Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.79 KB, 20 trang )

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái niệm tàu biển và nêu rõ sự tương đồng và khác
biệt giữa tàu biển với tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa và tàu công vụ theo
pháp luật Việt Nam?
a. So sánh Tàu biển với tàu thuyền.
Giống nhau:
- Đều hoạt động trên biển.
- Đều hoạt động chủ yếu liên quan đến mục đích thương mại.
- Đều có thể thuộc sở hữu của tư nhân.
Tiêu chí


Tàu biển

Tàu thuyền

sở BLHHVN 2015

BLHHVN 2015
Luật biển VN 2012

pháp lý

Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di Là phương tiện hoạt động trên
động khác chuyên dùng hoạt động mặt nước hoặc dưới mặt nước bao
trên biển.

gồm tàu, thuyền và các phương

Tàu biển quy định trong Bộ luật này tiện khác có động cơ hoặc không
không bao gồm tàu quân sự, tàu có động cơ.


Khái
niệm

công vụ và tàu cá, phương tiện thủy  Phạm vi rộng hơn vì khái niệm
nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi tàu thuyền bao gồm các loại tàu,
cơ, kho chứa nổi, gian di động, ụ thuyền thuộc bất cứ phạm vi hoạt
nổi.

động nào, có hay không có động

 Phạm vi hẹp hơn vì khái niệm tàu cơ thì vẫn coi là tàu thuyền.
biển có nhiều trường hợp loại trừ
những tàu không được coi là tàu
biển.

1


Hoạt động chủ yếu trên biển

Rộng hơn tàu biển, bao gồm hoạt
động trên biển, sông… (kể cả trên

Phạm vi

nước và dưới nước)

b. So sánh giữa tàu biển với phương tiện thủy nội địa.
Giống nhau: Dùng cho mục đích thương mại, vận chuyển hàng hóa, thuộc sở hữu tư
nhân.

Tiêu chí


Phương tiện thủy nội địa

Tàu biển

Luật giao thông đường thủy nội

sở BLHHVN2015

địa

pháp lý
Khái

Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di Phương tiện thủy nội địa là tàu,

niệm

động khác chuyên dùng hoạt động thuyền và các cấu trúc nổi khác,
trên biển.

có động cơ hoặc không có động

Tàu biển quy định trong Bộ luật này cơ, chuyên hoạt động trên đường
không bao gồm tàu quân sự, tàu công thuỷ nội địa. (Theo K7Đ3 luật
vụ và tàu cá, phương tiện thủy nội giao thông thủy nội địa)
địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ,
kho chứa nổi, gian di động, ụ nổi.

Địa bàn Trên biển

Hoạt động chủ yếu ở các vùng

hoạt

sông lớn thuộc phạm vi trong 1

động

quốc gia.

c. So sánh Tàu biển với tàu công vụ
Giống nhau: Đều hoạt động trên biển
Tiêu chí

Tàu biển

Tàu công vụ

2




sở BLHHVN 2015

BLHHVN2015
Luật biển VN 2012


pháp lý
Khái

Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên

niệm

động khác chuyên dùng hoạt động dùng để thực hiện công vụ của
trên biển.

Nhà nước không vì mục đích

Tàu biển quy định trong Bộ luật này thương mại.
không bao gồm tàu quân sự, tàu công
vụ và tàu cá, phương tiện thủy nội
địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ,
kho chứa nổi, gian di động, ụ nổi.
Phạm vi Chủ yếu trên biển

Rộng hơn: trên biển, sông,...

hoạt
động
Chủ

sở Tư nhân hoặc Nhà nước

Nhà nước.

hữu

Chức

Hoạt động chủ yếu vì mục đích Hoạt động

năng

thương mại.

vì mục đích phi

thương mại (thực hiện các hoạt

Tàu buôn: để vận chuyển hàng hóa, động đảm bảo hàng hải, khí
tượng-thủy văn, thông tin liên

hành khách và hành lí...

