Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ( TRỤ sở VKS NHÂN dân tối CAO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.26 KB, 31 trang )

QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
( PHẦN KIẾN TRÚC )
DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRỤ SỞ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
ĐỊA ĐIỂM
KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY, QUẬN CẦU GIẤY,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ
VĂN PHÒNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

LIÊN DANH TƯ VẤN THIẾT KẾ

Thành viên đứng đầu

Thành viên

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ
THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNGCONINCO

Tập đoàn NIHON SEKKEI


Những người thực hiện/Designers:

Chief Architect:

Chủ trì nhiệm dự án:

Hideo Kobayashi

Nguyễn Đăng Quang


Chủ trì kiến trúc:
Trần Đức Tài

Designed by:

Thực hiện:

Jumpei Shirai

Checked by:

Kiểm:

Nguyễn Duy Phúc

Lê Việt Hảo

2


MỤC LỤC
TT
I

NỘI DUNG
PHẦN I : GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

Trang
4


I.1

Những thông tin chung về công trình

4

I.2

Mục tiêu xây dựng công trình công trình

4

I.3

Căn cứ pháp lý xây dựng công trình

5

I.4

Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và Bảo trì áp dụng cho công trình

8

I.5

Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình

9


PHẦN II : NỘI DUNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ
I

14

Các căn cứ lập Quy trình bảo trì công trình

14

I.1

Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật

14

I.2

Các định nghĩa theo Nghị dịnh 114/2010

14

Tài liệu phục vụ bảo trì công trình
Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình
Phạm vi của Quy trình bảo trì công trình:
Phân loại bảo trì của công trình
Quy trình thực hiện bảo trì
Sơ đồ quy trình thực hiện
Diễn giải các bước của quy trình
Các quy định kỹ thuật về công tác Bảo trì phần Kiến trúc
Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình

Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình
Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường
hợp công trình bị xuống cấp
Quy định các điều kiện nhằn đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong
quá trình thực hiện bảo trì công trình
Dàn giáo và các công tác sử dụng cho các công việc bên trong nhà
Dàn giáo và các công tác sử dụng cho các công việc bên trong nhà
Công tác vệ sinh môi trường trong quá trình bảo trì
Lưu trữ hồ sơ bảo trì công trình

15
15
15
15
16
17
17
19
19
22
24

PHẦN III: PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Phiếu kiểm tra và xác định khối lượng bảo trì
Phụ lục 2 – Các biểu mẫu kiểm tra
Mẫu 1 – Vị trí những điểm cần chú ý.
Mẫu 2 – Ảnh chụp và những điểm cần chú ý.
Mẫu 3 – Danh mục kiểm tta.

28

28
29
29
30
31

I.3
I.4
I.5
I.6
II
II.1
II.2
III
III.1
III.2
III.3
IV
IV.1
IV.2
IV.3
V

25
25
25
27
27

PHẦN 1

3


GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
I.1. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA CÔNG TRÌNH.
1. Tên công trình : Trụ sở Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
3. Đơn vị tư vấn : Liên danh tư vấn NIHON SEKKEI - CONINCO
2. Chủ đầu tư : Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
4. Địa điểm xây dựng : Lô đất D29, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hòa,
quận Cầu Giấy-TP Hà Nội
5. Hình thức đầu tư : Xây dựng mới
6. Quy mô, cấp công trình :
- Quy mô công trình : - Quy mô phục vụ biên chế 2.200 cán bộ CNV
- Diện tích khu đất xây dựng : 7.704 m2
- Diện tích xây dựng : 2.980 m2
- Tổng diện tích sử dụng : 56.135 m2
- Diện tích tầng hầm : 17.368 m2
- Trụ sở làm việc cao 29 tầng nổi ( không bao gồm
02 tầng hầm và tầng kỹ thuật)
- Mật độ xây dựng : 40%
- Điểm cao nhất của công trình : < 130m
- Cấp công trình :

- Công trình cấp I
- Bậc chịu lửa : Bậc I
- Cấp động đất : Cấp VII

7. Nguồn vốn đầu tư : Vốn ngân sách Nhà nước
I.2. MỤC TIÊU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
Xây dựng mới trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đảm bảo nơi làm việc cho mục

tiêu quy hoạch biên chế 2.200 cán bộ, công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đáp ứng yêu cầu về diện tích làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
hiện hành về định mức tiêu chuẩn diện tích trụ sở cơ quan, tạo điều kiện để Viện kiểm sát
nhân dân tối cao hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Tạo được một
không gian kiến trúc đẹp, hài hoà phù hợp về quy hoạch và phát triển thủ đô.
4


I.3. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I.3.1. Cơ sở pháp lý chung :
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của quốc hội khoá XI.
- Luật số 38/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
- Luật số 34/2002/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa X, kỳ họp thứ II thông qua ngày 02/4/2002. Luật này quy định về tổ chức và hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày12/02/2009.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số Nghị định thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng Trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị

sự nghiệp; Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg.
I.3.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng công trình :
- Văn bản số 344/TTg-KGVX ngày 16/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Qui hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 20112020.

5


- Quyết định số 90/QĐ-VKSTC-V9 ngày 12/3/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn
2011-2020.
- Văn bản số 2478/TTg-KTN ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chủ
trương đầu tư xây dựng trụ sở mới của cơ quan Viện Kiếm sát nhân dân tối cao.
- Văn bản số 7869 TC/QLCS ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính về diện tích đặc thù
trong trụ sở làm việc của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Quyết định số 65/QĐ-VKSTC-VP ngày 15/02/2008 của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao về quy định diện tích đặc thù trong trụ sở làm việc cơ quan Viện
kiểm sát Nhân dân tối cao.
- Văn bản số 3952/UBND-QHXDGT ngày 25/5/2012 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự án Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại
ô D29 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn bản số 977/QHKT-P1 ngày 23/4/2012 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành
phố Hà Nội về việc điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự án Trụ sở Viện kiểm sát
nhân dân tối cao tại ô đất D29 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.
- Giấy phép quy hoạch số 342/GPQH ngày 13/11/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến
trúc thành phố Hà Nội.
- Công văn số 110/TC-QC ngày 22/3/2012 của Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu
về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình.
- Quyết định số 2980/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về

việc thu hồi 7.704m2 đất tại ô đất D29 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận
Cầu Giấy; Giao cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng
mở rộng trụ sở làm việc của Viện.
- Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-V11 ngày 16/01/2012 của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao về việc Thi tuyển kiến trúc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình Trụ
sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Văn bản số 99/QĐ-VP-DA ngày 15/8/2012 của Văn phòng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao về việc Thi tuyển lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình Trụ sở
VKSNDTC tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

