Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Luật
Nguyễn Hữu Mạnh
Luật Hiến pháp
Hà Nội, 2008
Mục lục
Chương 1: Lý luận chung về Ngành Luật Hiến pháp
I. Khái niệm ngành luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
II. Nguồn và hệ thống Luật Hiến pháp
III. Quan hệ pháp luật Hiến pháp
Chương 2: Khái quát chung về Hiến pháp
I. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp
II. Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp
III. Phân loại Hiến pháp
Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp Việt Nam
I. Tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng Tám năm 1945
II. Hiến pháp 1946
III. Hiến pháp 1959
IV. Hiến pháp 1980
V. Hiến pháp 1992
Chương 4: Chế độ chính trị
I. Khái niệm chế độ chính trị
II. Sự phát triển của chế độ chính trị qua các bản Hiến pháp
III. Một số nội dung cơ bản của chế độ chính trị theo Hiến pháp 1992
(đã sửa đổi, bổ sung)
IV. Một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống chính trị của nước
CHXHCN Việt Nam
Chương 5: Chế độ kinh tế
I. Khái niệm chế độ kinh tế
II. Sự phát triển của chế độ kinh tế qua các bản Hiến pháp
III. Một số điểm mới của Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) về chế
Trang
7
8
9
11
14
16
19
20
24
27
30
34
40
43
61
77
77
2
độ kinh tế
IV. Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ kinh tế
Chương 6: Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
I. Khái niệm chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
II. Sự phát triển của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
qua các bản Hiến pháp
III. Một số nội dung cơ bản của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và
công nghệ theo Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung)
IV. Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học
và công nghệ
Chương 7: Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh
I. Khái quát chung về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh
II. Sự phát triển của chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh qua
các bản Hiến pháp
III. Một số điểm mới về chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh
trong Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung)
IV. Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách đối ngoại, quốc phòng, an
ninh
Chương 8: Quốc tịch Việt Nam
I. Khái quát chung về quốc tịch
II. Quốc tịch Việt Nam
Chương 9: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
I. Khái niệm quyền, nghĩa vụ và chế định quyền, nghĩa vụ cơ bản
của công dân Việt Nam
II. Sự phát triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
qua các bản Hiến pháp
81
86
94
95
98
101
109
110
111
114
120
122
135
3
136
Chương 10: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái quát chung về bộ máy nhà nước
II. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước CHXHCN
Việt Nam qua các thời kỳ
Chương 11: Pháp luật về bầu cử
I. Khái quát chung về bầu cử
II. Bầu cử đại biểu quốc hội
III. Hoàn thiện pháp luật về bầu cử
Chương 12: Quốc hội
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
IV. Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác trong
bộ máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Chương 13: Chủ tịch nước
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
IV. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan khác trong bộ
máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tỏ chức và hoạt dộng của Chủ tịch
nước
Chương 14: Chính phủ
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
142
152
167
174
194
197
198
200
205
209
213
214
216
217
220
222
222
224
4
IV. Mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác trong
bộ máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ
Chương 15: Hội đồng nhân dân
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
IV. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với các cơ quan nhà nước
khác trong bộ máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân
Chương 16: ủy ban nhân dân
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
IV. Mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân với các cơ quan nhà nước khác
trong bộ máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân
dân
Chương 17: Tòa án nhân dân
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
IV. Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan khác trong bộ
máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân
Chương 18: Viện kiểm sát nhân dân
229
232
237
237
252
253
258
262
262
286
287
291
294
294
296
300
305
5
I. Vị trí, chức năng
II. Thẩm quyền
III. Tổ chức và hoạt động
IV. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan khác
trong bộ máy nhà nước
V. Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện kiểm
sát nhân dân
310
310
312
315
319
6
Chương 1
Lý luận chung về
Ngành luật Hiến pháp
I. Khái niệm ngành luật Hiến pháp, đối tượng điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh của Ngành luật Hiến pháp
1. Khái niệm ngành luật Hiến pháp
Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất.
Trong phạm vi môn học Luật Hiến pháp, khái niệm Luật Hiến pháp được
hiểu là ngành luật Hiến pháp. Môn học Luật Hiến pháp không chỉ nghiên cứu
các quy định hiện hành của ngành Luật Hiến pháp, mà còn nghiên cứu quá trình
phát sinh, phát triển, cũng như cơ sở lý luận có liên quan của các quy định ấy.
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung được hiểu là những
quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Đối
tượng điều chỉnh của ngành luật là căn cứ cơ bản để phân biệt ngành luật đó với
các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.
