Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.11 KB, 4 trang )

TUẦN 3 - TIẾT 12: TIẾNG VIỆT: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG
ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (TIẾP)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng,ngữ cố
định,...) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ,
câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân tạo ra, khi sử dụng
phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: trong lời nói cá nhân vừa có
những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân.
- Sự tương tác: Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hoá ngôn ngữ và tạo
điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín)
trong lời nói.
- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.
- Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và
có nét riêng của cá nhân.
3. Thái độ, tư tưởng: : vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, vừa có
sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ:4 '
Em hãy phân tích cảnh trường thi trong bài Vịnh khoa thi Hương
3. Các hoạt động dạy học:




Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,

1'

Giờ trước các em đã tìm hiểu ngôn ngữTài sản chung của XH và lời nói- Sản
phẩm riêng của cá nhân. Giờ này chúng
ta tiếp tục tìm hiểu quan hệ giữa ngôn
ngữ chung và lời nói cá nhân.

2'

* Trọng tâm cần đạt:

+ PP giới thiệu: thuyết trình...

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung
dạy:
 Mục tiêu: - Hiểu được mgh giữa ngôn
ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá
nhân, những biểu hiện của cái chung trong
ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá
nhân.

- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời

nói cá nhân.
Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có
quan hệ chặt chẽ, hai chiều.

- Nhận diện được những đơn vị
ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ
chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng
tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng
ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.


Phương pháp:
- Công việc của GV: phát vấn

- Công việc của HS: Học sinh đọc
bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1: ND 1:
- GV:
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

20' III.Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và
lời nói cá nhân
-Ngôn ngữ chung(bao gồm toàn bộ ngữ
liệu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp....) là
cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những
lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh
hội được lời nói của cá nhân khác.
( Phân tích)
-Lời nói cá nhân: là thực tế sinh động,

hiện thực hoá những yếu tố chung,
những qui tẳc và phương thức chung của


ngôn ngữ
VD (SGK)
-> Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng
xã hội và lời nói của cá nhân có mối
quan hệ hai chiều.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:

15' Bài tập 1:

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học
sinh làm bài.

Gợi ý:

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi
làm bài.

1.Bài tập1

IV.Luyện tập
-Từ “Nách” được dùng với nghĩa chuyển
chỉ góc tường, khoảng không gian chật
hẹp giữa 2 bức tường tạo nên sự ngăn
cách giữa 2 nhà -> sự sáng tạo của
Nguyễn Du
2.Bài tập 2: Đây là hiện tượng nhiều

nghĩa của từ “xuân”
thể hiện sự sáng tạo riêng của mỗi nhà
thơ
-Trong bài “Tự tình”
+Nghĩa gốc:chỉ mùa xuân của thiên
nhiên
+Nghĩa chuyển:chỉ tuổi xuân, sức sống
và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ
-Trong “Truyện Kiều”:đều dùng với
nghĩa chuyển
+Cành xuân:cành cây non tơ,xanh
tươi,đầy sức sống
+Cành xuân:Chỉ vẻ đẹp của người con
gái trẻ tuổi
-Trong bài “Khóc Dương Khuê”:đều
đùng với nghĩa chuyển
+Bầu xuân: chất men say nồng của
rượu ngon,bầu rượu tràn đầy hương


xuân
+Bầu xuân:chỉ sức sống dạt dào của
tuổi trẻ, tình cảm thắm thiết của bạn bè
-Trong câu thơ của HCM:
+ “Xuân”1:dùng với nghĩa gốc chỉ MX
của thiên nhiên
+ “Xuân”2:dùng với nghĩa chuyển chỉ sự
tươi đẹp, sức sống mới,dạt dào của đất
nước
3.Bài tập 3

-Trong câu thơ của Huy Cận:được dùng
với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ
trụ,nhưng hoạt động “xuống biển” là
phép nhân hoá
-Trong câu thơ của Tố Hữu: “Mặt trời”
chỉ lí tưởng cách mạng
-Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
+Từ “Mặt trời”1:Được dùng với nghĩa
gốc
+Từ “Mặt trời”2:Được dùng theo nghĩa
chuyển chỉ đứa con thân yêu của người
mẹ với tất cả niềm hy vọng, tin yêu và
hạnh phúc

4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Gv chốt lại: Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: bài tập 4
2. Tiết học tiếp theo: “Bài ca ngất ngưởng”



×