6


- Quyết định số 117/QĐ-VKSTC-VP ngày 05/10/2012 của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao về việc phê duyệt kết quả thi tuyển lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công
trình Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Văn bản số 1041/VQH-TT1 ngày 01/8/2012 của Viện Quy hoạch xây dựng Hà
Nội về việc cấp số liệu kỹ thuật tại ô đất D29 khu đô thị mới Cầu Giấy – Hà Nội
- Văn bản số 55/TNHN ngày 19/01/2013 của Công ty TNHH nhà nước MTV thoát
nước Hà Nội về việc thỏa thuận hướng thoát nước công trình trụ sở Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tại ô D29 khu đô thị mới Cầu Giấy – Hà Nội.
- Văn bản số 196/NSHN-KT ngày 31/01/2013 của Công ty nước sạch Hà Nội về
việc thỏa thuận cấp nước công trình trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại ô D29 khu
đô thị mới Cầu Giấy – Hà Nội.
- Văn bản số 77/BB-PCCG ngày 05/01/2013 của Điện lực Cầu Giấy – Tổng Công
ty Điện lực thành phố Hà Nội về việc thỏa thuận cấp điện công trình trụ sở Viện kiểm sát
nhân dân tối cao tại ô đất D29 khu đô thị mới Cầu Giấy – Hà Nội.
- Bản vẽ chỉ giới đường đỏ do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội - Sở Qui hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội cấp ngày 05/8/2004.
- Quyết định số 127A/QĐ-VP-DA ngày 23 tháng 10 năm 2012 về việc phê duyệt
nhiệm vụ thiết kế công trình trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Văn phòng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao (Chủ đầu tư dự án).
- Báo cáo Khảo sát địa chất công trình xây dựng và mở rộng Trụ sở Viện kiểm sát
nhân dân tối cao lập năm 2008.
- Giấy phép Quy hoạch số 342/GPQH ngày 13/11/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến
trúc TP. Hà Nội sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối
cao tại Lô đtá D29, khu dô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà
Nội.
- Văn bản số 135/QĐ-VP-DA ngày 10/12/2012 của Văn phòng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao về việc phê duyệt dự toán chi phí lập dự án đầu tư; lập thiết kế xây dựng
Công trình: Xây dựng mở rộng Trụ sở VKSNDTC tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Công văn số 4009/QHKT-GQN ngày 24/12/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc
Hà Nội về việc: Chấp thuận QH Tổng mặt bằng và phương án KT sơ bộ công trình Trụ
sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại địa điểm Lô đất D29, Khu ĐTM Cầu Giấy, phường
Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
7


- Quyết định số: 04/QĐ-VP-DA ngày 8/01/2013 của Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về việc: Chỉ định thầu dơn vị tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế công trình Xây
dựng mở rộng trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội.
- Căn cứ theo hợp đồng: NSCNC/SPP/HQ-13/AG-01 giữa Văn phòng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Liên danh CONINCO-NIHON SEKKEI về việc Tư vấn thiết kế dự
án Xây dựng Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Và các căn cứ pháp luật liên quan khác.
I.4./ HỆ THỐNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ BẢO TRÌ ÁP
DỤNG CHO CÔNG TRÌNH :
I.4.1. Tiêu chuẩn phần Kiến trúc
Quy chuẩn


Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tập 1, 2

1

QCXDVN 05:2008/BXD

Nhà ở và công trình công cộng- an toàn sinh mạng và
sức khỏe

2

QCXDVN 01:2002

Quy chuẩn xây dựng công trình để người tàn tật tiếp
cận sử dụng

3

QCVN 03:2009/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân loại, phân cấp
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ
tầng kỹ thuật đô thị

Tiêu chuẩn
1

TCVN 4319:2012

Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để

thiết kế

2

TCXDVN 175:2005

Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng Tiêu chuẩn thiết kế

3

TCVN 4601: 1988

Tiêu chuẩn thiết kế Trụ sở cơ quan 1988 – (Tập IV
Tiêu chuẩn thiết kế Nhà ở và công trình công cộng;
công trình Công nghiệp)

4

Quyết định số
147/1999/QĐ-TTg, ngày
05/7/1999 của Thủ tướng
Chính phủ

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng Trụ sở làm việc tại các
cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp

5

Quyết định số
260/2006/QĐ-TTg , ngày

14/11/2006 của Thủ tướng
Chính phủ

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng Trụ sở làm việc tại các
cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp
Tiêu chuẩn sửa đổi, bổ sung Quyết định số
147/1999/QĐ-TTg.

