Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của pisa phần cơ học - vật lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 84 trang )

-------/////////////////////////////

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÝ

TRẦN THỊ THANH DUYÊN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA PISA PHẦN
“CƠ HỌC” – VẬT LÝ 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÝ

TRẦN THỊ THANH DUYÊN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA PISA PHẦN
“CƠ HỌC” – VẬT LÝ 10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sƣ phạm Vật lý
Khóa học: 2014 - 2018
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. PHÙNG VIỆT HẢI

Đà Nẵng, 2018




LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dƣới sự hƣớng dẫn tận
tình của GV hƣớng dẫn và đƣợc phía nhà trƣờng tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả
thu đƣợc không chỉ do nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quý
thầy cô, gia đình và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc
bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Quý thầy cô trong khoa Vật lý – Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHĐN đã tận tình
dạy dỗ, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết, quý báu.
T.S Phùng Việt Hải – ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Các thầy cô và anh chị sinh viên lớp cao học trƣờng ĐHSP đã tạo điều kiện cho
tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm đồng thời và hoàn thiện đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày tôi học tập tại trƣờng Sƣ phạm
cũng nhƣ thời gian tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong khả năng và phạm vi cho phép của mình để hoàn
thành khóa luận này nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận
đƣợc sự thông cảm và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Duyên

I



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ I
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... V
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... VII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 10
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 10
NỘI DUNG .......................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PISA VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC
SINH THEO PISA ............................................................................................... 12
1.1. Pisa là gì? ................................................................................................... 12
1.2. Mục đích: ................................................................................................... 12
1.3. Các năng lực hình thành: ........................................................................... 12
1.3.1. Năng lực Toán học: .............................................................................. 12
1.3.2. Năng lực Đọc hiểu ............................................................................... 12
1.3.3. Năng lực Khoa học .............................................................................. 13
1.4. Đặc điểm của Pisa: ..................................................................................... 13
1.5. Đề thi và mã hóa trong PISA: .................................................................... 14
1.5.1. Đề thi PISA: ......................................................................................... 14
1.5.2. Mã hóa trong Pisa ................................................................................ 16
1.6. Xây dựng đề thi PISA: ............................................................................... 17
II



1.6.1. Tiến trình thực hiện Pisa: ..................................................................... 17
1.6.2. Cấu trúc đề thi Pisa: ............................................................................. 18
1.6.3. Các kiểu câu hỏi đƣợc sử dụng trong đề thi Pisa: ............................... 19
1.7. Quy trình thiết lập bộ câu hỏi theo hƣớng tiếp cận PISA .......................... 21
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VẤN ĐỀ VÀO CÁC BÀI
HỌC THUỘC PHẦN “CƠ HỌC” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN .................................. 23
2.1. Mục tiêu, nội dung, cấu trúc logic các bài học phần “cơ học” - Vật lý 10
cơ bản ................................................................................................................ 23
2.1.1. Vị trí, tầm quan trọng kiến thức của chƣơng trong chƣơng trình vật lý
phổ thông ....................................................................................................... 23
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “Cơ học” – Vật lý 10 cơ bản ................ 24
2.1.3. Mục tiêu kiến thức kĩ năng của phần “Cơ học” - Vật lý 10 cơ bản ..... 25
2.1.4. Các mục tiêu hƣớng tới đánh giá năng lực .......................................... 31
2.2. Thiết kế các bài tập tình huống phần “Cơ học” - Vật lý 10 Cơ bản .......... 31
2.2.1. Ma trận các bài tập tình huống: ........................................................... 31
2.2.2. Các kĩ năng đạt đƣợc thông qua bài tập tình huống đã xây dựng: ...... 33
2.2.3. Các bài tập tình huống cụ thể: .............................................................. 34
2.3. Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá các bài tập tình huống: ........................ 48
2.4. Ý tƣởng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học ................................... 49
2.5. Thiết kế giáo án dạy kiến thức bài 15 – Bài toán về chuyển động ném
ngang ................................................................................................................. 54
2.5.1. Mục tiêu ............................................................................................... 54
2.5.2. Chuẩn bị ............................................................................................... 55
2.5.3. Nội dung ghi bảng ................................................................................ 55
2.5.4. Tiến trình dạy học ................................................................................ 56
2.5.5. Phiếu học tập và đáp án ....................................................................... 64
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 68
III



3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sƣ phạm ........................................................... 68
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm.......................................................... 68
3.3. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm sƣ phạm ............................................. 68
3.4. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm................................................................. 68
3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm........................................................... 68
3.6. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm:.................................................................. 68
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm: ................................................... 69
3.7.1. Đánh giá số liệu phiếu khảo sát ........................................................... 69
3.7.2. Đánh giá nhận xét của chuyên gia: ...................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 2
Ý KIẾN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN ................................................................. 2

