Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 26 bài: Tôi yêu em Puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.1 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

Tôi yêu em
Pu-skin
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu chân chính, cao đẹp trong nhân vật trữ tình.
- Nắm được những phẩm chất nghệ thuật cơ bản tạo nên cái hay của bài thơ, từ đó có một
vài ý niệm về phong cách thơ cổ điển của Pu-skin.
B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học:
Đây là một bài thơ trữ tình, khi phân tích cần chú ý:
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời cụ thể.
- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm nghệ thuật thơ cổ Pu-skin khi phân tích.
- Đảm bảo nguyên tắc phân tích thống nhất giữa nội dung và hình thức.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
* Tổ chức kiểm tra bài cũ:
Để tiền hành thảo luận, tranh luận, anh ( chị ) cần chuẩn bị những gì ?
* Tiến trình bài mới:

I. Tiểu dẫn:
Anh ( chị ) hãy nêu những 1. Tác giả:
nét chính về tác giả Pu- Pu-skin là người mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực
skin ? Đặc điểm thơ PuNga thế kỉ XIX. Ông được mệnh danh là mặt trời của thi ca
skin là gì ?
Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi


thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó thành một trong
những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
- Ông xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả cuộc đời ông
gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh


chống chế độ chuyên chế độc đoán Nga hoàng.
- Tài năng của ông hết sức đa dạng, ông viết nhiều thể loại và
thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc được xếp vào
hàng những kiệt tác nghệ thuật nhân loại: Ép-ghê-nhi Ô-nhêghin ( tiểu thuyết thơ ), Con đầm pích ( truyện ngắn ), Bô-rít
Gô-đu-nốp ( kịch lịch sử ),...
- Thơ Pu-skin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga,
con người Nga đương thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng
của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm
thắm khi viết về nhũ mẫu ( vú nuôi ), trong sáng khi viết về tình
bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Thơ
tình yêu của ông thấm đượm một tinh thần nhân văn cao cả, có
khả năng làm nảy nở và phát triển trong con người tình cảm đối
với cái đẹp và tính thiện.
- Đề tài trong thơ ông hết sức đa dạng, nhưng có hai chủ đề cơ
bản - hai nguồn cảm hứng chủ đạo mãnh liệt, sôi nổi, dạt dào
xuyên suốt dòng chảy thi ca của ông đó là cảm hứng tự do và
cảm hứng tình yêu.
2. Tác phẩm:
Anh ( chị ) hãy nêu vị trí

a. Giới thiệu tác phẩm:

của bài thơ trong những - Tôi yêu em ( 1829 ) là một trong những bài thơ tình hay nhất
bài thơ tình của Pu-skin ? của Pu-skin, nó như viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga.


- Bài thơ trong nguyên tác không có nhan đề. Nhan đề Tôi yêu
em là của người dịch đặt.
Anh ( chị ) hãy nêu hoàn b. Hoàn cảnh ra đời:
cảnh sáng tác bài thơ ?


Thời kì sống ở Xanh Pê-téc-bua, Pu-skin thường hay lui tới
nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ những
người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà là A. A. Ôlê-nhia xinh đẹp. Mùa hè năm 1828, Pu-skin ngỏ lời cầu hôn
nhưng không được nàng nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời như
chuyện tình đơn phương thu nhỏ.
c. Chủ đề bài thơ:

Anh ( chị ) hãy nêu chủ
đề bài thơ ?

Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người - con người biết yêu say
đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành đằm thắm. Trong
tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả
đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình
cảm - nhất là tình yêu đơn phương.
II. Bố cục văn bản:
Bài thơ có thể chia làm 3 phần:

Bài thơ có thể chia làm
mấy phần ? Anh ( chị )
hãy nêu nội dung chính
của mỗi phần.

- Bốn câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân
vật trữ tình.
- Hai câu tiếp: nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
- Hai câu cuối: sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình.
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ


Tình cảm phức tạp, tế nhị

tình:

của nhân vật trữ tình - Bài thơ mở đầu bằng ba tiếng: Tôi yêu em một cách trực tiếp,


trong bài được Pu-skin giản dị như bày tỏ tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
diễn tả tinh tế như thế nào Nhưng ngay sau đó là cụm từ: đến nay chừng có thể đã biểu
qua bốn câu thơ đầu ?

hiện tính chất khó xác định của tâm hồn, tình cảm trong nhân
vật trữ tình:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai ;
Hai câu thơ đầu như lời bộc lộ cõi lòng của nhân vật trữ tình.
Trong đáy sâu tâm hồn nhân vật trữ tình, tình yêu vẫn chưa hoàn
toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn được ấp ủ.
- Từ nhưng ở câu thứ ba đã làm mạch thơ đột ngột chuyển
hướng:
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
+ Từ nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc nhân vật
trữ tình. Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt về tình yêu chưa
tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình yêu vẫn còn,
vẫn mạnh mẽ và say đắm. Đó là sự kìm nén, dằn lòng, tự vượt
mình và đấu tranh với mình.
+ Với hai từ bận lòng, bóng u hoài, ta có thể thấy được sự éo le
trong quan hệ tình cảm của các nhân vật trữ tình. Phải chăng,

tình yêu của tôi đã không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là
nỗi bận lòng, nỗi buồn cho em. Tôn trọng tình cảm người mình
yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì, nhân vật trữ tình
tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ giằng xé. Đến đây, ta có
thể nhận biết được tính chất của mối quan hệ phức tạp này - một
tình yêu đơn phương.