6

Quyết định số

Quy định diện tích đặc thù trong Trụ sở làm việc cơ
8


65/2006/QĐ-VKSTC-VP , quan Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
ngày 15/02/2008 của Viện
trưởng Viện kiểm sát Nhân
dân tối cao.
7

TCXDVN 264:2002

Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công
trình để người tàn tật tiếp cận sử dụng

I.4.2. Các tiêu chuẩn Quốc tế tham khảo áp dụng:
+ NEUFERT Dữ liệu kiến trúc sư
+ Tiêu chuẩn: NFPA,VdS…


I.5/. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I.5.1. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao được xây dựng trên khu đất ô D29 Khu đô thị
mới Cầu Giấy – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội, vị trí của khu đất được giới hạn
như sau:
- Phía Đông Bắc giáp đường Trần Thái Tông kéo dài rộng 40m.
- Phía Đông Nam giáp Trung tâm huyết học truyền máu.
- Phía Tây Nam giáp Tòa án nhân dân tối cao, Cục đường sông Việt Nam.
- Phía Tây Bắc giáp Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Báo sinh
viên
I.5.2. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT

I.5.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất có diện tích khoảng 7.704m2
Địa hình: Khu đất có địa hình bằng phẳng khi xây dựng cần phải san lấp theo cao
độ quy hoạch của khu vực để thuận lợi cho việc sử dụng sau này.
Tổng thể khu đất nằm trên các trục đường đã được qui hoạch và đang xây dựng, lân
cận tập trung nhiều công trình dân dụng như: trụ sở, nhà làm việc, trường học, nhà ở cao
tầng và đa số công trình trong đó được thiết kế cao tầng (17-30) tầng.
Khu đất nghiên cứu xây dựng có mặt bằng hình chữ nhật có khoảng cách với các
công trình xung quanh, có hai lối tiếp cận với đường giao thông chính.
9


Hướng chính của khu đất xây dựng công trình quay về hướng Đông Bắc theo trục
giao thông.
I.5.2.2. Hạ tầng kỹ thuật khu đất


a. Thoát nước:
- Nước mưa được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước và hố ga của công trình sau
đó thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
- Nước thải đã qua xử lý được thoát ra mạng lưới thoát nước thải chung của khu vực.
- Cao độ san nền được xác định căn cứ vào:
+ Cao độ đường hiện có ở phía Đông Bắc ô đất.
+ Cao độ cốt nền của tầng trệt : +0.300.
+ Đề xuất cao độ san nền :
phía trước công trình.

+0.000 ( cốt sân, đường nội bộ) bằng cốt mặt đường

b.Cấp nước sinh hoạt :
- Theo qui hoạch, công trình lấy nước từ hệ thống cấp nước chung của khu vực

c.Hệ thống điện:
- Công trình nằm trong khu quy hoạch trung tâm ổn định, hệ thống hạ tầng xung
quanh rất tốt và có đường điện cấp của khu vực, hệ thống đèn chiếu sán đường phố , hệ
thống thông tin liên lạc trong dự án và khu vực lân cận.

d.Thông tin liên lạc, viễn thông:
- Hệ thống thông tin liên lạc thông qua Tổng đài

e.Đường giao thông:
Theo quy hoạch chi tiết Khu vực trung tâm mới Cầu Giấy, tỷ lệ 1/500, địa điểm xây
dựng của dự án rất thuận lợi về giao thông vì nằm gần ngã tư của 2 trục đường trung tâm
lớn .
- Phía Đông bắc khu đất tiếp giáp trục đường Trần Thái Tông, trục đường Nguyễn
Phong Sắc kéo dài. Trục đường quy hoạch mới có lộ giới mở đường B = 40m nối liền
khu đô thị Ngĩa Đô với trung tâm đô thị mới cầu Giấy, và chạy song song với đường

vành đai 3 …
10


- Trục đường trung tâm thứ 2 là Dương Đình Nghệ, Mễ Trì, có lộ giới B = 24m nối khu
vực với Trung tâm đô thị Mỹ Đình.
- Ba mặt của khu đất còn lại đều tiếp giáp với các khu đất xây dựng các công trình lớn :
Viện Huyết học Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban Quản lý khu công nghiệp và
chế xuất Hà Nội, đường quy hoạch và đường nội bộ khu vực,
I.5.2.3.Các điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện khí tượng
Khu vực dự kiến thực hiện dự án thuộc khí hậu vùng AIII. Phân vùng AIII-1 khu vực
Hả Nội (trạm Láng ).
Theo số liệu của Trạm khí tượng Láng, thời gian quan sát từ 1958 – 1985 được công
bố năm 1990 :
- Là khu vực chịu nhiều mưa .
- Ở vị trí tọa độ :

21,01 độ vĩ Bắc
105,51 độ king Đông

* Nhiệt độ không khí :
23,5oC

- Nhiệt độ trung bình cả năm :
- Nhiệt độ tháng cao nhất bình quân

:

28,9oC


- Nhiệt độ tháng thấp nhất bình quân

:

16,4oC

- Dao động trung bình hàng ngày cả năm

:

6,1oC

- Dao động trung bình hang ngày tháng max

:

7,2oC (tháng 5)

- Dao động trung bình hang ngày tháng min

:

4,4oC (tháng 3)

- Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất trong năm

:

42,8oC (tháng 5/1926)


- Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất trong năm

:

2,7oC (tháng 1/1955)

*. Hướng gió thịnh hành :
- Tốc độ gió cao nhất

:

> 31 m/s

- Gió chủ đạo mùa lạnh

:

31 % ( Đông Bắc) và 31 % Đông

- Gió chủ đạo mùa nóng

:

37 % ( Đông Nam) và 16 % Đông
Bắc

*. Số giờ nắng :
11



- Trung bình hàng năm

:

1465 giờ/năm

- Trung bình tháng max

:

183 giờ/tháng 7

- Trung bình tháng min

:

45 giờ/ tháng 2

- Trung bình hàng năm

:

1.676 mm/năm

- Trung bình tháng max

:

318 mm/tháng 8


- Lượng mưa ngày cao nhất

:

596 mm/tháng 2

- Số ngày mưa trung bình hàng năm

:

145 ngày / năm

- Số ngày mưa trung bình tháng max

:

17 ngày / tháng 8

- Tương đối trung bình hàng năm

:

84 %

- Tương đối trung bình tháng max

:

87 % (tháng 3; 4)


- Tương đối trung bình tháng min

:

75 % (tháng 11; 12)

*. Lượng mưa :

*. Độ ẩm :

*. Sương mù, sương muối, mưa phùn, mưa đá :
- Trung bình hàng năm có sương mù

:

10 ngày

- Trung bình hàng năm có sương muối

:

0,2 ngày

- Trung bình hàng năm có mưa phùn

:

34 ngày


- Trung bình hàng năm có mưa đá

:

0,1 ngày

- Gió: Mùa hè: Gió Đông Nam là chủ đạo
- Mùa Đông: Gió Đông Bắc chủ đạo
- Số ngày có giông bão trong năm: 87,6 ngày
- Vận tốc gió cực đại: 45m/s
- Bão xuất hiện nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8
- Cấp gió từ 810 có khi tới cấp 12.
b. Động đất và gió :
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam ( Tập III) ban hành theo Quyết định số 439/BXDCSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì khu vực nằm trong vùng áp lực
gió II.B với áp lực gió W O = 95 daN/m2, chịu ảnh hưởng khá mạnh của bão và nằm
12


trong vùng chấn động cấp 7 ( MSK ) với tần suất lặp lại B1 >=0,005 chu kỳ T1 <= 200
năm ( xác suất xuất hiện chấn động P >= 0,1 trong khoảng thời gian 20 năm )
I.5.2.4. Địa chất công trình:
Dựa theo Báo cáo khảo sát địa chất công trình Xây dựng và mở rộng Trụ sở Viện kiểm
soát nhân dân tối cao tại Ô D29 Khu đô thị mới Cầu Giấy - Quận Cầu Giấy – Thành phố
Hà Nội lập cho giai đoạn thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công do Liên hiệp Khảo
sát địa chất xử lý nền móng công trình lập năm 2008. Khu vực xây dựng có nền đất ổn
định, có thể xây dựng nhà cao tầng sau khi được xử lý nền móng bằng cọc khoan nhồi.
Nước mặt tồn tại trong hệ thống thoát nước của khu vực. Nước dưới đất xuất hiện và
tàng trữ cách mặt đất hiện trạng là -3,0m và nước ngầm cách mặt đất hiện trạng là -20m.

Mô tả


13

13
14


PHẦN II
NỘI DUNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
I/.CÁC CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
I.1/ Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật
- Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì
công trình xây dựng.
- Các quy định có liên quan của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng cho công trình.
- Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình.
- Hồ sơ thiết kế BVTC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ hoàn công thi công công trình.
I.2/ Các định nghĩa theo Nghị định 114/2010
1. Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc
bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai
thác sử dụng.
Nội dung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc
sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
2. Quy trình bảo trì công trình là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện
các công việc bảo trì công trình.
3. Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng
để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.
4. Quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo
yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.

5. Bảo dưỡng công trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng
nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy
trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư
hỏng công trình.
6. Kiểm định chất lượng công trình là việc kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh
giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với
phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình.
7. Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong
quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công
trình.
8. Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của công trình do người thiết kế tính toán trong
quá trình thiết kế công trình.
14


9. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu theo quy định của pháp
luật.
I.3/ Tài liệu phục vụ bảo trì công trình
1. Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình, bản vẽ
hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác
phục vụ cho bảo trì công trình.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình cho chủ
sở hữu hoặc người được ủy quyền trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử
dụng.
I.4/ Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu
tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết
kế;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho

chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công
trình;
I.5/ Phạm vi của Quy trình bảo trì công trình:
Theo quy định của Nghị định 114/2010/NĐ-CP, Quy trình bảo trì này bao gồm các
công tác bảo trì phần xây dựng công trình. Quy trình bảo trì đối với thiết bị lắp đặt vào
công trình do các Nhà cung cấp thiết bị lập. Tuy vậy khi tiến hành bảo trì Chủ sở hữu
công trình cần kết hợp cả hai quy trình để công việc được đồng bộ.
I.6/ Phân loại bảo trì của công trình:
Theo Nghị định số 209/2009/NĐ-CP và Nghị định 49/2009 NĐ-CĐ sửa đổi bổ sung 1
số điều của Nghị định 209/NĐ – CP; Theo TCXDVN 318:2004; Thông tư 10/2013/TTBXD công trình Trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao là công trình nhóm A, các công
trình dân dụng và công nghiệp thông thường có tuổi thọ thiết kế trên 100 năm và có thể
sửa chữa khi cần, mức độ bảo trì, thuộc nhóm bảo trì đặc biệt.
 Thực hiện tất cả các nội dung bảo trì như sau:
(1) Kiểm tra:
Kiểm tra gồm có các loại hình sau đây:
o Kiểm tra ban đầu: Là quá trình khảo sát kết cấu bằng trực quan (nhìn, gõ,
nghe) hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để
phát hiện những sai sót chất lượng sau thi công so với yêu cầu thiết kế. Từ
đó tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo công trình đưa vào sử dụng đúng
yêu cầu thiết kế. Kiểm tra ban đầu được tiến hành đối với công trình xây
mới, công trình đang tồn tại và công trình mới sửa chữa xong.

15


o Kiểm tra thường xuyên: Là quá trình thường ngày xem xét công trình,
bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu
hiệu xuống cấp. Kiểm tra thường xuyên là bắt buộc đối với mọi công trình.
o Kiểm tra định kỳ: Là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện
các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sóm.

o Kiểm tra bất thường: Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi có hư
hỏng đột xuất (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, va
đập, cháy, vv..). Kiểm tra bất thường thông thường đi liền với kiểm tra chi
tiết.
o Theo dõi: Là quá trình ghi chép thường xuyên về tình trạng kết cấu bằng
hệ thống theo dõi đã đặt sẵn từ lúc thi công. Hệ thống theo dõi thường
được đặt cho các công trình thuộc nhóm bảo trì A và B.
o Kiểm tra chi tiết: Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình
nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra trên. Kiểm tra chi tiết cần đi
liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến
giải pháp sửa chữa cụ thể.
Có thể đặt hệ thống thiết bị theo dõi lâu dài. Kiểm tra ban đầu, thường xuyên, định kỳ được
thực hiện chủ yếu bằng mắt và các phương tiện đơn giản.
(2) Phân tích cơ chế xuống cấp: Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống
cấp đang xẩy ra theo cơ chế nào. Từ đó xác định hướng giải quyết khắc phục.
(3) Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp: Sau khi phân tích được cơ chế xuống cấp
thì đánh giá xem mức độ và tốc độ xuống cấp đã đến đâu và yêu cầu đòi hỏi phải sửa
chữa đến mức nào, hoặc có thể sẽ phải phá dỡ. Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp là
các công năng hiện có của kết cấu.
(4) Xác định giải pháp sửa chữa: Xuất phát từ mức yêu cầu phải sửa chữa để thiết kế
giải pháp sửa chữa cụ thể.
(5) Sửa chữa: Bao gồm quá trình thực thi thiết kế và thi công sửa chữa hoặc gia cường kết cấu.
Tuỳ theo mức độ, yêu cầu của công tác bảo trì, chủ công trình có thể tự thực hiện
những nội dung bảo trì nêu trên hoặc thuê một đơn vị chuyên ngành thiết kế hoặc thi
công thực hiện.
II/. QUY TRÌNH THỰC HIỆN BẢO TRÌ

