Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Giáo trình luật hiến pháp của các nước tư bản phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.59 MB, 174 trang )


ĐAI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

KHOA LUẬT
Chu biên: NGUYỄN ĐĂNG DUNG

GIÁO TRÌNH

LUẬT HIẾN PH Á P
CỦA CÁC NƯỚC T ư BẢN
(In lầ n t h ứ 3 )

NHÀKi-ẤT b ả n đ ạ i h ọ c q u ố c g ia h à n ộ i - 2001


GIAO TRINH
LUẬT HIẾN PHÁP CỦA CÁC NƯỚC T ư B Ẩ N Í \ t

TẠP THE TAC GIA
Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Đăng Dung

1. PGS. TS Nguyễn Đăng Dung
Các chương: UII.V, VI, VII, VIII, IX, X và XI.
2. TS Bùi Xuân Đức
Các chương IV và XII.
3. Th.s Ngô Huy Cương
Chương II.

© Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội



MỤC
LỤC



I mn<í

M lle lục*
Lời n ó i đ â u

7

Ch ươn ị* / II AI ỉlli ; \ ỈMI \l> - \1ÔỈ NCÌANỈỈ Ll AI, MỎ ỉ

iị

KIỈOA HOC ỈMI \p í ỉ VÀ MO I MÓN MỌC
I. Luật H iên pháp là một n g à n h luật tro n g hệ th ô n ç
p h a Ị) l u ạt c u a mỏi n u ớ e t ư b á n .

9

II. Luật hiên pháp tu’ san là một khoa học pháp lí

18

III. Các trường phái khoa học

25


IV. Hiên pháp nước n^oài là một món học

27

C h ư ơ n g ỉ ĩ NGUÓN CUA NGÀNH LUẬT HIÊN PHÁP

29

I. Han vãn Hiên pháp hoặc tập hộp các văn kiện lịch sứ cỏ
chứa (lựng các nội dung cua H iên pháp

30

II. Các dạo luật m ang tính Hiên pháp

39

III. Cae giái thích cua toà án vế Hiến pháp

41

ÍV. Các tập quán và các tiền ]ệ Hiên pháp

49

V. Đ iêu ước quốc tê có lien quan tối các vấn đê H iến pháp và
cấc án q u yết của các toà án quốc tê vê n h â n quyền

50


VI. Các học th u yết về H iến pháp

52

VII. Các loại nguồn khác

53

C h ư ơ n g I ỉ í HIRN PHÁP - N G U ồN c ơ BẢN CÙA NGÀNH
LUẬT HIÊN PHÁP
I. Sự ra đòi của H iến pháp

54

II. Khái niệm Hiến pháp

57

III. P h â n loại Hiên pháp

59

IV. G iám sát việc thi h àn h H iến pháp và bảo vệ H iến pháp

69

3


C h ư ơ n g IV CHẾ ĐỔ KINH TẾ-XÀ HỘI CUA ( AC MÚC n HW

I. Đặc trung của chê độ kinh tê - xã hội của các nước tư bón
II. Chê đô kinh tê cua Nhà nước tư bán
III. Có Cấu của xã hội tư bàn
IV. Một sô vấn đê vê chu nghĩa tư bán hiện đại
C h ư ơ n g V CÁC ĐANG PHẢI CHÍNH TRỊ
I. Sự xuất hiện của các đáng phái chính trị
II. Khái niệm vê đáng phái chính trị
III. Vai trò của các đãng phái trong tô chức và hoạt cỉộntí
bộ máy Nhà nước tư sán
IV. Phân loại các hệ thông đáng phái tư san
V. Cơ cấu tô chức các chính đáng
C h ư ơ n g VI IIINH THÚC NHÀ NUỚC TUSAN
í. Khái niệm hình thức Nhà nước tư sản
II. Hình thức chính thê cua Nhà nước tư sán
IĨI. Sự biên dạng của các chính thê hay quy luật của
các chính thể
IV. Hình thức N hà nước theo cò cấu lãnh thô
V. Hình thức N hà nước pháp quyên tư sản
C h ư ơ n g VII CHẾ ĐỘ BAU c ử
I. Khái niệm, vị trí và vai trò của báu cử
II. Các quy định pháp luật về bau cứ cua các Nhà nưỏc tư sán
và thực tê bau cử của các Nhà nước tư bán.
III. Các loại bầu cứ
IV. Phương pháp xác định kết quá bầu củ


c 'h ươn ft VI ỉ ỉ \ ( . ỉ l l \ I! \
I Sự Miat hiộn (‘UỈI Nghị viện tư sân v;ì vị til cùa Xiíhị viện
II Thâm (ỊUYÓn và ch rc nảniĩ rua nghị viện
III


( Í) câu n i íh ị việ n

1\ Trinh tụ hoạt (lộng lập pháp cua HỊíhị viện
( 'h ư ơ n g IX M il Y Í \ I III Ql ò c (il \
ỉ VỊ trí phiìị) lí và vị trí thực* tẽ của nguyên thù quốc gia
II Quyến hạn của nguyén thủ qnôc £Ìa
ỉII. Thu tục lên nỉỊỏi hoàng dê và bau cư tông thòng
C h ư ơ n g X ( ỉ! INH PIỈL
I VỊ tri pháp ÜÍ và vị trí thực tẻ cua Chính phu
II. Thâm quyến của Chính phủ
lỉỉ í ’hr đinh tín nhiệm cua Chính phu trước nghị viện và
Mọ lạt (lô Chính phú
JV. Cách thức th àn h lập và cơ cấu của Chính phu
V. Người đủng đầu Ch í 11 h ị}hu * Thủ t lí (in g
C h ư ơ n g X L HÊ THốNG TU PHÁP CÁC NUỚC TƯ BÁN
1 Vị trí pháp lí của toà án
II. Các loại hình toà án
1(1. Tô chức toà án của một sô nước
C h ư ơ n g X II CHÍNH QUYKN ĐỊA PHUONG Ỡ C ÁC NUỔC TU
RÁN
1 Khái niệm và đạc trưng cùa tố chức chính.quyền địa
phưrtng ỏ các nước tư bản
2 Phân chin hành chính lành thô ỏ các nước tư bản