 Hai câu như nhấn mạnh quyết định dứt khoát đầy tính lí trí
của nhân vật trữ tình: tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu của
mình, dập tắt nốt chút lửa tàn đó. Như vậy, mâu thuẫn giữa lí trí
và tình cảm trong tâm trạng nhân vật trữ tình đã được bộc lộ.
Bằng cách đó, nhà thơ đã thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt
của nhân vật trữ tình.
2. Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình:
Cảm xúc trong hai câu - Câu thứ năm lại mở đầu bằng ba tiếng: Tôi yêu em. Nó không
thơ 5, 6 có gì đặc biệt ? chỉ có tác dụng nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng với bốn câu
Nó hé mở trạng thái tình đầu mà còn tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu
cảm gì trong nhân vật trữ đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác:
tình ?

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Ở đây, nhân vật trữ tình đã ủ kín nỗi đau trong lòng mình ( âm
thầm ) và không còn niềm tin vào mối tình của mình nữa (
không hi vọng ). Nhưng trong tình yêu, càng âm thầm, càng ủ
kín trong lòng thì tâm trạng càng mãnh liệt, sâu sắc. Mặc dù
không hi vọng nhưng vẫn chờ đợi, vẫn hướng tới, vẫn khao khát
trong tâm trạng của nhân vật tôi, người đang ấp ủ mối tình đơn
phương.
- Trong câu thơ thứ sáu có nói đến lòng ghen tuông:

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Đây chính là biểu hiện của nỗi tuyệt vọng. Yêu thường đi đôi
với ghen. Đây là hai trạng thái đối lập nhưng thống nhất. Ghen
thực ra cũng là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng xét về bản
chất, ghen là biểu hiện của thứ tình yêu ích kỉ. Lòng ghen tuông
mù quáng dễ làm con người rơi vào sự thấp hèn. Đối với Pu-


skin, ghen tuông gợi nỗi buồn đen tối. Nhấn mạnh lòng ghen,
câu thơ gợi tâm trạng nặng nề, u ám trong nhân vật trữ tình. Đến
đây có cảm tưởng như nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi
khổ đau giày vò, hành hạ.
3. Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình:
- Điệp ngữ: Tôi yêu em vang lên lần thứ ba nghiêng về nhấn
mạnh, khẳng định tình cảm và chuyển hướng cảm xúc:
Anh ( chị ) hãy phân tích
hai câu thơ cuối để chứng
tỏ xu hướng vươn tới sự
cao cả trong tư tưởng,
tình cảm là đặc trưng cơ
bản của thơ Pu-skin ?

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Mạch cảm xúc thay đổi đột ngột. Cảm xúc bị dồn nén ở hai
câu trước giờ đây như được giải tỏa, dâng cao bởi sự xuất hiện
của những từ: chân thành, đằm thắm. Nhà thơ muốn giữ lại tất
cả những gì là sầu đau, day dứt, tuyệt vọng để dâng lên người
thiếu nữ mà anh tôn thờ, say đắm tất cả những gì chân thành
nhất, thủy chung, say đắm nhất, đẹp nhất.
- Câu thơ cuối là sự thăng hoa của tình yêu chân thành, đằm

thắm. Vượt lên nỗi buồn u ám và lòng ghen tuông ích kỉ, nhân
vật trữ tình cầu chúc:
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Lời cầu chúc ở đây cũng đã biểu hiện sự chân thành, cao
thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, đây
không đơn thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt
một tình yêu không thành, mà nó còn chứa đựng biết bao tình ý:
+ Trong lời cầu chúc này xuất hiện sự so sánh. So sánh ở đây
nhằm tăng thêm ý nghĩa khẳng định tình yêu đích thực của
mình: luôn chân thành, không bao giờ lụi tắt, luôn dạt dào, sáng
tươi,... Trong sự so sánh này như còn hàm ẩn lời nhắn nhủ,


mang tính thông điệp của một trái tim cao cả.
+ Dù tôi không được em yêu, nhưng từ đáy lòng, tôi vẫn luôn
cầu mong cho em được một người khác yêu em cũng chân
thành, thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em. Như vậy, nhà
thơ đã vượt lên trên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêu, đó là
không yêu được thì đạp đổ, thù hận,...
+ Với tình yêu thật sự chân thành và cao thượng, người ta hoàn
toàn có thể thỏa mãn trong yêu hơn là được yêu.
+ Câu thơ như ẩn chút tiếc nuối, xót xa đồng thời tự tin, kiêu
hãnh và ngấm ngầm thách thức: chẳng có ai khác yêu em được
như anh đã yêu em ; và sao em lại có thể, chúng ta lại có thể để
mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu
và ở ai nữa, ngoài anh !
IV. Ghi nhớ:
- Nội dung:
Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là
nỗi buồn trong sáng của tấm lòng chân thành, tình yêu mãnh liệt

nhân hậu, vị tha.
- Nghệ thuật:
Anh ( chị ) hãy rút ra nội

Lối giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ

dung chính và nghệ thuật giản dị, tinh tế, trong sáng.
đặc sắc của bài thơ ?




×