16



II.1/ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN BẢO TRÌ:
Trách nhiệm
Cán bộ chuyên môn
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ
(Chuyên gia chuyên ngành)

Lưu đồ
Tiếp nhận thông tin
Kiểm tra và thống kê khối
lượng

Cán bộ kế hoạch
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì

Xem III.2.3
Phê duyệt

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ
(NHÀ THẦU)

Xem III.2.4
Thực hiện bảo trì công
trình

Cán bộ chuyên môn
Cán bộ kế hoạch

Xem III.2.1


Xem III.2.2

GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Ghi chú

Xem III.2.5
Nghiệm thu thanh toán
công việc bảo trì

Cán bộ kế toán
GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÒA NHÀ

17


II.2/ Diễn giải sơ đồ
II.2.1/ Tiếp nhận thông tin, kiểm tra và thống kê khối lượng bảo trì:
Khi có sự phản ảnh, đề nghị của khách hàng hoặc theo thời gian định kỳ kiểm tra và
bảo dưỡng của từng loại công việc, đơn vị quản lý Tòa nhà cử cán bộ chuyên môn có đủ
khả năng, trình độ, có đủ thiết bị để kiểm tra và xác định chính xác khối lượng các công
việc cần phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế đồng thời đề ra các yêu cầu kỹ thuật
cho từng công việc cần bảo trì. Đối với công việc khó xác định về khối lượng và mức độ
hư hỏng, Đơn vị quản lý tòa nhà có thể thuê thêm chuyên gia chuyên ngành để cùng thực
hiện; Bảng khối lượng phải được tính toán và thống kê chi tiết theo (phiếu kiểm tra và
xác định khối lượng bảo trì ở phụ lục 1), bảng khối lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo trì
phải được những người tham gia kiểm tra ký tên xác nhận và Lãnh đạo của đơn vị quản

lý tòa nhà kiểm tra, phê duyệt rồi chuyển cho người làm Kế hoạch 01 bản để lập kinh phí
và kế hoạch bảo trì.
II.2.2/ Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì:
Căn cứ vào bảng khối lượng nhận được và các yêu cầu kỹ thuật bảo trì đã đề ra, căn
cứ vào đơn giá định mức hiện hành và thông báo giá vật tư hàng tháng hoặc quý của
Thành phố Hà Nội, người làm kế hoạch của đơn vị quản lý tòa nhà lập bảng dự trù kinh
phí và lập tiến độ thực hiện công việc cho công tác bảo trì.
II.2.3/ Giám đốc đơn vị quản lý tòa nhà phê duyệt kinh phí và kế hoạch bảo trì.
II.2.4/ Thực hiện bảo trì công trình:
Đơn vị quản lý tòa nhà cử người để thực hiện công tác bảo trì theo kế hoạch đã
được phê duyệt. Trong trường hợp khối lượng lớn hoặc công việc phức tạp, Đơn vị quản
lý tòa nhà có thể thuê thêm một đơn vị khác hoặc thuê chuyên gia để thực hiện công tác
bảo trì. Công tác bảo trì công trình cần thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo chất
lượng theo yêu cầu đã đề ra. Đối với công việc cần bảo trì thường xuyên như hệ thống
thông tin liên lạc v.v…đơn vị quản lý tòa nhà có thể thuê một đơn vị chuyên ngành để
làm công tác bảo trì dài hạn.
Trong quá trình bảo trì, Đơn vị quản lý tòa nhà cử cán bộ chuyên môn của mình
giám sát và nghiệm thu về chất lượng và khối lượng để các công việc bảo trì đảm bảo
được chất lượng và mục tiêu theo yêu cầu đã đề ra.
Người hoặc đơn vị thực hiện bảo trì phải có trách nhiệm lập biện pháp thi công,
biện pháp an toàn, biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định và được đơn vị
quản lý tòa nhà phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện bảo trì công trình.
II.2.5/ Nghiệm thu thanh toán công việc bảo trì:
Căn cứ vào danh mục công việc cần bảo trì, căn cứ vào biên bản nghiệm thu về khối
lượng, chất lượng cán bộ chuyên môn, cán bộ kế hoạch của đơn vị quản lý tòa nhà phối
18


hợp làm các thủ tục thanh quyết toán cho người hoặc đơn vị thực hiện bảo trì và trình
giám đốc phê duyệt, cán bộ kế toán có trách nhiệm làm các thủ tục và thanh toán cho