Ngành luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, có đối
tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất. Những
quan hệ xã hội được coi là quan trọng nhất là các quan hệ xã hội có nội dung gắn
liền với: (1) xác định chế độ xã hội, xác định những nền tảng để xây dựng xã hội,
nhà nước; (2) xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sống trong xã hội
ấy, nhà nước ấy; (3) xác định việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
7
Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ xã hội có nội dung nêu trên đều
được Luật Hiến pháp điều chỉnh. Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ
xã hội cơ bản nhất trong số những quan hệ xã hội nêu trên.
3. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của ngành luật
Hiến pháp cũng là căn cứ để phân biệt ngành luật Hiến pháp với các ngành luật
khác. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung, là cách thức tác
động của các quy phạm pháp luật vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật ấy.
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là cách thức mà các
quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp tác động vào các quan hệ xã hội là
đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật
Hiến pháp mang tính mệnh lệnh, quyền uy. Bên cạnh đó, ngành luật Hiến pháp
có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội, cơ bản nên thông thường cách
thức tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật
Hiến pháp là quy định nguyên tắc chung ứng xử cho loại quan hệ ấy. Trong một
số trường hợp, các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp cùng đưa ra
các quyền, nghĩa vụ cụ thể.
II. Nguồn và Hệ thống luật Hiến pháp
1. Nguồn của Luật Hiến pháp
Nguồn của luật Hiến pháp là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có
chứa đựng các quy phạm pháp luật cấu thành nên ngành luật Hiến pháp. Gồm
các hình thức văn bản: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; một số Pháp
lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ
tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án TNND tối
cao, Viện trưởng VKSND tối cao; một số Nghị quyết của HĐND, Quyết định
8
của UBND. Trong chừng mực nào đó, nguồn của luật Hiến pháp còn phải kể đến
Tuyên ngôn độc lập và lời nói đầu các bản Hiến pháp của Nhà nước ta.
2. Hệ thống Luật Hiến pháp
Hệ thống luật Hiến pháp gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau, mỗi chế
định điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định thuộc đối tượng điều chỉnh của
ngành luật Hiến pháp, các chế định ấy liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một
chỉnh thể thống nhất.
Hệ thống luật Hiến pháp được chia thành các chế định cơ bản sau: (1) chế
định về chế độ chính trị; (2) chế định về chế độ kinh tế; (3) chế định về chế độ
văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; (4) chế định về quốc phòng, an ninh; (5)
chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (6) chế định về bầu cử; (7)
chế định về Quốc hội; (8) Chế định về Chủ tịch nước; (9) Chế định về Chính
phủ; (10) Chế định về Hội đồng nhân dân; (11) Chế định về Uỷ ban nhân dân;
(12) Chế định về Toà án nhân dân; (13) Chế định về Viện kiểm sát nhân dân.
III. Quan hệ pháp luật Hiến pháp
1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật Hiến pháp
Quan hệ pháp luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội được quy phạm
pháp luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với
các chủ thể trong mối quan hệ ấy. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này được Nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
- Quan hệ pháp luật Hiến pháp là một loại quan hệ pháp luật.
- Quan hệ pháp luật Hiến pháp hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp
luật Hiến pháp.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật Hiến
pháp được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
9
2. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật Hiến pháp
a) Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp
Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những chủ thể được các quy
phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh, quy định các quyền và
nghĩa vụ cụ thể. Những chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp luật để
hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ ấy.
Chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp gồm: Nhà nước, các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, công dân Việt Nam, người nước
ngoài, người không quốc tịch, những người có chức trách trong các cơ quan nhà
nước, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu cử, Uỷ
ban bầu cử, Tổ bầu cử… Trong số các chủ thể này, có một số loại chủ thể đặc
trưng, chỉ xuất hiện trong quan hệ pháp luật Hiến pháp.
b) Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp
Nội dung của quan hệ pháp luật Hiến pháp là tổng thể các quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Hiến pháp. Các quyền và nghĩa vụ
được xác định trên cơ sở các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều
chỉnh quan hệ ấy.
c) Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp
Khách thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp là những vấn đề, những giá trị,
lợi ích và hành vi cụ thể mà các chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến pháp mong
muốn đạt được hoặc bắt buộc phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu của chủ thể
khác theo quy định của quy phạm pháp luật Hiến pháp, như: lãnh thổ quốc gia,
đất đai, sông núi, địa giới, danh dự, nhân phẩm, lao động, học tập, kinh doanh
10
Chương 2
Khái quát chung về Hiến pháp
I. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp
1. Nguồn gốc của Hiến pháp
Thuật ngữ Hiến pháp đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội loài người. Thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Latinh: “Constitutio” với
nghĩa là thiết lập, xác định. Tuy vậy, trong một khoảng thời gian dài, thuật ngữ
này được sử dụng với những nghĩa khác nhau và khác so với quan niệm hiện nay
về Hiến pháp.