lạc, phòng dịch, hải quan, chữa
cháy, hoa tiêu, huấn luyện nhằm
bảo vệ lợi ích công).
Câu 2: Khiếu nại hàng hải (Maritime claim) được quy định tại hai Công ước về
bắt giữ tàu biển năm 1952 và năm 1999 khác nhau như thế nào?
Điều 1 Công ước Brussels năm 1952 đưa ra 17 căn cứ làm phát sinh khiếu nại hàng
hải, nội dung các căn cứ này xoay quanh một số vấn đề như: các thiệt hại về người và
tài sản liên quan đến việc khai thác, vận hành tàu; các tranh chấp phát sinh từ tiền

3


công, tiền lương của thuyền trưởng, thuyền viên; các hoạt động hoa tiêu, lai dắt, cứu

hộ; các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, đến việc sửa chữa, đóng tàu mới…
Tiếp đó, Công ước 1999 đã bổ sung thêm 6 căn cứ làm phát sinh khiếu nại hàng
hải, đó là các thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại do tàu gây ra cho môi trường, bờ biển
hay các lợi ích liên quan; các chi phí liên quan đến việc trục vớt, dời thuyền, thu hồi,
phá hủy, thanh thải tàu đắm, tàu mắc cạn …; các khoản tiền đã chi thay cho tàu hoặc
thay cho chủ tàu; phí bảo hiểm liên quan đến tàu; tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
mua bán tàu.
Trong các căn cứ được bổ sung thì căn cứ phát sinh khiếu nại từ việc thực hiện các
hành vi gây thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường, bờ biển là nhu cầu
cấp thiết. Bởi vì: Trong những thập niên gần đây, hoạt động khai thác và vận chuyển
các loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ, than, quặng… trên các tuyến đường hàng hải
ngày càng phổ biến hơn. Hàng loạt sự cố đâm va, đắm tàu trong quá trình vận chuyển
đã xảy ra trên khắp các vùng biển, gây thiệt hại nặng nề cho môi trường biển (trong
đó có nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên), đe dọa đến sức khỏe và tính mạng
của con người. Do đó, xác định trách nhiệm cho các chủ thể khi tiến hành hoạt động
khai thác hàng hải đối với bảo vệ môi trường biển là vô cùng quan trọng. Việc bổ
sung trên đây của Công ước năm 1999 là hợp lý với thực trạng hoạt động hàng hải
hiện nay tại các cảng biển.
Câu 3: Hãy nêu những khiếu nại hàng hải (Maritime claim) cùng được quy định
ở hai Công ước về bắt giữ tàu biển năm 1952 và năm 1999?
Theo Điều 1 công ước 1999 và 1952:
─ Mất mát, thiệt hại gây ra do khai thác, vận hành tàu;
─ Cứu hộ;
─ Thoả thuận về sử dụng hoặc thuê tàu, dưới hình thức hợp đồng thuê tàu hoặc hình
thức khác;
─ Thoả thuận về vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách bằng tàu;
─ tổn thất hoặc hư hỏng đối với hàng hoá, bao gồm cả hành lý xách trên con tàu;
─ Tổn thất chung;
4



─ Lai dắt;
─ Hoa tiêu;
─ Hàng hoá, nguyên vật liệu, nhiên liệu, trang thiết bị (kể cả côngtenơ), dịch vụ cung
cấp cho tàu để vận hành, khai thác, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng tàu;
─ Ðóng mới, đóng lại, sửa chữa hoán cải, trang bị cho tàu;
─ Phí, lệ phí cảng;
─ Lương và các khoản chi trả khác cho thuyền trưởng, sỹ quan và các thành viên
khác của thuyền bộ làm việc trên tàu, bao gồm cả chi phí hồi hương, tiền bảo hiểm xã
hội;
─ Các khoản tiền đã chi thay cho tàu hoặc thay cho chủ tàu;
─ Tranh chấp liên quan đến sở hữu, chiếm hữu tàu;
─ Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu về việc khai thác, vận hành tàu hoặc về
quyền đối với các khoản thu nhập từ khai thác, vận hành tàu;
─ Thế chấp, cầm cố hay một quyền khác có tính chất tương tự đối với tàu.
Nhận xét: Tuy khiếu nại hàng hải của 2 công ước bắt giữ này có những điểm giống
nhau trên nhưng Công ước năm 1999 quy định rõ hơn, chi tiết hơn, dễ hiểu hơn giúp
quá trình giải quyết các khiếu nại dễ dàng hơn so với việc áp dụng Công ước năm
1952.
Câu 4: Nêu khái niệm và so sánh giữa bắt giữ tàu biển và tạm giữ tàu biển theo
pháp luật Việt Nam?
1. Khái niệm:
- Bắt giữ tàu biển: Theo điều 129 BLHH 2015: Bắt giữ tàu biển là việc không cho
phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án
để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi
hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.
- Tạm giữ tàu biển: pháp luật VN không có quy định cụ thể về khái niệm tạm giữ tàu
biển.
2. So sánh:
a. Giống: 4

