Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 15: Đọc thêm Vận nước (Đỗ Pháp Thuận),Cáo bệnh, báo mọi người (Mãn Giác), Hứng trở về(Nguyễn Trung Ngạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.94 KB, 4 trang )

Tuần 15/ HKI - Tiết PPCT: 43

VẬN NƯỚC - PHÁP THUẬN
CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI - MÃN GIÁC.
HỨNG TRỞ VỀ - NGUYỄN TRUNG NGẠN
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Nắm thêm những kiến thức các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
+ Nắm được những giá trị nội dung và cơ bản của tác phẩm.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HS chuẩn bị bài ở nhà so sánh phần dịch thơ, phiên âm…
* GV kết hợp giảng bài thơ với việc đặt những câu hỏi phát vấn kích thích hứng thú học tập
của học sinh.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc tiểu dẫn và toàn văn bản từ phiên âm,
dịch thơ, dịch nghĩa.

I. Tác giả Đỗ Pháp Thuận và bài thơ Vận nước.

Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh
nắm những ý chính về giá trị nội dung cũng
như nghệ thuật của từng tác phẩm.


* Phân nhóm (tổ) học sinh thảo luận và trả
lời những nội dung chính sau: (có 3 tổ, mỗi tổ
thảo luận 3 nội dung trên)

1. Thiền sư Pháp Thuận 915 – 990 thuộc thế
hệ thiền sư thứ mười thuộc dòng thiền sư Nam
phương. Ông là quan cố vấn quan trọng dưới
trièu nhà lê.
* Thơ của ông hay sử dụng vô vi vừa của Lão
giáo (thuận theo lẽ tự nhiên) và Nho giáo (Vô vi
mà thịnh đó là vua Thuấn chăng?) Khổng Tử.
2. Về nội dung bài thơ.
* Ý thức trách nhiệm và niềm tin lạc quan vào


tương lai của đất nước.
-> Giới thiệu những nét chính về tác giả.
-> Bài thơ thể hiện những nội dung gì?

* Khát vọng hòa bình của con người thời đại
bấy giờ và truyền thống yêu chuộng hòa bình
của con người Việt Nam.
* Tư tưởng vô vi thuận theo lẽ tự nhiên bởi tài
năng, đức độ đem hạnh phúc đến cho muôn
người và muôn người cảm phục.

-> Những đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu thể
hiện trong bài?

3. Về nghệ thuật.

* Dùng hình tượng của tự nhiên “dây mây leo
quấn quýt” để khẳng định vận nước hưng thịnh.
* Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc trong việc
khẳng định chân lý.
II. Tác giả Mãn Giác và bài thơ Cáo bệnh bảo
mọi người.
1. Tác giả Mãn Giác thiền sư (1052 – 1096)
thuở nhỏ được hầu Thái Tử Kiền Đức - vua Lý
Nhân Tông sau này. Khi nhà vua Lý Nhân Tông
lên ngôi ban cho Mãn Giác hiệu Hoài Tín
trưởng lão.
* Bài được viết theo thể kệ - một thể văn vần
dùng để truyền bá Phật giáo.
2. Bài thơ.
2.2. Giá trị nội dung:
+ Bài thơ có ảnh hưởng triết lí Phật Giáo và
ý nhân sinh quan đẹp đẽ.
+ Triết lí nhà Phật thể hiện trong bài thơ là ở
quan niệm hóa sinh tuần hoàn, khẳng đinh con
người đã giác ngộ đạo: hiểu chân lí, nắm quy
luật, có lẽ vượt lên lẽ hóa sinh thông thường
“Xuân qua …hoa rụng; Xuân tới … hoa tươi”.
+ Quan niệm nhân sinh: nuối tiếc thời gian
trôi, tuổi già đến, con người không thể sống vô
nghĩa “Chớ để xuân tàn hoa rụng hết; Đêm qua
… nhành mai” . Con người có lòng yêu đời lạc


quan trước cuộc sống.
2.3. Nghệ thuật:

+ Bài kệ có chức năng chủ yếu là truyền bá,
giải thích Đạo Phật, ý tứ sâu xa, cách nói ẩn dụ,
kín đáo.
+ Hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức
gợi cảm lớn.
III. Tác giả Nguyễn Trung Ngạn và bài thơ
Hứng trở về.
1. Tác giả:
* Nguyễn Trung Ngạn (1829 – 1370) Hưng
Yên, đỗ Hoàng Giáp năm 16 tuổi, làm quan đến
chức thượng thư.
* Tác phẩm: Giới hiên thi tập, Hứng trở về.
2. Giá trị tác phẩm.
2.1. Giá trị nội dung:
* Nỗi nhớ quê hương, gắn bó tha thiết với
cuộc sống hết sức bình dị nơi quê nhà: cây dâu,
nog tằm, hương lúa sớm, con cua đồng nội.
* Yêu mến, tự hào về quê hương: nghèo vật
chất nhưng giàu tấm lòng. Đất khách quê người
tuy sung sướng nhưng chẳng bằng quê nhà.
2.3. Nghệ thuật
* Hình ảnh bình dị, quen thuộc của cuộc
sống nơi thôn dã nhưng có sức gợi cảm lớn, tác
động mạnh mẽ tới tình quê hương đất nước của
mỗi người.
* Cách nói chân tình, mộc mạc nhưng hết
sức tha thiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh củng cố
bài, soạn bài.


* Sử dụng kiểu câu khẳng định “Tuy …
bất”; “Dầu … chăng”, sự dụng biện pháp nghệ
thuật đẳng lập “bần diệc hảo” (nghèo vẫn tốt)


3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài, học bài, soạn bài.
* Về nhà đọc lại ba tác phẩm, nghiên cứu thêm ở phần hướng dẫn học bài, học thuộc bài thơ.
* Về nhà soạn bài: đọc văn “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” –
Lý Bạch.



×