IV


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Năng lực

: NL

Điểm trung bình

: GV

Giáo viên

: GV


Học sinh

: HS

Tiêu chí

: TC

Tình huống

: TH

Trung học phổ thông

:THPT

V


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1- Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “Cơ học” – Vật lý 10 cơ bản……………..24
Hình 2.2 - Sơ đồ đánh giá năng lực của Pisa………………………………………..33
Hình 2.3 – Nhà du hành vũ trụ lơ lửng……………………………………………...37
Hình 2.4 – Dùng cân con lắc lò xo để cân khối lựợng của Nhà du hành vũ trụ….....37
Hình 2.5 – Nhà du hành vũ trụ bị đứt dây nối an toàn ……………………………...39
Hình 2.6 – Đƣờng đi của hàng hóa khi thả từ máy bay……………………………..43
Hình 2.7 – Vị trí của máy bay khi hàng hóa chạm đất………………………………44
Hình 2.8 – Máy bay thả hàng xuống cánh đồng ……………………………………45
Hình 2.9 – Hàng hóa đƣợc buộc dù khi thả xuống đất………………………………45
Hình 2.10 – Quãng đƣờng trƣợt thêm của xe ôtô sau khi bóp phanh……………….47

Hình 2.11 – Vết trƣợt trên mặt đƣờng của xe sau khi bóp phanh……………………47
Hình 2.12 – Mô tả các vectơ giá tốc, vận tốc và lực của xe khi phanh………………48
Hình 2.13 – Mô tả chuyển động của ngƣời khi văng ra khỏi nắp ca bô xe ôtô……..49
Hình 2.14 – Cấu tạo của phanh cơ …………………………………………………..51
Hình 2.15 – Mô hình cấu tạo của phanh cơ………………………………………….51
Hình 2.16 – Hệ tọa độ Đê- các cho một vật bị ném ngang…………………………..66

VI


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 – Hình thức và bộ công cụ đánh giá của 2 kì thi Pisa ở Việt Nam………….16
Bảng 2.1 – Mục tiêu của chƣơng I Động học chất điểm – Vật lý 10 Cơ bản…………27
Bảng 2.2 - Mục tiêu của chƣơng II Động lực học chất điểm – Vật lý 10 Cơ bản…….29
Bảng 2.3 - Mục tiêu của chƣơng III Cân bằng và chuyển động của vật rắn – Vật lý 10
Cơ bản…………………………………………………………………………………29
Bảng 2.4 - Mục tiêu của chƣơng IV Các định luật bảo toàn – Vật lý 10 Cơ bản……..32
Bảng 2.5 – Ma trận các bài tập tình huống đã xây dựng………………………………35
Bảng 2.6 – Ma trận các kĩ năng đạt đƣợc thông qua các tình huống đã xây dựng……35
Bảng 2.7 – Bảng tiêu chí đánh giá các bài tập tình huống…………………………….55
Bảng 2.8 – Ý tƣởng sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học…………………...60
Bảng 3.1 – Kết quả đánh giá chuyên gia……………………………………………...77
Biểu đồ 3.1 – Điểm trung bình đối với từng tiêu chí của tình huống 1………………78
Biểu đồ 3.2 – Điểm trung bình đối với từng tiêu chí của tình huống 2………………79
Biểu đồ 3.3 – Điểm trung bình đối với từng tiêu chí của tình huống 3……………….80
Biểu đồ 3.4 – Điểm trung bình đối với từng tiêu chí của tình huống 4……………….81
Biểu đồ 3.5 – Điểm trung bình đối với từng tiêu chí của cả 4 TH…………………….82

VII



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là một vấn đề quan trọng hàng đầu, cấp thiết của mọi quốc gia. Giáo dục
phải luôn đƣợc đổi mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt là khi thực trạng
dạy học hiện nay chỉ chú trọng về nội dung khiến cho kiến thức xa rời thực tế, trở thành
kiến thức “chết”, không vận dụng đƣợc trong thực tế cuộc sống. Hiện nay, học sinh học
tập thụ động, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo chủ động và khả năng vận dụng
vào thực tiễn. Riêng đối với bộ môn Vât lý là môn học gắn liền với nhiều hiện tƣợng,
thực tế cuộc sống nhƣng ở trƣờng phổ thông môn học này vẫn chƣa thu hút đƣợc sự yêu
thích của nhiều học sinh. Các em vẫn chƣa thấy đƣợc sự gẫn gũi giữa Vật lý với thực tiễn
cuộc sống xung quanh để có đƣợc niềm đam mê khám phá học hỏi.
Thêm vào đó Nghị quyết TW Đảng lần thứ 9 khoá XI của Đảng chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói chung và nền giáo
dục phổ thông nói riêng với mục tiêu cốt lõi là chuyển từ dạy học trang bị kiến thức (Học
sinh biết gì?) sang dạy học phát triển năng lực (Học sinh có khả năng làm gì?) sau khi
học.
Trong bối cảnh đó cùng việc nhận thức đƣợc vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc
đổi mới giáo dục, Việt Nam đã tham gia vào một chƣơng trình đánh giá quốc tế có uy tín
hiện nay là Pisa ( Programme for international Student Assessment) – chƣơng trình đƣợc
tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) khởi xƣớng và chỉ đạo. Pisa đƣợc thực
hiện theo chu kì 3 năm một lần. Đối tƣợng đánh giá là học sinh có độ tuổi 15 , độ tuổi kết
thúc giai đoạn giáo dục bắt buột ở hầu hết các quốc gia. Một đặc điểm nổi bật trong đánh
giá Pisa là đánh giá năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng
phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Đậy chính là điều Pisa gọi là năng lực phổ
thông. Một trong các năng lực đƣợc đánh giá trong Pisa là năng lực khoa học. Trong Pisa
các tình huống đƣợc đƣa ra để đánh giá năng lực liên quan mật thiết đến những vấn đề
trong cuộc sống của cá nhân hằng ngày, những vấn đề trong cộng đồng và toàn cầu. Việc
thƣờng xuyên sử dụng các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết giúp học sinh vận dụng linh