3. Tố chức cơ quan hành chính địa phương

310) 0


4. Sụ kiêm soát cua chính quyên trun g ưdng đối vói cơ quan
(‘hình quvền địa phương

.316

>

Phần phụ lục
Hiên pháp hợp ch ủ n g quốc Hoa

6



3188 8

Hiên pháp đệ ngủ Cộng hoà của Pháp quốc

3377 7

Hiến pháp N h ậ t Bản

34SS s

Hiến pháp C H LB Đức

3755 5

H iến pháp A nh


4022 -


LỜI NÓI ĐẨU
Luật Nha nước tìưâv ngoài là một troìiq những bộ môn
dược Khoa luật. - Trưdììg Đại học ToniỊ hợp Ha Nội (nay lờ
Khoa lua/ - Dại học Quốc gia ỉ ỉa Nội) đưa vào chương
trình đao tạo cử nhàn luật. Cho đôn nay bộ môn na y đã
đưa vào giáng dạy được hơn 10 nám. Với sự cô găng cua
các giáng viên vờ cộng tác viên, bộ môn it nhiều đã gãy
đìtỢc những cảm tình và lí thú cho sinh viên.

Tuy rây, việc giáng dạy bộ môn nay củng còn gập phải
/không ít những khó khăn như ré tài liệu tham khảo,
¡những nhận định tong quát vố thê giới trong điếu kiện đầy
thiến động chưa từng thấy hiện nay...
Gãn liền với việc gọi Luật Hiến pháp Việt Nam (bộ môn
ìnghiên cứu vế chê độ chinh trị của Nhà nước Việt Nam với
rnguồn chủ yếu là Hiến pháp) là Luật Nhà nước Việt Nam,
lúc đầu bộ môn này được gọi là Luật nhà nước nước ngoài,
may chuyên được thành Luật Hiến pháp của các nước tư
b>aß. Dựa trên cơ sở Luật Hiến pháp của các nước tư bán
tlhường được hiếu ở nghĩa hẹp, chủ yếu quy định về bộ máy
N hà nước nên giáo trinh này chủ yếu được phân tích, lý
giải phẩn bộ máy N/là nước mà ít đi sâu vào các lỉnh vực
khác. Việc tô chức Nhà nước của các nước là rất đa dạng,
pihức tạp, thè hiện điểu kiện kinh tê, vãn hoá, lịch sử, xã
hội... của mỗi quốc gia. Nhưng việc tồ chức này củng có
những điểm chung nào đấy, thường được dựa trên cơ sở



của một sô những mô hình có từ trước của các nước tư ban I I
phát triển. Đẽ tránh sự phức lạp, và dự đón trước sự đỏi ị I
tên ngành Luật Nhà nước, chúng tôi mạnh dạn giới hạn VỜI t
đặt tên cho giáo trinh là: "Giáo trinh Luật hiến pháp cua t I
các nước tư bản
Đây là lần tái bản thứ ba với tư cách là giáo trinh cùai
Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó vẻ nội dung vù hin hì
thức củng có những sửa đôi, chinh lí cần thiết nhằm cập)
nhật những kiến thức lí luận và thực tiễn đê các đọc giả dểè
theo dõi, tiếp thu.

I
I
ì
-

Tuy vậy, giáo trình này chắc sẽ không tránh khỏri i
những thiêu sót. Rất mong được sự góp ý, phê binh củcơ I
bạn đọc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2001

Các tác giả

8


Chương I

LUẬT

HIẾN PHÁP - MỘT
NGÀNH LUẬT,

m
m * MỘT
m
KHOA HỌC
PHÁP LÍ VÀ MỘT
MÒN HỌC




I. LUẬT HIẾN PHÁP LÀ MỘT NGÀNH LUẬT T R O N « HỆ
THỔN(Ỉ p h á p l u ậ t c ứ a m ỗ i n ư ớ c t ư b ả n

Trong quá trình nghiên cứu và học tập pháp luật của
bất cứ quốc gia nào. ngoài việc nghiên cứu pháp luật của
đất nước đó còn phải nghiên cứu tham khảo pháp luật của
các nước khác. Các quy phạm pháp luật điều chinh hoạt
'độntg của con người, bên cạnh những nét riêng phản ánh
»điều kiện kinh tê - xã hội của mỗi một nước, đều có những
.'yêu tô chung thê hiện hoạt động chung của mọi quốc gia,
Ikhôing phân biệt điều kiện kinh tê - văn hoá, xã hội của
Imỗi nhà nước, mỗi dân tộc.
Vì vậy. ỏ nưóc ta cùng với việc nghiên cứu giảng dạy
lu ật Hiến pháp Việt Nam. các trường đại học luật phải
nghiiên cứu luật Hiến pháp của các nhà nước khác. Việc
này có thê được tiến hành song song cùng một lúc với việc
gíiiimg dạy. nghiên cứu luật Hiến pháp Việt Nam. hoặc

