Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

quy trình giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu tại công ty tnhh mtv gemadept

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.72 KB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN………………………………5
1.1.Khái quát chung về giao nhận…………………………………………..5
1.1.1.Giao nhận………………………………………………………….5
1.1.2.Người giao nhận……………………………………………………5
1.1.3.Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế…………………….6
1.1.4.Ý nghĩa của hoạt động giao nhận…………………………………6
1.1.5.Vai trò, chức năng của người giao nhận trong thương mại quốc tế..7
1.1.6.Địa vị pháp lý của người giao nhận……………………………….9
1.1.7.Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận……..10
1.1.8.Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu………………………………………………….12
1.2.Căn cứ pháp lý…………………………………………………………13
1.2.1.Căn cứ pháp lý về hoạt động giao nhận…………………………13
1.2.2.Quy điịnh về thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự
giám sát của hải quan……………………………………………………14
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT….16
2.1. Giới thiệu chung về công ty…………………………………………...16
2.2. Các ngành nghề kinh doanh…………………………………………..16
2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty……………………………………………17
2.4.Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới………………..20
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN CONTAINER
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT……………..22
3.1.Quy trình giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu tại công ty TNHH
MTV GEMADEPT……………………………………………………….22

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1



1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2.Quy trình giao nhận lô hàng xơ sợi polyester của công ty TNHH dịch vụ
thương mại và sản xuất KOHASAN theo hợp đồng dịch vụ giao nhận giữa
công ty TNHH MTV GEMADEPT và công ty TNHH KOHASAN……..35
3.3.Những khó khăn trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty
TNHH MTV GEMADEPT………………………………………………..42
3.4.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận của công
ty TNHH MTV GEMADEPT…………………………………………….42
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..45
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..46

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XNK

Xuất nhập khẩu

VTDPT

Vận tải đa phương tiện


MTO

Multimodal Transport Operator - Vận tải đa phương tiện

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV GEMADEPT

18

3.1

Quy trình giao nhận hàng nguyên container nhập

22

3.2

Quy trình làm thủ tục hải quan

25


Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa các nền kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế
khu vực, mối liên hệ giữa các quốc gia về mọi phương diện kinh tế ngày càng
gắn bó với nhau. Việt Nam với chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa quan
hệ quốc tế đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thương mại khu vực và toàn
cầu. Việt Nam hiện nay đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, WTO.
Cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế
việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở mỗi nước có một ý nghĩa
hết sức quan trọng, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hoá ở của nước đó
trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất
nhập khẩu với các nước khác trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế đất
nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Tham gia vào hầu hết các hoạt động trong
vận tải đa phương thức là người giao nhận vận tải. Với vai trò là người tổ chức,
thực hiện việc đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất, người giao nhận vận tải ngày càng đóng vai trò tích cực
trong sự phát triển thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.
Trong các tuần thực tập vừa qua, em có cơ hội thực tập tại Công ty TNHH
MTV Gemadept có chi nhánh đặt tại Hải Phòng. Em xin trình bày bài báo cáo
này với chủ đề “Quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container
tại công ty TNHH MTV GEMANDEPT ”. Được sự giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn thực tập Nguyễn Quỳnh Trang, các anh chị nhân viên trong Công ty
TNHH MTV Gemadept, em đã hoàn thành việc thực tập và tổng hợp trong bản
báo cáo này. Hy vọng bản báo cáo sẽ được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của cô

giáo hướng dẫn thực tập và các thầy cô trong khoa.Trong thời gian thực tập do
thời gian và kinh nghiệm có hạn nên báo báo còn có những hạn chế nhất định, vì
vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô giáo cùng tất cả các bạn để
bài

báo

cáo

của

em

được

hoàn

chỉnh

hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát chung về giao nhận
1.1.1. Giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch
vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
Theo luật thương mại Việt nam thì “Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận
tải hoặc của người giao nhận khác”.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao
nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê
dịch vụ của người thứ ba khác.
Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động giao
nhận là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi và
các thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người
mua.
1.1.2. Người giao nhận
Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế
công nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao
nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và
hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người
vận tải”.
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh

MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến
người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ
tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện
người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các
phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia
khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.
1.1.3. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ thay mặt người gửi hàng ( người xuất khẩu)
- Dịch vụ thay mặt người nhận hàng ( người nhập khẩu)
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
- Những dịch vụ khác
1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động giao nhận
Để cho nền sản xuất xã hội phát triển một cách có hiệu quả, các nhà kinh tế
học từ xưa đã đưa ra ý tưởng là chuyên môn hóa lao động. Phải có mối quan hệ
hợp tác với nhau thông qua các hoạt động kinh tế mà quan trọng nhất là việc di
chuyển tư bản, lao động và trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, các quốc gia với
nhau. Nhờ đó các quốc gia có thể mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của
mình, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân. Giao nhận là một khâu, một mắc
xích quan trọng trong quá trình tái sản xuất ngành vận tải nói riêng và hoạt động
xuất nhập khẩu nói chung, giúp cho việc lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn
thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy việc nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Mạng lưới giao nhận ngày càng phủ khắp toàn cầu và hoạt động nhộn nhịp.
Các đại lý giao nhận cùng tạo một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, cảng

biển, các đầu mối vận tải, các thành phố,… đảm nhận một khối lượng lớn hàng
hóa xuất nhập khẩu. Việc ra đời các công ty giao nhận giúp cho các nhà xuất
nhập khẩu đơn giản được những vấn đề mà lẽ ra họ phải thực hiện. Công ty giao
nhận mang tính chuyên môn hơn, do đó thời gian thực hiện công việc sẽ mau
chóng hơn.
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.5. Vai trò, chức năng của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ
cho giao nhận vận tải như bến cảng, hệ thống đường giao thông.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự tác động
của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một
tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối
liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước, giữa các nước với nước
ngoài làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng cân đối.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là một nhà vận tải đa phương
thức, vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư của vận tải. Họ phải lựa chọn phương
tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và
đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với
nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như tàu thủy, máy bay, ôtô… vận
chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng.
Vì vậy chủ hàng chỉ cần gõ một cửa, ký một hợp đồng vận tải với người giao
nhận nhưng hàng hoá được vận chuyển kịp thời, an toàn với giá cước hợp lý từ
cửa kho xuất khẩu tới cửa kho nhà nhập khẩu, tiết kiệm được thời gian, giảm chi

phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường
quốc tế. Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hoá ở một nước gắn liền với
sự phát triển vận tải ở nước đó.
Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế có một ý nghĩa hết
sức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu
với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương
mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng có quan hệ kinh
doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá
trong nước trên thị trường quốc tế tăng đáng kể và tạo điều kiện cho đất nước có
thêm được nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính của đất

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nước. Có thể nói việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế gắn
liền với sự phát triển kinh tế của nước đó.
Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công việc
do các nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm các thủ tục giấy tờ,
lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng…
Song cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong
ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay người
giao nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người
giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp
dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Người giao
nhận đã làm những chức năng sau đây:
- Môi giới hải quan (Custom broker): Người giao nhận thay mặt người xuất

khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan
- Làm đại lý (Agent): Người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ
người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao
hàng, lập chứng từ thanh toán…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Người giao nhận khi là đại lý:
+ Nhận uỷ thác từ một chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá
XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người với
người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua.
+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ
chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi
của người làm thuê cho mình hay cho chủ hàng.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (Transhipment and on-carriage):
Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận
sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận
tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận
- Lưu kho hàng hóa (Warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa
trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu
cần
- Người gom hàng (Cargo consolidator): Trong vận tải hàng hoá bằng
container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ thành
hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là
người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc

chỉ là đại lý
- Người chuyên chở (Carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao
nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp
đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm các chuyên chở hàng hoá từ một
nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên
chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Dù là người chuyên
chở gì thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này, người
giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không những
về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể
phát hành vận đơn.
- Người kinh doanh vận tải đa phương tiện(Multimodal transport operator MTO): Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc
còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đóng vai trò là người kinh
doanh VTDPT(MTO). MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên
chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá.
Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận thường được coi là “ kiến
trúc sư của vận tải” vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải
một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.
1.1.6. Địa vị pháp lý của người giao nhận
Địa vị pháp lý của người giao nhận ở các nước khác nhau được quy định
không giống nhau.