hoạt, sáng tạo các kiến thức có đƣợc để trả lời.

8


Với tính cấp thiết và thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề
tài khóa luận: “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của pisa phần I
cơ học - vật lý lớp 10” để nghiên cứu về PISA, các đặc điểm, cách tổ chức, đồng thời xây
dựng bộ câu hỏi theo chuẩn PISA để đánh giá năng lực khoa học của học sinh sau khi kết
thúc giai đoạn giáo dục, cụ thể ở đây là năng lực bộ môn Vật lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của Pisa phần I cơ học - vật lý lớp 10

-

Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi của các bài tập trong hệ thống
bài tập tiếp cận năng lực của Pisa phần I cơ học - vật lý lớp 10

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu lý luận và tổng quan về đánh giá năng lực học sinh của Pisa.

-

Thiết kế quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA.

-


Tìm hiểu các kiến thức trong sách giáo khoa vật lí 10 – Phần I cơ học
+ Chƣơng I Động học chất điểm
+ Chƣơng II Động lực học chất điểm
+ Chƣơng III Cân bằng và chuyển động của vât rắn
+ Chƣơng IV Các định luật bảo toàn

-

Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập phần I Cơ học tiếp cận NL theo Pisa.

-

Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi của các bài tập đã soạn thảo đối
với việc phát huy tính tích cực, và năng lực giải quyết vấn đề.

-

Tiến hành bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống bài tập cho phù hợp với thực trạng
nghiên cứu.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Lí luận về PISA – những điều cơ bản.

-

Năng lực Khoa học (chủ yếu là Vật Lý)


-

Nội dung kiến thức phần I cơ học vật lý 10

4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung kiến thức: các kiến thức phần I cơ học vật lý 10

-

Đề tài nghiên cứu thực hiện trên học sinh lớp 10 ở trƣờng THPT.

9


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu chung trong giáo dục, mục tiêu giáo dục của môn
Vật lý ở trƣờng phổ thông hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu tập huấn về PISA, các bài báo và các luận văn về PISA.
- Nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa Vật lý, cùng với một số môn có liên quan để từ đó
xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực theo chuẩn PISA.
5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5.2.1. Thực nghiệm sư phạm trường THPT
Vì lý do thời gian thực nghiệm là HK2, HS đã kết thúc phần I Cơ học nên không
thể thực nghiệm ở trƣờng THPT đƣợc.
5.2.2. Phương pháp chuyên gia
Các tình huống xây dựng đƣợc đánh giá bởi các GV vật lý ở các trƣờng phổ thông và

các sinh viên cao học (các chuyên gia) thông qua phiếu đánh giá.
5.3. Thống kê toán học
Tiến hành xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu và rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài
nghiên cứu.
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
6.1. Trong phạm vi cả nước
Việt Nam đã trải qua 2 kì khảo sát PISA (2012 và 2015), nhƣng đến nay các công
trình nghiên cứu về PISA còn chƣa nhiều. Có 1 số đề tài đƣợc thực hiện ở cấp độ luận
văn thạc sĩ nhƣ
+ Đề tài “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy
học phần hóa học vô cơ lớp 9” của ThS. Trần Thị Nguyệt Minh
+ Đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực toán học của học sinh lớp
10 theo định hƣớng của chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)” của ThS.
Nguyễn Đức Thành
6.2. Trong phạm vi khoa Vật lý trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
Trong phạm vi các khóa luận của bộ môn Vật lý ở trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại
học Đà Nẵng tính đến nay vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu theo hƣớng thiết kế các tình huống vấn đề

10


trong dạy học, tôi nhận thấy đa số các đề tài ở dạng sáng kiến kinh nghiệm hay luận văn
thạc sĩ và thƣờng áp dụng đối với chƣơng trình THCS. Vì vậy, tôi quyết định đi sâu
nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của
Pisa phần I Cơ học - Vật lý lớp 10”

11



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PISA VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC
SINH THEO PISA
1.1. Pisa là gì?
Pisa là cụm từ viết tắt của Programme for International Student Assessment
(chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế). Chƣơng trình này đƣợc điều phối bởi Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD )
1.2. Mục đích:
Đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng học đƣợc vào thực tiễn của học
sinh lứa tuổi 15 (sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc)
 Đánh giá chất lƣợng nền giáo dục của một quốc gia với độ tin cậy cao.
1.3. Các năng lực hình thành:
1.3.1. Năng lực Toán học:
Năng lực Toán học là khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào các tình huống liên
quan đến toán học
Năng lực toán học đƣợc thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ):
-

Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).