người hoặc đơn vị thực hiện công việc bảo trì khi các thủ tục về thanh toán đã được giám
đốc phê duyệt.
III/ CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ PHẦN KIẾN TRÚC
III.1/ Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình
Công tác kiểm tra được thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp hoặc bị hư
hỏng của những bộ phận kiến trúc công trình để từ đó đưa ra các giải pháp sửa chữa hoặc
thay thế kịp thời, phương pháp kiểm tra dùng mắt thường cho những chỗ có thể nhìn trực
tiếp được và nhìn bằng thiết bị quan sát với những chỗ mà mắt thường không thể quan
sát được, và các dụng cụ kiểm tra như thước, bình đồ, vv. Trong quá trình kiểm tra cần
phải đánh giá cụ thể mức độ xuống cấp mức độ hư hỏng, khối lượng công việc cần bảo
trì theo để làm cơ sở lập kinh phí và kế hoạch bảo trì.
Các loại hình kiểm tra:
- Kiểm tra ban đầu khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
- Kiểm tra Thường xuyên hàng ngày của bộ phận quản trị
- Kiểm tra Định kỳ 6 tháng/lần cho toàn bộ các bộ phận kiến trúc
- Kiểm tra Đột xuất sau mỗi sự kiện như: Dự báo thời tiết mưa bão lớn, Sau khi có
mưa bão lớn, động đất, có cháy nổ, va chạm mạnh, hoặc có phản ảnh phát hiện của một
người nào đó.
Công tác kiểm tra được thực hiện với những đối tượng sau đây:
a/ Đá ốp tường ốp cột trong ngoài nhà:
+ Cần kiểm tra xem các viên đá ốp có bị nứt nẻ hoặc bị bong, bị rơi không?
+ Kiểm tra các vít nở và ke móc bằng thép không rỉ liên kết các viên đá với tường
hoặc vách cầu thang có đảm bảo không?
+ Kiểm tra vữa chèn khe giữa các viên đá xem còn đảm bảo không?
b/Tường ngoài nhà, trong nhà: Tường phía bên ngoài nhà dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão
và thời tiết vì vậy đối với tường cần kiểm tra các vấn đề sau:
+ Tường có bị nứt, bị nghiêng hay không? Đặc biệt lưu ý tại vị trí tường tiếp giáp
với cột, đầu trên của tường tiếp giáp với dầm, sàn?
+ Vữa trát tường có bị nứt, bị rơi hay không?
+ Bề mặt tường có bị rêu bị mốc hay không?


19


+ Màu sắc của sơn tường còn đảm bảo hay không, trong trường hợp màu sắc của
bề mặt tường đã quá bạc màu hoặc bị rêu mốc thì phải đưa biện pháp sửa chữa cụ thể
và tiến hành sơn lại tường.
c/ Vỉa hè, bậc tam cấp, bồn hoa:
+ Kiểm tra gạch lát, gạch ốp hoặc đá ốp có bị nứt, bị vỡ hay không?
+ Kiểm tra bề mặt của lớp gạch lát, gạch ốp hoặc đá ốp có còn bằng phẳng hay
không?
+ Kiểm tra bề mặt của các viên gạch lát, gạch ốp hoặc đá ốp xem còn đảm bảo
không? Trong trường hợp bề mặt các viên lát, viên ốp đã quá xấu hoặc dễ bị trơn trượt
hoặc bị vỡ thì cần phải thay thế.
+ Kiểm tra mạch vữa giữa các viên gạch xem còn đảm bảo hay không?
d/ Lát nền nhà, hành lang:
+ Kiểm tra gạch lát có bị nứt, bị vỡ hay không?
+ Kiểm tra bề mặt của lớp gạch lát có còn bằng phẳng hay không?
+ Kiểm tra bề mặt của các viên gạch lát xem còn đảm bảo không? Trong trường
hợp bề mặt các viên lát đã quá xấu hoặc dễ bị trơn trượt hoặc bị vỡ thì cần phải thay
thế.
+ Kiểm tra mạch vữa giữa các viên gạch
e/ Cửa đi, cửa sổ, vách kính, cửa chống cháy:
+ Kiểm tra chất lượng của khuôn cửa, chất lượng của các bật sắt hoặc các vít liên
kết khuôn cửa với tường, với kết cấu công trình.
+ Kiểm tra chất lượng của khung cánh cửa, các tấm panô, nan chớp hoặc các tấm
kính.
+ Kiểm tra các chốt, móc cửa.
+ Kiểm tra bản lề hoặc liên kết của cánh cửa với khuôn cửa (cần đặc biệt lưu ý với
các cửa sổ xung quanh phía ngoài công trình nếu các liên kết không đảm bảo khi có

gió thổi, cánh cửa hoặc khung cửa có thể bị rơi xuống gây tai nạn).
+ Kiểm tra kính có bị nứt, bị bong nẹp, bị thấm nước mưa qua nẹp không?
f/Trần thạch cao; trần sợi khoáng, trần hợp kim nhôm:
+ Kiểm tra các tấm trần xem có bị nứt, bị vỡ hay không?
20


+ Kiểm tra độ phẳng, chất liệu bề mặt dưới của tấm trần xem còn đảm bảo không?
+ Kiểm tra các vít, các pát, các thanh ty treo trần
+ Kiểm tra hệ khung xương trần và các thanh L tại góc trần
+ Kiểm tra lớp bả mặt trần và lớp sơn mặt trần (đối với loại trần thạch cao khung
xương chìm). Trong trường hợp lớp bả bị bong, sơn bề mặt xấu .v.v. thì phải tiến hành
bả và sơn lại.
g/ Cầu thang bộ, lan can ban công, logia:
+ Kiểm tra chất lượng của hệ thống lan can, kiểm tra liên kết của hệ thống lan can
với cốn thang hoặc bậc thang, liên kết các đợt lan can với nhau hoặc liên kết lan can
với tường hoặc kết cấu công trình.
+ Kiểm tra chất lượng gạch hoặc gỗ ốp, lát cầu thang (Công tác kiểm tra như kiểm
tra bậc tam cấp, bồn hoa).
+ Kiểm tra lớp trát và lớp sơn của tường cầu thang (Công tác kiểm tra như kiểm
tra lớp trát và bề mặt của tường)
h/ Khu vệ sinh:
+ Kiểm tra chống thấm của nền vệ sinh
+ Kiểm tra gạch ốp, lát
+ Kiểm tra các đường ống cấp thoát nước, các phễu thoát nước khu vệ sinh.
+ Kiểm tra các thiết bị vệ sinh như xí, tiểu, chậu rửa, vòi rửa, gương soi .v.v.
k/ Phần mái công trình:
+ Kiểm tra chống thấm của sàn mái
+ Kiểm tra gạch lát mái
+ Kiểm tra các đường ống cấp thoát nước, các phễu thoát nước mưa; rãnh thu

nước xem có hiện tượng nứt, rác ngập gây tắc đường ống
+ Kiểm tra mạch vữa giữa các viên gạch
+ Kiểm tra các sê nô, các ống thoát nước mái và các mối liên kết ống thoát nước
với kết cấu công trình
l/ Nền và đường dốc:
+ Kiểm tra khả năng thoát nước của nền và đường
21