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tại các nước theo luật tập tục (Common law) địa vị pháp lý dựa trên khái
niệm về đại lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người uỷ thác để giao dịch

cho công việc của người uỷ thác.
Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc truyền
thống về đại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải
trung thực với người uỷ thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người uỷ thác,
mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với
vai trò của một đại lý.
Tại các nước có luật dân sự (Civil law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa
vụ của những người giao nhận giữa các nước có khác nhau. Thông thường
những người giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho
công việc của người uỷ thác, họ vừa là người uỷ thác vừa là đại lý. Đối với
người uỷ thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của
người uỷ thác và đối với người chuyên chở thì họ lại là người uỷ thác.
1.1.7. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
a) Điều kiện kinh doanh chuẩn
Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện kinh doanh do FIATA soạn
thảo, trên cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ
chức giao nhận dựa vào đó để thực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ
sở để các quốc gia lập các điều kiện riêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh của mình.
Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:
- Người giao nhận phải thực hiện sự uỷ thác với sự chăm lo cần thiết nhằm
bảo vệ lợi ích cho khách hàng.
- Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện
có liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn
của khách hàng.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm và không đảm bảo về việc hàng
hoá sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1


10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hiện công việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức
vận chuyển để hàng hóa tới địa điểm đích một cách nhanh nhất.
- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đối
với hàng hoá thuộc về lỗi lầm hay sai sót thuộc về chính bản thân mình hay
người làm công cho mình. Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về
những tổn thất do bên thứ 3 gây lên nếu họ chứng tỏ được họ đã thực sự chăm
chỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3.
b) Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
- Chăm sóc chu đáo đối với hàng hoá mà người giao nhận được uỷ thác để tổ
chức vận chuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn có
liên quan đến hàng hoá.
- Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành động theo
sự uỷ thác của bên giao đại lý.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên bởi
lỗi lầm của bên thứ 3 như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được ký kết
bằng các hợp đồng phụ.
- Trường hợp người giao nhận là người uỷ thác thì ngoài các trách nhiệm như
là một đại lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về hành vi
sơ suất của bên thứ 3 gây lên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện hợp
đồng.
- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò là
một bên chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài hay là người tự tổ chức
vận chuyển trong trường hợp này thì người giao nhận đóng vai trò như một đại
lý hay người uỷ thác.
- Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định khá rõ ràng, chẳng
hạn như người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn

thất gồm:
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng uỷ thác

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiện bốc
xếp bảo quản hàng hoá
+ Do khuyết tật của hàng
+ Do trường hợp bất khả kháng
+ Trách nhiệm của người giao nhận trong mọi trường hợp không vượt quá
giá trị của hàng hoá tại địa điểm đích
+ Người giao nhận sẽ không được miễn trách nếu không chứng minh được
những tổn thất thiệt hại không phải do lỗi của mình gây lên.
1.1.8. Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu
Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp
những lợi ích thiết thực như sau:
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Người giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương
tiện, nhất là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên họ biết
rõ hãng tàu nào là có uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ thể,…
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng. Sử dụng dịch
vụ giao nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh nghiệp, nhất là khi
việc giao nhận là không thường xuyên. Mặt khác do chuyên môn trong lĩnh vực
này nên người giao nhận thường tiến hành các công đoạn một cách nhanh chóng

nhất, tránh hiện tượng chậm trễ trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận
đảm trách việc này, giúp cho doanh nghiệp không phải có người đại diện tại
nước chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa bị tổn thất là ít nhất nếu có
trong quá trình chuyển tải hàng hóa.
- Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để làm
các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra
tổn thất hàng hóa.

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng
như áp mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh
nghiệp phải nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu.
Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn rộng là do sự
tiện lợi của dịch vụ này mang lại. Qua đó cho ta thấy tầm quan trọng của giao
nhận trong xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên môn vừa giảm được chi
phí xuất nhập khẩu, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và giá cả
thấp hơn. Như vậy giao nhận cũng góp phần vào việc kích thích người tiêu dùng
và dẫn đến kết quả hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển.
1.2. Căn cứ pháp lý
1.2.1 Căn cứ pháp lý về hoạt động giao nhận
Căn cứ vào luật thương mại 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 14/6/2005, trong đó qui định quyền hạn và trách nhiệm
pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics.

Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ: Quy định chi
tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn
trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hải quan.
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan : Nghị định này
quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng
6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 (gọi chung là Luật Hải quan) về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/08/2009: Sửa đổi, bổ sung một số
điều Quyết định số 149/2005/QĐ-TT ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.2 Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám
sát của hải quan
Thủ tục hải quan mới được quy định tại Thông tư số 22/2014/TTBTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính, mở rộng hơn so với Thông tư

196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trước đó.
Tại Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC có quy định cụ thể các trường hợp hàng
hóa được phép vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; trách nhiệm của người
khai hải quan, tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi; trách nhiệm của cơ quan hải
quan (nơi hàng hóa vận chuyển đi và nơi hàng hóa vận chuyển đến) và thủ tục
hải quan cần thực hiện tương ứng với từng trường hợp.
* Các trường hợp hàng hóa được phép vận chuyển chịu sự giám sát hải
quan bao gồm:
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định
tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
(2) Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan/CFS/kho bảo thuế/các
khu phi thuế quan và ngược lại;
(3) Hàng hóa vận chuyển giữa các khu phi thuế quan;
(4) Hàng hóa vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm
thủ tục hải quan khác;
(5) Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
* Thủ tục hải quan: Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan phải khai
Tờ khai vận chuyển hàng hóa (khai vận chuyển độc lập) hoặc Tờ khai hàng hóa
xuất khẩu, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp khai xuất khẩu, nhập
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khẩu hàng hóa đồng thời với khai vận chuyển chịu sự giám sát hải quan (khai
vận chuyển kết hợp) theo các chỉ tiêu thông tin theo quy định.Tổng cục Hải
quan hướng dẫn cụ thể các trường hợp áp dụng khai vận chuyển độc lập hoặc
khai vận chuyển kết hợp.

*Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015;
+ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
(Điều 43);
+ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (Điều 51).

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV
GEMADEPT
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên giao dịch : GEMADEPT HAI PHONG ONE MEMBER COMPANY
LIMITED
Tên công ty viết tắt: CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT
Vốn điều lệ : 11.000.000.000 đồng
Trụ sở chính : Phòng 619B+620+621, tầng 6, lô 20A, toà nhà TD Business
Cent, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: Điện thoại: 0313825961
Fax: 825962
Mã số thuế: 0200760382
Ngày thành lập: 06/08/2007
Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Hồng Hải

2.2 Các ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH MTV Gemadept được thành lập năm 2007. Trụ sở chính
đặt tại Hải Phòng. Thành lập được gần mười năm, công ty đã tạo dựng cho mình
một vị thế khá vững trong ngành xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng
trong nước tin cậy và chọn lựa. Ngoài mở rộng mạng lưới kinh doanh, công ty
còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh. Với sự tự tin và lòng nhiệt tình, mọi
thành viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, để hướng đến mục tiêu
trở thành cầu nối hiệu quả giữa công ty với các khách hàng và các đối tác nước
ngoài.
Những thành quả đạt được hôm nay cho thấy công ty đã có những chiến lược
kinh doanh phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa đầu tư và am hiểu thị trường.
Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc chuyên nghiệp và nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, thương mại và phân phối, đặc biệt là trong
các lĩnh vực vận tải đường biển, vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng hàng, di
dời văn phòng, nhà ở và tất cả công việc liên quan đến xuất nhập khẩu, khai thuê
hải quan …
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty TNHH MTV Gemadept chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận, dịch
vụ kho bãi container, thông quan hàng hóa và vận tải hàng hóa.
Ngành nghề kinh doanh gồm:
H5229 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (ngành chính)
gồm:
+ Giao nhận hàng hóa