c-ũngí có thể tách hiệt, sau khi đã kết thúc xong phẩn
nighiiên cứu luật Hiến pháp Việt Nam. làm thành một
9


chướng trình tham khảo nâng cao cho các lớp cuối cùngỉí íí
của chương trình đào tạo cử nhân luật.
Khi nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật các niíỏcc e
trên thê giới, sinh viên luật đã ít nhiều làm quen với Hiếm n
pháp của các nước trên thê giỏi, nhưng mổi chi được hiểiiu u
chung dưới góc độ nghiên cứu lịch sử nằm trong tông thêê ê
nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển nhà nước vàà à
pháp luật chung của nhân loại. Bộ môn luật Hiến phápp p
nưốc ngoài vỏi tính cách là bộ môn chuyên sâu nghiên cứiu J
nguồn gốc, đối tượng, sự phát triển của một ngành luật ccơ ơ
bản (đạo luật cơ hán) của các nhà nước.
Cơ sở của việc hình thành các ngành luật là đối tượnịg Ị
và phưdng pháp điều chỉnh của các quy phạm pháp luậtt. •
Đốì tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp cũng như đố>i i
tượng điều chỉnh của các đạo luật khác là những mốì quain 1
hệ xã hội, những hoạt động cửa con người. Nhưng khác vớii i
các mối quan hệ khác, luật Hiến pháp tác động đến nhữnịg ĩ
mối quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản nhất của xã hộii. .
Các mối quan hệ xã hội quan trọng được luật Hiến phá|p )
tác động đến cho phép chúng ta xác định được mô hình Xíã í
hội, tô chức cơ cấu cúa xã hội, mà phần chủ yếu được xá*c ■
định bằng mô hình, cơ cấu tổ chức của nhà nưóc. Đó l(à I
những mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc tô chứte
quyền lực nhà nước.
Việc nhà nước ban hành pháp luật điêu chỉnh hoạit t

động tố chức quyền lực nhà nước, cũng như việc nhà nướíc '
thông qua các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt độnigí
khác của xã hội. thuộc thẩm quyền của mỗi nước, thể hịệm I
chủ quyển của nhà nưóc. Vì vậy, không thể có một văn bảm 1
nào quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước chung, bắ»t
buộc các nước phải tuân theo, có chăng chỉ là một sự thann
10


kháo nào (lay như nhữnjí quy luật chun,lĩ tiên hoá của
nhãn lo;)!.
Việc phân chia hộ thông pháp luật thành cáe ngành
luật là (tạc điếm của hộ thống pháp luật cua các nhà nước
Cháu Au lục địa. Còn các nước có hệ thônịí pháp luật
Àn”lô-Sắcxông. thì lại không phân chia thành các ngành
lu ậ t1. Nhưng dẫu sao đi chăng nữa, dù chính thức hay
không chính thức, các quy phạm pháp luật cùng điều
chinh nhung môi quan hệ cùng loại vẫn dược tập hợp lại
voi nhau thành một cụm các quy phạm giông nhau được
gọi là các ngành luật.
Luật Hiến pháp là một ngành luật hao gồm tổng thê
các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành điều
«chinh các mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc tố chức
‘quyền lực nhà nước, bao gồm nhiều đạo luật, trong đó có
ỉluật Hiến pháp là cơ bán.
Cùng với việc nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào
(đời sông kinh tế. vãn hoá xã hội, đồng thời với việc cần
th iết phái hảo vệ quyền lợi của công dân tránh mọi sự lạm
dụng quyên lực của nhà nước, đôi tượng điều chỉnh của
hiến pháp ngày càng được mở rộng, không những chỉ quy

dỉịnh việc tổ chức quyền lực nhà nước mà còn quy định
nihiểu vấn đê khác có liên quan. Ví dụ như vấn đề quyền
V'à nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đặc biệt là hiến pháp các
rnước xã hội chủ nghĩa sau này. đỗi tượng điều chỉnh của
hiión pháp được mỏ rộng ra nhiều lĩnh vực khác ngoài lĩnh
vực tỏ chức quyên lực Nhà nước như cơ sỏ kinh tế, cơ sở
Việc không phân chia thành các ngành luật được giai thích rằng pháp
luật là một hệ thông hoàn chính, gắn bó chặt chè với nhau, không thế
chia tách ra được.

11


văn hoá. cơ sở xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa'..
Chính vì vậy, nhiêu nhà khoa học cho ràng các hiên phátp»
xã hội chủ nghĩa không chỉ là hiến pháp của nhà nước nu à I
còn là hiến pháp của xã hội. Nhiều nhà khoa học xã h(ộii
chủ nghĩa trước đáy không những thừa nhận nhận địmhi
trên mà còn khẳng định đây là sự phàt triển cao hòn của»
hiến pháp xã hội chủ nghĩa so với các hiên pháp trước đã\v
của các nhà nước tư ban. Từ đó có nhiều quan điểm vê luậtt
hiến pháp.
Luật hiến pháp là tống thế các quy phạm pháp luậtt
được nhà nước thừa nhận hoặc ban hành, quy định cơ scớ
chính trị. cơ sơ kinh tế, văn hoá xã hội của nhà nước, hìnhi
thức chính thể, hình thức cơ cấu lãnh thổ của nhà nứơc;,
quy định các cơ quan nhà nước, những nguyên tắc. cácbi
thức thành lập, thẩm quyền và mối quan hệ của các ccơ
quan nhà nước, các quy định vê quyên và nghĩa vụ cơ bám
của công dân2.

