Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.44 KB, 3 trang )

Tuần 2/ HKI - Tiết PPCT: 6

VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài dạy.
* Nắm được kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về
các loại văn bản xét theo phong cách chức năng.
* Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HDHS phân tích các ví dụ cũng cố thêm kiến thức.
* Lưu ý: dành phần lớn thời lượng cho học sinh thực hành tự rút ra bài học.
IV. Tiến trình dạy học.
1.

Ổn định, kiểm tra bài cũ:

* Hoạt động giao tiếp là gì? Hoạt động giao tiếp có mấy quá trình? Các nhân tố trong
hoạt động giao tiếp.
2.

Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh đọc
và trả lời các câu hỏi gợi ý sgk.

I. Khái niệm, đặc điểm.


* Văn bản 1: tạo ra trong hoạt động giao tiếp
chung vì đây là kinh nghiệm của mọi người.
* Văn bản 2: tạo ra trog hoạt động giao tiếp và
mọi người vì đây là lời than thân.

H: Ở mỗi câu trả lời trên, em rút ra được
những kết luận gì?

* Văn bản 3: tạo ra hoạt động giao tiếp giữa chủ
tịch nước với toàn dân.
-> Văn bản là sản phẩn của hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ gồm 1 câu, nhiều câu, nhiều
đoạn.
* Văn bản 1,2,3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và
triển khai nhất quán trong từng văn bản.


-> Mỗi văn bản thể hiện một chủ đề và triển
khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
* Nội dung văn bản 2,3 được triển khai nhất
quán, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Ở văn bản kết
cấu 3 phần có phần mở đầu, phân thân, phần kết.
-> Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt
chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu
mạch lạc.
* Văn bản 3, dấu hiệu mở đầu và kết thúc rõ
ràng, cô đọng, dễ nhận biết.
-> Văn bản thường có tính hoàn chỉnh về nội
dung và hình thúc, thường có mở đầu bằng một
nhan đề và kết thúc bằng 1 hình thức phù hợp.

* Mỗi văn bản trên tạo ra nhắm mục đích:
+ Văn bản 1: kinh nghiệm sống
+ Văn bản 2: lời than thân và mong có sự cảm
thông.
+ Văn bản 3: kêu gọi, khích lệ mọi người
quyết tâm tham giá đánh Pháp.
* Kết luận: Văn bản là gì, các đặc điểm của
văn bản (ghi nhớ sgk)
II. Các loại văn bản.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh trả
lời các câu hỏi gợi ý sgk và những câu hỏi
mang tính chất kết luận của giáo viên.

* So sánh các văn bản trên về các phương
diện:
+ Vấn đề được đề cập trong văn bản 1 là kinh
nghiệm sống của dân gian.
+ Vấn đề được đề cập trong văn bản 2 là lời
tâm sự, sẽ chia của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Vấn đề được đề cập trong văn bản 3 là vấn
đề chính trị thời sự kêu gọi mọi người đánh Pháp.
+ Văn bản 1,2 thuộc lĩnh vực nghệ thuật, văn
bản 3 thuộc lĩnh vực chính luận, thời sự.
* Từ ngữ được sử dụng trong mỗi loại văn bản


thuộc loại:
+ VB 1 thuộc ngôn ngữ sinh hoạt.
+ VB 2 thuộc ngôn ngữ nghệ thuật
+ VB 3 thuộc ngôn ngữ chính luận.

* Cách thể hiện nội dung:
+ VB 1: ngắn gọn, dễ hiểu.
+ VB 2: ngắn gọn, nhưng tha thiết, tình cảm
than thân.
+ VB 3: bố cục rõ ràng, lý lẽ đanh thép, lập
luận chặt chẽ, hùng hồn, có thức thuyết phục.
* Văn bản 2,3 khác với một bài học trong sgk vì
sgk là cách trình bày của phong cách ngôn ngữ
khoa học, rõ ràng, khách quan, khác với một đơn
xin, hoặc một giấy khai sinh ở chhỗ đây là một
văn bản hành chính.

H: Cả 3 văn bản trên khác nhau như thế nào
* Nhận xét: câu 2 a,b,c,d hoàn toàn khác nhau
về nội dung, cách trình bày, mục đích,
về từ ngữ cách trình bày, mục đích sử dụng.
phạm vi sử dụng.
-> Kết luận: học ghi nhớ sgk.
H: Có mấy loại văn bản được đề cập trong
bài học này, phân biệt sự khác nhau của
mỗi loại văn bản.

3 Hướng dẫn thực hiện phần hướng dẫn học bài, dặn dò.
* Chuẩn bị phần luyện tập về văn bản trang 37 sgk.
* Chuẩn bị Bài viết số 1 tại lớp (1 tiết)



×