Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 30 bài: Chí khí anh hùng Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.86 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – KHÚC THỊ DỊU

CHÍ ANH HÙNG
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được chí khí anh hùng của Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của
Nguyễn Du.
- Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong việc diễn tả
chí khí anh hùng, khát vọng tự do nhân vật.
B.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1/Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới

Hoạt động của GVvà HS

Yêu cầu cần đạt
I/Tìm hiểu vị trí, bố cục đoạn trích.
1/ vị trí đoạn trích và tóm tắt những chi tiết
trước đó
+ Vị trí đoạn trích: Từ câu 2213 đến câu 2230

Đọc mục Tiểu dẫn (SGK), nêu vị

trong Truyện Kiều.

trí đoạn trích và tóm tắt những chi + Tóm tắt đoạn trước: Thuý Kiều bị rơi vào
tiết trước đó (Từ khi Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai của Bạc Hạnh, Bạc Bà. ở


tay lầu xanh lần thứ hai).

đây, Kiều gặp Từ Hải, “Trai anh hùng, gái
thuyền quyên”, họ tâm đầu, ý hợp, nhanh
chóng trở thành tri kỉ. Từ Hải chuộc Kiều khỏi


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – KHÚC THỊ DỊU

lầu xanh. Chưa được bao lâu, Từ Hải từ áo ra
đi (Sự việc này không có trong Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà do
Nguyễn Du hoàn toàn sáng tạo ra.
II/ Đọc hiểu
1/ Niềm khao khát trời rộng của Từ Hải trong
bốn câu đầu. Nghệ thuật miêu tả Từ Hải của
Tìm hiểu niềm khao khát trời rộng Nguyễn Du
của Từ Hải trong bốn câu đầu. Từ Hải là được miêu tả như một người anh
Nghệ thuật miêu tả Từ Hải của hùng lý tưởng, từ ngoại hình, lời nói, đến hành
Nguyễn Du?

động, tính cách, là vị cứu tinh của Kiều.
Mặc dù “hương lửa đang nồng”, nhưng Từ
Hải “thoắt đã động lòng bốn phương”. Tâm trí
của Từ hướng về “Trời bể mênh mang” rồi lập
tức “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng
dong”. Mọi việc được miêu tả nhanh, dồn dập
và dứt khoát.
Hai câu 3 và 4 mở ra không gian “bốn
phương” rộng lớn: “Trời bể mênh mang”, “lên

đường thẳng giong”. Không gian có sức biểu
đạt “chí khí anh hùng”. Từ Hải là một con
người quá kích cỡ vì thế hình ảnh Từ Hải phải
được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.
Thanh gươm Từ Hải là thanh gươm công lý.
Con đường Từ Hải đi là con đường dẹp ác, trừ
gian. Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải bằng biện
pháp lý tưởng hoá.

Vì sao tác giả dựng lên hình ảnh
“thanh gươm yên ngựa lên đường

2/ Vì sao tác giả dựng lên hình ảnh “thanh
gươm yên ngựa lên đường thẳng giong” rồi


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – KHÚC THỊ DỊU

thẳng giong” rồi mới để Kiều nói mới để Kiều nói xin theo? Có thể hình dung
xin theo? Có thể hình dung cảnh cảnh tiễn biệt diễn ra ở đâu?
tiễn biệt diễn ra ở đâu?

Việc ra đi của Từ được miêu tả như một công
việc quan trọng hàng đầu. Còn việc xin theo
của Kiều, tuy rất quan trọng với cuộc đời của
Kiều, nhưng so với người anh hùng, thì đó chỉ
là công việc “ nữ nhi thường tình”. Cho nên,
sở dĩ để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng
dong” rồi, Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn
biệt của Kiều, đó là vì, mục tiêu của đoạn này

là muốn khắc hoạ chân dung Từ Hải như một
nhân vật anh hùng, nổi bật. Ngoài ra, cần hiểu
đây là tác phẩm cổ điển, viết theo lối ước lệ,
không hiểu theo lối tả thực cua rvăn học hiện
đại.