Một sô" học giả cho ràng định nghĩa trên có tính chátt
miêu tả. Chính tính miêu tả này không làm cho luật hiếrtt
pháp được các tác giả gọi là một ngành luật. Lí giải nhậm
định trên nhiều nhà luật học cho rằng, việc phân biệt luậtt
hiến pháp là một ngành luật bên cạnh các ngành luậit
khác như dân sự, tô tụng dân sự, hình sự, tố tụng hìnl+1
sự... là một việc làm vi phạm nguyên tắc phân chia cácC
quy phạm pháp luật thành các ngành luật dựa trên đố>i
tượng điều chỉnh các môi quan hệ xã hội chung nhất irùà
các quy phạm pháp luật tác động (điều chỉnh) đến. Và h(Ợ
kêt luận ràng, không thế có một ngành luật nào mà lại tá(C
■ Xem, Luật Nhò nước tư bán và các nước đang phat tricn, NXB Maxcơvai.
1989, tr.8, tiêng Nga.

12


(ìọnti (tên nhiéu (da (huiti) mõi quan hệ xã hội (lỏn nhu' vạy.
c h o dù là CMC môi l j uai i hộ xã hội quan trọn.tí nhát làm
r i í ó n u cột 1‘h o m ọ i h o ạ t (lô n ii c u a x ã h ộ i. l ililí t h u y ỏ t p h ụ c
cua luận (lièm nêu trôn càiiỊí đúọe tăng lên khi gọi luật
hiên pháp là luật nhà nước. Vì mọi ngành luật đều có thê
¿M>i là luật cua nha nước, chi có nhà nước mới có thâm
quvển han hành các ván ban chúa đựng các quy phạm
pháp luật.
Việc phán chia các quy phạm pháp luật trong hệ thống
pháp luật thành các ngành luật cùng chi là một sự phân
chia một cách tương đỏi. không phai là quy định có tính
chat ép buộc, mà chi là một việc phàn tích mổ xé. sáp xếp
co tinh chût khoa học. Điểu này củng dễ dàng cho phép

chúng ta giái thích tại sao ó' nước ta có tỏi 13. 14 ngành
luật, ơ các nước theo hệ thông pháp luật Anglô-Sacxông
lại không hể có sự phân chia các quy phạm pháp luật
thành các ngành luật. Việc phân chia các sự kiện, sự vật
xã hội nhiều khi chi dựa trôn một tiêu chí nào đó. không
mây khi phản ánh hêt đặc điếm, củng như hán chất của sự
vật. sự kiện, mà muôn hieu hết cần phái nhìn nhận, phân
tích dưới nhiều tiêu chí (lăng kính) khác nhau.
Như định nghĩa được nêu trên, nếu như chúng ta khái
quát hoá luật hiên pháp là tổng thề các quv phạm pháp
luật điều chính các môi quan hệ xã hội có liên quan đến
viíV tô chức quyền lực nhà nước, thì càng dễ nhận thấy
lantí. luật hiên pháp cũng có một đôi tượng điều chinh đặc
hiệt. Đó là môi quan hệ xả hội có liên quan đến việc tô
chức quyển lực nhà nước.
Còn về sau này, việc mỏ' rộng phạm vi điểu chinh của
luật hiến pháp từ các quan hệ xã hội có liên quan đến việc
tô’(‘hức quyên lực nhà nước (tô chức nhà nước) ra các lĩnh
13


vực quan hệ xã hội khác, là do nhu cầu Nhà nước rugày
càng thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sông xã lhội;,
đồng thời cũng là đòi hỏi của chính sự tiến bộ nhân hoai.,
nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân. tránh sự lợi chạng
quyền lực nhà nước mà vi phạm đến quyền con ngỊườii
trong xã hội. Những môi quan hệ có liên quan đến kinhi tê,
văn hoá. xã hội tạo thành cơ sỏ chính trị, cơ sở kinh tế., và
cơ sở văn hoá của việc tố chức quyển lực nhà nước.
Phản đối việc phân biệt hay gọi luật hiến pháp là imột

ngành luật, các nhà khoa học còn cho rằng luật hiến pỉháp
chi là một đạo luật, chứ không thê lả một ngành lu ậ t 3. Ỹ
kiến này phần nào chưa có cơ sở chắc chắn. Bơi vì nằng,
như trên đã nêu, việc phân chia hệ thống pháp luật thtành
các ngành luật chỉ là tương đôi và một khi chúng tai gọi
luật đất đai với một đạo luật hoặc nhiều đạo luật nói về việc
sử dụng đất là trung tâm, xung quanh bố sung cho mó kì
các quy phạm dưới luật là một ngành luật, thì không (CÓ gì
là sai khi cho rằng luật hiến pháp với tổng thê các quy
phạm pháp luật xung quanh luật hiến pháp là một ngíành
luật.
Việc phân biệt luật hiến pháp là một ngành luật klhông
những bởi vì chúng có đối tượng điêu chỉnh riêng biệtt mầ
còn bởi vì luật hiến pháp có phương pháp điều chỉnh riêng
biệt.
Phương pháp điều chỉnh riêng biệt của luật hiến pháp
được tạo nên từ đặc thù của luật hiến pháp, một loại luật
nền tảng của hệ thông pháp luật. Xuất phát từ nền tảmg CƯ
sở này mà hệ thống pháp luật được xây nên ở mỗi mộtt đất
:1 Xem, Giáo trình luật Nhà nước Việt N am , Khoa Luật ĐHTH H;à Nội,
1993. tr.9.

