Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 15: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.16 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
Tuần 15 - Tiết 45: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ
HOÁN DỤ
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
B- Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: đọc tuộc lòng bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng của Lí Bạch và cho biết tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào.
3- Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt
I- ẩn dụ
1. Tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao

2 học sinh lên bảng, cả lớp làm
vào vở.
Giáo viên chốt ý đúng.

a. Thuyền là ẩn dụ chỉ người trai. Trong xã hội
cũ, nam nhi đa thê, nhiều thiếp => Thuyền đậu
hêt bến này sang bến khác (di chuyển).
- Bến là là ản dụ chỉ tấm lòng son sắt, chung
thuỷ của người con gái (cố định).
b. Thuyền và con đò là những phương tiện
chuyên chở => thường xuyên di chuyển, không
cố định; bến, bến cũ và cây đa cố định một chỗ.


+ Thuyền và bến: có mối quan hệ thuỷ chung
son sắt bến dành cho thuyền.
+ Con đò và bến cũ, cây đa có mối quan hệ sâu
sắc về tình cảm. song vì điều kiện, hoàn cảnh,
họ phải xa nhau.
2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ


a. Lửa lựu là hoa lựu được Nguyễn Du thấy
chói đỏ như lửa.
Làm tương tự phần (1).

b. “Làm thành người”: con người mới sống
trong độc lập tự do, biết làm chủ cuộc sống,
thiên nhiên và xã hội.
c. “Hót”: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi
cuộc đời mới với sức sống đang trào dâng, trỗi
dậy.
- “Từng giọt long lanh”: ca ngợi vẻ đẹp của
sáng xuân, vẻ đẹp của cuộc sống tươi trong.
d. Thác: gian khổ con người phải đối mặt,
- Thuyền: vượt qua gian khổ, thử thách.
e. Phù du: kiếp sống vô định của con người,
- Phù sa: cuộc đời mới, mầu mỡ, tốt tươi, có
triển vọng hơn.
II- Hoán dụ
1. Đọc và trả lời

Yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ
và phân tích.


- “Đầu xanh”, “má hồng” chỉ nàng Kiều trẻ
trung và tuyệt sắc (liên tưởng tiếp cận).
- “áo nâu”, “áo xanh”: chỉ giai cấp công nhân
và nông dân trong xã hội ta (đặc điểm gắn liền
với đời sống lao động).

4- Củng cố:
- Giáo viên củng cố lại kiến thức
về ẩn dụ và hoán dụ.
- Chữa bài cho học sinh.
5- Dặn dò:
- Làm bài tập SGK.
- Tìm thêm ví dụ thực hành.
- Chuẩn bị “Trả bài viết số 3”.

2. Phân biệt
- Thôn Đoài, thôn Đông => Hoán dụ chỉ hai
người ở hai làng Đoài và Đông.
“Cau thôn Đoài nhớ trầu không… ” là ẩn dụ
của tác giả thể hiện cách nói lấp long trong tình
yêu => Em nhớ ai!




×