5


- Cơ sở pháp lý: BLHHVN 2015.
- Về hình thức: Cả 2 đều là không cho phép hoặc hạn chế tàu biển di chuyển bằng
một quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo một thủ tục luật định.
- Về thủ tục: đều được tiến hành theo 1 trình tự luật định bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Đều có thể đảm bảo bằng bảo lãnh hay đảm bảo tài chính.
b. Khác:7
Tiêu chí

Bắt giữ tàu biển

Tạm giữ tàu biển

Cơ sở phát Điều 129 BLHHVN2015:

Điều 114 BLHH:

sinh

1. Đang trong quá trình điều tra tai

- Bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải

nạn hàng hải mà việc tạm giữ là

quyết khiếu nại hàng hải.


cần thiết để phục vụ công tác điều

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tra.
tạm thời
2. Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp

- Thi hành án dân sự

luật.
- Thực hiện tương trợ tư pháp.

3. Có hành vi vi phạm pháp luật
thuộc trường hợp bị tạm giữ
phương tiện theo quy định của
pháp luật.

Thẩm

Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc

quyền

cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt người có thẩm quyền tạm giữ theo
giữ đang hoạt động hàng hải có Luật xử lí vi phạm hành chính
thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu trong trường hợp chưa nộp tiền
biển.

phạt vi phạm hành chính.


Được thực Thủ tục tư pháp

Quyết định hành chính

hiện bằng
Thời hạn

30 ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt Không quá 05 ngày tính từ thời
6


giữ để giải quyết khiếu nại hàng điểm bị giam giữ => Thời hạn tạm

Thời hiệu

hải.

giữ ngắn hơn thời hạn bắt giữ tàu

1 năm

PL không qui định

Biện pháp Có
đảm

không

bảo


tài chính
Việc

bắt Theo Đ131:

giữ/tạm

Người ra quyết định tạm giữ tàu

1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển biển phải bồi thường thiệt hại theo

giữ không phải chịu trách nhiệm trước pháp quy định của pháp luật trong
đúng

luật về yêu cầu bắt giữ không trường hợp tạm giữ tàu biển không
đúng của mình.

đúng.

3. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu
biển không đúng gây thiệt hại thì
Tòa án phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.

Câu 5: Nêu khái niệm bắt giữ tàu biển theo pháp luật Việt Nam? Trình bày sự
tương đồng và khác biệt giữa khái niệm “bắt giữ” tàu biển được quy định trong
bộ luật hàng hải Việt Nam và khái niệm “bắt giữ” (arrest, seize) trong Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển 1982?
a. Khái niệm bắt giữ theo pháp luật VN: Theo điều 129 BLHH 2015: Bắt giữ tàu
biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng

quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.
b. So sánh:
- Giống nhau: Đối tượng bị bắt giữ nằm trong sự quản lí, không được tự do dịch
chuyển.
- Khác nhau: (4)
Tiêu chí

Bộ Luật HH Việt Nam 2015 Luật Biển 1982
7


Thẩm

Tòa án ra quyết định bắt giữ

Nhiều cơ quan khác nhau có thẩm
quyền.

quyền
bắt giữ
Đối tượng Tàu biển.

Điều 73: “Arret” được dùng với nghĩa

bắt giữ

là bắt giữ người.
Điều 105: “Seize” được hiểu là bắt giữ
cả người và phương tiện.

Như vậy, đối tượng bắt giữ của công
ước bao gồm cả người, tài sản và tàu
biển rộng và bao quát hơn so với
BLHHVN 2015.