14


nước. Cho nôn so với các quy phạm pháp luật thuộc các
ngành luật khác, luật hiên pháp dùng rất nhiều các quy
phạm có tinh chất (tịnh nghía.
Nam trong hệ thông c á c ngành luật công pháp nên
luật hiến pháp cùng điều chinh bằng các hiện pháp đặc

thù chung của các ngành luật công pháp, đó là những biện
pháp áp đặt. Biện pháp áp đặt cưỡng hức được dùng rất
nhiều trong pháp luật hiên pháp và luật hành chính, hợp
t h à n h hộ thông cóng pháp của mỗi một nhà nước, sỏ dĩ
chúng (lung hiện pháp này vì chủ thể tham gia vào các môi
quan hệ mà các quy phạm pháp luật trên tác động đến
không cân đối với nhau vê quyên hạn cũng như trách
nhiệm. Nguyên thủ quốc gia không có cùng một nhiệm vụ
và trách nhiệm như mọi công dân hình thường khác.
Nói tóm lại. luật hiên pháp của mỗi một đất nước là
một ngành luật nằm trong hệ thống pháp luật của mỗi
một nhà nước, là cơ sỏ cho hệ thông pháp luật, bao gồm
tống thể các quy định được nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận nhằm điểu chỉnh các môi quan hệ xã hội có liên quan
đên việc tố chức quyền lực nhà nước (tô chức nhà nước) ỏ
tầm vĩ mô, tức là những quy định vê cơ sỏ chính trị, cơ sở
kinh tê - xã hội của nhà nước, vê hình thức chính thể, cơ
Cấu lãnh thố nhà nước; cách thức thành lập, thấm quyền,
('ác mòi quan hệ của các cơ quan quyền lực nhà nước ở
trung ương và các quy định về quyển và nghĩa vụ cd bản
I'ủa công dân. Thông qua những quy định này về mặt luật
thực định cho phép xác định mô hình, nguồn gốc, cách
thức tổ chức nhà nước của mỗi nước.
Trước đây. các quy định về việc tổ chức quyền lực nhà
nước của các chê độ chiếm hữu nô lệ. cũng như của chế độ
phong kiến không được quy định thành văn. Lẽ đương
15


nhiên lúc bấy giờ hiến pháp chưa thê là một ngành luật.

Các quy định thành văn này chỉ có được trong chê độ trư
hán và chê độ xã hội xã hội chu nghĩa. Việc tổ chức quyền
lực nhà nước được quy định thành văn là một bước tiến bộ
lớn của nền dân chủ. Sự hiện diện của hiên pháp thàmh
văn là một bằng chứng chấm dứt cá một thòi kì lịch sử lâu
dài của chế độ thần quyên, quyền lực nhà nước được xe m
như từ cõi thièn đình. Dùng sự thần bí này. các giai cấp
thông trị giải thích sự thê tập "truyền ngôi" của họ.
Các quy phạm pháp luật điều chinh các môi quan h ệ
xã hội có liên quan đến việc tô chức quyền lực nhà nước
được chứa đựng trong các văn bản pháp luật của nhà nước»
trước hết là hiên pháp, đạo luật cơ bán của mỗi một n h à
nước'.
Tiếp theo là những đạo luật mang tính hiến pháp, tức
là những đạo luật tiếp theo hiến pháp, thay hiến pháp cụ
thê hoá việc tố chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước ở trung ương và quyền và nghĩa vụ của công dân. Đó
là các đạo luật về nghị viện, vê chính phủ, vê quyển tự dơ
báo chí của công dân, luật bầu cử...
Là một ngành luật độc lập, luật hiến pháp không chí
được tạo nên bởi đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặ(í
biệt mà còn được tạo nên bởi nguồn đặc biệt. Nguồn củít
luật hiến pháp là những văn bản pháp luật có hiệu lực
pháp lí cao nhất. Cùng là những đạo luật được cơ quan
nghị viện làm luật ban hành nhưng đạo luật của luật hiến
pháp vẫn có hiệu lực pháp lí cao hơn. Sở dĩ có hiện tượnịĩ
như vậy hởi vì đôi tượng điều chỉnh của Ịuật hiến pháp là
đặc hiệt, bao gồm các môi quan hệ xã hội có tính chất rườnịí
‘ Xem Chướng III của giáo trình này.



cột ( lio mọi hoạt động xã hội noi chung, cũng như mọi hoạt
độnu rua nhà nưỏc noi riêng. Mọi hoạt động cua xã hội kế
cá hoạt động của các quan chức cao cấp nhất cua nhà nước
(lêu phái xuất phát, đểu phái tuân thủ các quy định của
luật hiến pháp, kế Cíi hoạt động ban hành luật của cơ quan
lạp pháp. Đây cũng là lí do cho việc nhận định rang luật
hiên pháp là cờ sơ cho mọi ngành luật khác. Ví dụ. quy
định mọi công (lán đều có quyền bình đẳng trước pháp luật
là quy định của luật hiến pháp, đồng thời cũng có một
chính thế liên tục là những quv định cua các ngành luật
dân sự. hình sự. tô tụng dán sự, tô tụng hình sự...
Luật hiến pháp liên quan nhiêu đến luât hành chính
va rất khó phân biệt giữa chúng. Cùng nằm trong hệ
thông công pháp nhưng luật hành chinh và luật hiên pháp
van có sự phân biệt khác nhau tạo nên hai ngành luật độc
lạp. Nêu như luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội
có liên quan đến tổ chức công quyển ỏ tầm vĩ mô thì luật
hành chính lại ở tầm vi mô. Hoạt động điều chinh các môi
quan hệ xã hội của luật hành chính là sự tiếp nôi liên tục
của các quy phạm luật hiến pháp. Nếu xem hoạt động của
nhà nước tác động đến hoạt động của công dân là một
chuỗi dài liên tiếp thì dễ nhận thấy rằng các quy phạm mà
luật hiến pháp vê cơ bán điều chỉnh đến phạm vi hoạt
động của các C(< quan nhà nước mà đại diện là các quan
chức cao cấp, còn luật hành chính điều chĩnh tiếp theo
hoạt động của các quan chức nhà nước đến công dân.
Khác với các quy phạm pháp luật của các ngành luật
khác, trong luật hiên pháp quy phạm (quy định) thướng
không có cơ cấu ba thành phần: giả định, quy định và chê