-

Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.

-

Nhóm 3: Tƣ duy toán học; khái quát hóa và nắm đƣợc những tri thức toán học ẩn giấu
bên trong các tình huống và các sự kiện. Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có
thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng
đồng và của toàn cầu

1.3.2. Năng lực Đọc hiểu
Năng lực Đọc hiểu là khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu
nhiều tài liệu khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu của bản thân, tích lũy kiến thức và phát triển tiềm năng, và tham gia
các hoạt động xã hội.
“Năng lực Đọc hiểu” mang ý nghĩa sâu và rộng hơn khái niệm “đọc” ở cấp độ đơn
giản – đơn thuần là giải mã hoặc đọc thành tiếng. Năng lực đọc hiểu ở đây bao gồm nhiều
năng lực nhận thức, từ cấp độ đơn giản đến giải mã, kích hoạt các kiến thức về từ ngữ,
ngữ pháp, và các đơn vị ngôn ngữ/ văn bản lớn hơn, cho đến kiến thức về thế giối xung

12


quanh. Nó còn bao gồm các năng lực siêu nhận thức: ý thức và khả năng sử dụng các
chiến lƣợc đọc phù hợp khi đọc một văn bản.
Năng lực Đọc hiểu đƣợc thể hiện ở 3 cấp độ
1. Cấp độ đơn giản
2. Giải mã, kích hoạt
3. Năng lực siêu nhận thức: ý thức và khả năng sử dụng các chiến lƣợc đọc phù hợp khi đọc
một văn bản.
1.3.3. Năng lực Khoa học
Năng lực Khoa học là khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải quyết
các tình huống khoa học.
Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thể
đƣợc khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trƣng chủ yếu của việc nghiên
cứu khoa học.
Giải thích hiện tƣợng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa
học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tƣợng một cách khoa học và dự đoán sự
thay đổi.
Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.

Năng lực Khoa học đƣợc thể hiện ở 3 hình thức:
-

Xác định các vấn đề khoa học

-

Giải thích hiện tƣợng một cách khoa học

-

Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.
1.4. Đặc điểm của Pisa:
- Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá,
ngoài các nƣớc thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD
đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia. Tại
mỗi quốc gia, cuộc khảo sát thực thực hiện trên 6300 học sinh/ ngẫu hiên 1500 trƣờng
đƣợc chọn.
-

PISA đƣợc thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các

quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt đƣợc các
mục tiêu giáo dục cơ bản.

13


-


Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng

lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các
quốc gia.
-

PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:



Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trƣờng, giáo viên và phụ

huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi nhƣ “Nhà trƣờng của chúng ta đã
chuẩn bị đầy đủ cho những ngƣời trẻ tuổi trƣớc những thách thức của cuộc sống của
ngƣời trƣởng thành chƣa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những
nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trƣờng có thể góp phần cải thiện tƣơng
lai của học sinh có gốc nhập cƣ hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,… Vấn đề Chính
sách công đƣợc đánh giá thông qua phiếu hỏi Nhà trƣờng.


Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chƣơng trình

giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong
việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn.
Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu
quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết
các tình huống. Vấn đề Hiểu biết phổ thông đƣợc đánh giá thông qua bài test.


Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết


trong nhà trƣờng. Để trở thành những ngƣời có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài
việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý
thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện
của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả
về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng nhƣ các chiến lƣợc học tập hỏi học sinh. Vấn đề
Học tập suốt đời đƣợc đánh giá thông qua phiếu hỏi học sinh.
1.5. Đề thi và mã hóa trong PISA:
1.5.1. Đề thi PISA:
 Kì thi:
Năm 2000 (kì PISA đầu tiên): bài thi thực hiện trên giấy đánh giá 3 lĩnh vực Đọc
hiểu, Toán học và Khoa học.
Năm 2006, PISA có thêm bài thi đánh giá trên máy tính, ngoài 3 lĩnh vực trên có
thêm đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề.