Thủ tục

Là thủ tục tư pháp được thực Là thủ tục bắt giữ liên quan đến lĩnh
hiện trên quyết định của tòa vực công đuợc thực hiện bởi các cơ
quan thực thi pháp luật không cần đơn.

án
Lợi ích bị Lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Lợi ích của quốc gia, lợi ích quốc tế

xâm phạm

chung.

Câu 6: Quyền cầm giữ hàng hải là gì? Lấy ví dụ minh họa cho các trường hợp
thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ
hàng hải được quy định trong bộ luật hàng hải Việt Nam?
 Khái niệm:
Theo khoản 1 điều 40 BLHH 2015: Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có
khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi
bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm
phát sinh khiếu nại hàng hải. Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực
hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
 Ví dụ:

- Tàu X thuộc công ty A. Ngày 10/05 tàu X bị mắc cạn và hỏng máy phải thuê dịch
vụ cứu hộ của công ty cứu hộ với số tiền công cứu hộ là 300 triệu đồng. Nhưng vì
8


công ty A đang gặp khó khăn về tài chính, hiện nợ 8 tháng tiền lương của các thuyền
viên, nên viết giấy nợ và hẹn công ty cứu hộ 2 tháng sau sẽ trả.
- 2 tháng sau, công ty cứu hộ đòi nợ nhưng không được.
- Ngày 20/07, cùng lúc, thuyền viên và công ty cứu hộ khiếu nại công ty A về tiền
lương và tiền công cứu hộ. Công ty A nợ lương thuyền viên 10 tháng (tính đến ngày
10/07) với tổng nợ lương là 900 triệu đồng và nợ tiền cứu hộ 300 triệu.
- Ngày 22/07 công ty A tuyên bố phá sản. Tổng số tài sản mà công ty Sao Biển hiện
còn chỉ là 400 triệu.
 Như vậy trong trường hợp này, công ty A cùng lúc có 2 khiếu nại là về tiền lương
thuyền viên và tiền công cứu hộ. Theo khoản 1 điều 42 BLHH 2015 thì trong trường
hợp này, ưu tiên giải quyết khiếu nại sẽ là ưu tiên về tiền công cứu hộ.
Câu 7: Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải đối với các khiếu nại hàng hải làm
phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được xác định như thế nào? Lấy ví dụ minh
họa?
- Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là một năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền
cầm giữ hàng hải.
- Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này được
tính như sau:
a) Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu
hộ;
b) Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại
gây ra do hoạt động của tàu biển;
c) Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải
khác.
- Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người

khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên
quan; nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền thay mặt
chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên
quan đến các khiếu nại hàng hải đó thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực.
9


- Trong trường hợp Toà án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi
nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường
trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam thì thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này kết
thúc sau ba mươi ngày, kể từ ngày tàu đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng
không quá hai năm, kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
Ví Dụ: Ngày 16/08/2016, công ty tàu biển A có tàu X bị mắc cạn và hỏng hóc phải
thuê công ty cứu hộ B cứu hộ tàu về Cảng với số tiền công là 200 triệu đồng, trả
trước 20% là 40 triệu. Ngày 27/08/2016 công ty cứu hộ B đã cứu hộ thành công tàu X
về cảng Hải Phòng thì công ty A đã không thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng
mà hẹn 4 tháng sau trả. Sau 4 tháng, A vẫn không chịu trả tiền cho B 160 triệu còn lại
và lại tiếp tục hẹn 6 tháng sau trả với điều kiện thêm 10% hợp đồng. B đồng ý. Tuy
nhiên sau 6 tháng công ty A vẫn tiếp tục hẹn trả sau. Ngày 01/08/2017, công ty B
quyết định khiếu nại lên tòa án nhờ can thiệp. Tòa án đã thụ lý đơn và ngày
05/08/2017, tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển để đòi tiền cho công ty B. Đến ngày
10/08/2017, công ty A đã thanh toán hết số tiền công cứu hộ theo hợp đồng và quyền
cầm giữ hàng hải của công ty B đã hết hiệu lực.
Câu 8: Nêu khái niệm và so sánh giữa cầm giữ tài sản và cầm giữ hàng hải theo
pháp luật Việt Nam?
1. Khái niệm:
- Cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41
của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê
tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.
- Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng

của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. So sánh: 7
Tiêu chí

Cầm giữ hàng hải

Cầm giữ tài sản

Cơ sở pháp BLHHVN 2015.