Dưới thời Lamã cổ đại, Hiến pháp được sử dụng với nghĩa là một hình
thức văn bản của Hoàng đế. Trung Hoa cổ đại, Hiến pháp được sử dụng với
nghĩa là kỷ cương, phép nước.
Hiến pháp, theo quan niệm hiện đại, là một đạo luật cơ bản, quan trọng
của mỗi quốc gia, có nội dung xác định chế độ xã hội, xác định các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và
hoạt dộng của bộ máy nhà nước. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với thắng lợi
của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến,
chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến
không hề biết tới Hiến pháp. Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế được
coi là “thiờn tử”, thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền đặt ra
pháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao.
Người dân trong xó hội được gọi là "thần dõn" đó bị tước đoạt cả các quyền tối
thiểu nhất của con người, như quyền sống, quyền tự do: Vua cho sống thỡ được
sống, vua bắt chết thỡ phải chết. Để hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà vua,
tiến tới lật đổ chế độ thống trị hà khắc, độc đoán, chuyên quyền phong kiến, giai
11
cấp tư sản đó phỏt động cuộc cách mạng tư sản. Để tập hợp lực lượng giai cấp tư
sản cần đến một nền tảng lý luận để thuyết phục mọi người. Giai cấp tư sản đó
tỡm đến những tư tưởng đũi hỏi sự phõn chia quyền lực được nêu ra từ thời cổ
đại, phát triển chúng để phục vụ cho cuộc cách mạng tư sản.
Những khẩu hiệu đũi hạn chế quyền lực vụ hạn của nhà vua, đũi hỏi
những quyền cơ bản của con người như: quyền sống, quyền tự do, bỡnh đẳng,
công bằng đó được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia vào cuộc
cách mạng này. Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp ra đời là sự kiện chính trị
- xó hội quan trọng, khẳng định sự thống trị của giai cấp tư sản tiến bộ, đang lên
và là lực lượng đại diện cho một phương thức sản xuất mới -phương thức sản
xuất TBCN, một chế độ cai trị mới - chế độ dân chủ tư sản, đồng thời đánh dấu
sự rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến cùng với chế độ cai trị
độc đoán, chuyên quyền của nó.
Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản ở
nước Anh (1640-1654) là đạo luật năm 1653 về "Hỡnh thức cai quản Nhà nước
Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chỳng" , trong đó quy định hỡnh
thức tổ chức quyền lực mới. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp của Pháp
năm, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Na-uy năm 1814, Hiến pháp Bỉ
nam 1831, Hiến pháp Ac-hen-ti-na năm 1853, Hiến pháp Luych-xăm-bua năm
1868, Hiến phỏp Thụy Sỹ năm 1874 Đến cuối thế kỷ thứ 18, ở nhiều nước
châu Âu đó cú Hiến phỏp và sự ra đời các bản Hiến pháp nói trên đánh dấu bước
khởi đầu lịch sử lập hiến của nhân loại. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 190
nước có Hiến pháp và sự hiện diện của Hiến pháp được xem là dấu hiệu pháp lý
khụng thể thiếu của một Nhà nước dân chủ hiện đại.
2. Bản chất của Hiến pháp
Hiến pháp, với tư cách là một đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, vì vậy
nó mang đầy đủ bản chất của pháp luật nói chung, đó là bản chất giai cấp và bản
12
chất xã hội. Bản chất giai cấp được thể hiện: Hiến pháp là sự thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị, là công cụ để bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị.
Bản chất xã hội của Hiến pháp được thể hiện: Hiến pháp là tổng hợp của các quy
tắc xử sự cơ bản nhất, quan trọng nhất góp phần bảo vệ những lợi ích chung của
cả quốc gia, dân tộc và toàn xã hội, là công cụ để duy trì và thiết lập trật tự, ổn
định của xã hội.
Hiến pháp còn thể hiện là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Các quy
định của Hiến pháp trở thành những nguyên tắc tối cao trong hệ thống pháp luật
quốc gia. Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp, nhiều văn bản
luật và dưới luật được ban hành để triển khai, thực hiện những nguyên tắc ấy.
Bất cứ một văn bản pháp luật nào trái với các nguyên tắc trong Hiến pháp đều bị
coi là vi hiến và bị hủy bỏ, bãi bỏ theo những thủ tục nhất định.
Hiến pháp còn mang tính nhân bản ở việc ghi nhận quyền của con người.
