- gắn, gắng
- nặn, nặng
- khăn, khăng
Giúp học sinh ghép đúng:
- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…
- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…
- nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,….
- nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,…
- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,…
- khăng: khăng khăng, khăng khít,…
d) Bài tập giải câu đố:
* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 22
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng
(Là cái gì?)
Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại
bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả, hướng
dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra
những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó
hướng học sinh đi đến cái đúng.
e) Bài tập lựa chọn:
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- (bão, bảo) : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..
- (vẽ, vẻ) : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.
- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống ….. rồi …..soạn đi làm.
g) Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt):
Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu
để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23).
Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
+ trút – trúc; lụt – lục
* Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.
+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.
+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.
17/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
+ lục: Bé lục tung đồ đạt trong nhà.
h) Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa :
Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi
viết đúng chính tả qua các buổi học phụ đạo với các dạng bài tập ngoài bài. Nội
dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh
nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:
● Bài tập trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
a - suy nghỉ
b - nghĩ hè
c - nghỉ phép
d - im lặn
e - lặn lội
g - vắng lặn

h - muối cam
i - hạt múi
k - sương muối
Đáp án: khoanh vào c, e, k
● Bài tập điền Đúng – Sai :
Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô
trống trước những chữ viết sai chính tả:
a chim xẻ
mổ xẻ
Đáp án: S chim xẻ
Đ mổ xẻ
dìu dắt
dìu biếc
mải miết
mãi mãi
Đ dìu dắt
S dìu biếc
Đ mải miết

Đ mãi mãi

● Bài tập nối tiếng :
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng
chính tả:
A
B
a. mong
tròn
(1)
b. rau

khổ
(2)
c. cuộn
muốn (3)
d. khuôn
cau
(4)
e. buồng
muống (5)
Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4
● Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
- Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
- Một ngôi xao chẳng sáng đêm.
- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.
- Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về.
3.6. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác:
18/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà
chúng ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập
làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Thủ công,… Đối
với các môn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường
xuyên theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
* Ví dụ:
+ Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình
Học sinh lại viết: Tự làm lấy việt của mình

+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nông nghiệp
Có học sinh viết: Hoạt động nông ngiệp
+ Dạy Thủ công: Gấp, cắt, dán bông hoa
Học sinh lại viết: Gấp, cắt, dáng bông hoa
+ Dạy Toán : Khi giải bài toán học sinh thường viết sai tên đơn vị như:
“tuổi” lại viết “tủi”, “mét” lại viết “mết". Giáo viên cần sửa chữa kịp thời để các
em không mắc lại lần nữa
Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở phần bài tập Luyện từ và câu, và
nhất là phân môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn
sai âm, vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người
đọc sẽ không hiểu ý bài văn viết gì.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh không sai lỗi trong vở học sẽ được
khen thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, viên phấn,…
Với những em vở được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước
lớp để cả lớp nêu gương.
3.7. Hướng dẫn viết và chữa bài:
* Chuẩn bị và nghe viết chính tả:
- Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài
viết.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
- Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó,
tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).
- Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa
phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần
viết đúng.
* Chữa bài:
- Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu
đáo, không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ.
- Sửa lỗi chính tả theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một
loại lỗi chính tả thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em khá, giỏi trong

19/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
lớp phụ trách dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các
bạn trong nhóm phát hiện ra lỗi chính tả trong các bài viết của các bạn
cùng nhóm, cùng bàn bạc thống nhất cách sửa lỗi đó.
- Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa
phương hoặc thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng
lỗi sai và cho các em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai
trên 5 lỗi thì cho chép lại toàn bài.
3.8. Thực hành, luyện tập:
Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình
thức luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội
dung bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ
học.
Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh,
nhóm học sinh để đôn đốc, hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức
cho học sinh nhận xét và sửa chữa . Đối với các dạng bài tập khó, giáo viên nên
tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc thảo luận nhóm thì
hiệu quả và việc sửa chữa tối ưu hơn cả.
* Ví dụ: Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 87
Thi tìm nhanh, viết đúng:
Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:
* Ví dụ: xào nấu, xanh xao, xanh mượt.
Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức
cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện.
Giáo viên tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời tạo hứng thú cho
các em say mê trong mỗi giờ học chính tả.