BLDS VN 2015.

10



Người có khiếu nại hàng hải thuộc Cá nhận hoặc pháp nhân. (chủ

Chủ thể

5 trường hợp quyền cầm giữ tài sản thể có quyền)
được ưu tiên (Thuyền viên, thuyền
trưởng...)
Đối tượng

vụ Không có nghĩa vụ thông báo đối Có nghĩa vụ thông báo với chủ

Nghĩa
thông báo

Thực

Tài sản (rộng hơn)

Tàu biển.

với chủ tàu

hàng về cầm giữ tài sản.
Người có quyền cầm giữ tài

hiện Tòa án.

quyền

sản.

Yếu tố nhân Mang tính đối nhân.

Mang tính đối vật.

thân/tài sản
Phạm vi

Lĩnh vực hàng hải

Lĩnh vực thương mại, dân sự

Câu 9: Nêu khái niệm bắt giữ tàu biển và so sánh giữa bắt giữ tàu biển theo
pháp luật Việt Nam với lưu giữ tàu biển được thực hiện bởi PSC (Port State

Control – CQ kiểm tra Nhà nước Cảng biển)?
1. Khái niệm: Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn
chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại
hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương
trợ tư pháp.
2. So sánh:
Giống nhau:
- Đều không cho TB tự do di chuyển
- Dựa trên các Vb của cơ quan nhà nước theo trình tự thủ tục nhất định
Khác nhau: 5
Tiêu chí

Bắt giữ theo PL Việt Nam
11

Lưu giữ theo PSC


Thủ tục

Theo thủ tục tư pháp của Tòa án

Được thực hiện bởi CQ chuyên
trách PSC (CQ hành pháp)

Cơ sở PL

BLHHVN 2015

Sự thỏa thuận, VB pháp lý QT

(Hiệp định hợp tác liên chính phủ
về kiểm tra nhà nước cảng biển
Châu Á – Thái Bình Dương)

Đối tượng

Bất kì 1 tàu biển nào liên quan Tàu nước ngoài trong phạm vi
đến khiếu nại hàng hải.

lãnh thổ của nước sở tại.

Cơ sở việc - KNHH phát sinh quyền cầm giữ Tàu nước ngoài vi phạm quy định
tiến hành

liên quan đến: kỹ thuật, môi

HH

- Bắt giữ tàu biển nhằm bảo đảm trường, thuyền viên,... theo tiêu
giải quyết khiếu nại hàng hải

chuẩn của IMO/ILO

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời
- Bắt giữ tàu để thi hành án
- Bắt giữ tàu biển để thực hiện
tương trợ tư pháp
Căn cứ thả - Khi có đơn yêu cầu của đương - Khi tàu đáp ứng được các tiêu
tàu biển


chuẩn của CƯ quốc tế.

sự
- Khi bị đơn, người bị khiếu nại
đã đảm bảo biện pháp bảo đảm
tài chính

Câu 10: Hãy so sánh giữa bắt giữ tàu biển nhằm bảo đảm giải quyết khiếu nại
hàng hải với biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển theo pháp luật Việt
Nam?
Giống nhau:
- Phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính
- Cơ quan thực thi nhiệm vụ bắt tàu: Giám đốc cảng vụ
12


Khác nhau: 6
Tiêu chí

BGTB nhằm bảo đảm giải BGTB nhằm đảm bảo biện
quyết KNHH

pháp khẩn cấp tạm thời

Cơ sở pháp BLHHVN 2015

BLHHVN 2015




Luật trọng tài thương mại

Thẩm quyền

Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực Tòa án đang thụ lý vụ án hoặc
thuộc trung ương nơi tàu biển hội đồng trọng tài yêu cầu
đang hoạt động.

