Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Trao Duyên Truyện Kiều Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.68 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10

Trao duyên
( Trích “Truyện Kiều ” )
Nguyễn Du
A, Phần chuẩn bị :
I, Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS thấy được bi kịch tình yêu tan vỡ trong Thúy Kiều .
- Sức cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du đối với những khát vọng hạnh phúc
và đau khổ của con người .
- Bút pháp tả tình của thiên tài Nguyễn Du : Tác giả nội tâm nhân vật , ngôn
ngữ biểu đạt .
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng phân tích tâm lí nhân vật
3. Thái độ
Biết cảm thông với những số phận bất hạnh .
II. Phương tiện thực hiện
1, Thầy : SGK, SGV, Giáo án .
2, Trò : SGK, Vở soạn .
III. Cách thức tiến hành
Gv tổ chức giờ dạy theo cách thức trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi
B/ Tiến trình dạy học
I, Kiểm tra bài cũ .
1, Câu hỏi :


? Hãy nêu vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của
Nguyễn Du?
2, Trả lời
II, Bài mới :


Lời vào bài : Có lẽ không có đoạn nào trong “Truyện Kiều” mà lời thơ lại đằm
thắm , vừa xót xa như ở trong đoạn “Trao Duyên” này .
………………………….*………………….*………………….*………………
I. Tìm hiểu chung
1, Vị trí đọan trích :
Câu hỏi : Đoạn trích Trao Duyên nằm ở vị trí nào trong Truyện Kiều ?
- “ Trao Duyên ” nằm trong phần II : “ Gia Biến và Lưu Lạc ”
- Từ câu 723-756 trong số 3254 câu thơ .
CH : Em hiểu gì về ý nghĩa của đoạn trích ?
- Đây là đoạn trích mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thúy
Kiều .
GV : Nói qua về bối cảnh của đoạn trích .
( Sau khi cha và em bị vu oan rồi bị bắt giam , Thúy Kiều dứt bỏ tình yêu với
Kim Trọng bán mình làm vợ Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha và em . Đêm
trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh , Thúy Kiều trăn trở , day dứt , dằn vặt
những nỗi niềm riêng về mối tình với chàng Kim .
“ Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu trong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn .”
Thúy Vân tỉnh giấc : “ Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han ” . Thúy Vân đã thốt ra
những lời thấu tới trời cao kêu oan hộ chị .
“ Cơ trời dâu bể đa đoan
Một nhà để chị riêng oan một mình ”


Vân thương chị , hiểu được nỗi niềm của chị  Thúy Kiều tâm sự về nỗi lòng
của mình và mong em trả nghĩa cho chàng Kim giúp mình .
2, Bố Cục :
CH : Em hãy chia bố cục của đoạn trích ?
- 2 phần : + 16 câu đầu .
+ 18 câu sau :

- Trao kỷ vật tình yêu .
- Hướng tới sự đồng cảm của tình yêu .
- Tâm trạng tuyệt vọng .
- 3 phần
+ 12 câu đầu
+ 15 câu tiếp
+ 8 câu cuối
II. Đọc - hiểu
HS Đọc đoạn trích .
CH : Hãy nêu bối cảnh của đoạn trích ? ( GV nhắc lại )
- Giữa lúc tình yêu đang tươi đẹp , nồng nàn , Kim Trọng về Liễu Dương hộ
tang chú , khi đó tai họa ập đến gia đình Kiều  Thúy Kiều đã hy sinh tình yêu
để giữ trọn chữ hiếu .
Duyên hội ngộ , đức cù lao.
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành ”
1. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
* Hai câu đầu :


“ Cậy em …
……thưa “
CH : Em có nhận xét gì về hai câu đầu ?
Đây là một lời đề nghị lạ lùng .
CH : Vì sao lại nói đây là lời đề nghị lạ lùng ?
Cách xưng hô và hành động của Kiều với em gái ( Cậy , Lay , Thưa …)
Một cách xưng hô hết sức nhún nhường .
CH : Cách xưng hô thể hiện thái độ như thế nào ? Hãy phân tích những từ
ngữ biểu đạt lời đề nghị ?