20/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM
4.1. Mục đích thực nghiệm:
Để đề tài này được thành công, tôi đã tổ chức thực nghiệm bằng cách đưa
một số ý kiến đề xuất của mình vào giảng dạy một bài học cụ thể nhằm đánh giá
tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất ở trên.
4.2. Đo đầu vào trước khi thực nghiệm:
Tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 3C vào thời gian tuần 14, tiết 1, SGK
Tiếng Việt 3, tập 1, năm học 2016-2017.
Lớp 3C: Dạy theo đề xuất phương pháp mới.
Lớp 3D: Dạy bình thường.
Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 09/09/2016 đến ngày 06/12/2016.
4.3. Nội dung thực nghiệm:
Để áp dụng một số biện pháp đề xuất đã nêu ở trên, tôi đã dạy tiết Chính tả:
Nghe – viết: Người liên lạc nhỏ (Tuần 14 – tiết 1 – SGK TV3 – tập 1) ở lớp 3C.
Vận dụng phương pháp đổi mới, tôi đã tiến hành soạn và dạy bài chính tả
tại lớp 3C như sau:
Giáo án giảng dạy
Môn: Chính tả nghe - viết
Bài: Người liên lạc nhỏ (Tuần 14 - tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả (đoạn 1)
- Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài “Người liên lạc nhỏ”. Viết hoa
tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.
- Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vẫn dễ lần ay/ấy; âm đầu tr/ch
II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2
- Hai băng giấy viết nội dung bài tập tự chọn cho học sinh tham gia chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
TG Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3-4’ A. Ôn bài cũ: - GV nhận xét bài viết tiết - HS lắng nghe.
MT: HS ôn tập trước của HS.
kiến thức cũ.
- Nêu những từ HS còn viết - HS lắng nghe.
sai chính tả.
- Mời 2 HS lên bảng viết
- 2 HS lên bảng, lớp viết
nháp.
- GV nhận xét, đánh giá - HS lắng nghe.
21/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
phần viết của HS.
1’

B. Bài mới:
1. Giới thiệu
- GV giới thiệu bài:
bài:
- Ghi tên bài lên bảng:
MT: HS nắm
Người liên lạc nhỏ

được mục tiêu
của bài học.

2. Hướng dẫn
HS nghe –viết:
7- a) Hướng dẫn
10’ HS chuẩn bị:
* Đọc đoạn:
MT: HD nắm
được nội dung
cần nghe viết.
* Nhận xét bài
viết:
MT: HS nắm
được cách trình
bày bài viết.

* Luyện viết từ
khó:
MT: HS viết
đúng các từ
chính tả khó,
dễ nhầm lẫn.

- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.

- YC HS mở SGK

- Lớp mở SGK.


- GV đọc đoạn chính tả.
- YC HS đọc lại.

- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại.

- GV hỏi:
(?) Trong đoạn văn vừa đọc
có những tên riêng nào
được viết hoa?
(?) Câu nào trong đoạn văn
là lời của nhân vật? Lời đó
được viết như thế nào?
(?) Khi viết chính tả gặp
dấu hai chấm xuống dòng,
gạch đầu dòng thì chữ đầu
dòng đó được viết như thế
nào?
- GV yêu cầu HS nêu những
từ dễ mắc lỗi khi viết bài.
- GV đọc các từ khó, mời 2
HS lên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét
và sửa sai cho HS (nếu có)

- HS trả lời:
+ Đức Thanh, Kim
Đồng, Nùng, Hà Quảng.
+ HSTL


+ HSTL

- HS nêu các từ dễ mắc
lỗi khi viết bài.
- 2 HS lên bảng, lớp viết
nháp.
- HS nhận xét.

15’ b) GV đọc bài - GV đọc từng câu, đọc rõ - HS nghe, viết bài vào
cho HS viết:
ràng, mạch lạc. Mỗi câu đọc vở chính tả.
22/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
MT:
đúng
trình
đoạn
viết.

8’

HS viết 3 lần.
chính tả, - GV đọc lại đoạn văn, yêu
bày được cầu HS đổi vở để soát lỗi.
văn cần
(?) Em có nhận xét gì về bài
viết của bạn?

- GV thu, nhận xét 10 bài.