+ Kiểm tra bề mặt của nền
+ Kiểm tra bề mặt đường dốc cho xe lên lăn, nếu bề mặt trơn trượt thì phải sửa
chữa lại để đảm bảo cho xe lên xuống được an toàn.
m/ Sân vườn, bồn hoa ngoài nhà:
+ Kiểm tra chất lượng gạch lát sân, gạch ốp bồn hoa
+ Kiểm tra bề mặt của gạch lát sân, gạch ốp bồn hoa
+ Kiểm tra mạch vữa chèn của gạch ốp, gạch lát.
III.2/ Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình
Bảo dưỡng công trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng
nhỏ) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác,
sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.
Tần xuất bảo dưỡng:
- Định kỳ 1 năm/lần cho toàn bộ các bộ phận kiến trúc
- Đột xuất sau mỗi sự kiện như: Dự báo thời tiết mưa bão lớn, Sau khi có mưa bão lớn,
động đất, có cháy nổ, thực hiện theo kết quả kiểm tra đột xuất.
Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
III.2.1/ Vệ sinh công nghiệp
Các phế thải, mùn, bùn, bụi bẩn vv được quét, gom gọn cho vào các bao, thùng
mang tập kết đúng nơi quy định của công trình theo từng phòng hoặc tầng và từ trên
xuống dưới, tạo mặt bằng sạch sẽ cho công tác bảo dưỡng.
III.2.2/ Thực hiện bảo dưỡng

1. Bảo dưỡng cửa kính trong ngoài nhà:
- Dùng hoá chất chuyên rửa kính làm sạch, cây lau và giẻ mềm, tay gạt kính, cây lau
kính chuyên dùng lau sạch bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài
kính và khung nhôm. Hoá chất này phải không độc hại và làm trong kính đồng thời còn
làm tăng thêm tuổi thọ, độ bền chất liệu kính, khung nhôm.
- Dùng hoá chất chuyên dùng PH = 8 có tính năng cắt chân chất bẩn mang gốc dầu mỡ
do bụi , khói xe , nước mưa , ô nhiễm môi trường lâu ngày . Dùng hoá chất PH = 6 và
cây gạt kính chuyên dùng có tính năng làm sạch trong bề mặt kính, đồng thời làm trung
hoà nồng độ PH trên bề mặt kính , khung nhôm .
- Dùng hoá chất gốc Polime Wax chuyên dùng lau toàn bộ phần khung nhôm có tính
năng làm sạch, tạo bóng và bảo vệ trên bề mặt nhôm, chống bám bụi, chống oxy hoá.
22


- Nếu cần dùng bộ dây đu hoặc hệ thống cần cẩu dàn giáo chuyên dụng để làm sạch
kính trên cao, phía mặt ngoài (tuỳ thuộc vào địa thế của công trình).
2. Bảo dưỡng khu vệ sinh: ngoài công tác làm vệ sinh hàng, công tác bảo dưỡng hàng
năm thực hiện như sau:
- Dùng khăn khô quấn lại các thiết bị inox để tránh bị sước và loang ố do vết nước
(nếu là đồ mới)
- Sử dụng cây lau và hoá chất có tác dụng làm sạch sàn ( nếu cần thiết )
- Dùng máy đánh sàn bàn chải đánh sàn + HC làm sạch các viết bẩn bám trên sàn và
tường men ốp.
- Lau bình nóng lạnh, quạt gió...
- Dùng phớt mềm và hoá chất làm sạch hệ thống đèn và các thiết bị vệ sinh: Bồn cầu,
bồn tiểu, gương, bồn rửa tay, vách ngăn, tay vắt khăn, kệ đựng xà phòng, kính phía trước
và cửa chớp phía sau...
- Dùng gạt kính làm sạch và sáng gương kính.
- Lau hệ thống cửa ra vào, cửa sổ
- Lau khô các đồ đạc, thiết bị vệ sinh sau khi làm sạch

3. Bảo dưỡng sàn cứng: Bao gồm cả sàn nhà, bậc thềm, sảnh, bậc cầu thang
- Dùng máy hút bụi hút sạch bụi trên bề mặt sàn.
- Dùng hoá chất chuyên dùng PH = 3 - 7 thoa đều trên bề mặt sàn đá từ 10 đến 15 phút
để cắt chất bẩn hiện đang bám két trên bề mặt sàn .
- Dùng máy chà bẩn 175vòng/phút + mâm bàn chải + Pad chà đều trên bề mặt sàn làm
bong các chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn.
- Dùng máy hút nước công nghiệp hút toàn bộ chất bẩn cùng hoá chất trên toàn bộ bề
mặt sàn .
- Dùng dụng cụ chuyên dùng và hoá chất PH = 3 làm sạch phần chân tường góc cạnh
hiện máy không thể làm tới .
- Dùng thiết bị và dụng cụ chuyên dùng làm khô bề mặt sàn .
- Bão dưỡng hoàn thiện: Đối với các loại sàn đá tự nhiên: đá hoa cương (granite), đá
cẩm thạch (marble): Đánh bóng sàn bằng máy đánh bóng; Đối với sàn gạch men, sàn
đá mài, sàn hardener, sàn bê tông, sàn gỗ: Đánh bóng sàn bằng máy đánh bóng hoặc xi,
véc ny, vv…
a.Bảo dưỡng sàn mềm
- Thảm sàn: Giặt thảm + Phun hoá chất bảo trì thảm
- Sàn vinyl - Sàn tĩnh điện: Làm sạch sàn bằng máy chà sàn + Phủ keo và đánh bóng
sàn
b.Bảo dưỡng tường trong ngoài toà nhà
- Đối với tường ốp đá mặt trong ngoài nhà: Dùng vòi xịt nước, cây lau và giẻ mềm
rửa toàn bộ bụi bẩn, các vết bám trên bề mặt đá. Dùng dụng cụ chuyên dùng và hoá
chất PH = 3 làm sạch. Dùng thiết bị và dụng cụ chuyên dùng làm khô bề mặt đá .
23


