Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Nỗi thương mình Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.92 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích "Truyện Kiều")
-Nguyễn Du-

A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:
-Cảm nhận được thân phận đau đớn,tủi nhục của Kiều ở lầu xanh và ý thức về thân phận của
nàng.
-Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

B.Phương tiện thực hiện.
-Sách giáo khoa,sách giáo viên,sách thiết kế bài giảng.
-Văn bản đoạn trích,các tài liệu khác có liên quan...

C.Cách thức tiến hành.
-Giáo viên sử dụng phương pháp đọc sáng tạo,giảng bình,đàm thoại,làm việc nhóm...
-Giáo viên tổ chức giờ học theo hình thức nêu vấn đề,gợi tìm,trả lời các câu hỏi.
-Giáo viên và học sinh có sự kết hợp các kiến thức lịch sử.

D.Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra sĩ số.
-Giáo viên kiểm tra sĩ số của lớp theo báo cáo của cán bộ lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.


3.Kiểm tra bài soạn :
-Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị,soạn bài ở nhà của học sinh.
4.Nội dung bài học.
*Phấn mở đầu : Trong văn học Việt Nam,đặc biệt là với giai đoạn văn học trung đại,các tác
phẩm văn học đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ có thân phận và hoàn cảnh đau
khổ.Nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm và nét đẹp trong tính cách.Thúy Kiều cũng là người


phụ nữ như vậy.Điều này được thể hiện sinh động qua đoạn trích "Nỗi thương mình" mà thầy
và các em sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và

Yêu cầu cần đạt

học sinh
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu đoạn

I.Tìm hiểu chung.

trích.

+Tóm tắt nội dung trước đoạn trích : Sau khi bị Mã

-Giáo viên giới thiệu về các sự

Giáo Sinh lừa gạt và bị đẩy vào nhà chứa của mụ Tú

kiện xảy ra trước đoạn trích.

Bà,Thúy Kiều rút dao tự vẫn nhưng không
thành.Đạm Tiên báo mộng số nàng chưa thoát kiếp

-Giáo viên cho học sinh đọc đoạn
trích.

đoạn trường.Mụ Tú Bà cho Kiều ra lầu Ngưng
Bích.Mắc lận Sở Khanh,bị Tú Bà đánh đập dã
man,buộc Kiều phải tiếp khách.Đoạn trích này bắt

đầu từ đó.

Câu hỏi : Em hãy nêu vị trí,nội
dung của đoạn trích?
-Giáo viên cho học sinh thử chia
bố cục đoạn trích.

-Vị trí : Từ câu 1229 đến 1248.
-Nội dung : Miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu
xanh với cảnh sống ô nhục.
-Bố cục : 2 phần :
+Phần 1 : 10 câu đầu : Cảnh sống ô nhục ở lầu xanh
và tâm trạng của Thúy Kiều.


+Phần 2 : Còn lại : Thái độ của Thúy Kiều trước
cảnh sống ô nhục,qua đó thể hiện ý thức về nhân
phẩm của mình.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội
dung và phân tích đoạn trích.

II.Đọc-hiểu :
1.Phần 1 : 10 câu thơ đầu : Cảnh sống ô nhục ở
lầu xanh và tâm trạng của Thúy Kiều.
*Bốn câu đầu : Cảnh sống ở lầu xanh :
-Câu thơ : "Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm".

Câu hỏi : Cuộc sống lầu xanh đã
được tác giả diễn tả qua những từ


+Từ "Biết bao" : Sự việc thường xuyên,số lượng
nhiều,không thể đếm được.

ngữ,chi tiết nào?

->Cuộc sống xô bồ,trác táng.

-Học sinh phát hiện và liệt kê các

-Các từ ngữ : Ong bướm,trận cười,cuộc say,kết hợp

từ ngữ,chi tiết.

các điển tích.
->Bút pháp ước lệ với hình ảnh ẩn dụ,diễn tả cuộc
sống nhộn nhịp,ồn ào,nhơ nhớp,cái cười khả ố của
những kẻ phóng đãng,điên loạn.

Câu hỏi : Tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì trong bốn câu
thơ đầu tiên?Tác dụng?