Cách xưng hô thể hiện một thái độ khẩn thiết .
+ Cậy : Tin cậy , nhờ cậy ,trông chờ một cách hoàn toàn vào ngưồiđuwcj
nhờ . Điều này đòi hỏi người được nhờ phải có sự cố gắng , phải dốc hết sức để
hoàn thành .
+ Chịu lời : Bắt buộc người nghe phải nhận lời không được từ chối .
CH : Theo em tại sao Thúy Kiều lại sử dụng từ ngữ như vậy ?
Kiều biết việc mình nhờ là hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức tế nhị , khó
nói , rất khó khăn với Thúy Vân  Những lời nói này giúp Thúy Vân đỡ khó xử
và chứng tỏ Kiều là một người hết sức hiểu biết và tâm lý .
CH : Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở 2 câu đầu ?
 ở 2 câu đầu , Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ chọn lọc , chính xác , giàu
giá trị biểu cảm tạo được không khí thiêng liêng , trang trọng của cuộc trao
duyên và cũng thể hiện được tính cách của nhân vật
* 6 câu tiếp .
CH : Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân như thế nào về việc mình nhờ ?
- Kiều đã đưa ra những biến cố : Gặp Kim Trọng , yêu thương , thề nguyện
….bây giờ phải chọn lựa giữa chữ hiếu và chữ tình .


 Mâu thuẫn : mâu thuẫn này không còn là mâu thuẫn giữa hiếu và tình nữa
mà là hạnh phúc lứa đôi và tình yêu bị tan vỡ .
CH : Thúy Kiều đề nghị em như thế nào ?
Thúy Kiều đề nghị em kết nghĩa cùng chàng Kim .
Tơ thừa : Mối duyên tình dở dang .
“ Giữa đường đứt gánh ” ( chất liệu ca dao ) . Đau khổ của Kiều có khác
gì số phận của người phụ nữ xưa .
CH : Qua hành động của Kiều , Nguyễn Du muốn nói đến điều gì ?
 Qua lời Kiều Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội . Hiếu và Tình là 2 giá trị
không thể đặt lên bàn cân mà nó bắt con người ta phải lựa chọn .
* 8 câu tiếp .

“ Ngày xuân em hãy còn dài ”
CH : Em có nhận xét gì về câu thơ này ?
- Một sự đau đớn : 2 chị em đều “ Xuân xanh xấp xỉ …” Vậy mà Kiều lại
nói vậy .
CH : Thúy Kiều đã buộc Thúy Vân bằng những lời lẽ như thế nào ?
Để buộc Vân , Thúy Kiều đã sử dụng một loạt những thành ngữ: “ Tình máu
mủ ” , “ Lời nước non ” , “ Thịt nát xương mòn ” , “ Ngậm cười chín suối ”
Buộc Thúy Vân bằng mối quan hệ máu mủ ruột thịt “ Vì cây dây leo ” , bên
cạnh đó là lời cầu khẩn , một chút vui , chút hạnh phúc cho mình : “ Ngậm cười
…”
CH : Để trao duyên, Kiều đã trao những kỷ vật gì cho em ?
Kiều trao những kỷ vật tình yêu cho em
- Thoa .
- Bức tờ mây.
- Phím đàn.


- Mảnh hương nguyền .
 Đây là những thứ gắn bó , từng chứng giám lời thề nguyện Kim – Kiều .
CH: Vì sao khi trao duyên , Kiều lại nói “ Của chung ” ?
 Tình cảm dẫu sao vẫn còn là trừu tượng , những kỷ vật của tình yêu thì cứ
hiển hiện ra đó , nó còn lưu dấu kiều nàng không thể nói là của em --. Tâm trạng
đau xót , nặng nề .
2, Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên .
CH : Theo em, sau khi trao duyên Thúy Kiều có tâm trạng như thế nào ?
Tâm trạng : Đau đớn đối lập 2 tình cảnh.
- Hạnh phúc của Thúy Vân ( Nên vợ chồng )
- Bất hạnh của bản thân ( Người bạc mệnh )
Tương lai mờ mịt – Hiện tại khổ đau .
CH : Nêu những biểu hiện cụ thể của tâm trạng của Thúy Kiều ?