Giai đoạn

Tiền tố tụng, thực hiện khi đương Được thực hiện khi Tòa án đang
sự chưa nộp đơn tại Tòa án

giải quyết vu án, đã có đơn và tòa
đang thụ lý vụ án trên yêu cầu

Thời hạn

Theo quyết định của Tòa án

Không quá 30 ngày

Căn cứ bắt Khi có khiếu nại hàng hải

Khi có yêu cầu của đương sự

giữ
Căn cứ thả Khi bị đơn đã thực hiện những Khi điều kiện để áp dụng biện
tàu biển


biện pháp đảm bảo thay thế hoặc pháp khẩn cấp tạm thời không
thanh toán đủ khoản nợ, quyết còn hoặc theo đề nghị của đương
định bị hủy, hết thời hạn bắt giữ

sự.

Câu 15: Việc bắt giữ “tàu chị em” được pháp luật Việt Nam quy định như thế
nào? Hãy lấy ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp cụ thể?
Theo khoản 2 – Điều 140 BLHHVN 2015:
2. Việc bắt giữ tàu biển cũng được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác
thuộc quyền sở hữu của người phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải và tại
thời điểm khiếu nại hàng hải đó phát sinh mà người đó là:
a) Chủ sở hữu của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải;
b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu
biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải.
Ví dụ minh họa:
13


Công ty X có tàu A, B là thuộc quyền sở hữu, tàu C là tàu thuê theo hình thức thuê
tàu chuyến, tàu D là tàu thuê theo hình thức thuê tàu trần.
a) Chủ sở hữu tàu biển liên quan đến việc phát sinh các khiếu nại hàng hải:
Khi khiếu nại hàng hải phát sinh đối với tàu A, mà khi đó tàu A không có trong cảng
hoặc đang hoạt động ở nước ngoài thì khi đó để đảm bảo giải quyết các khiếu nại
hàng hải phát sinh thì Tòa án có thể ra quyết định bắt giữ tàu chị em là tàu B (cùng
thuộc sở hữu của Công ty X), không được bắt giữ tàu C, D.
b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của
tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải.
Khi khiếu nại hàng hải phát sinh đối với tàu C hoặc D, thì tàu chị em mà tòa án được

bắt chính là tàu A hoặc tàu B thuộc quyền sở hữu của người thuê tàu trần, người thuê
tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến.
Câu 16: Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bắt giữ tàu biển theo
pháp luật Việt Nam? 5
Nghĩa vụ

Quyền
Khiếu nại

-Yêu cầu tòa án có thẩm quyền - Làm đơn yêu cầu bắt giữ
ra quyết định bắt giữ tàu biển để - Gửi đơn yêu cầu và các chứng từ,
giải quyết khiếu nại hàng hải
- Khi bị trả lại đơn thì có quyền
khiếu nại bằng văn bản với
chánh án tòa án đối với quyết
định đó.

tài liệu kèm theo (chứng minh yêu
cầu bắt giữ là có căn cứ, hợp pháp)
- Thực hiện biện pháp bảo đảm tài
chính.
- Nộp lệ phí theo quy định của
pháp luật.

Khởi kiện

Khởi kiện vụ án tại tòa án hoặc - Làm và gửi đơn khởi kiện cho toà
yêu cầu trọng tài giải quyết tranh án có thẩm quyền hoặc trọng tài để
chấp và tiếp tục có quyền yêu giải quyết tranh chấp
cầu bắt giữ tàu biển


14


Yêu cầu bắt

Chịu trách nhiệm trước pháp luật

giữ

về yêu cầu của mình. Trong trường

không

đúng

hợp yêu cầu bắt giữ tàu không
đúng mà gấy thiệt hại thì phải bồi
thường thiệt hại.

Bắt

giữ -Yêu cầu áp dụng biện pháp - Làm và gửi đơn yêu cầu và các

khẩn

cấp khẩn cấp tạm giữ thời bắt giữ tàu chứng từ kèm theo

tạm


thời/ biển

- Khi có yêu cầu hủy thì phải gửi

bắt giữ tàu - Khi bị trả lại đơn yêu cầu áp văn bản yêu cầu hủy cho tòa án đã
để thi hành dụng BPKCTT hoặc bắt giữ tàu ra quyết định áp dụng biện pháp
án