-Sáng tạo thành ngữ : "Gió sương dày dạn"->"Dày
gió,dạn sương"->Diễn tả sự trơ lì,tiếp diễn đến độ
nhàm chán,"Ong bướm lả lơi"->"Bướm lả ong
lơi",giúp cụ thể hóa cảnh khách làng chơi ra vào tấp
nập,cảnh tượng bát nháo,lộn xộn nơi chốn lầu xanh.
-Đối xứng : Lá gió<->Cành chim;Sớm đưa Tống
Ngọc<->Tối tìm Trường Khanh : Cho thấy người kĩ

nữ phải tiếp khách bốn phương.Tác giả sử dụng tả


thực nhưng vẫn giữ được hình ảnh của Kiều.
Câu hỏi : Em cảm nhận được gì về ->Tâm trạng : Đau đớn,bẽ bàng,nhục nhã.
tâm trạng của Thúy Kiều?

*Sáu câu tiếp theo :Tâm trạng của Thúy Kiều :

-Học sinh nêu cảm nhận.

-Khung cảnh :
+Thời gian : "Lúc tàn canh" : Đêm tàn.
+Không gian : Tại lầu xanh,lúc đã vắng vẻ,cô liêu.

Câu hỏi : Nỗi thương thân của

->Thúy Kiều giật mình nhận ra sự cô đơn,nhục nhã

Kiều được diễn tả trong khung

của mình trong cảnh sống nhơ nhớp,lúc đó nàng ý

cảnh như thế nào?Ý nghĩa?

thức sâu sắc về nhân phẩm của mình.
-Nghệ thuật :
+Câu 1 : Nhịp thơ 3/3,gợi tả bước đi của thời gian.

Câu hỏi : Tác giả đã sử dụng

những biện pháp nghệ thuật như
thế nào để diễn tả tâm trạng của
Kiều?
-Học sinh nêu các biện pháp nghệ
thuật,rút ra nội dung và ý nghĩa từ
các biện pháp đó.

+Câu 2 : Nhịp thay đổi đột ngột 2/4/2.
->Thấy được tâm trạng thảng thốt giật mình,xót xa
cho thân phận của Kiều.
+Điệp từ "Mình" (Giật mình mình lại thương mình
xót xa) như một tiếng nấc đan xen lẫn tiếng thở
dài,diễn đạt nỗi đau mà chỉ một mình Thúy Kiều
biết,cảm nhận.Nỗi đau đó không thể san sẻ cùng ai.
=>Nỗi thương mình của Thúy Kiều mà Nguyễn Du
đề cập tới có ý nghĩa rất mới mẻ đối với văn học

Câu hỏi : Nỗi thương mình của

trung đại.Con người,đặc biệt là người phụ nữ không

Thúy Kiều có ý nghĩa gi đối với

chỉ biết nhẫn nhục,cam chịu như trước mà đã có ý

văn học trung đại?

thức về phẩm giá,nhân cách bản thân,ý thức về

-Học sinh trả lời.


quyền sống của mình.Thương mình là cơ sở để

-Giáo viên bổ sung,chốt lại kiến

thương người.


thức.

+Câu hỏi tu từ và từ ngữ cảm thán : (Giờ sao...Thân
sao bướm chán ong chường bấy thân) thể hiện sự
day dứt khôn nguôi,nỗi đau đớn về thay đổi thân
phận mình,giá trị con người.
+Đối lập : Quá khứ và hiện tại :
Quá khứ được nói đến trong một câu : (Khi sao
phong gấm rủ là) : Cuộc sống tươi đẹp,no đủ,êm

Câu hỏi : Sự khác biệt về quá khứ

đềm,sống hạnh phúc.

và hiện tại được thể hiện như thế

Hiện tại được nói đến trong ba câu thơ liên tiếp nhau

nào?

(Giờ sao....bấy thân) : sự thật hiện tại khốc liệt,phũ
phàng,đau khổ.

->Hiện tại nặng nề đang chôn vùi và nghiền nát quá
khứ.
+Từ "Sao" kết hợp với các thành ngữ tạo thành
giọng thơ chán ngán,buồn khổ.
->Tâm trạng đau đớn,nhức buốt đến tận tim gan.
=>Thái độ của Kiều : Không buông mình theo dòng
chảy đục ngầu của nhà chứa,mà giật mình,thương
cho thân,tiếc cho thân mình.