 Thúy Kiều rơi vào trạng thái quằn quại khổ đau , coi mình như đã chết .
 Kiều như hướng vào chính mình thể hiện ước mong và sự chia sẻ , cảm thông
 lời thơ thê lương , sầu thảm đến vô cùng .
CH : Trong tâm trạng như vậy Kiều nói về mình như thế nào?
- Kiều tự cho mình là người bạc mệnh , là người bất hạnh . Lời nói của
nàng nửa tỉnh nửa mê như từ cõi âm phảng phất vọng về khắc khoải khôn
nguôi .
CH : Em có nhận xét gì về nhịp thơ ?
Đoạn thơ cũng đổi giọng , hình ảnh như chập chờn , thần linh ma dị , mang
một tiếng nói mơ hồ như từ cõi khác vọng lại  Tài năng của Nguyễn Du .
* 8 câu cuối :
“ Bây giờ trâm gãy bình tan ….


…………………………..
……………………từ đây ”
CH : Đoạn thơ là lời của Kiều nói với ai ?
Đau đới tột cùng , Kiều quên rằng trước mặt mình là Thúy Vân , nàng hướng
về Kim Trọng trong tâm tưởng .
Bây giờ : Biểu đạt thời gian thực tại , nhấn mạnh ý thức về cái hiện sinh 
Kiều càng thương mình , càng xót xa
Sự trà đạp của số phận > < Sự bất chấp để tồn tại duy nhất tình yêu vĩnh cửu
Trâm gãy bình tan

Muôn vàn ái ân.

Tơ duyên ngắn ngủi

Trăm nghìn……..


Phận bạc như vôi
CH:Kiều hình dung ra điều gì từ nỗi đau của mình ?
Nàng hình dung ra sự đổ vỡ bạc bẽo của những mối nhân duyên trong cuộc
đời .
* 2 câu cuối :
CH : Hai câu cuối tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Từ ngữ ra
sao để thể hiện tình cảm của Kiều .
- Điệp từ Kim lang .
- Thán từ : ÔI ! Hỡi !
- Cách ngắt nhịp 3/3
 Đây là một lời than , một tiếng kêu đớn đau, tuyệt vọng tuy tình yêu tan vỡ
nhưng tình yêu được khẳng định  Đó là nét quý của tâm hồn kiều, là giá trị
nhân văn bền vững của Thúy Kiều Đoạn thơ có bi kịch , có đau thương nhưng
không thê lương , đen tối mà trái lại vẫn ngời lên ánh sáng , niềm tin vào tình
yêu vào con người .
III, Tổng kết .


? Nêu giá trị ndung và NT ?
* Ndung :
ĐTrích ( đoạn thơ ) như một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm của nhân vật
chính càng lúc càng căng thẳng , cuối cùng dẫn đến bế tắc , bi đát .
- NDu đồng cảm và ngợi ca lòng vị tha , đức hi sinh của Kiều .
- Phẩm chất cao đẹp của con người vang lên lời tố cáo tội ác của xhội
phong kiến bất nhân đã chồng chất đau khổ lên mọi kiếp người .
* NT :
Miêu tả , phân tích tâm lí , ngôn ngữ biến hóa linh hoạt .
- Đoạn thơ đậm chất trữ tình , chất bi kịch trong việc xây dựng và giải
quyết mâu thuẫn .
- Ngôn ngữ trau chuốt, trong sáng , hào hoa , vừa dung dị , dân gian trong

sự phối hợp các điển tích , từ cổ , các thành ngữ , từ ngữ dân gian .
Gv- Cái thần của đoạn thơ là ở chỗ “ Trao duyên mà chẳng trao được tình !
Đau khổ vô tận ! cao đẹp vô cùng” !
 Củng cố:
Học phần ghi nhớ sgk
C/ Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
I. Hướng dẫn học bài
Học lí thuyết
Nắm các giá trị về nội dung và nghệ thuật
II. Chuẩn bị bài mới
Soạn “Nỗi thương mình”




×