để thi hành án thì có quyền khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển
khiếu nại bằng văn bản với tòa hoặc tòa án ra quyết định bắt giữ
án đối với quyết định đó

tàu để thi hành án đó

- Yêu cầu hủy quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời/bắt giữ tàu để thi hành án.
Tàu đang bị Yêu cầu thả tàu đang bị bắt giữ Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển
bắt giữ

khi có căn cứ quy định tại các đang bị bắt giữ
điểm a, b khoản 1 điều 22 của
pháp lệnh bắt giữ

Câu 17: Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu
và người khai thác tàu đối với việc bắt giữ tàu biển theo pháp luật Việt Nam?
a. Quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng:
* Quyền:
- Được tòa án thông báo về quyết định bắt giữ tàu biển.
- Khiếu nại bằng văn bản với chánh án tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để đảm

bảo giải quyết khiếu nại hàng hải. Thời hạn khiếu nại là 48h kể từ khi nhận quyết
15


định của tòa án, là 3 ngày làm việc đối với quyết định bắt giữ trong trường hợp khẩn
cấp tạm thời.
* Nghĩa vụ
- Thông báo cho chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và những người có lợi
ích liên quan biết về việc tàu biển đang bị bắt giữ hay được thả
- Duy trì hoạt động của tàu biển
b. Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu, người thuê tàu và người khai thác tàu
Nghĩa vụ

Quyền
Khiếu nại

- Được thông báo về việc tàu biển
của mình đang bị bắt giữ hay được
thả.
- Khiếu nại bằng văn bản với chánh
án tòa án về quyết định bắt giữ tàu
biển để đảm bảo giải quyết khiếu
nại hàng hải.

Tàu đang bị - Thực hiện các biện pháp bảo đảm - Gửi văn bản yêu cầu thả tàu
bắt giữ

thay thế hoặc thanh toán đủ tiền nợ biển đang bị bắt giữ.
để tàu được thả.


- Duy trì hoạt động của tàu

- Yêu cầu thả tàu đang bị bắt giữ trong thời gian bị bắt giữ.
khi có căn cứ quy định tại các điểm
a, b khoản 1 điều 22 của pháp lệnh
bắt giữ.
Khẩn cấp tạm - Khiếu nại bằng văn bản với chánh -Trong vòng 3 ngày làm việc
thời bắt giữ án tòa án về quyết định áp dụng kể từ khi nhận được quyết
tàu biển hoặc BPKCTT/quyết định bắt giữ tàu để định phải gửi văn bản khiếu
bắt giữ để thi thi hành án
hành án

nại.

- Yêu cầu hủy quyết định khi điều - Khi có yêu cầu hủy quyết
kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp định thì phải gửi văn bản yêu
16


tạm thời bắt giữ không còn hay đã cầu hủy quyết định áp dụng
thực hiện biện pháp bảo đảm thay biện pháp khẩn cấp tạm thời
thế hoặc đã thực hiện xong nghĩ vụ bắt giữ/quyết định bắt giữ để
thi hành án.

thi hành án.

Bắt giữ tàu Yêu cầu người yêu cầu bắt giữ tàu
không đúng

bồi thường nếu việc yêu cầu




không đúng mà gây nên thiệt hại
Câu 18: Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của Tòa án đối với việc bắt giữ tàu biển
theo pháp luật Việt Nam?
a. Quyền:
- Theo điều 3 của pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển:
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân
dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị
yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư
pháp của Tòa án nước ngoài.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội
đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
- Theo điều 58 của pháp lệnh bắt giữ tàu biển thì tòa án có quyền thực hiện ủy thác tư
pháp cho tòa án nước ngoài bắt giữ tàu biển theo thủ tục và trình tự luật định.
- Theo điều 60 của pháp lệnh thì tòa án có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của
tòa nước ngoài về việc bắt giữ theo quy định của công ước quốc tế mà VN là thành
viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Và có quyền từ chối ủy thác của tòa nước
ngoài khi việc bắt giữ xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc việc bắt giữ không thuộc
thẩm quyền của tòa VN.
b. Nghĩa vụ

17


 Nghĩa vụ đối với người có yêu cầu bắt giữ tàu biển để đảm bảo khiếu nại hàng hải,
người yêu cầu áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu, người yêu cầu bắt giữ tàu để thi hành

án:
Hành

động

của Nghĩa vụ của tòa án

người yêu cầu
Nộp đơn khiếu nại

- Nhận đơn yêu cầu
- Xem xét đơn yêu cầu và ra ra quyết định thụ lý hay trả lại
đơn.