+ Thực hiện thủ tục hải quan;
+ Dịch vụ chứng từ xuất nhập khẩu
+ Gửi hàng
+ Đóng gói, dán nhãn, lưu kho hàng hóa
+ Môi giới thuê tàu biển
H4933 - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
H5011 - Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
H5022 - Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
H5210 - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
H5221 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
H5222 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
N7710 - Cho thuê xe có động cơ và các dịch vụ khác.
2.3. Cơ cấu tổ chức công ty
Công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến. Giám đốc là người có quyền
hành cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành công ty. Bên cạnh đó là các trưởng
phòng có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của cán bộ và nhân
viên trong công ty.
Với chức năng là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với quy mô
vừa và nhỏ, mạng lưới khách hàng còn hạn hẹp thì với cơ cấu tổ chức quản lý
theo kiểu trực tuyến nhỏ, gọn như hiện nay là hợp lý.
Giám đốc

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Phòng kế
toán

Phòng XNK

Bộ phận
chứng từ

Phòng Sale
và Marketing

Phòng hành
chính

Bộ phận giao
nhận

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV GEMADEPT
Ban Giám Đốc: Cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản
trị, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật.
Giám đốc : là người thực hiện các nghị quyết chịu trách nhiệm điều hành
công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Bộ phận kế toán : Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối
tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán nhằm
quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế
toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi
hoạt động kinh tế của công ty theo đúng quy định về kế toán – tài chính Nhà
nước.
Bộ phận xuất nhập khẩu: Mỗi nhân viên của phòng được phân công

thức hiện các hợp đồng giao nhận (hàng lẻ, hang nguyên container), chuyên lo
thủ tục hải quan, kiểm hóa, giao nhận hàng cho một số khách nhất định.
- Bộ phận giao nhận:
+ Bộ phận này có nhiệm vụ nhận hồ sơ tài liệu đầy đủ theo yêu cầu.
+ Kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và ký vào phiếu xuất và sổ giao nhận
+ Ghi tên hàng hoá, số lượng, nơi nhận, nơi giao, thời hạn vào sổ giao nhận.
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Lưu giữ và vận chuyển hàng hoá, tài liệu hồ sơ.
+ Giao đúng, đầy đủ hàng hoá và tài liệu đến người nhận; yêu cầu ký tên vào sổ
giao nhận.
+ Chịu trách nhiệm mọi thủ tục từ khi mở tờ khai đến khi giao hàng cho khách
hàng.
- Bộ phận chứng từ:
+ Làm chứng từ xuất nhập khẩu
+ Liên hệ với khách hàng nước ngoài, hãng tàu,…bằng email, điện thoại, fax…..
+ Nhận chứng từ trụ sở chính (Vận đơn, Manifest …), liên hệ với hãng tàu/
shipping lines để nắm lịch tàu cập cảng.
+ Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.
+ Nhận lệnh giao hàng (D/O) từ hãng tàu/ shipping lines, theo dõi công việc với
bộ phận đưa hàng vào kho.
+ Theo dõi quá trình làm hàng, tiếp xúc với khách hàng.
+ Giải quyết các vần đề liên quan về lô hàng phụ trách.
Bộ phận Sale và Marketing: Là phòng có vai trò rất quan trọng trong
Công ty, đây là nơi tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, lập các chứng từ, tiếp

nhận các chứng từ, chuyển cho các phòng ban khác có công việc liên quan.
Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác hoạch định
chiến lược. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chính sách
khách hàng; tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế đúng quy định của
pháp luật, đạt hiệu quả kinh doanh. Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro đối với
hàng hóa và trách nhiệm của công ty, đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các
hợp đồng kinh tế, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, thực hiện tốt nghĩa vụ
với các nhà cung ứng
Nhiệm vụ: thường xuyên liên tục nghiên cứu phân tích thị trường,
quan sát sự vận động của các luồng hàng, cơ cấu phương tiện, mức độ hoạt động
của các nhà cung ứng, phương thức hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ phận hành chính:Bộ phận hành chính là phòng chức năng thuộc bộ
máy quản lý của Công ty, do Trưởng phòng quản lý và phụ trách, đội ngũ nhân
viên thực hiện công tác Tuỳ theo tình hình thực tế sẽ có các tổ chuyên môn,
nghiệp vụ.
Thực hiện công tác văn phòng và thư ký; nhân sự; hành chính; lao động
tiền lương; quản lý tài sản công ty, công cụ dụng cụ.
Tổ chức hoạt động để kết nối các phòng, ban có cùng chức năng, nhiệm
vụ của các doanh nghiệp
2.4. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sự phát triển của
hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hoá