tài mà thường chi có phần quy định.
( ti ỏng như luật Hiến pháp VléiJsam. .ruîành luảt hiến


pháp của các nước trên thế giới được chia thành các chê
định. Mỗi một chê định bao gồm nhiều quy định điều chin h
một loại các mối quan hệ xã hội chung. Dựa trên các chương,
điều được phân định trong hiến pháp, mỗi một chương của
hiến pháp là một chê định pháp luật. Mỗi một chế định là
tổng thê các quy phạm cho phép xây dựng (mô hình hoa)
nên một thiết chê xã hội: Đảng, nhà nước, các tố chức xã
hội, hay cụ thể hơn là các thành phần hợp thành các thiết
chê nói trên - các cơ quan đảng, các cd quan nhà nước.
Tất cả các chê định hợp thành hệ thống ngành luật
hiến pháp: chê định vê cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của nhà nưốe; chê định vê quyên và nghĩa vụ co
bản của công dân; chê định về các đảng phái chính trị; chê
định về bầu cử; chê định nguyên thủ quốc gia: chê định vê
nghị viện - cơ quan lập pháp; chê định vê chính phủ - cơ
quan hành pháp; chế định về toà án - cơ quan tư pháp xét
xử; các chê định về biểu tượng của nhà nước.
II. LUẬT HIẾN PHÁP TƯ SẢN LÀ MỘT KHOA HỌC
PHÁP LÍ
Trước đây, trong xã hội phong kiến và trước nữa của
chế độ chiếm hữu nô lệ, việc tổ chức quyền lực nhà nước
không được quy định bằng các văn bản pháp luật. Mọi
hoạt động tố chức quyền lực nhà nước đều CỈO giai cấp
phong kiến mà người đại diện là nhà nước định đoạt, theo»
các quy định truyền tục không thành văn. Việc nghiên cứu
những quy định bất thành văn ấy gặp rất nhiều khó khăn,
buộc phải bằng phương pháp gián tiếp, kề cả việc nghiên

cứu qua sách vở của đời sau ghi chép lại.
Cùng với việc không tồn tại các quy định thành văn.
không tồn tại một ngành luật của các chê độ trước đây.
18


vệt' nghiên cứu nó cu nu không được nâng thành một
ruành khoa học. Vì vậy, có thẻ nói rằng khoa học pháp lí
cua luật hiến pháp chí có và phát triển (lược sau cách
ir.ạmịĩ tư san trong ché độ tư hán chủ nghĩa và trong chê độ
xa hội chú nghĩa.
Khoa học luật hiến pháp được phát triển tương đôi rực
r< ỎI các nước Tây Au. Những tác phẩm của các nhà luật
hoc M.Prelo, Vedel (Pháp), Ueid. Philip (Anh) được công bô
mật cách rộng rãi không những ỏ Pháp. Anh mà còn được
dịch ra tiếng các nước khác.
'Trong chê độ Sài Gòn trước đây cũng có một sô" tác giả
liật học biên soạn giáo trình giảng vê luật hiên pháp cho
T>u'óng dại học Luật khoa Sài Gòn và Học viện hành chính
qiôc gia. Dó là giáo trình của Nguyễn Độ - Luật hiến
pháp. Nhà xuất hán Sài Gòn, 1975, quyển 1 và quyển 2;
Liậit hiên pháp và chính trị học của Nguyễn Văn Bông,
I.lục sĩ công pháp, Viện quốc gia hành chính, Sài Gòn,
năm 1967; 1969; 1972; Luật hiến pháp và các thiết chế
vh.nh trị của Lê Đình Chân, Sài Gòn, năm 1967; 1969;
1970); 1974.
Các tác phẩm nêu trên phần lớn không phân biệt luật
lúcn pháp của chê độ Sài Gòn vói luật hiến pháp của các
nhì tư bản nước ngoài. Cùng với việc phân tích hiến pháp,
các t hiết chê Nhà nước của chính quyển Việt Nam Cộng

hoì, các tác giả đều dành những chương riêng nói về việc
tố ch ức quyển lực nhà nước của các nước Anh. Pháp, Mĩ...
Khi phân tích các quy định của hiên pháp, các tác giả
ngườti Pháp cũng như các tác giá Sài Gòn theo trường phái
củ; P háp thường gắn các quy định của hiến pháp vói hoạt
độrg thực tế của chúng trong xã hội. Ngay bản thân tên
gọi cua các giáo trình nêu trên đã thê hiện sự kết hợp giữa
19


