Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Trao Duyên Truyện Kiều Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.46 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
TRAO DUYÊN
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
NGUYỄN DU

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh:
+ Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với
Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
+ Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích (đối thoại
– độc thoại nội tâm).
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
C.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những đặc điểm về nội dung của thơ văn Nguyễn Du?
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung


*Vị trí đoạn trích:
- GV: Em hãy xác định vị trí


- Trích từ câu 723 -> 756 thuộc phần II (Gia biến

đoạn trích và nội dung của đoạn?

và lưu lạc).

Hs suy nghĩ, trả lời.

*Nội dung:
- Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều
khi phải trao duyên cho em. Đồng thời làm rõ diễn
biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình
yêu tan vỡ, mình buộc phải phụ tình với Kim Trọng.
* Bố cục :

- GV: Em hãy cho biết đoạn trích
được chia làm mấy phần? Nội
dung từng phần?
Hs suy nghĩ, trả lời.

- Ba phần :
+Phần 1 (12 câu thơ đầu): Lời trao duyên của
Thúy Kiều.
+Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Kiều trao kỉ vật và
dặn dò thêm cho Thúy Vân.
+Phần 3 (8 câu cuối): Độc thoại nội tâm và nỗi
đau của Thúy Kiều sau khi trao duyên.

II. Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động 2: * Tìm hiểu tâm 1. Lời tâm sự, cậy nhờ của Thúy Kiều với Thúy

trạng, thái dộ của Kiều khi tâm Vân:
sự, cậy nhờ Vân

- Cậy: tin tưởng mà nhờ.
+ Thanh trắc  âm điệu nặng nề gợi sự đau

- GV: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
được thể hiện qua những từ ngữ
nào? Qua đó em hãy cảm nhận

đớn, khó nói >< nhờ.
+ Hàm ý hi vọng tha thiết, có ý gửi gắm, tin
tưởng nơi quan hệ ruột thịt -> chuyện hệ trọng.


khung cảnh của buổi trao duyên?
- GV bình: phân tích sự khác - Chịu lời: nài ép, bắt buộc, không nhận không
nhau của các từ ngữ "Cậy" và được >< nhận. (Còn nhận lại mang tính tự nguyện)
"Nhờ","Chịu lời" và "Nhận lời".

- Lạy, thưa: thái độ kính cẩn, trang trọng với người
bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

- GV: Hành động em ngồi - chị -> Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như
lạy, thưa có gì đặc biệt? Cho ta nài ép, phù hợp để nói vấn đề tế nhị: “tình chị duyên
thấy tâm trạng của Thúy Kiều như em”.
thế nào?
- Gợi ý: Thúy Kiều ý thức được
việc mình nói ra mang tính chất rất
hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể

làm em lỡ cả đời.
- Khung cảnh: Em ngồi, chị lạy,
thưa: Đây là sự đảo lộn ngôi vị của
hai chị em trong gia đình, diễn tả
việc nhờ cậy là cực kì quan
trọng,thiêng liêng.
- Kiều xin em hãy chắp mối tơ
thừa để trả nghĩa cho chàng Kim.
+Mối tơ thừa: cách nói nhún
mình vì nàng hiểu sự thiệt thòi của
em.
+Mặc em: phó mặc, ủy thác;
vừa có ý mong muốn vừa có ý ép
buộc Thúy Vân phải nhận lời.


- GV: Ngoài lời nói và cử chỉ trao
duyên. Kiều còn nói những gì?
- Gợi ý:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén
thề
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.
- Tình sâu mà hiếu cũng nặng.
Hoàn cảnh buộc Kiều phải lựa
chọn. Cách nói này của Kiều cốt
để Thúy Vân thấy được sự hi sinh
của Kiều mà thương lấy nàng và
phải nhận lời. Kiều xin em “chắp

mối tơ thừa” để trả nghĩa cho
chàng Kim.

GV: Thúy Kiều đã thuyết phục
Thúy Vân nhờ lí lẽ gì?
Hs suy nghĩ, trả lời.

- Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:
"Ngày xuân em hãy còn dài
...Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây".

+ Nhờ vào tuổi xuân của em : Thúy Vân còn trẻ hơn


mình, uổi trẻ còn dài hơn mình.
+ Nhờ vào tình máu mủ chị em: Kiều mong Thúy
Vân hãy vì tình chị em ruột thịt mà tiếp tục thay
mình nói "lời nước non" - Lời tình yêu.
+ Thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối = cõi
chết
=> Tác giả thật tinh tế, khéo léo để Kiều thuyết
phục Vân bằng lý lẽ và tình cảm, bó buộc Vân bằng
tình ruột thịt, lại khẩn cầu Vân cho mình chút thơm
lây vì đức hi sinh. <=> Vân mặc nhiên chấp nhận * Tìm hiểu tâm trạng của Kiều

mục đích trao duyên đã đạt.

sau khi trao duyên:
- GV: Sau khi nhờ Vân thay mình 2. Khi trao kỷ vật và dặn dò Vân:
lấy Kim Trọng, Kiều đã trao cho *Hành động trao kỉ vật :

Vân những kỷ vật gì? Những vật
đó có ý nghĩa như thế nào với
Kiều?
HS suy nghĩ, trả lời.