quốc tế tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu của thời đại và
cạnh tranh thắng lợi công ty cần xây dựng phương hướng phát triển thích hợp và
đưa ra giải pháp cụ thể.
Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức quốc tế thông
qua hệ thống mạng lưới toàn cầu của tập đoàn.
Đảm bảo giữ vững khách hàng truyền thống, giữ vững mối quan hệ đại lý,
những khách hàng và những hợp đồng đã kí, mở rộng mạng lưới dịch vụ và
quan hệ tốt với các đại lí thứ cấp, tìm hiểu thông tin, nắm chắc khả năng, yêu
cầu của khách hàng.
Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ của công ty nhằm
giữ vững thị trường hiện có, khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát
huy những lợi thế so sánh đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
khác.
Đặt ra chiến lược về giá cả mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng khách
hàng, từng dịch vụ, chiến lược xúc tiến thương mại, công tác thông tin quảng
cáo giới thiệu công ty đến các bạn hàng trong nước và quốc tế.
Tăng cường đoàn kết nội bộ, tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật.

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hoàn thiện các kênh thông tin như website, trang facebook của công ty để có
thể tiếp cận tới các đối tượng khách hàng đa dạng, dễ dàng tìm kiếm thông tin về
chức năng, hoạt động, chất lượng cũng như giá cả dịch vụ.
Tiếp nhận và tiếp thu các phản hồi từ khách hàng để ngày càng cải thiện chất
lượng dịch vụ. Không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân

viên trong công ty, hoàn thiện cơ cấu tổ chức giúp hệ thống hoạt động hiệu quả
nhất.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN
CONTAINER NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV
GEMADEPT
3.1. Quy trình giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu tại công ty
TNHH MTV GEMANDEPT

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ký kết hợp đồng với khách hàng
Chuẩn bị các chứng từ

Lấy lệnh giao hàng tại hãng tàu

Lấy lệnh giao hàng tại hãng tàu

Đổi lệnh lấy hàng

Kí, đóng dấu của hải quan giám
sát và hải quan cổng

Nhận hàng và thanh lý Hải quan
cổng


Giao hàng cho khách hàng

Trả container cho hãng tàu, lấy
lại tiền cược vỏ

Hình 3.1.Quy trình giao nhận hàng nguyên container nhập
Bước 1: Ký kết hợp đồng với khách hàng
Nhân viên kinh doanh tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của đại lý hoặc khách
hàng. Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp
đồng giao nhận.
Bước 2: Chuẩn bị các chứng từ
Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sau khi công ty ký hợp đồng dịch vụ giao nhận với chủ hàng (người nhập
khẩu), người nhận hàng sẽ cung cấp cho phòng kinh doanh của công ty các
chứng từ cần thiết cho việc giao nhận hàng. Nhân viên kinh doanh ký xác nhận
và kiểm tra lại các chứng từ xem có phù hợp, chính xác không.
Trong trường hợp không trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với
nhau, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ liên lạc với đại lý, khách hàng để kịp
thời bổ sung và thông báo cho công ty khi có sự điều chỉnh gấp. Một số trường
hợp do lỗi của đại lý, khách hàng không bổ sung chứng từ cho công ty kịp thời
thì phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí điều chỉnh.
Bước 3: Lấy lệnh giao hàng tại hãng tàu
Trước ngày dự kiến hàng đến thông thường từ 1 đến 2 ngày sẽ nhận được