14


Mỗi chu kỳ lại có thêm 1 vài lĩnh vực mới đƣợc phát triển. Chu kỳ PISA 2015, bài
thi trên máy tính đánh giá các lĩnh vực: Đọc hiểu, Toán học, Khoa học, năng lực giải
quyết vấn đề hợp tác, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy tính. Riêng lĩnh vực Khoa
học, lĩnh vực trọng tâm của kỳ thi PISA 2015, bài thi trên máy tính có nhiều câu hỏi mới
hiện đại hơn các câu hỏi thi trên giấy.
 Đề thi:
Quyển đề thi PISA (Booklet) bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập gồm một
hoặc một số câu hỏi (Items). Trung bình mỗi quyển đề thi có khoảng 50-60 câu hỏi. Tổng
số bài tập trong toàn bộ đề thi PISA sẽ đƣợc chia ra thành các đề thi khác nhau để đảm
bảo các học sinh ngồi gần nhau không làm cùng một đề và không thể trao đổi hoặc nhìn
bài nhau trong quá trình thi. Mỗi đề thi sẽ đánh giá một số nhóm năng lực nào đó của một
lĩnh vực nào đó và đƣợc đóng thành "Quyển đề thi PISA" để phát cho học sinh.

Thời gian để học sinh làm một quyển đề thi là 120 phút. Học sinh phải dùng bút
chì để làm trực tiếp vào "Quyển đề thi PISA" (học sinh đƣợc phép sử dụng các đồ dùng
khác nhƣ giấy nháp, máy tính bỏ túi, thƣớc kẻ, com–pa, thƣớc đo độ,... theo sự cho phép
của ngƣời coi thi).
Năng lực phổ thông của PISA đƣợc đánh giá qua các Unit (bài tập) bao gồm phần
dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dƣới dạng chữ, bảng, biểu đồ,…) và theo sau đó
là một số câu hỏi (item) đƣợc kết hợp với tài liệu này.
Đây là một điểm quan trọng trong cách ra đề. Nó cho phép các câu hỏi đi sâu hơn
(so với việc sử dụng các câu hỏi hoàn toàn riêng rẽ – mỗi câu hỏi lại đặt trong một bối
cảnh mới hoàn toàn). Điều này cũng cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ kĩ càng tài
liệu (do ít tình huống hơn) mà sau đó có thể đƣợc sử dụng trong đánh giá ở những góc độ
khác nhau. Nó cũng cho phép thuận lợi hơn trong việc gắn với tình huống thực trong cuộc
sống.
Việc cho điểm của các câu trong một Unit là độc lập.
 Ở Việt Nam:
Năm

Bộ công cụ đánh giá

Hình thức dự thi

- Đề thi (booklet): 13 đề.
2012

Trên giấy

- Phiếu hỏi nhà trƣờng: 01
bộ.
- Phiếu hỏi học sinh: 03 bộ.


15


- Đề thi (booklet): 18 đề.
2015

Trên giấy

- Phiếu hỏi nhà trƣờng: 01
bộ.
- Phiếu hỏi học sinh: 01 bộ.

Bảng 1.1 – Hình thức và bộ công cụ đánh giá của 2 kì thi Pisa ở Việt Nam
1.5.2. Mã hóa trong Pisa
PISA sử dụng thuật ngữ mã hóa, không sử dụng khái niệm chấm bài vì mỗi một
mã của câu trả lời đƣợc quy ra điểm số tùy theo câu hỏi.
Các câu trả lời đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời của một số câu
hỏi trả lời ngắn đƣợc xây dựng trƣớc sẽ đƣợc nhập trực tiếp vào phần mềm nhập dữ liệu.
Các câu trả lời còn lại sẽ đƣợc mã hóa bởi các chuyên gia. Tài liệu Hƣớng dẫn mã hóa sẽ
đƣa ra các chỉ dẫn và cách thức để giúp cho các chuyên gia mã hóa đƣợc toàn bộ các câu
hỏi đƣợc yêu cầu. Sau khi mã hóa xong, sẽ đƣợc nhập vào phần mềm; tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) nhận dữ liệu và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh.
Nhiều quốc gia mã hóa tiến hành theo quy trình mã hóa trên bài thi trên giấy, một số quốc
gia khác sử dụng mã hóa trực tuyến trên Pisa. Dữ liệu đƣợc mã hóa bởi chuyên gia sau đó
sẽ đƣợc phân tích và xử lí ngay một cách tự động.
Tùy theo mỗi câu hỏi, mỗi mức trên sẽ có một hay một vài mã số đƣợc quy định cụ thể
trong hƣớng dẫn chấm điểm.
 Mã của các câu hỏi thƣờng là 0, 1, 2, 9 hoặc 0, 1, 9 tùy theo từng câu hỏi. Các mã thể
hiện mức độ trả lời bao gồm: mức đạt đƣợc tối đa cho mỗi câu hỏi và đƣợc quy ƣớc gọi là
“Mức tối đa”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả lời không đƣợc chấp nhận và bỏ trống

không trả lời. Một số câu hỏi có thêm “Mức chƣa tối đa” cho những câu trả lời thỏa mãn
một phần nào đó. Cụ thể:
- Mức tối đa (Mức đầy đủ): Mức cao nhất (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 9 hoặc mã 2
trong câu có mã 0, 1, 2, 9). Ở đây hiểu là điểm.
- Mức chƣa tối đa (Mức không đầy đủ) (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 2, 9).
- Không đạt: Mã 0, mã 9. Mã 0 khác mã 9. Mã 0: có ghi nhƣng sai (không có ý nào
đúng hoặc lập luận sai), mã 9: không ghi gì để giấy trắng không trả lời câu hỏi đó.