Câu hỏi : Thái độ của Kiều trước

2.Phần 2 : 10 câu thơ cuối : Thái độ và nhân

cuộc sống thực tại?

phẩm của Kiều trước cảnh sống ô nhục.
*Khung cảnh :
Câu thơ "Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu"
-Cảnh thiên nhiên : có đủ


Câu hỏi : Khung cảnh được tác giả phong,hoa,tuyết,nguyệt(Gió,hoa,tuyết,trăng),tượng
miêu tả trong lầu xanh bao gồm

trưng cho bốn mùa.Mỗi mùa có nét đẹp riêng của

những gì?Cảnh đó được hiện lên

phong cảnh thiên nhiên.Thiên nhiên luôn gần gũi


qua những chi tiết như thế nào?

với con người,nhưng ở hoàn cảnh này,Thúy Kiều

Em hãy nêu cảm nhận của mình?

không còn tâm trí nào để hưởng vui thú ngắm cảnh
đẹp thiên nhiên.
->Cảnh đẹp,tao nhã,mang tính chất ước lệ.
-Các thú vui : Cầm,kì,thi,họa.
->Cho thấy cuộc sống bên ngoài của người kĩ nữ
thanh tao,lịch lãm.Thúy Kiều biết tất cả các thú vui
đó,nhưng nàng thờ ơ,không quan tâm.
*Câu thơ : "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
-Cái buồn của con người đã lây sang cả cảnh
vật.Đây là phát hiện mới lạ của Nguyễn Du trong

-Giáo viên đọc hai câu thơ,cho học việc miêu tả.
sinh phát hiện,liên hệ với câu thơ

-Thúy kiều ý thức được nhân phẩm của mình bị chà

trong "Chinh phụ ngâm" : "Cảnh

đạp,vùi dập,nhưng nàng cũng thể hiện sự phản

buồn người thiết tha lòng".


kháng,không chấp nhận cảnh sống thực tại.Đây là
điều mà chúng ta cần phải trân trọng ở Thúy Kiều.
*Tâm trạng :
-Thúy Kiều không vui,phó mặc cho khách làng
chơi,thể hiện sự chán chường,mệt mỏi,ghê rợn,nhục
nhã khi bị đẩy vào cuộc sống hiện tại.

Câu hỏi : Tâm trạng của Thúy

-Nàng thờ ơ với cả thiên nhiên : Tác giả đã khái quát
quy luật tâm lí của con người,Thúy Kiều đang ở


Kiều trước cảnh sống thực tại ra

trong hiện tại đau khổ,nàng không còn tâm trí để

sao?

quan sát và để ý xung quanh.

-Học sinh trả lời.

-Sự vui gượng,vui miễn cưỡng,kết hợp với câu hỏi
tu từ :
->Thể hiện nỗi sầu,sự đau khổ,tủi hổ,bẽ bàng và
niềm khao khát có cuộc sống tự do của Kiều.
=>Đây là tiếng kêu cứu của một con người có tài
sắc,có tình cảm,có ý thức khi nhân phẩm bị đẩy lùi
trong hoàn cảnh trớ trêu,bất hạnh.

*Thái độ của tác giả :
-Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy
Kiều,trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng.
-Tố cáo,phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng
tiền đã khiíen con người đau khổ.
-Đòi quyền sống tự do,chính đáng cho con người.

Câu hỏi : Qua đoạn trích,em thấy

III.Tổng kết.

tác giả có thái độ như thế nào?

1.Nội dung :
-Đoạn trích diễn tả tâm trạng đau đớn,xót xa,tủi
nhục,cô đơn,ê chề của Thúy Kiều.
-Qua đó ta thấy được Thúy Kiều là một người phụ
nữ có tâm hồn trong sáng,cao thượng,bất chấp việc
phải sống trong hoàn cảnh ô nhục,bùn nhơ.

*Hoạt động 3 : Tổng kết nội
dung và nghệ thuật đoạn trích.

2.Nghệ thuật :
-Đoạn trích có hình thức độc thoại nội tâm tinh
tế,sâu sắc.


Câu hỏi : Em hãy nêu những nét


-Vận dụng sáng tạo các thành ngữ trong văn hóa dân

chính về nội dung và nghệ thuật

gian.

của đoạn trích?

-Kết hợp hài hòa lời kể của tác giả với lời độc thoại
nội tâm nhân vật.

E.Củng cố,dặn dò.
-Qua bài học,các em cần phải nắm được các sự kiện trước,sau của cuộc đời Kiều khi phải
tiếp khách,để từ đó hiểu nội dung đoạn trích.
-Nắm được hoàn cảnh sống của Thúy Kiều ở lầu xanh,ý thức và nhân phẩm của nàng được
làm rõ thông qua các đặc sắc nghệ thuật.
-Chuẩn bị bài giờ sau "Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật".

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn

Giáo sinh thực tập


Lý Quang Lịch

Trần Tuấn Hạnh

Phê duyệt của ban chỉ đạo




×