luật hiên pháp với hoạt động đòi thường các thiết ichê
chính trị. Hoạt động đời thường của các thiết chê chínhi t rị
được nhiều người định nghĩa là khoa học vê chính tirị chính trị học.
Ngược lại với quan điểm trên, chính trị học là mộtt bộ
niốn khoa học độc lập với khoa học luật hiến pháp. Đâ'y là
quan điểm của các nhà khoa học Mĩ. Sở dĩ có hiện tưiựng
như vậy là vì ở Mĩ việc xây dựng khoa học chính trị điược
tiếp cận từ giác độ xã hội học. Ngoài việc nghiên cứu các
thiết chê chính trị xã hội, chính trị học ỏ Mĩ còn nghiên
cứu các vấn đê khác không đơn thuần từ các quy phiạm
pháp luật, như tâm lí lãnh đạo. các đảng phái chính trị,
tính cách của nguyên thủ quốc gia, các chính khách...
ở Pháp, chính trị học được tiếp cận dưới giác độ p-háp
luật, cho nên bộ môn nà}' được phát triển gắn liền với Hiiến
pháp. Hiến pháp là luật thực định quy định các thiết ché
chính trị tạo nên mô hình nhà nước. Còn chính trị họ»c là
bộ môn nghiên cứu hoạt động thực tê của các thiết chế
chính trị.
Điều này có nghĩa là ỏ hiến pháp, các thiết chế chính
trị xã hội được nhà nước quy định ở dạng tĩnh thông quít

các quy phạm pháp luật. Còn ở chính trị học, các thiếít xá
hội được nghiên cứu dưới dạng động, thoát ly các quy (định
cứng nhắc của pháp luật. Nhưng việc nghiên cứu haũ bọ
môn này muôn hay không phải gắn chặt với n h au Víà bỏ

sung cho nhau. Đây cũng là lí do giải thích quan điểm của
giáo sư Nguyễn Độ, nguyên Trương Khoa Luật, đại học
Luật khoa Sài Gòn (chê độ cũ) khi ông cho rằng không nên
tách rời hai khoa học này, không ai nghiên cứu các quy
định của hiến pháp mà lại tách rời chúng ra khỏi đời ¡sống
thực tế. Việc các tác giả tách chún^ĩ ra đồng thời lại viết
20


chúng tronịí một Êíiáo trinh chỉ làm cho phúc tạp hoá đôi
tiíọing phải nghiên cứu của hộ môn khoa học'. Đây cũng là
việ'C lí giái tại sao tít áo trình cua ỏng khác với các giáo
trình khác có tên gọi phức tạp như của Lê Đình Chân và
Nguyễn Văn Bông.
Cùng với sự phát triển còn non kém của khoa học pháp
lí xã hội chủ nghĩa trước đây nói chung và của miền bắc
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, khoa học pháp lí vê
tỏ chức-quyền lực nhà nước (tô chức nhà nước) nước ngoài,
nliâit là của các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
khô ng được nghiên cứu một cách đầy đú. Việc nghiên cứu
tô chức nhà nước phần nhiều chỉ được dành cho các nước
Iiíun trong hệ thông xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô.
Hơn nữa, việc nghiên cứu này chi được dùng trong phạm
vị tham khảo phục vụ cho việc nhà nước xây dựng các đạo
luật vê tô chức quyền lực nhà nước. Việc nghiên cứu đó

pha n nhiều không được mở rộng đôi với các nước tư bản
phát triển. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
hiôrn pháp và các đạo luật khác được nhà nước của chúng
ta ban hành có nhiều điều khoản giông hay tương tự như
các điều khoản pháp luật của Liên Xô cũ.
Hiện nay, với tinh thần đổi mới việc nghiên cứu tố chức
Nhà nưốc các nước tư bản ngày càng được đẩy mạnh,
nhiề u ấn phẩm nói về nhà nước tư bản đã ra đời. Ví dụ
như tổng th u ật "Thuyết tam quyền phân lập và bộ máy
Nhà nước tư sản hiện đại" (Hà Nội 1992) của PTS luật học
ỉ)inbi Ngọc Vượng, Chuyên đê vê hiến pháp (phần tô chức
bộ iniáv Nhà nước) của Viện nghiên cứu khoa học pháp lí,
Hộ tư pháp (Hà Nội năm 1992). "Những vấn cỉề cơ bản của
Xt m Nguyền Độ: Luật hiến pháp quyên 1. Nxl) Sài Gòn, 1975, tr.4

21


hiến pháp các nước trên thê giới" của tập thê các nhà khoa
học Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức, Đinh Ngọc Vượng,
Phạm Hữu Nghị, do tiến sĩ Đào Trí úc chủ biên (Nxb Sự
thật, H, 1992). "Bộ máy Nhà nước Pháp, bộ máy Nhà nước
Malaixia" của Trường Hành chính Quốíc gia (Nxb Sự thật,
1992) và nhiều bài tiếu luận khác có tính chất giới thiệu
về việc tố chức nhà nước nước ngoài được công bô' trên các
tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, như Nhà nưốc và pháp
luật, Người đại biểu nhân dân, Dân chủ và pháp luật...
Bên cạnh đó còn có xu hướng khi nghiên cứu tô chức
Nhà nước Việt Nam, các tác giả đều có sự liên hệ so sánh
với việc tố chức bộ máy nhà nước các nước'5.