điện báo hàng đến của hãng tàu. Nhân viên giao nhận thực hiện việc đi lấy lệnh
phải cầm giấy giới thiệu, B/L gốc hoặc Surrended B/L, giấy báo hàng đến,
chứng minh thư photo (nếu cần) đến văn phòng đại diện của hãng tàu, tại địa chỉ
được thể hiện trên giấy báo hàng đến để lấy D/O. Nhân viên giao nhận đóng các
phí theo yêu cầu (như phí THC, phí D/O, phí vệ sinh cont…) và làm thủ tục
mượn contrainer đối với hàng nguyên container.
Khi doanh nghiệp muốn nhận hàng bằng phương thức “Mượn cont về kho
riêng” thì nhân viên giao nhận sẽ điền vào “Giấy mượn container về kho riêng
làm hàng nhập” theo mẫu có sẵn của hãng tàu và đóng tiền cược. Giấy mượn
container ghi rõ các thông tin liên quan về thời gian, địa điểm mượn và trả
container, số tiền cược,… Nhân viên hãng tàu giữ lại 1 liên và trả các liên còn
lại cho nhân viên giao nhận.
Nếu là hàng rút ruột tại cảng thì trên D/O sẽ được đóng dấu “Hàng rút
ruột” và cũng được ghi rõ ngày hết hạn D/O. Tùy hãng tàu mà có thể không phải
đóng tiền cược cont.
Sau khi đóng xong các khoản phí, nhân viên hãng tàu cấp cho nhân viên
giao nhận 2 D/O có đóng dấu xác nhận của hãng tàu và dấu “Đã thu tiền”. Khi

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhận D/O, nhân viên giao nhận cần kiểm tra lại các thông tin trên D/O như tên
tàu, số vận đơn, người gửi hàng, số container…để tránh sai sót.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng tại hãng tàu
Chuẩn bị hồ sơ khai hải quan
Đăng ký khai hải quan


Hải quan tiếp nhận tờ khai

Thực hiện phân luồng tờ khai hải quan

Luồng Xanh

Luồng Vàng

Luồng Đỏ

Thông quan

Kiểm tra chứng
từ, giá, thuế

Kiểm tra chứng
từ, giá, thuế

Hợp lệ
Thông quan

Chưa hợp
lệ
Kiểm tra thực tế
hàng hóa

Thông quan

Hình 3.2. Quy trình làm thủ tục hải quan

Những điểm chính cần khai báo trên tờ khai Hải Quan:

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tờ khai hải quan là chứng từ pháp lý bắt buộc dùng để kê khai cho đối
tượng làm thủ tục hải quan. Đối với hàng nhập khẩu dùng Mẫu số 5b đối với
hàng nhập khẩu Phụ lục XIV Quyết định 52/2007/QĐ-BTC. Nhân viên giao
nhận làm thủ tục Hải quan phải điền đầy đủ vào tờ khai các tiêu chí cần thiết của
tờ khai nhập khẩu:
Ô 1: Người xuất khẩu: Căn cứ vào tên và địa chỉ nhà xuất khẩu trên hợp
đồng thương mại để ghi đầy đủ các thông tin của nhà xuất khẩu trên tờ khai: tên,
địa chỉ, số điện thoại, fax.
Ô 2: Người nhập khẩu: Căn cứ trên hợp đồng thương mại ghi đầy đủ mã số kinh
doanh xuất nhập khẩu, tên, địa chỉ, số điện thoại của nhà xuất khẩu.
Ô 3: Người uỷ thác
Ô 4: Đại lý làm thủ tục Hải Quan
Ở tiêu thức 3 và tiêu thức 4, nếu hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng ủy thác
hoặc đại lý thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của pháp nhân làm dịch vụ này. Nếu
không ô này để trống.
Ô 5: Loại hình nhập khẩu: Tùy theo loại hình mà công ty nhập khẩu về
với mục đích sử dụng như thế nào, đánh dấu vào ô phù hợp với loại hình nhập
khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ nhập khẩu để kinh doanh thì đánh dâu vào ô
“KD”, mã “NKD01”.
Ô 6: Hóa đơn thương mại: Căn cứ vào hóa đơn thương mại được lập dựa
trên hợp đồng ngoại thương ghi rõ số hóa đơn, ngày lập hóa đơn. Lưu ý: ngày

lập hóa đơn phải sau ngày ký kết hợp đồng.
Ô 7: Giấy phép (nếu có): Tiêu thức này khai báo giấy phép, ngày cấp, ngày hết
hạn của giấy phép do Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan chuyên ngành cấp
dành cho những mặt hàng buộc phải có giấy phép mới được nhập khẩu.
Ô 8: Hợp đồng: Căn cứ vào hợp đồng thương mại được ký giữa người
nhập khẩu và người xuất khẩu, lấy số hợp đồng và ngày ký kết, ngày hết hạn để
điền vào tờ khai.

Sinh viên:Vũ Ngọc Duy Khánh
MSV : 55257 Lớp : KTN55CL1

25


×