Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Nỗi thương mình Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.23 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích “Truyện Kiều”)
-Nguyễn DuI. Tiểu dẫn:
Vị Trí đoạn trích:
-Trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong “Truyện Kiều”.
-Nói lên tình cảnh ,tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
Bố cục đoạn trích:
- Đoạn 1: bốn câu đầu: Cảnh sống ở lầu xannh của Kiều.
- Đoạn 2: tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
- Đoạn 3: tám câu còn lại: Thái độ của Kkiều trước cảnh sắc, thú vui ở lầu
xanh.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảnh sống ở lầu xanh của Kiều:
-Bút pháp ước lệ tượng trưng:
+Bướm ong : người hiếu sắc.
+Cuộc say, trận cười : cảnh vui say tửu sắc.
- Điển tích ,điển cố:
+Lá gió, cành chim: cảnh người kĩ nữ tiếp khách.
+Tống Ngọc, Trường Khanh: loại người ăn chơi phong lưu.


- Tiểu đối:
+Bướm lả > < ong lơi ; cuộc say…> < trận cười… ;sớm … > < tối…
→ nhấn mạnh sự bẽ bàng của Kiều .
- Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm.
→Chốn lầu xanh- nơi ăn chơi xô bồ, phức tạp.
→Sự lả lơi của khách làng chơi và những oái ăm của Kiều.
→Giữ được vẻ thanh nhã cho lời thơ , vẻ thanh cao của Kiều.
2. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều:
*Thời điểm :


- Tỉnh rượu : Kiều đối diện với lòng mình.
- Tàn canh : tàn đêm, tàn cuộc - khách làng chơi
đã vãn –không gian vắng lặng.
→Thời gian ,không gian nghệ thuật -thời điểm thích hợp để Kiều soi thấu
lòng mình Nguyễn Du khai thác sâu thế giới nội tâm nhân vật.
- Tiểu đối : khi…> < lúc
→ Kiều thường sống trong nỗi thương mình nội tâm luôn dằn vặt.
- Ngắt nhịp 3 \ 3 khác thường
→Xáo trộn – biến thái tâm trạng của Kiều.
* Nỗi niềm:
- Điệp từ: “sao”-tự vấn ; “thân”


-

Câu cảm thán : “…bấy thân !”

→ Sự giày vò, dằn vặt, đay nghiến cho thân phận của Kiều.
- Đối lập ; vận dụng sáng tạo thành ngữ ,quán ngữ :
+ Khi sao > < giờ sao ;mặt sao > < thân sao
+ Dày gió > < dạn sương ; bướm chán > < ong chường
+ Quá khứ > < hiện tại (tỉ lệ 1 \ 3 )
→ Hiện tại quá phũ phàng , quá ê chề.
→ Nỗi luyến tiếc quá khứ của Kiều.
Điển tích mưa Sở mây Tần :sự ái ân.
- Đối lập : người > < mình
→ Kiều không hòa nhập với cuộc sống ở lầu xanh - vẻ đẹp nhân cách của
Kiều.
- Câu hỏi tu từ : “ nào biết có xuân là gì ? ”
→ Khát khao hạnh phúc , tình yêu ở Kiều.

Tiểu kết:
- Nỗi thương thân , xót phận của Kiều thể hiện sự tự ý thức cao của Kiều về
thân phận ,phẩm giá , nhân cách , quyền sống.
- Với điều này Nguyễn Du đã góp một tiếng nói mới về sự tự ý thức của con
người cá nhân trong văn học trung đại .
- Người đọc cũng thấy được sự cảm thông sâu sắc và ngòi bút miêu tả tâm lí
đặc sắc của Nguyễn Du .
3. Thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở lầu xanh: 8 câu cuối


*Cảnh thiên nhiên:
-Bút pháp ước lệ ; đối lập ; tả cảnh ngụ tình:
+ “gió tựa” > < “hoa kề”
+ “…tuyết ngậm” > < “…trăng thau”
→ Cảnh phong hoa tuyết nguyệt trang nhã nhưng ơ hờ ,lạnh lẽo.
→ Sự lả lơi của khách làng chơi và sự lãnh đạm của Kiều.
*Cảnh sinh hoạt:
-Bút pháp ước lệ ; đối lập :
+ “nét vẽ” > < “câu thơ”
+“cung cầm…” > <“ nước cờ…”
→ Có đủ cầm kì thi họa – thú vui tao nhã.
*Tâm trạng Kiều:
-Dùng từ “vui gượng” →Kiều gượng vui,gượng sống.
-Câu hỏi tu từ ; điệp từ , đại từ phiếm chỉ “ai” →Sự cô đơn ,chơ vơ,
trống trải của Kiều.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, xót phận và sự tự ý thức cao của Kiều
nhất là ý thức về nhân cách .Đồng thời bằng lòng thương cảm ,bằng tài năng
của mình Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ý thức của con

người cá nhân trong văn học trung đại.
2. Nghệ thuật:


- Tác giả sử dụng một cách tập trung nghệ thuật đối xứng.
- Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng tả cảnh ngụ tình và một số biện
pháp tu từ khác.
- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.



×