Sở dĩ luật hiến pháp nước ngoài là ngành khoa học
nằm trong hệ thống các khoa học pháp lí bởi vì nó có đôi
tượng nghiên cứu riêng. Đó là các quy phạm pháp luật
được nhà nưóc ban hành quy định các mối quan hệ xã hội
có liên quan đến việc tố chức quyền lực nhà nưóc.
Ngoài việc nghiên cứu các quy phạm nói trên, ngành
khoa học này còn nghiên cứu các quan điểm tư tưởng nói
vê tố chức nhà nước, tìm ra cách thức vận dụng các tư tương
quan điểm vào việc tố’ chức nhà nưóc của từng nưóc.
Trên cơ sở phân tích các quy phạm pháp luật, cũng
như các quan điểm khoa học, khoa học luật hiến pháp tìm
ra những quy luật vận động phát triển của việc tố chức
nhà nước, môi quan hệ qua lại giữa cơ cấu tổ chức nhà
nước với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của mỗi nước. Đồng
thời luật hiến pháp phải tìm thấy những đặc điểm đặc thù
" Xem Nguyễn Đăng Dung: Quúc hội nước CHXHCN Việt N am , H, Nxb
Pháp lí. 1992.


cua việc tố chức quyển lực nhà nước, tìm ra lí do, hí quyết
thanh cóng làm cho đất nước phát triển của mô hình tô
chức nhà nước náy. hay lí do việc không thành công đưa
đên chỗ đất nước lâm vào tình trạng kém phát triển, thậm
chí khung hoảng của mó hình tô chức quyên lực nhà nước
khác.
Khoa học luật hiên pháp các nước ngoài không những
chi được tạo nên bởi đối tượng nghiên cứu đặc biệt mà còn
ỏ cả phường pháp nghiên cứu đặc thù của nó.
Đỏ là phương pháp nghiên cứu hiện chứng duy vật.
Nghiên cứu tô chức quyền lực nhà nước của các nước ngoài

phái để c húng vào thê động luôn phát triền, không chỉ đơn
thuần nghiên cứu các quy phạm trong các văn bản pháp
luật, tức la phải xem xét chúng được áp dụng trong thực
tế, thấy được những tác dụng tích cực, cùng những tác
dụng tiêu cực của chúng, nhất là phải đặt chúng trong môi
quan hệ với các tô chức thiết chê khác của xã hội.
Phương pháp so sánh là một phương pháp đặc thù của
khoa học luật hiên pháp của nước ngoài. Muôn hiểu được
một cách cặn kẽ cụ thê các quy phạm pháp luật vê tố chức
hộ máy nhà nước các nước ngoài, cần thiết phải có sự so
sanh chúng với nhau, tìm ra những điếm chung nhất, trở
'thành những quy luật chung của mọi nhà nước, đồng thòi
Itìm thấv những đặc điểm riêng đặc thù của việc tổ chức
•quyền lực nhà nước phù hợp với điểu kiện cụ thê của từng
mhà nước.
Phương pháp lựa chọn điển hình cũng là phương pháp
(được áp dụng phô hiến khi nghiên cứu luật hiến pháp nước
mgoài. Việc nghiên cứu toàn hộ các quy định hợp thành
rmột ngành luật hiến pháp của tất cả các nước trên thê giới
Hà một việc rất khó khăn. Đê có một bức tran h toàn cảnh


khi nghiên cứu tô chức nhà nước các nước trên thẻ gĩiới.
chúng ta cần phai nghiên cứu một số nước điển hình cớ
tính chất khuôn mẫu cho các nước khác.
Việc lập khuôn mẫu điển hình trước hết phụ thuộc vào
bản chất của các nhà nước. Nếu là Nhà nước xã hội chủ
nghĩa thì cơ bản được tồ chức và hoạt động theo mô hùnh
của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa liên bang Xô Viêt trước
đây. Mặc dù ở các Nhà nước tu bản, hình thức tổ chứtc và

hoạt động của chúng là rất đa dạng, nhưng ít nhiều giừa
chúng có những đặc điểm rất chung. Việc tô chức của các
Nhà nước này cũng hình thành theo hai hệ thống p»háp
luật. Các nước mà pháp luật theo hệ thông Ảnglô-Sắcxcông
lấy Anh, Mĩ làm khuôn mẫu, tố chức Nhà nước bên c:ạnh
dựa vào các văn bản pháp luật, còn phải dựa vào các tiền
lệ trước đây. Các nước mà pháp luật theo hệ thiỏng
Continental (châu Âu lục địa) thì lấy tô chức Nhà nước
Đức, Pháp làm khuôn mẫu. Việc tô chức Nhà nước củai các;
nước này chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật.
Đôi với các nước đang phát triển vừa mới được giải
phóng khỏi ách thống trị của Nhà nước tư bản thì việc tổ
chức quyền lực của các Nhà nước: này ít nhiều đêu Ịphải
mang dấu ấn của các Nhà nước bảo hộ trước đó. Trong thời
kì quá độ, không ít các Nhà nước này còn sử dụng nhiữnịỉ
văn bản cũ, kê cả các tô chức bộ máy nhà nước CÜ.
Vì vậv, việc nghiên cứu tổ chức Nhà nước nước rugoài
nên chăng chỉ tập trung phán tích, nghiên cứu kỹ các Nhít
nước điển hình: Anh, Pháp, Mĩ. Đức..., hay nói một (cách
khác hơn là tập trung vào việc nghiên cứu các Nhà nước tư
bản phát triển. Đây củng là lí do giải thích tại sao ,giáo
trình này chí khuôn lại việc nghiên cứu hiến pháp củai các
nước tư bán phát triển.


×