Mã hai chữ số: 00, 01… 21, 22 …

16


- Chữ số đầu tiên cho biết mức độ trả lời. Chữ số thứ hai đƣợc sử dụng để mã hóa đặc
tính hay xu hƣớng của câu trả lời.
- Mã hóa sử dụng hai chữ số có hai ƣu điểm chính:
 Thứ 1, chúng ta sẽ thu đƣợc nhiều thông tin hơn về việc hiểu và nhận thức chƣa
đúng của học sinh, các lỗi thƣờng gặp và các cách tiếp cận khác nhau khi học sinh
giải một bài toán hay trả lời hoặc đƣa ra lập luận.
 Thứ 2, việc mã hóa hai chữ số sẽ cho phép biểu diễn các mã theo một cách có cấu
trúc hơn, xác định rõ ràng mức độ phân cấp của các nhóm mã


Sau đó các Mã sẽ đƣợc chuyển sang điểm (Score) theo hệ thống và thang đánh giá
của OECD.

 Hƣớng dẫn mã hóa:
-


Phải khớp với mục đích câu hỏi.

-

Phải có một mô tả chính xác – mô tả-của mỗi loại mã hóa.

-

Phải nhằm mục đích bao quát tất cả các loại câu trả lời.

 Các nguyên tắc chung khi mã hóa:
- Lỗi chính tả và ngữ pháp: Các lỗi về chính tả và ngữ pháp sẽ đƣợc bỏ qua nếu nhƣ các
lỗi này không nghiêm trọng đến mức làm khó hiểu cho ngƣời chấm. Đây là việc đánh giá
kỹ năng về khoa học, toán học và khả năng hiểu văn bản của PISA chứ không phải là một
bài kiểm tra về viết câu hay ngữ văn.
- Những lỗi tính toán nhỏ:
+ Không nên „trừ điểm‟ cho mọi lỗi mà bạn thấy
+ Hãy làm rõ về tầm quan trọng của việc tính toán cho những câu hỏi này
+ Đối với một số câu hỏi, tính toán chính xác là một yêu cầu
+ Đối với các câu hỏi khác, tính toán chỉ là yếu tố phụ so với mục đích chính của câu hỏi
1.6. Xây dựng đề thi PISA:
1.6.1. Tiến trình thực hiện Pisa:
Việc thực hiện PISA bao gồm khâu thiết kế bài kiểm tra và chọn trƣờng thực
nghiệm. Nhìn chung, các bƣớc tiến hành thiết kế bài kiểm tra qua các kì PISA đƣợc diễn
ra nhƣ sau :
1. Lập đề cƣơng
2. Phát triển dữ liệu
3. Thu thập dữ liệu từ các nƣớc

17



4. Đánh giá dữ liệu quốc gia
5. Gửi bản mẫu thử nghiệm
6. Chuyển ngữ bản mẫu
7. Tập huấn cho giáo viên chấm điểm
8. Thử nghiệm tại các nƣớc thành viên
9. Chuẩn bị văn bản chính thức bằng tiếng Anh và tiếng Pháp
10. Công bố công trình nghiên cứu chính thức
11. Tập huấn chính thức cho giáo viên chấm điểm
12. Chính thức tiến hành ở các nƣớc thành viên
 Việc chọn trƣờng thực nghiệm bao gồm các bƣớc nhƣ sau:
1. Xác định thời lƣợng của bài kiểm tra và độ tuổi của học sinh
2. Xác định nguồn nhu cầu nơi thực nghiệm
3. Xác định số lƣợng học sinh sẽ tham gia thực nghiệm
4. Thiết lập và mô tả cấu trúc trƣờng thực nghiệm
5. Xác định trƣờng bị loại
6. Cách xử lí đối với những trƣờng có quy mô nhỏ
7. Phân lớp để tiến hành kiểm tra
8. Xác định số lƣợng thành viên trong một nhóm thực nghiệm
9. Phân bố thí sinh theo nhóm
10. Chọn trƣờng thí điểm
11. Đánh số trƣờng thí điểm
12. Thiết lập bảng theo dõi
1.6.2. Cấu trúc đề thi Pisa:
Mỗi đề thi Pisa bao gồm rất nhiều các nhóm unit (bài tập), mỗi unit đƣợc bao gồm
4 phần :
-

Phần dẫn.


-

Phần câu hỏi.

-

Các phƣơng án trả lời.

-

Mã hóa.
Mỗi unit từ 3 đến 6 câu hỏi. Các bài thƣờng đƣa ra các tình huống thực tiễn, sau đó

là các câu hỏi. Các câu hỏi đƣợc chia theo 3 nhóm:
 Một cluster là một phần thi 30 phút. Nó là một chuỗi của các unit.

