Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 30 bài: Chí khí anh hùng Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.68 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích : “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh
- Hiểu được lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải.
- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.
- Giáo dục học sinh ý thức sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão tốt đẹp.

B. Phương tiện thực hiện :
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
- Phầm mềm microsoft word (soạn thảo văn bản).
C. Cách thức tiến hành :
- Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi
tìm, các hình thức trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Giới thiệu bài mới :
..................................................................................................................................

1


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Đọc - hiểu văn bản :


Hoạt động của GV và HS

u cầu cần đạt

HS : đọc phần tiểu dẫn -> Cho biết đoạn  Hoạt động 1 : Tiếp cận văn
trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm ?

bản

GV : phân vai cho học sinh đọc đoạn trích.
- Thế nào là chí khí anh hùng ? (HS thảo
luận)
GV : chốt lại quan niệm về anh hùng của
thời Phong kiến  quan niệm về anh
hùng của Nguyễn Du qua hình tượng
nhân vật Từ Hải.

2


- Em hãy tìm những từ ngữ khắc họa  Hoạt động 2 : Tìm hiểu hình tượng
nên hình tượng người anh hùng Từ
Hải ? (HS lựa chọn -> liệt kê)

người anh hùng Từ Hải
- Hình ảnh : “trượng phu” - Từ ngữ mang

(GV gợi mở để HS có thể nêu thêm

tính ước lệ nêu bật một tư thế, một tầm


những hình ảnh mà Nguyễn Du đã miêu

vóc hùng dũng sánh ngang tầm vũ trụ.

tả về Từ Hải trong chương trình Ngữ
văn lớp 9  nhận xét)
GV : liên hệ hình ảnh người trai trong
bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
- Suy nghĩ :
+ “Thoắt đã động lòng bốn phương” 

- Em có nhận xét như thế nào về nhịp

nhịp thơ nhanh, động từ “thoắt” : thể

thơ ở câu thứ 2  Nghệ thuật đó góp

hiện sự cương quyết, dứt khoát thực

phần bộc lộ suy nghĩ gì của người

hiện lý tưởng làm trai.

anh hùng Từ Hải ? (HS nêu nhận xét)

- Lời nói :
+ “Làm cho rõ mặt phi thường”  khát

- Khi ra đi, Từ Hải hứa gì với Kiều ?


vọng khẳng định bản lĩnh, tài năng xuất

Theo em, lời hứa đó thể hiện điều gì

chúng.

về con người Từ Hải ?

+ “rước nàng nghi gia”  thể hiện tấm
lòng của Từ Hải đối với Kiều.
+ “chờ đó ít lâu”, “một năm sau, vội gì !”
 một lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát
thể hiện sự tự tin, lạc quan đầy bản lĩnh
của Từ Hải.
- Hành động :
3


+ “Trông vời … lên đường thẳng rong.”
- Hành động của Từ Hải có mâu thuẫn

+ “Quyết lời dứt áo ra đi … dặm khơi.”

với những suy nghĩ và lời nói của
mình không ? Tại sao ? (HS trình bày)

 Hành động, tư thế dứt khoát, hiên
ngang, lý tưởng cao cả sống cùng trời đất.
 Sơ kết :

+ Nguyễn Du đã khắc họa thành công hình

- Em hãy nhận xét về tình cảm của tác

tượng Từ Hải với đầy đủ phẩm chất, chí

giả Nguyễn Du dành cho Từ Hải ?

khí phi thường của một bậc anh hùng -

Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du

hình tượng người anh hùng lý tưởng

muốn gửi gắm ước mơ gì ? (GV gợi

hóa.

mở - HS nêu)

+ Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du gửi
gắm ước mơ ôm ấp suốt cả cuộc đời về
một xã hội tốt đẹp cho con người được
sống tự do, công lý, tài đức được tôn
trọng và phát triển.

 Hoạt động 3 : Sáng tạo nghệ thuật
của Nguyễn Du trong xây dựng hình
tượng nhân vật anh hùng lý tưởng Từ
Hải

-

4


- Qua nghệ thuật miêu tả người anh hùng của Nguyễn Du, em hãy rút ra
nhận xét chung về thi pháp tả anh
hùng nói chung trong VHTĐ ?
(GV gợi mở cho học sinh liên hệ với
một số tác phẩm VHTĐ khác để rút ra
nhận xét)

GV tổ chức cho HS thảo luận, liên hệ
thực tế :
- Lý tưởng của người anh hùng Từ Hải
có gần gũi với cuộc sống ngày nay
không ? Theo em, thế nào là người
anh hùng trong cuộc sống hiện đại ?

4. Cuûng coá :

* Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất cho từng câu hỏi
dưới đây :
Câu 1 : Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du là
sự nâng cao, sáng tạo trong thi pháp tả anh hùng nói chung ở văn học thời kỳ
trung đại. Đúng hay sai ?
A. Đúng.
5



B. Sai.

Câu 2 : Qua nhân vật Từ Hải, Nguyên Du gửi gắm ước mơ ôm ấp suốt đời về
A. một xã hội công bằng, tốt đẹp.
B. một xã hội mà ở đó tài, đức được tôân trọng và phát triển.
C. một xã hội tốt đẹp cho con người được sống tự do.
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 3 : Lời Từ Hải nói trong lúc chia tay Thúy Kiều cho thấy nhân vật này
A. là người có chí khí phi thường và rất tự tin trong cuộc sống.
B. muốn lập công danh để xứng đáng hơn nữa với sự trân trọng mà Thúy Kiều đã
dành cho mình.

6


C. yêu thương Thúy Kiều nên mong mỏi ở nàng những phẩm chất khác với “nữ
nhi thường tình”.
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 4 : Từ “thoắt” trong câu thơ “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” giúp em
hiểu gì thêm về nhân vật Từ Hải ?
A. Từ Hải là người có chí lớn nên dù vui duyên mới vẫn không quên nhiệm vụ
của một đấng anh hào.
B. Từ Hải là người phi thường nên không có cảm giác say sưa với hạnh phúc đời
thường.
C. Từ Hải là nhân vật được xây dựng theo bút pháp ước lệ và lý tưởng hóa nên
được dề cao quá mức về chí khí anh hùng.
D. Cả ba ý trên đều đúng.


Câu 5 : Hai câu thơ cuối của đoạn trích thể hiện hành động và tâm trạng nào của Từ Hải
?
A. Hành động dứt khoát trong tâm trạng thanh thản bước chân ra đi.
B. Cương quyết gạt bỏ tất cả mọi vướng bận để ra đi với tâm trạng vui vẻ, lạc
quan.
C. Kìm nén cảm xúc để dứt khoát, hiên ngang ra đi thực hiện chí lớn anh hùng.
D. Dứt khoát ra đi thực hiện chí lớn anh hùng trong tâm trạng đau khổ, dằn vặt.

(Đáp án : Câu 1 : A ; Câu 2 : D ; Câu 3 : D ; Câu 4 : A ; Câu 5 : C )

7


5. Dặn dò :
- Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK.
- Chuẩn bị bài đọc thêm : “Thề nguyền” - Nguyễn Du.

E. THAM KHẢO :
- Giáo trình VHTĐ Việt Nam (tr.185-199).
- Nguyễn Du (Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường).
- Điển tích truyện Kiều.

-----------------------*-----------------------

8



×