Khiếu nại về quyết - Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu.
định trả lại đơn

- Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển và nhận
lại đơn yêu cầu cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến
hành thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển.

Yêu cầu thả tàu - Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc
thả tàu biển.

biển

- Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm
phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu
biển biết.
Yêu cầu hủy quyết 1. Giao ngay cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án

định

áp

dụng nếu Tòa án nhận được văn bản yêu cầu trước khi mở phiên

BPKCTT bắt giữ tòa;
tàu biển

2. Giao ngay cho Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án nếu Tòa
án nhận được văn bản yêu cầu trong thời gian xét xử vụ án.
- Ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời bắt giữ tàu biển nếu xét thấy có đủ căn cứ. Trường
hợp không chấp nhận vì không có đủ căn cứ thì Thẩm phán
hoặc Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho người
yêu cầu biết.

Yêu cầu thả tàu Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển đang bị
đang bị bắt giữ để bắt giữ nếu xét thấy có căn cứ. Trường hợp không chấp nhận
18


vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn

thi hành án

bản cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ biết, trong
đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển
đang bị bắt giữ.
 Nghĩa vụ của toà án đối với thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu và người khai

thác tàu
Hành

động

của Nghĩa vụ của tòa án

thuyền trưởng, chủ
tàu, người khai thác
tàu
Khi

gửi

văn bản Trong thời hạn bốn mươi tám giờ, Chánh án Tòa án phải

khiếu nại, kiến nghị xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:
về quyết định bắt giữ a) Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải
quyết khiếu nại hàng hải;
b) Hủy quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết
khiếu nại hàng hải.
Yêu cầu thả tàu biển Trong thời hạn luật định kể từ thời điểm nhận được văn bản
khi có đủ điều kiện yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ và các tài liệu, chứng cứ
thả tàu biển.

kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân
công giải quyết việc thả tàu biển phải xem xét và ra quyết
định thả tàu biển. Trường hợp không chấp nhận vì không có
căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho
người yêu cầu thả tàu biển biết, trong đó nêu rõ lý do của

việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển.

 Nghĩa vụ của tòa án đối với Giám đốc cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc Cảng thủy
nội địa:
Sự việc

Nghĩa vụ của tòa
19


Ra quyết định Giao hai bản quyết định cho Giám đốc Cảng vụ nơi tàu biển đang
bắt giữ tàu

hoạt động hàng hải bị yêu cầu bắt giữ

Ra quyết định Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu đảm bảo KNHH hoặc
thả tàu hoặc ra quyết định thả tàu để thi hành án hoặc hủy quyết định áp dụng
quyết định hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển cho Giám đốc Cảng
quyết định áp vụ để thi hành
dụng BPKCTT
bắt giữ tàu

 Nghĩa vụ đối với viện kiểm sát/ cục lãnh sự bộ ngoại giao việt nam
Tòa án phải gửi ngay quyết định bắt giữ tàu hoặc quyết định thả tàu hoặc quyết định
hủy áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong
trường hợp tàu biển bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài
 Nghĩa vụ của tòa án đối với việc bắt giữ là thực hiện ủy thác tư pháp cho tòa nước
ngoài:
- Phải lập hồ sơ ủy thác và gửi cho Bộ Tư pháp Việt Nam.
 Nghĩa vụ của tòa án đối với việc bắt giữ là thực hiện ủy thác tư pháp của tòa nước

ngoài về việc bắt giữ:
- Ghi vào sổ nhận đơn và phân công ngay một Thẩm phán giải quyết văn bản ủy thác
tư pháp về việc bắt giữ tàu biển.
- Xem xét văn bản ủy thác, sau đó ra một trong các quyết định:
+ Thụ lý văn bản ủy thác và thực hiện ủy thác tư pháp
+ Trả lại văn bản ủy thác
Ra quyết định thả tàu đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp khi nhận được đơn yêu cầu
thả tàu đang bị bắt giữ theo ủy thác mà xét thấy có căn cứ đúng pháp luật.

20



×