Thông qua Hiến pháp, mọi người trong xã hội thoát khỏi thân phận “thần dân”,
được trở thành “công dân” và được Nhà nước ghi nhận cho hưởng những quyền
nhất định. Theo nguyên tắc, đó là những quyền tối thiểu mà công dân được
hưởng, các văn bản khác được trao thêm quyền cho người dân, nhưng không
được hạn chế bớt những quyền của người dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
Các văn bản khác cũng không được hạn chế, cản trở việc hưởng thụ các quyền
của người dân được ghi nhận trong Hiến pháp.
Hiến pháp còn là cơ sở để hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước, tránh
sự lạm quyền của các cơ quan này. Hiến pháp ghi nhận những quyền hạn tối đa
mà các cơ quan nhà nước được hưởng và những nghĩa vụ tối thiểu mà các cơ
quan nhà nước phải thực hiện. Các văn bản khác được trao thêm nghĩa vụ cho
các cơ quan nhà nước, nhưng không được trao thêm các quyền ngoài những
quyền mà Hiến pháp quy định.
II.QUá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp
13
1. Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp
trong xã hội tư sản
Hiến pháp được hình thành cùng với cuộc cách mạng tư sản, là sản phẩm
của cách mạng tư sản. Trong cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm
chống lại chế độ phong kiến, chống lại quyền lực vô hạn của vua, chúa phong
kiến. Để tập hợp lực lượng, giai cấp tư sản đã đưa ra yêu cầu phải xây dựng Hiến
pháp nhằm để hạn chế hoặc xoá bỏ quyền lực vô hạn của vua chúa phong kiến.
Hình thức hạn chế hoặc xoá bỏ quyền lực được thực hiện bằng cách: xoá bỏ
chính thể quân chủ để xây dựng chính thể cộng hoà hoặc chỉ hạn chế quyền lực
của nhà vua bằng cách áp dụng hình thức chính thể quân chủ hạn chế.
Giai cấp tư sản tiếp tục phục hưng những tư tưởng phân quyền đã được
nêu lên trong thời kỳ cổ đại, phát triển chúng thành những học thuyết phân
quyền, tiêu biểu như học thuyết phân quyền của J.Locke, Montexkio. Theo đó,
quyền lực không những phải chống lại sự tập trung trong tay nhà vua, mà quyền
lực cần phải được phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
đồng thời, những quyền này phải được giao cho các cơ quan khác nhau, có sự
kiềm chế, đối trọng nhau để tránh sự lạm quyền và chuyên quyền.
Hiến pháp trong thời kỳ đầu thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản, Hiến
pháp được sử dụng để ghi nhận sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ, tuyên
bố các quyền công dân và để hạn chế hay xoá bỏ quyền lực của nhà vua. Trong
giai đoạn này, Hiến pháp mang giá trị tích cực, ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho
giai cấp tư sản thì các tầng lớp, giai cấp khác đóng vai trò là lực lượng hậu thuẫn
cho giai cấp tư sản giành thắng lợi cũng được bảo vệ.
Khi giai cấp công nhân trong xã hội đã phát triển cả về chất và lượng, trở
thành giai cấp đối trọng với giai cấp tư sản. Khi ấy, Hiến pháp là sản phẩm của
nhà nước tư sản lại được sử dụng để chống lại giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Hiến pháp trong giai đoạn này, tuy có quy định các quyền công dân
nhưng mang tính chất hình thức và phản dân chủ. Bản chất của Hiến pháp chỉ
14
bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản - lực lượng chiếm thiểu số trong xã hội,
Hiến pháp không đứng về số đông dân chúng.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với thắng lợi của Xôviết, các nhà
nước XHCN được hình thành và trở thành một hệ thống đối trọng với các nước
TBCN. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và dân chúng lao
động, cùng với sự nhận thức của dân chúng được tăng cường. Để tập hợp lực
lượng và để nhận được sự ủng hộ của dân chúng, giai cấp tư sản cũng đã phải
ghi nhận và thực hiện đầy đủ hơn các quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
của công dân. Vì vậy, Hiến pháp trong giai đoạn này đã lại chứa đựng những yếu
tố tích cực, tiến bộ.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp
trong xã hội XHCN
Hiến pháp XHCN được hình thành gắn liền với cuộc cách mạng vô sản.
Giai cấp vô sản đã tiến hành phê phán Hiến pháp tư sản, chỉ ra rằng Hiến pháp tư
sản có bản chất chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Đồng thời cũng nhận
thấy được những giá trị tích cực của Hiến pháp, giai cấp vô sản cho rằng cũng
cần phải xây dựng một loại Hiến pháp mới cho một xã hội mới, xã hội XHCN.
Hiến pháp được xây dựng để ghi nhận thắng lợi của giai cấp vô sản, ghi nhận
những nền tảng của chế độ XHCN, ghi nhận những quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước.