“Chiếc vành với bức tờ mây”
“Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”.
- “Chiếc vành”: Còn gọi là xuyến bằng vàng, đây là
đồ trang sức của phụ nữ, Kim Trọng đã trao cho
Thúy Kiều để làm tin.
- "Bức tờ mây": Tờ giấy có trang trí hình mây, ghi
lời thề nguyền chung thủy của Kim - Kiều.
- "Mảnh hương nguyền": Mảnh hương đốt còn lại
của đêm thề nguyền.
-> Tất cả đều là những kỉ vật đẹp, thiêng liêng,có
sức sống của một mối tình đẹp. Kiều trao lại kỉ vật


cũng là lúc nàng trở về sống lại với tình yêu.
-> Tâm trạng: Xót xa, luyến tiếc, muốn níu kéo tình
yêu của Kiều.
- GV: Kiều dặn dò Vân những gì?
Lời dặn dò đó của Kiều cho em *Hành động Thúy Kiều dặn dò em:
thấy tâm trạng của Kiều như thế

“Duyên này thì giữ vật này của chung”.

nào?
Hs suy nghĩ, trả lời.


- Kiều dặn em hãy giữ lấy duyên để thay mình trả
nghĩa cho Kim Trọng, nhưng vật kỉ niệm thì là của
chung. Qua đó, ta thấy được sự nồng nàn, sâu sắc
của tình yêu Kim - Kiều. Kiều trao duyên cho em
chứng tỏ trong tình yêu Kiều đặt hạnh phúc của
người yêu lên trên hết.
- Ở Thúy Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình
cảm, nàng vừa mong muốn em nên vợ nên chồng
với người yêu mình, vừa không mong muốn điều đó
xảy ra. Nhưng vượt lên trên mâu thuẫn và hoàn
cảnh, Thúy Kiều đã nhận nỗi đau về mình.

- GV: Trao xong kỷ vật, Kiều
cảm nhận gì về thân phận của

“Trông ra ngọn cỏ lá cây
...Rưới xin chén nước cho người thác oan”.

mình?

- Các từ ngữ và hình ảnh: Cách mặt khuất lời, dạ

Hs suy nghĩ, trả lời.

đài, người thác oan, hồn, nát thân bồ liễu, rúc mai...
-> Chứng tỏ Kiều đã ý thức được thân phận của
mình, nàng đã tự khóc cho mình. Đó là tiếng khóc


cho số phận.

- Nàng coi mình như đã chết, đây là cái chết về tâm
hồn. Vì nàng ý thức được rằng hạnh phúc của mình
đã chấm dứt.

3. Nỗi đau của Thúy Kiều sau khi trao duyên.
*Câu thơ:“Bây giờ trâm gãy gương tan,
- GV: Kiều thể hiện tâm trạng

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”.

như thế nào khi nghĩa về Kim

- Từ "Bây giờ": Trâm đã gãy, gương đã tan. Diễn tả

Trọng?

hiện tại phũ phàng, chia lìa.

Hs suy nghĩ, trả lời.

“Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
- Kiều nhận ra tình yêu tan vỡ, tình duyên đã dang
dở, hạnh phúc bị chia lìa, đó là một thực tại không
thể cứu vãn.

*Câu thơ: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”.
- Từ "Lạy": Thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Kiều,
đồng thời cũng là lời vĩnh biệt đầy nghẹn ngào.

-> Thúy Kiều đối diện với thực tại để than thân
trách phận, bộc lộ tâm trạng xót xa đau đớn. Nàng
tự nhận mình là người phụ bạc, mang tội và có lỗi
lớn với Kim Trọng. Qua đó, ta thấy nỗi đau của
Kiều như bị nhân đôi, dồn nén và giằng xé.


- Những hình ảnh: trâm gãy gương tan, tơ duyên
ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi…
-> Vận dụng sáng tạo hàng loạt thành ngữ khắc sâu
sự chà đạp phũ phàng của số phận => Kiều ý thức
rõ bi kịch thực tại của đời mình.

*Cách ngắt nhịp hai câu thơ cuối :
“Ôi kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
- Các từ ngữ cảm thán: “Ôi, hỡi, thôi thôi”.
-> Kiều quên đi sự có mặt của Vân, sống thật với
khát vọng được sống trong tình yêu vĩnh cửu,
- GV: Em hãy nêu cảm nhận của hướng lòng mình về Kim Trọng, tự thấy mình có
mình về hai câu thơ cuối?

lỗi với Kim Trọng.

Hs suy nghĩ, trả lời.

- Ở câu thơ cuối, Kiều đã tự trách mình phụ bạc với
người yêu, nhưng xét cho cùng, Kiều hi sinh tình
yêu vì chữ "Hiếu", điều này phù hợp với phẩm chất
đạo đức của Nho giáo.

=> Thúy Kiều là một cô gái giàu đức hi sinh và lòng
vị tha, nàng luôn sống và nghĩ cho người mình yêu,
hành động vì hạnh phúc của người mình yêu.

III. TỔNG KẾT
1.Nội dung:
- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, tuyệt


vọng của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em.
- Ca ngợi tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao quý của
Thúy Kiều.
- Tác giả bộc lộ sức cảm thông trước nỗi đau khổ
của con người.
- GV: Em hãy nêu những nét

2.Nghệ thuật :

chính về nội dung của đoạn trích?

- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc xảo, tinh tế.

Hs suy nghĩ, trả lời.

- Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, đậm chất trữ tình.
- Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân
gian.

- GV: Em hãy nêu những nét chính
về nghệ thuật của đoạn trích?

IV. Dặn dò:
- Học thuộc đoạn trích và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích..
- Đọc VB “ Nỗi thương mình” và soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK.



×