18


 Một unit là một bộ các item chỉ liên quan đến một bối cảnh .
 Một item là một câu hỏi riêng lẻ/một nhiệm vụ đƣợc mã hoá riêng lẻ.
1.6.3. Các kiểu câu hỏi đƣợc sử dụng trong đề thi Pisa:
-

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice): lựa chọn đơn giản và
lựa chọn phức tạp.

-


Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False complex);

-

Câu hỏi đóng ( đòi hỏi trả lời dựa trên những trả lời có sẵn) (Close – constructed response
question);

-

Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question)và đòi hỏi trả lời dài (Open –
constructed` response question);
1.6.3.1. Câu hỏi PISA dạng Multiple choice ( nhiều lựa chọn)
a) Câu hỏi lựa chọn đơn giản
- Yêu cầu của tài liệu:


Mang tính xác thực



Gần gũi với học sinh ở các nƣớc



Thu hút đƣợc mối quan tâm của học sinh



Có thể đánh giá đƣợc các khái niệm và phƣơng pháp khoa học


- Ví dụ : Trên áo của các chị lao công trên đƣờng thƣờng có những đƣờng kẻ to bản nằm
ngang màu vàng hoặc màu xanh lục để đảm bảo an toàn cho họ khi làm việc ban đêm.
Những đƣờng kẻ đó làm bằng
A. chất phản quang.
B. chất phát quang.
C. vật liệu bán dẫn.
D. vật liệu laze.
- Tính chất:


Chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất



Câu hỏi phải chọn đƣợc 3 phƣơng án nhiễu đáng tin cậy (hợp lý) nhƣng chƣa

chính xác.


Đánh giá một khả năng trong khung năng lực Khoa học PISA.



Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, học sinh dễ đọc và hiểu đƣợc

- Cái gì tạo nên một câu hỏi trắc nghiệm tốt

19





Phần dẫn đƣợc khuyến khích đề cập đến khái niệm, kiến thức, quy trình đƣợc đánh

giá (tính xác thực mức độ cao)


Ngôn ngữ mà hầu hết học sinh hiểu đƣợc ví dụ:



95% học sinh có thể hiểu tài liệu và câu hỏi.



Một câu trả lời đúng mà rõ ràng là tốt hơn (đúng hơn) các phƣơng án nhiễu.



Các phƣơng án nhiễu phải đáng tin cậy đối với những học sinh „không biết‟.



Các tuỳ chọn (câu trả lời và phƣơng án nhiễu) đƣa ra những gợi ý không liên quan

để chấp nhận hoặc từ chối.
- Câu hỏi phải bao quát nhƣ thế nào?


Bối cảnh, câu hỏi, câu trả lời phải nằm trong khả năng của học sinh.




Bối cảnh, câu hỏi đƣợc lựa chọn phải mới, hay và có sức hấp dẫn với học sinh.



Không nên sử dụng quá nhiều từ phủ định trong việc đặt câu hỏi.



Tránh để cho câu trả lời đúng là dài và phức tạp còn các phƣơng án nhiễu thì

ngắn và đơn giản hơn.


Rà soát và chỉnh sửa để bảo đảm các đáp án gợi ý là hợp lý.



Các phƣơng án nhiễu phải là những mệnh đề hợp lí nhƣng không chính xác.



Các phƣơng án nhiễu phải liên quan đến khoa học đƣợc đƣa ra trong bối cảnh

và không đƣợc vƣợt khỏi phạm vi kiến thức mà học sinh đã đƣợc học.
b) Câu hỏi lựa chọn phức tạp:
-


Cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, quy trình trong một câu hỏi.

-

Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm hoặc quy trình.

-

Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến bối cảnh.

-

Nói chung là đối với những câu hỏi dạng này thì học sinh khó giành đƣợc điểm hơn.
1.6.3.2. Câu hỏi đóng (close – constructed response question)

-

Dựa trên những kiến thức có sẵn.

-

Câu hỏi mang tính xác nhận thông tin, không có tính gợi mở.

-

Có tính chất là câu mở đầu cho một đề tài nào đó.

-

Trong câu hỏi đóng các phƣơng án trả lời phải là một hệ thống đầy đủ tất cả các khía cạnh

của hiện tƣợng nghiên cứu, phải có mặt các phƣơng án trả lời để ngƣời trả lời dễ dàng xác
định câu trả lời.
1.6.3.3. Câu hỏi mở (open – constructed response question)