Trong giai đoạn đầu, từ cách mạng tháng Mười đến năm 1945, Hiến pháp
XHCN chỉ tồn tại trong phạm vi nội bộ quốc gia (Liên bang Nga, sau là liên
bang Xôviết). Sau này, khi các nước XHCN khác được hình thành, cùng với nó
là sự ra đời của các bản Hiến pháp, như: Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến
pháp Bungary năm 1947, Hiến pháp Rumani năm 1948, Hiến pháp Cộng hoà dân
chủ Đức năm 1949, Hiến pháp Hungary năm 1949, Hiến pháp Ba lan năm 1952,
Hiến pháp Trung Hoa năm 1954. Từ năm 1990 đến nay, khi các nước XHCN ở
15
Đông Âu tan rã và quay trở lại với hình thức nhà nước tư sản, các bản Hiến pháp
XHCN ở các nước này đã được thay đổi, trở thành các bản Hiến pháp tư sản.
Hiến pháp XHCN hiện chỉ còn áp dụng tại một số rất ít quốc gia, trong đó có
Việt Nam.
III. Phân loại Hiến pháp
1. Phân loại Hiến pháp theo hình thức biểu hiện
a) Hiến pháp thành văn
Hiến pháp thành văn là Hiến pháp được biểu hiện dưới hình thức văn bản.
Thông thường là một văn bản, trong trường hợp đặc biệt, Hiến pháp được thể
hiện dưới hình thức nhiều văn bản. Ví dụ như Hiến pháp Thụy Điển được biểu
hiện thông qua các đạo luật: Luật về chính thể (1809), Luật về kế vị ngôi vua
(1810), Luật về nghị viện (1810), Luật về tự do báo chí (1812).
Hiến pháp thành văn là một đạo luật cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia,
hiện nay đa số các quốc gia sử dụng Hiến pháp thành văn.
b) Hiến pháp không thành văn
Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp không được thể hiện dưới hình
thức văn bản cụ thể. Hiến pháp không thành văn được thể hiện thông qua các
quy phạm pháp luật, các quy tắc trong phong tục, tập quán, truyền thống, án lệ.
Hiện nay chỉ có một số ít quốc gia sử dụng Hiến pháp không thành văn,
như: Anh, Niudilan, Isaren, Libia. Hiến pháp không thành văn không mang tính
long trọng như Hiến pháp thành văn, tuy vậy lại thuận tiện trong thủ tục thông
qua và sửa đổi.
2. Phân loại Hiến pháp theo nội dung
a) Hiến pháp cổ điển
16
Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp có nội dung chủ yếu quy định về tổ chức
quyền lực nhà nước, ít có những quy định về các quyền tự do. Hiến pháp cổ điển
xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tuy vậy, có một số
Hiến pháp được ban hành trong thời gian gần đây cũng được coi là Hiến pháp cổ
điển. Một số bản Hiến pháp cổ điển tiêu biểu như: Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, Hiến
pháp áo 1920, Hiến pháp Ailen 1937, Hiến pháp Thụy Điển 1974, Hiến pháp
Canada 1982.
b) Hiến pháp hiện đại
Hiến pháp hiện đại là Hiến pháp có nội dung được mở rộng, quy định
thêm nhiều quyền tự do của công dân. Các bản Hiến pháp hiện đại tiêu biểu như:
Hiến pháp Pháp 1946, 1958; Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức 1949; Hiến pháp
các nước XHCN.
3. Phân loại Hiến pháp theo thủ tục thông qua
a) Hiến pháp nhu tính
Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua như một đạo luật
thông thường.
b) Hiến pháp cương tính
Hiến pháp cương tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua đặc biệt hơn so
với các đạo luật thông thường. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: (1) cần có một cơ
quan đặc biệt thông qua, như Quốc hội lập hiến hoặc thông qua toàn dân biểu
quyết; (2) thủ tục thông qua chặt chẽ, khắt khe hơn thể hiện ở trình tự xây dựng
và thông qua Hiến pháp, tỷ lệ thông qua Hiến pháp cao hơn mức quá bán (trên
2/3, hoặc trên 3/4).
4. Phân loại Hiến pháp theo bản chất giai cấp
a) Hiến pháp tư sản
17
Hiến pháp tư sản là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước tư sản, với
bản chất là ý chí của giai cấp tư sản để bảo vệ các quyền, lợi ích của giai cấp tư
sản. Hiến pháp tư sản có một số đặc trưng:
(1) Về chế độ xã hội: không có quy định rõ về tính giai cấp, bảo vệ chế độ
tư hữu;
(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: Sau chiến tranh thế giới lần thứ
hai, các quyền tự do, dân chủ đã được ghi nhận nhiều hơn.
