Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 15: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.76 KB, 3 trang )

Tuần 15/ HKI - Tiết PPCT: 45

THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ.
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
+ Có kĩ năng phân tích và sử dụng hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
+ Bồi dưỡng cảm xúc thẫm mĩ qua bài thực hành ở lớp.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HS chuẩn bị bài ở nhà phần lý thuyết đã học ở cấp hai. Thực hành làm các bài tập sgk.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: HS thực hành làm các bài tập
sgk.

1. Ôn lại lý thuyết cơ bản.

Hệ thống câu hỏi dựa vào sgk.

* Câu 1: Hình ảnh ẩn dụ: thuyền = chàng,
thiếp = bến, hình ảnh có những đặc điểm tương
đồng và quan hệ tương đồng.


2. Thực hành về phép ẩn dụ.

* Câu 2:
+ Hình ảnh ận dụ “lửa lựu lập lòe” = cảnh sắc
mùa hè sinh động, cảnh vật hiện lên như có hồn
và sống động trước mắt người đọc.
+ Những từ ngữ “thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự
phè phỡn thỏa thuê, tình cảm gầy gò…” = thứ
văn chương nghèo, không vì mục đích con
người.
+ Những từ ngữ như: “giọt, thác, thuyền, phù


du, phù sa”….
3. Thực hành về phép hoán dụ.
* Câu 1. “Đầu xanh đã tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
+ Từ hoán dụ: đầu xanh = tuổi trẻ, tuổi thơ,
thanh niên, thời con gái … má hồng = người
con gái đẹp, mĩ nhân, tố nữ, nàng Kiều … và
chỉ những người con gái lầu xanh.
=> Như vậy Ng Du dùng những cái nhỏ bộ
phận để chỉ cái toàn thể. Cách diễn đạt này gợi
những ý nghĩa sâu xa, miêu tả sinh động hơn
những cách khác.
* Câu 2. “Thôn Đoài ngồi … trầu không thôn
nào”
+ Thôn Đoài = người Thôn Đoài, Thôn Đông
= người Thôn Đông và hình ảnh “cau Thôn
Đoài nhớ … thôn nào” = những người đang

yêu, bởi vì những người đang yêu nhau có
những quan hệ tương đồng khăng khít như trầu
với cau. Điều đáng chú ý là cách nói hướng tới
đích nhưng lại nói lấp lửng.
* Câu 3. Bài tập gợi ý thêm.
Lập bảng so sánh ẩn dụ và hoán dụ.

=> Bảng so sánh tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Ẩn dụ

Hoán dụ

Dựa trên sự liên
tưởng giống nhau
của hai đối tượng
bằng so sánh ngầm.

Dựa trên sự liên
tưởng gần giũ (kế
cận) của hai đối
tượng mà không so
sánh.

Thường có sự
chuyển trường nghĩa

Không chuyển
trường mà trong cùng
một trường.



3. Hướng dẫn học sinh cũng cố bài, thực hành luyện tập, soạn bài.
* Làm lại các bài tập vào vở tập một cách hoàn chỉnh, đầy đủ.
* Giờ sau Trả bài viết số 3.



×