Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Phú sông Bạch Đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.09 KB, 5 trang )

GV ĐÀO THANH DIỀU

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO TẬP 2

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
Tiết 1
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Trương Hán
Siêu.
- Nắm được bối cảnh ra đời và cảm hứng sáng tác bài phú.
- Nắm được thể loại phú và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài phú sông Bạch
Đằng.
- Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến
công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
II. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận,
trả lời các câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Giới thiệu bài mới:
Phú sông Bạch Đằng của Trương hán Siêu là một trong những bài phú hay trong văn
học Việt Nam thời trung đại. Trong bài phú này ta sẽ bắt gặp hào khí thời Trần (mà ta
thường nghe nhắc đến bằng cái tên hào khí Đông A) và âm hưởng của không khí chiến
Trang 1




GV ĐÀO THANH DIỀU

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO TẬP 2

thắng hào hùng trên sông Bạch Đằng bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của thể
loại phú.

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

I. Tìm hiểu chung
1/ Tiểu dẫn

- Trương Hán Siêu (? - 1354) , tự là Thăng

HS đọc trong SGK trang 3.

Phủ, quê ở làng Phúc Am, phủ Yên Khánh

GV diễn giảng nhấn mạnh những nét
chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
tác giả.

(nay thuộc phường Phúc Thành, thị xã Ninh
Bình). Ông từng là môn khách của Trần
Quốc Tuấn, tham gia kháng chiến chống
Mông - Nguyên, làm quan dưới bốn đời

vua Trần

( Anh Tông, Minh Tông, Hiến

Tông và Dụ Tông). Các vua rất kính trọng
ông thường gọi ông là “thầy”. Trương Hán
Siêu được thờ ở Văn Miếu Hà Nội.
- Tác phẩm của ông hiện còn bốn bài thơ và
ba bài văn, trong đó có bài Phú sông Bạch
Đằng.

- Bài phú được ông sáng tác vào đời Trần
2/ Văn bản

Hiến Tông. Khi tác giả có dịp du ngoạn

a) Bối cảnh ra đời và cảm hứng sáng Bạch Đằng di tích lịch sử lừng danh, nơi
quân ta đã hai lần chiến thắng quân xâm
tác
lược phương Bắc, Tác giả vừa tự hào, vừa
hoài niệm, nhớ tiếc anh hùng xưa.
- Phú cổ thể (có trước thời Đường, được
làm theo lối biền văn hoặc lối văn xuôi có
vần)
Trang 2


GV ĐÀO THANH DIỀU

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO TẬP 2


b) Thể loại

- Mở đầu (thông qua việc giới thiệu nhân
vật, nêu lí do sáng tác).
- Nội dung (đối đáp).
- Kết thúc (lời từ biệt của khách).

c) Bố cục

- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả
thương tự xưng mình là “khách”, là “nhân”.

II. Đọc - hiểu

Ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác

1/ Đoạn 1

giả, vừa là nhân vật.

GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1, đọc chú - Trong đoạn 1,“khách” là một bậc hào hoa,
thích về từ “khách”, “Tử Trường” và nhận phóng túng, thuộc giới “tao nhân mặc
xét về nhân vật khách.

khách”, ham thích du ngoạn đi nhiều biết
rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió

Nhân vật “khách” trong bài phú là người trắng, qua nhiều miền sông bể...
thế nào?


- Khách tìm đến những địa danh lịch sử,
học Từ Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu
dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm
hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng là
một địa danh.

Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao - Nhân vật “khách” có tâm trang buồn
đến sông Bạch Đằng?
thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo
gãy, gò đầy xương khô”, biết bao người anh
hùng đã khuất...Nhưng sau cảm giác buồn
Trước cảnh sông nước Bạch Đằng,
“khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm

thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự
hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.

Trang 3


GV ĐÀO THANH DIỀU

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO TẬP 2

trạng của “khách” ra sao?

- Tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ
đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận
thủy chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư


2/ Đoạn 2

cấu và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật

GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời các tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác
câu hỏi:
giả)
Tác giả tạo ra các nhân vật bô lão nhằm - Những kì tích trên sông được tái hiện qua
mục đích gì?
cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh
đối nhau bừng bừng không khí chiến trận
với thế giằng co quyết liệt.
- Ở đây có trận chiến từ thời Ngô Quyền,
Qua lời thuật của các bô lão, những chiến
công trên sông Bạch Đằng được gợi lên
như thế nào?

nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng
hưng”...với trận thủy chiến ác liệt, dòng
sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/ tinh kì
phấp phới), khí thế “hùng hổ” “sáng chói”,
khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng
quân reo khiến “ánh nhật nguyệt phải mờ /
bầu trời đất sắp đổi”.
- Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái
hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa
trương rất thần tình.

- Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng

tượng... được tác giả vận dụng phối hợp
góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của
dân tộc.
Trang 4


GV ĐÀO THANH DIỀU

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO TẬP 2

- Phù hợp với sự thật lịch sử. Điều đó góp
phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và
chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự
sự đậm chất hùng ca.
- Tác giả làm bài phú này khi nhà trần đã
có dấu hiệu suy thoái (theo Tiểu dẫn). tác
giả xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã
Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có khuất và cảm thấy hổ thẹn vì thế hệ hiện tại
hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã tỏ ra không xứng đáng.
diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi
nhà Trần ra sao?

Kết thúc đọan 2, vì sao tác giả lại viết:
“Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa
chừ lệ chan”?
GV cho HS thảo luận nhóm, cử đại diện
trình bày.
4/ Củng cố:
- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Trương Hán Siêu.
- Bối cảnh ra đời và cảm hứng sáng tác bài phú.

5/ Nhận xét - Dặn dò:
Xem lại phần đã học, chuẩn bị trước các câu hỏi 3, 4 ở phần Hướng dẫn học bài và Bài
tập nâng cao ở SGK trang 8.
-------------------------------

Trang 5



×