Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 13: Tỏ lòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.1 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
Tuần 13 - Tiết 37: TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
- Phạm Ngũ Lão A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Học sinh nắm được hào khí Đông A thể hiện ở bài thơ,
- Vẻ đẹp của con người trong thời đại anh hùng, thời đại mang tinh thần quyết chiến quyết
thắng,
- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ cô đọng hàm xúc trong bài thơ.
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng tồn tại của nó?
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

I- Tìm hiểu chụng:
1- Tác giả:
Học sinh tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
của tác giả?

- Phậm Ngũ Lão (1250-1320): quê làng Phù ủng,
huyện Ân Thi (nay thuộc Hưng Yên). Là con rể
của Trần Hưng Đạo, người có công lớn trong việc
đánh quân Mông- Nguyên.
- ở đời Trần Anh Tông, ông được phong chức
Điện soái tướng quân.
- Là người văn võ toàn tài.
2- Bài thơ:


- Là một trong hai tác phẩm còn lại của Phạm
Ngũ Lão. (Cùng bài Viếng thượng tướng quốc


công Hưng Đạo Đại Vương)
II- Đọc- hiểu:
1- Cảm nhận chung:
Học sinh tìm hiểu về bài thơ.

- Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Ngôn ngữ tinh tế,
giàu hình ảnh.

Học sinh đọc và nêu cảm nhận bản thân về
bài thơ.

2- Phân tích:
a. Hai câu đầu:
- Vẻ đẹp con người trong tư thế hành động, có
tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ.

- Vẻ đẹp con người thể hiện câu đầu trong
tư thế nào?

+ "Múa giáo non sông" => Tư thế hiên ngang, sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lập nên chiến công
huy hoàng.
+ Chiến đấu không mệt mỏi:"trải mấy thu".
=> Vẻ đẹp này là sự kết tinh sức mạnh của thời
đại, của dân tộc.


- Như vậy con người hiên ngang trong vẻ
đẹp của non sông thể hiện như thế nào ?

=> Hình ảnh của ba quân được so sánh với
gì?
- GV: ta gặp nhiều trong văn thơ trung đại
"Múa gươm rượu tiễn chưa tàn - chỉ ngang
ngọn giáo vào ngàn hang beo".
? Nhận xét về hình tượng tráng sĩ và “ba
quân”.

- “Ba quân” hùng khí thời Trần mang sức mạnh
vật chất và tinh thần của “Hào khí Đông A”. Khí
thế mạnh mẽ, oai hùng như hổ báo nuốt trôi trâu,

=> Lời thơ khí thế, vững trãi, thể hiện hào khí
mạnh mẽ của thời đại.
* Cá nhân người trai thời Trần vẻ đẹp hiên ngang
vượt qua thử thách của thời gian và hùng khí
dân tộc, trời đất núi sông mang tầm vóc vũ trụ.
Tráng trí cá nhân tìm thấy bóng dáng mìng trong
hoà khí của dân tộc. Đó là thời đại cao đẹp của
những con người cao đẹp mang âm hưởng hào
hùng ngân vang mọi thời đại -Hào khí Đông A.
b. Hai câu thơ cuối:
- Thể hiện nỗi lòng của người tráng sĩ, đó là cái
trí, cái tâm người anh hùng. Lập công chính là sự
nghiệp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Có công thì mới được ghi tên
- Chí làm trai lập công, sự nghiệp để lại tiếng



Học sinh tìm hiểu nội dung của hai câu thơ
cuối.

thơm cho muôn đời. Niềm khao khát để lại tên
tuổi cho hậu thế là niềm khao khát chính đáng.
Động lực để vượt qua thử thách.
- Coi công danh như là món nợ: hoàn thành nghĩa
vụ với đời, với dân, với nước.
- Bên cạnh ý chí thể hiện cái tâm của người anh
hùng,

- Chí làm trai trong XHPK là đem lại điều
gì?

+ Nỗi "thẹn" mang giá trị nhân cách. Thể hiện
khát vọng lớn lao, tuyệt vời của nhà thơ - nam nhi
đời Trần.
III- Tổng kết:
1. Nội dung:

- Bên cạnh ý chí cái tâm của người anh
hùng được thể hiện ra sao?

- Bài thơ thể hiện hào khí của thời đại Đông A thời đại hào hùng lịch sử dân tộc.
2. Nghệ thuật:

4- Củng cố:
Học sinh nêu giá trị nội dung và nghệ

thuật?

5- Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm được nội dung, tư tưởng.
- Chuẩn bị “Cảnh ngày hè” theo SGK.

- Bài thơ luật Đường ngắn gọn, bút pháp hoành
tráng, tính sử thi kì vĩ. Tầm vóc, tư thế con người
lớn lao, cao cả.



×