Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 13: Cảnh ngày hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.53 KB, 5 trang )

TUẦN 13: CẢNH NGÀY HÈ
Nguyễn Trãi
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Giúp hsinh
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của bức tranh thiên nhiên ngày hè -> vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn
Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
- Vẻ đẹp thơ Nôm Nguyễn Trãi
2. Kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi:
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bóa với cuộc sống của người dân
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp

10A5

Vắng
2. Kiểm tra bài cũ
? Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
3. Bài mới
Nguyễn Trãi không chỉ là một tác gia nổi tiếng với " Bình Ngô đại cáo "- áng thiên cổ
hùng văn - mà còn là người tạo ra bông hoa đầu mùa rực rỡ nhất của thơ Nôm với " Quốc âm
thi tập ". Trong đó phải kể đến bài thơ tiêu biểu " Cảnh ngày hè " (Bảo kính cảnh giới , số 43)



Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Nêu những nét chính về tác giả?

I. Giới thiệu chung:
( HS đọc tiểu dẫn )
1. Nguyễn Trãi( 1380 - 1442 )
- Anh hùng DT, nhà văn hoá lớn, để lại di sản phong
phú đồ sộ.
- Sự nghiệp sáng tác: Chữ Hán + Nôm
* Tập thơ " Quốc âm thi tập " ( chữ Nôm) gồm 254 bài
+ Vị trí: Tập thơ nôm cổ nhất, hay nhất
+ Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của NTrãi, lí tưởng
nhân nghĩa, tình yêu TN, con người; Khát vọng về một
cuộc sống thanh bình, HP cho ND
+ Hình thức: Chủ yếu là thể thơ thất ngôn bát cú xen
lục ngôn -> Cách tân.
2. Bài thơ:

Nêu xuất xứ và ý nghĩa nhan đề của
bài thơ?

- Xuất xứ : Thuộc chùm thơ " Bảo kính cảnh giới " ( 61
bài) thuộc " Quốc âm thi tập "
Tên bài thơ " Cảnh ngày hè " - Do người biên soạn đặt
- Nhan đề: " Bảo kính cảnh giới "- Gương báu răn
mình, nhưng nhiều bài thơ không hề răn dạy ai mà chỉ

là khúc tâm tình, tâm sự của nhà thơ về con người,
cuộc sống, bản thân.
- Hoàn cảnh ra đời: Căn cứ vào nội dung có lẽ lúc tác
giả không được vua tin dùng, cuộc sống nhàn dật.
II. Đọc - hiểu văn bản
( HS đọc diễn cảm bài thơ)
1. Thể thơ

Bài thơ thuộc thể thơ nào?

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Nhưng câu 1 và câu 8 : Sáu tiếng

{ Cách tân

ngắt nhịp linh hoạt
-> Câu 1 và 8 trở thành câu độc lập ( Bình thường


trong thơ Đường luật câu 1 phải gắn với câu 2, thành
một " liên " chỉnh thể )
2. Bố cục
Bài thơ có thể chia làm mấy phần?

+ Sáu câu thơ đầu : Cảnh ngày hè
+ Hai câu cuối : Tâm trạng thi nhân
3. Phân tích
a Cảnh ngày hè
- Câu 1:


Câu thơ một giới thiệu hoàn cảnh
tác giả ngắm cảnh như thế nào?

+ " Rồi "- Rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì
-> Nhịp 1/2/3 nhấn mạnh hoàn cảnh nhàn nhã về thời
gian ( tâm không nhàn)
+ " Hóng mát "- Tâm hồn thư thái, thanh thản, thả hồn
với thiên nhiên
+ " Ngày trường" - ngày dài,

Cảnh ngày hè được miêu tả với chi
tiết nào? Thể hiện sức sống như thế
nào? ( Phân tích sức gợi tả của các
tính từ , ĐT, từ láy trong việc biểu
hiện hình tượng và cảm hứng )

{-> Câu 1 đã giới thiệu hoàn cảnh, tâm trạng, thanh
thản, thư thái trước thiên nhiên
- Năm câu thơ tiếp:
+ Đùn dùn: Từ láy, ĐT mạnh - dồn dập tuôn ra
+ Giương( ĐT): giương rộng ra, tán cây toả rộng che
rợp mặt đất
+ ( Hoè) lục: Xanh thẫm
+ Phun: ĐT mạnh
+ Tiễn: Ngát, nức
hương
+ Lao xao chợ cá: Âm thanh bình thường của chợ cá
Từ láy + đảo ngữ = nhộn nhịp

Những hình ảnh, chi tiết ấy thể hiện

cảm nhận của tác giả về thiên
nhiên, cuộc sống như thế nào?

+ Dắng dỏi: Từ láy- lảnh lảnh, tiếng kêu liên tục vang
dội
" Cầm ve" - ẩn dụ: Tiếng ve nghe như tiếng đàn - du
dương, rộn rã, đầy đử giai điệu


+ Tịch dương: trời chiều
=> Bức tranh cảnh vật và cuộc sống cuối hè, cuối
ngày với đầy đủ màu sắc hương vị, âm thanh. Bức
tranh sinh động, giản dị tràn đầy sức sống, vui tươi, rộn
ràng - Nhà thơ cảm nhận không chỉ bằng những giác
quan thông thường mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, giao cảm mãnh liệt với cuộc sống
=> Tình yêu TN, cuộc sống tha thiết mãnh liệt
( So sánh:
+ Bức tranh TN trong thơ cổ thường Tĩnh, nhưng
ở đây Động
+ Cảnh ngày hè: Gợi nóng nực
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè
- Hồng đức Quốc âm thi tập Bài thơ thể hiện tâm trạng, mong
ước gì của tác giả?

Ai xui con quốc gọi hè
Cái nắng nung người nóng nóng ghê
- Từ Diễn Đồng -)
b.Tâm sự của nhà thơ
- Ngu cầm: Điển tích ( SGK)

- Dẽ có: Lẽ ra nên có - ước mong

Chú ý hoàn cảnh ngắm cảnh là nhàn,
nhưng đích cuối cùng không là cảnh
TN mà là người dân-> Ngắm cảnh
không thụ động

- Dân giàu đủ khắp đòi phương: Không giới hạn một
DT, một quốc gia nào mà ND, nhân loại
-> Hai câu kết có 2 cách hiểu:
+ Câu 1: Ca ngợi sự thái bình
+ Câu 2: Ước mong ND giàu có no đủ
Cách hiểu này cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nthơ: Tha
thiết gắn bó với ND đất nước. Ước mong khát vọng
của dân giàu nước mạnh là tình cảm thường trực sâu
nặng.


Liên hệ: " Bui một tấc lòng ưu ái cũ..."
-> Yêu nước thương dân
Đánh giá chung về bài thơ?

4. Tổng kết
- Bài thơ là bức tranh phong cảnh ngày hè đặc trưng,
giản dị, quen thuộc và sinh động, vui tươi, giàu sức
sống - Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vui sống, tươi trẻ, yêu
tha thiết TN, cuộc sống, chan hoà với TN và canh cánh
nỗi niềm ưu ái, khát vọng HP cho ND
- NT: Sáng tạo về hình thức thơ, sử duịng từ láy tài
tình, sử dụng ĐT, tính từ giàu giá trị tạo hình, biểu

cảm.
=> Quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ: Hài hoà Cảnh để biểu hiện tình, tình khiến cảnh thêm đẹp.
III. Luyện tập

4. Củng cố: Nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của bài
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:



×