3. Hướng dẫn
HS làm bài
tập:
MT: Củng cố
kiến thức về
phụ âm đầu,
vần.

Bài tập 2:
- YC HS đọc yêu cầu bài.
- GV treo bảng phụ đã ghi
sẵn nội dung bài tập 2.
- YC lớp làm bài vào SGK
- YC 2 HS lên bảng thi làm
bài tập nhanh.
- YC HS nhận xét.
- YC chốt lại lời giải đúng.
- GV giải nghĩa từ: đòn bẩy,
sậy.
Bài tập 3a:
GV thay bài tập 3a thành bài
tập sau:
+ Viết 5 từ có phụ âm đầu là
tr
+ Viết 5 từ có phụ âm đầu
là ch
- Tổ chức cho HS chơi trò
chơi “Tiếp sức”

- GV nêu luật chơi: Trò chơi
giành cho 2 đội, mỗi đội 3
bạn đại diện lần lượt mỗi bạn
tìm 2 từ láy có phụ âm đầu là
tr hoặc ch rồi ghi vào giấy.
Nếu nhóm nào tìm đúng,
nhanh, và đủ số từ quy định
nhóm đó sẽ thắng và ngược
lại.
- GV dán 2 tờ giấy khổ to lên
23/27

- HS dùng bút chì gạch
chân những chữ viết sai,
chữa lỗi.
- HS trả lời.
- 10 HS nộp vở.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát.
- Lớp làm bài vào SGK.
- 2 HS lên bảng thi làm
bài nhanh.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3
bảng.
- Chia lớp làm 3 nhóm:
Nhóm 1 và nhóm 2 tham gia
chơi. Nhóm 3 làm trọng tài.
- GV cho các nhóm tiến
hành chơi.
- Mời trọng tài nhận xét.

- Các nhóm thảo luận cử
đại diện tham gia theo
yêu cầu của GV.
- HS chơi trò chơi, các
bạn khác động viên.
- Trọng tài nhận xét
+ Về thời gian chơi
+ Về kết quả bài tập
+ Cách trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương - Cả lớp tuyên dương
nhóm thắng cuộc.
nhóm thắng cuộc.
2’

4. Củng cố - - GV nhắc nhở HS khắc - HS lắng nghe.
Dặn dò:

phục những lỗi còn mắc phải
trong tiết chính tả. Khen
những HS viết bài và làm bài
tập tốt.
- YC HS chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.

4.4. Kết quả thực nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy suốt 23 tuần học, tôi đã áp dụng các biện pháp
trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học
chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây. Số lỗi sai giảm hẳn, tỉ lệ
học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể. Những em trước kia trên 9 lỗi nay chỉ
còn 5, 6 lỗi; những em viết sai 4, 5 lỗi nay chỉ còn 2, 3 lỗi; những em sai 2, 3 lỗi
nay không còn sai lỗi nào hoặc chỉ mắc 1 lỗi. Bài viết của các em đính kèm ở
phụ lục.
Sau khi kiểm tra, khảo sát học sinh của hai lớp 3C và 3D, tôi thấy học sinh
đã tiếp thu nội dung bài dạy. Với hai lớp trên không có lớp nào có học sinh chưa
đạt yêu cầu.
Kết quả học lực phân môn chính tả của lớp 3C cụ thể qua từng đợt kiểm tra như
sau:

Thời điểm

Số
lượng

K.sát ĐN
Giữa HKI
Cuối HKI


33
33
33

Học lực phân môn chính tả
HTT
HT
CHT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
30,3%
20
60,6%
3
9,1%
12
36,4%
20
60,6%
1
3,0%
15
45,5%
18
54,5%

0
0%
24/27


Rèn kỹ năng viết đúng phân môn Chính tả cho học sinh lớp 3

Từ kết quả học lực của phân môn chính tả dần dần giảm lỗi dẫn đến chất lượng học
Tiếng Việt của lớp có tiến bộ rõ rệt qua từng đợt kiểm tra như sau:

Thời điểm

Số
lượng

K.sát ĐN
Giữa HKI
Cuối HKI

33
33
33

Học lực môn Tiếng Việt
HTT
HT
CHT
SL
TL
SL

TL
SL
TL
9
27,3%
21
63,6%
3
9,1%
12
36,4%
19
57,6%
2
6%
15
45,5%
18
54,5%
0
0%

Như vậy những kết quả thực nghiệm trên đây, bước đầu cho thấy các biện
pháp được tôi đề xuất trong đề tài tỏ ra có tính khả thi. Nếu được thực nghiệm
trong một phạm vi rộng lớn hơn vẫn cho một kết quả tương tự thì có thể áp dụng
bài dạy một cách phổ biến cho học sinh.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
25/27



×