(3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng thuyết phân quyền.
b) Hiến pháp xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp XHCN là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước XHCN, với
bản chất là ý chí của nhân dân lao động, bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân
lao động. Hiến pháp XHCN có một số đặc trưng sau:
(1) Về chế độ xã hội: quy định rõ tính giai cấp, ghi nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản, bảo vệ cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa;
(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: quy định nhiều quyền tự do, dân
chủ và các quyền công dân khác;
(3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng nguyên tắc tập quyền ở
những mức độ khác nhau.
18
Chương 3
QUá trình hình thành và phát triển của
Hiến pháp việt nam
I. Tư tưởng lập Hiến trước cách mạng tháng tám năm 1945
1. Hoàn cảnh xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa
phong kiến, không có sự tồn tại của Hiến pháp. Pháp luật được áp dụng trên lãnh
thổ của Việt Nam bao gồm những quy định pháp luật của chính quốc (Pháp)
những quy định do chính quyền Đông Dương và chính quyền thực dân sở tại đặt
ra và các quy định pháp luật do bộ máy chính quyền phong kiến bù nhìn ban
hành.
Sau khi nổ ra các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và đồng thời là sự
xuất hiện của nhiều bản Hiến pháp tư sản. Những giá trị của nó đối với việc hạn
chế quyền lực của nhà vua, xác lập những quyền công dân đã có những ảnh
hưởng nhất định đến tư tưởng lập hiến lúc bấy giờ. Một số cuộc cách mạng có
tác động mạnh đến tư tưởng lập hiến của Việt Nam đương thời như: Cách mạng
dân chủ tư sản Pháp 1789; cách mạng Trung Hoa năm 1911; chính sách Duy tân
ở Nhật.
Như vậy, trước cách mạng tháng Tám, là một nước thuộc địa, không có
Hiến pháp của riêng mình, nhưng phong trào lập hiến phát triển mạnh mẽ của
nhiều nước trên thế giới đã có tác động không nhỏ đến tư tưởng lập hiến ở Việt
Nam.
19
2. Các tư tưởng lập hiến
Trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với sự ảnh
hưởng của phong trào lập hiến ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam tồn tại hai
khuynh hướng lập hiến đối lập:
Khuynh hướng, tư tưởng lập hiến của những người thân Pháp muốn xây
dựng một nhà nước quân chủ lập hiến dưới sự bảo hộ của Pháp. Họ muốn Pháp
ban hành cho nhân dân Việt Nam một bản Hiến pháp. Đại biểu của khuynh
hướng này là: Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh, Lê Văn Bông, Nguyễn Văn Vĩnh,
Phạm Huy Lạc
Khuynh hướng, tư tưởng của các nhà chí sỹ yêu nước muốn xây dựng một
nhà nước độc lập, xâu dựng một bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam độc lập,
không phụ thuộc vào Pháp. Đại biểu cho khuynh hướng này là: Phan Chu Trinh,
Phan Bội Châu; Huỳnh Thúc Kháng.
Tư tưởng lập hiến của Nguyễn ái Quốc chịu ảnh hưởng của trường phái
thứ hai, tư tưởng này được phát triển sau khi người trải nghiệm thực tiễn ở các
nước tư sản, tham gia quốc tế cộng sản và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
II. Hiến pháp năm 1946
1. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1946
a) Tình hình thế giới
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối, các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời và trở thành hệ thống, với vai trò đứng đầu của
nhà nước liêng bang Xô Viết. Lúc này, trên thế giới hình thành hai hệ thống: Hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Hai hệ
thống này đấu tranh gay gắt với nhau bởi chúng có bản chất khác nhau. Các
nước tư bản chủ nghĩa áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, duy trì sự
bóc lột của nhà tư sản đối với lao động làm thuê. Nhà nước tư sản là nhà nước do
20
giai cấp tư sản lập ra, là nhà nước bóc lột, vì lợi ích của giai cấp chiếm thiểu số
trong xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa duy trì phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa, công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ tình trạng bóc lột, là nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Hai hệ thống này đấu tranh với nhau cả về chính trị, kinh
tế và tư tưởng.
Các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, nhân dân
lao động, của các Đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản lan rộng. Cách mạng giải
phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay chủ nghĩa thực dân. Các
nước phát xít (Đức, ý , Nhật) bị bại trận, các đế quốc đại diện cho chế độ thực
dân kiểu cũ (Anh, Pháp) suy yếu. Hoa Kỳ trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chi
phối hệ thống đế quốc.
Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giải
phóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc thực dân cũ và mới có
tác động không nhỏ đến tình hình nước ta.
b) Tình hình trong nước
Hiến pháp năm 1946 ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng tháng Tám
đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà được thành lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp tại Việt
Nam, đồng thời chấm dứt chế độ phong kiến tại Việt Nam.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đối phó với
nhiều thế lực thù địch. Với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội
Nhật, 20 vạn quân Tưởng vào đóng quan ở miền Bắc, tìm mọi cách lật đổ chính
quyền cách mạng, tạo điều kiện cho lực lượng tay sai lên nắm chính quyền. Với
danh nghĩa giải giáp quyền đội Nhật, quân Anh vào đóng ở miền Nam, đã giúp
cho quân Pháp trở lại Việt Nam. Sự hiện diện và hoạt động của quân Tưởng,
Anh, Pháp, Nhật trên nước ta đã tạo điều kiện cho tay sai của chúng, gồm Việt
Quốc, Việt Cách… chống phá cách mạng ráo riết [
1
].
1
[] Việt Cách là gọi tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Quốc là gọi tắt của
Việt Nam Quốc Dân Đảng.
21
Nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ do chính sách cai trị của thực dân Pháp và
phát xít Nhật. Mọi ngành kinh tế ngừng trệ, bế tắc. Tài chính quốc gia trống
rỗng. Các loại tiền mất giá của quân đội Tưởng được tung vào thị trường làm cho
tài chính Việt Nam khó khăn hơn. Nạn đói 1945 làm gần 2 triệu người chết chưa
khắc phục xong, thì nguy cơ nạn đói mới lại đe dọa nhân dân. Công cuộc chống
“giặc đói” được phát động bằng phong trào tăng gia sản xuất và bằng sự đoàn
kết của nhân dân ta theo tinh thần tự nguyện cứu trợ, nhường cơm sẻ áo, đồng
bào nơi đói ít san sẻ cho đồng bào vùng đói nghiêm trọng. Chính phủ động viên
toàn dân tích cực tăng gia sản xuất, tổ chức lạc quyên, lập “hũ gạo tiết kiệm”,
đồng thời ban hành các sắc lệnh tiết kiệm gạo, cấm tích trữ lương thực. Chính
phủ xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, dồng thời động viên toàn thể nhân
dân bằng tinh thần tự nguyện và theo khả năng của mình, đóng góp tài chính
bằng nhiều hình thức. Kết quả thu được hàng chục triệu đồng và hàng trăm cân
vàng cho Nhà nước. Chế độ thực dân đã để lại cho 90 % nhân dân mù chữ,
Chính phủ mở các lớp bình dân học vụ xóa mù chữ ở khắp các nơi.
c) Quá trình xây dựng, ban hành Hiến pháp 1946
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách. Trong đó có nhiệm vụ quan trọng là cần xây
dựng ngay một bản Hiến pháp. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế
độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên
chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự
do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ
chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”
[
2
].
Ngày 20/9/1945 Chính phủ lâm thời đã ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo
Hiến pháp, gồm 7 thành viên, do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau khi công
2
[] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập IV, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.8.
22
việc soạn thảo được hoàn thành, bản dự thảo được đem công bố để lấy ý kiến
góp ý từ nhân dân.
Công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp được
tiến hành khẩn trương, tuy nhiên trong điều kiện các thế lực thù địch trong và
ngoài nước lăm le lật đồ chính quyền non trẻ nên quá trình chuẩn bị diễn ra hết
sức khó khăn và phức tạp. Ngay từ đầu, lực lượng Việt Quốc, Việt Cách đã đòi
xóa bỏ hệ thống chính quyền nhân dân, đòi chia các ghế trong Nghị viện thành
ba phần bằng nhau. Chính phủ kiên quyết bác bỏ đòi hỏi vô lý của chúng, đồng
thời nhân nhượng một số yêu sách của chúng dể tạo điều kiện cho bầu cử được
thuận lợi. Đảng cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật, Chính phủ
lâm thời phải mở rộng thêm cho một số thành viên của Việt Cách và Việt Quốc
được tham gia và đổi tên thành Chính phủ liên hiệp lâm thời.
Ngày 6/1/1946, bất chấp khủng bố của kẻ thù, cuộc Tổng tuyển cử đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn được tiến hành, với tỷ lệ 89%
tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Tổng tuyển cử đã bầu ra Quốc hội khóa I, gồm 333 đại
biểu thuộc các giai cấp, dân tộc, tốn giáo và các đảng phái khác nhau.
Ngày 2/3/1946 Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ nhất được tiến hành tại Nhà
hát lớn với gần 333 đại biểu tham dự. Thực hiện yêu cầu nhân nhượng, hòa giải,
Quốc hội đã quyết định mở rộng thêm 70 đại biểu đại diện cho Việt Quốc, Việt
Cách không qua bầu cử. Quốc hội cũng thành lập Ban dự thảo Hiến pháp, gồm
11 thành viên, do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, có nhiệm vụ tổng kết các ý
kiến đóng góp vào bản dự thảo để xây dựng bản dự thảo Hiến pháp lần cuối.