20


- Hƣớng dẫn viết các câu hỏi câu trả lời mở tốt: Câu hỏi và câu trả lời
 Phải viết thế nào cho rõ ràng, không mơ hồ.
 Phải viết thế nào để các câu trả lời có thể rơi vào các câu trả lời tiêu chuẩn (đáp
án).
 Viết thế nào để tránh những câu trả lời hời hợt, không rơi vào các câu trả lời
chuẩn.
 Đối với Đọc hiểu thì câu hỏi phải là một câu “hƣởng ứng” văn bản.
- Hƣớng dẫn mã hoá
 Phải khớp với Mục đích câu hỏi (thêm vào những mô tả chung mà câu hỏi có ý
định đánh giá)
 Phải có một mô tả chính xác– Mô tả – của mỗi loại mã hoá
 Phải nhằm mục đích bao quát TẤT CẢ các loại câu trả lời
 Phải bao gồm ví dụ về câu trả lời của học sinh – Câu trả lời ví dụ – cho tất cả các
loại
- Các yêu cầu
Các câu hỏi dài yêu cầu trả lời mở để đánh giá mang tính so sánh (các câu hỏi chuyên
về câu trả lời mở) yêu cầu:
Cán bộ xây dựng đề thi:
 Có kỹ năng xây dựng câu trả lời để:


Đƣa ra tiêu chuẩn mã hoá rõ ràng, không mập mờ




Phạm vi cho các câu trả lời chính xác là nhỏ – Câu hỏi không quá dài
 Có kỹ năng trong hƣớng dẫn mã hoá

Cán bộ mã hoá là ngƣời:


Hiểu biết về khung năng lực khoa học – để đánh giá
1.7. Quy trình thiết lập bộ câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA
B1. Xác định kiến thức liên quan
B2. Lựa chọn tình huống gắn liền với thực tiễn
B3. Xác định lĩnh vực
B4. Xác định mức độ và kiểu câu hỏi
B5. Soạn thảo bộ câu hỏi theo tình huống
B6. Thảo luận bộ câu hỏi
B7. Chỉnh sửa lần 1

21


B8. Kiểm tra thử
B9. Hoàn thiện bài tập tình huống tiếp cận PISA
Cụ thể, trong bƣớc 5 soạn thảo bộ câu hỏi gồm có 4 bƣớc nhỏ:
B1: Đặt tên tình huống
B2: Viết lời dẫn
B3: Soạn các câu hỏi và phƣơng án trả lời
B4: Soạn đáp án và mã hoá

22



CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VẤN ĐỀ VÀO CÁC BÀI
HỌC THUỘC PHẦN “CƠ HỌC” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN
2.1. Mục tiêu, nội dung, cấu trúc logic các bài học phần “cơ học” - Vật lý 10 cơ bản
2.1.1. Vị trí, tầm quan trọng kiến thức của chƣơng trong chƣơng trình vật lý phổ
thông
Phần I Cơ học là phần đầu tiên của lớp 10, bắt đầu cho Vật lý THPT, là nền tảng để
các em tiếp cận với kiến thức Vật lý chuyên sâu hơn so với phần cơ học đã đƣợc học ở
lớp 6, 8. Phần này gồm có 4 chƣơng. Chƣơng I – Động học chất điểm nghiên cứu dạng
chuyển động cơ học của vật và các đại lƣợng cấu thành cũng nhƣ tính chất của các loại
chuyển động. Chƣơng II – Động lực học chất điểm tìm hiểu về các lực tồn tại trong tự
nhiên và những đặc điểm khi tƣơng tác của các lực ấy. Chƣơng III sẽ phân tích rõ về
các dạng cân bằng và chuyển động của vật rắn cũng nhƣ cách ứng dụng chúng vào đời
sống. Cuối cùng chƣơng IV – Các định luật bảo toàn sẽ phát biểu phân tích và tìm hiểu
các định luật về bảo toàn năng lƣợng, mối liên hệ giữa các dạng năng lƣợng.
Qua phần Cơ học HS sẽ hiểu đƣợc những hiện tƣợng, quy luật chuyển động xung
quanh một cách sâu sắc hơn và hình thành nên tƣ duy Vật lý, sử dụng vật lý để giải
thích các hiện tƣợng cơ học trong đời sống. Từ đó hình thành nên sự tò mò, ham học hỏi
khám phá.
Nhƣng nhìn chung trong phần này, sách giáo khoa không trình bày chi tiết về mặt
nội dung mà chủ yếu tập trung vào xây dựng nội dung kiến thức nhằm giúp học sinh có
thể tự hình thành kiến thức dựa trên con đƣờng tự khám phá . Hay có thể nói là dẫn dắt
học sinh đi lại con đƣờng mà các nhà khoa học đã đi để tìm ra kiến thức mới chú không
chỉ là đơn thuần cung cấp nhƣng kiến thức có sẵn. Nhƣng nếu không có phƣơng pháp
dạy tốt và hợp lý thì sẽ dễ trở thành các công thức khô khan và không hiểu bản chất. Vì
vậy để có thể giúp học sinh tìm tòi kiến thức một cách khoa học và logic đòi hỏi ngƣời
giáo viên liên hệ nhƣng kiến thức đó với các tình huống thực tiễn cuộc sống. Điều này
vừa giúp các em khắc sâu kiến thức và biết vận dụng vào cuộc sống.


23


×