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt

- Cảnh tiễn biệt vẫn có thể diễn ra trước

thể hiện tính cách của nhân vật anh

nơi ở của hai người, khi Từ đã sẵn sàng

hùng này như thế nào?

lên đường.
3/Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện
tính cách của nhân vật anh hùng này như thế
nào?
Lời từ Hải nói với Kiều trong lúc tiễn biệt, đại
ý: đã biết rõ lòng dạ của nhau (tâm phúc tương
tri) sao lại cứ quyến luyến (Sao chưa thoát
khỏi nữ nhi thường tình). Hẹn ngày trở lại khi
đã thành nghiệp lớn….
Tính cách anh hùng của Từ Hải thể hiện qua
lời nói với Kiều trước lúc tiễn biệt là lời nói

Phân tích hai câu cuối của đoạn của một nhân vật anh hùng, vì theo cách miêu



GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – KHÚC THỊ DỊU

trích.

tả của văn học trung đại, người anh hùng ra đi
mưu cầu nghiệp lớn phải dứt áo lên đường, gạt
bỏ tình riêng. Từ Hải là nhân vật anh hùng lý
tưởng theo quan niệm cổ.
4- Hai câu cuối của đoạn trích:
- Hành động: “Quyết lời”, “dứt áo ra đi” Hành
động dứt khoát, quyết liệt đầy chí khí, không
giống như Thúc Sinh lưu luyến, bịn rịn
(Người lên ngựa, kẻ chia bào).
- Hình ảnh: “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm

Phân tích khuynh hướng lý tưởng
hoá của ngòi bút Nguyễn Du qua
việc khắc hoạ nhân vật Từ Hải.

khơi”. Đây là hình ảnh kì vĩ nhất, đẹp nhất. Từ
Hải như cánh chim bằng cưỡi gió, lướt mây
bay cao, bay xa. Cánh chim ấy mang khát
vọng anh hùng của chính Nguyễn Du.
5/ Khuynh hướng lý tưởng hoá của ngòi bút
Nguyễn Du qua việc khắc hoạ nhân vật Từ
Hải.
- Từ Hải là nhân vật lý tưởng. Nguyễn Du đã
dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca
bởi Từ chính là giấc mơ công lý của Nguyễn

Du.
- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ trang trọng,
mạnh mẽ dành cho việc miêu tả những bậc
“Trượng phu” anh hùng: thoắt, quyến, dứt
(áo), động lòng bốn phương, thẳng giong, dậy

Từ các đoạn trích đã học trong
Truyện Kiều, hãy phát biểu nhận
xét khái quát những

đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể,
dặm khơi…

đặc điểm - Đặc biệt là những hình ảnh phóng khoáng, kì


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – KHÚC THỊ DỊU

trong nghệ thuật miêu tả tâm lý vĩ: hình ảnh con người “thanh gươm yên
nhân vật của Nguyễn Du.

ngựa” “tưởng như che cả trời đất” (Hoài
Thanh). Từ Hải được ví như cánh chim bằng
lướt gió tung mây (“Gió mây bằng đã đếm kì
dặm khơi”). Đó là hình ảnh phi thường.
Bài tập nâng cao
Qua ba đoạn trích: “Trao duyên”, “Nỗi thương
mình”, “Chí khí anh hùng”, có thể nhận thấy
tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Nguyễn


Nhận xét, đánh giá chung về giá trị Du được thể hiện ở một số phương diện sau:
của đoạn trích.

- Nắm bắt tâm lý tinh tế và khắc hoạ quá trình
diễn biến tâm lý một cách tự nhiên, hợp quy
luật.
- Miêu tả tâm lí một cách trực tiếp, mang tính
hiện thực và cá thể hoá, chân thực, tự nhiên,
không bị gò ép vào những công thức ước lệ
khuôn sáo.
III/Tổng kết.
Bài tập –
Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng lẫm liệt
vô song của Từ Hải, qua đó Nguyễn Du muốn
thể hiện khát vọng về người anh hùng lí tưởng
thực hiện giấc mơ công lí của con người thời
đại ông.
Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là
hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình
ảnh gợi tả, gợi cảm lớn… tất cả bộc lộ khuynh
hướng lí tưởng hoá trong việc xây dựng nhân


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 – KHÚC THỊ DỊU

vật Từ Hải.




×