Ngày 9/ 11/1946 Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến
pháp đầu tiên của nhà nước ta với 240 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Do điều
kiện của cuộc kháng chiến xảy ra nên Hiến pháp năm 1946 không được công bố.
Tuy vậy, các nội dung của bản Hiến pháp năm 1946 cũng như tinh thần của bản
Hiến pháp này đã được vận dụng và truyền tải thông quan nhiều văn bản được
ban hành trong thời chiến.
23
2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta, của nhân
dân ta. Bản Hiến pháp này được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày
9/11/1946. Cơ cấu của bản Hiến pháp năm 1946 gồm: lời nói đầu, 7 chương, 70
điều. Nội dung cơ bản của bản Hiến pháp năm 1946 được khái quát trên các góc
độ sau:
Thứ nhất, những nội dung xác định chế độ xã hội của nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà. Hiến pháp năm 1946 khẳng định nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà là nhà nước có hình thức chính thể cộng hoà dân chủ, hình thức cấu
trúc là nhà nước đơn nhất; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; không
phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Thứ hai, những nội dung quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân. Hiến pháp năm 1946 quy định công dân cơ các nghĩa vụ cơ bản như:
Bảo vệ tổ quốc; tôn trọng Hiến pháp, tuân thủ pháp luật; đi lính. Các quyền cơ
bản gồm: quyền bình đẳng; quyền tham gia vào quản lý nhà nước; quyền tự do
ngôn luận, xuất bản, tổ chức và hội họp, tín ngưỡng, đi lại và cư trú; quyền tư
hữu đối với tài sản; quyền học tập; quyền bầu cử và ứng cử; quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, nhà ở và thư tín.
Thứ ba, những nội dung quy định về tổ chức quyền lực nhà nước. Hiến
pháp năm 1946 xác định việc tổ chức bộ máy nhà nước ta theo nguyên tắc tập
quyền. Tuy nhiên bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có những sự sáng
tạo nhất định trên cơ sở tiếp thu một số đặc trưng của hình thức cộng hoà tổng
thống và cộng hoà đại nghị. Bộ máy nhà nước gồm có: Nghị viện nhân dân,
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính, Toà án.
III. Hiến pháp năm 1959
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1959
24
Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp thứ hai của nhà nước ta. Bản Hiến
pháp này ra đời trong hoàn cảnh sau cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta giành được thắng lợi, miền Bắc đã được giải phóng và thực hiện việc xây
dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội còn miền Nam tiếp tục cuộc kháng
chiến. Do tình hình lúc đó có nhiều thay đổi so với trước nên cần phải xây dựng
một bản Hiến pháp mới để đáp ứng được với những sự thay đổi đó.
a) Tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quân đội Việt Minh tiếp quản thủ đô theo
hiệp định Giơnevơ. Khi tiếp quản, nhiều công trình, máy móc, nhà xưởng bị thực
dân Pháp hủy hoại trước khi rút vào miền Nam. Các trí thức, cán bộ có tay nghề
cao bị địch lôi kéo vào Nam. Chúng xuyên tạc, dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu
đồng bào di cư vào Nam, xúi giục bạo loạn, cài gián điệp ở lại. Đất nông nghiệp
bị bỏ hoang, trâu bò bị giết. Hệ thống giao thông và hạ tầng cơ sở bị tàn phá
nghiêm trọng. Hàng triệu người mù chữ. Hệ thống y tế hầu như không đáng kể.
Trước tình hình trên, nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở miền Bắc rất nặng nề. Chính
phủ thực hiện nhiều chủ trương để khôi phục kinh tế.
Về nông nghiệp, thực hiện cuộc cải cách rộng đất và các chính sách
khuyến nông. Sau cuộc cải cách ruộng đất này, các tầng lớp nông dân có diện
tích canh tác nông nghiệp khá đồng đều. Về công nghiệp, hầu hết các cơ sở sản
xuất cũ được khôi phục. Về văn hóa, giáo dục phát triển nhanh, xóa mù được
hơn một triệu người. Về y tế và chăm sóc sức khỏe người dân được Chính phủ
quan tâm đầu tư xây dựng.
Trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phục hồi kinh tế ở miền
Bắc, chúng ta cũng đã vấp phải những sai lầm lớn khi thực hiện cải cách ruộng
đất làm ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. Hàng ngàn địa
chủ và trung nông bị đấu tố và giết hại. Nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo bị liệt
vào thành phần nhân văn giai phẩm và bị đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút.
25