- Đối với tường trát vữa, sơn trong ngoài nhà: Dùng chổi quét bụi bẩn bám trên mặt
tường.
c.Bảo dưỡng trần treo:
- Dùng chổi quét bụi bẩn bám trên mặt trần, thay thế cục bộ các mảng trần bị hư hỏng.

d.Bảo dưỡng lan can cầu thang:
- Làm vệ sinh lan can tay vịn sạch sẽ bằng giẻ mềm ẩm. Dùng hoá chất gốc Polime
Wax chuyên dùng lau toàn bộ các chi tiết bằng inox có tính năng làm sạch, tạo bóng và
bảo vệ trên bề mặt. Đối với các chi tiết bằng gỗ đánh véc ni hoặc sơn lại.
e.Bảo dưỡng mái:
- Làm vệ sinh toàn bộ mái, rãnh trên mái. Các phế thải, mùn, bùn, bụi bẩn vv được
quét, gom gọn cho vào các bao, thùng mang tập kết đúng nơi quy định của công trình,
tạo mặt bằng sạch sẽ cho công tác bảo dưỡng.
- Tháo rỡ các đan rãnh, rọ chắn rác để làm vệ sinh bên trong rãnh, đường thoát nước
mưa. Thay thế rọ chắn rác nếu phát hiện bị hư hỏng.
- Tùy theo kết quả kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, có thể thực hiện gia cố sửa chữa
chống thấm cục bộ một số vị trí. Vật liệu chống thấm dùng theo chỉ dẫn tại hồ sơ thiết
kế công trình. Quy trình chống thấm thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất
chống thấm.
f.Bảo dưỡng nền, đường dốc, sân hè bồn hoa:
- Làm vệ sinh sạch sẽ
- Theo kết quả kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, có thể thay thế một số viên gạch vỡ,
long tróc.
- Tỉa xén cây cảnh loại bỏ phần già úa, thay thế một số cây nếu cần.
III.3/ Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các
trường hợp công trình bị xuống cấp:
III. 3.1/ Kiểm tra chi tiết:
Khi phát hiện các hư hỏng của công trình cần có kiểm tra chi tiết. Đó là quá trình khảo sát, đánh
giá mức độ hư hỏng công trình, đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp, đánh giá mức độ
xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể.
III. 3.2/ Phân tích cơ chế xuống cấp:
Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống cấp đang xẩy ra theo cơ chế nào.
Từ đó xác định hướng giải quyết khắc phục.
III.3.3/ Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp:
Sau khi phân tích được cơ chế xuống cấp thì đánh giá xem mức độ và tốc độ xuống cấp

đã đến đâu và yêu cầu đòi hỏi phải sửa chữa thay thế cục bộ đến mức nào, hoặc có thể sẽ
phải phá dỡ thay thế toàn bộ.
III.3.4/ Xác định giải pháp sửa chữa:
Xuất phát từ mức yêu cầu phải sửa chữa để thiết kế giải pháp sửa chữa cụ thể.
24


III.3.5/ Sửa chữa:
Bao gồm quá trình thực thi thiết kế và thi công sửa chữa cục bộ hay thay thế toàn bộ.

IV/ QUY ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN NHẰM BẢO ĐẨM AN TOÀN VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
IV.1/ Dàn giáo và công tác sử dụng cho các công việc bên trong nhà
Dàn giáo sử dụng ở trong nhà có thể sử dụng loại giáo định hình Minh Khai hoặc giáo
PAL. Trong quá trình lắp đặt cần chú ý lắp đầy đủ các chân vít me dưới, chân vít me trên,
các thanh giằng ngang, giằng chéo, các chốt an toàn và lắp đặt dàn giáo luôn ở tư thế
thẳng đứng; trong trường hợp dàn giáo có chiều cao lớn hơn 5,0 m thì cần phải giằng giữ
các cụm dàn giáo với nhau hoặc dùng các hệ dây giằng néo để chống lật cho giáo.
Tấm sàn công tác của dàn giáo minh khai sử dụng các tấm thép đi đồng bộ với dàn giáo.
Tấm sàn công tác của giáo PAL sử dụng các tấm gỗ có chiều dầy từ 4 đến 5 cm (gỗ
nhóm 5), nhịp của tấm sàn công tác ≤ 1,5 m; các tấm sàn công tác cần được buộc chặt
với khung dàn giáo bằng dây thép có đường kính 3,0 mm
IV.2/ Dàn giáo và công tác sử dụng cho các công việc bên ngoài nhà
Loại giáo sử dụng cho các công việc ở bên ngoài nhà thường sử dụng loại giáo treo
chạy điện:
1. Đặc tính kỹ thuật của giáo treo:
- Nhịp giáo: Phần dàn giáo nằm giữa 02 điểm treo kế tiếp nhau
- Đầu nút treo: Phần dầm đặt ở trên mái đua ra để treo giáo treo
- Tời nâng: Thiết bị nâng dàn giáo thao tác lên xuống
- Đối trọng: Là khối bằng kim loại hay bê tông để tạo độ ổn định chống lại mô mên lật

do tải trọng và trọng lượng bản thân của giáo gây ra và tạo ra hệ số an toàn theo quy định
- Dàn thao tác: Là tổ hợp vững chắc gồm hệ khung và tấm sàn công tác, lan can bảo vệ
và hệ khung ở đầu hồi để bắt thiết bị nâng
- Điểm lật là điểm tỳ của dầm lắp đặt ở trên mái lên mép ngoài công trình, từ đó tính
được mô mên lật do tải trọng và trọng lượng bản thân của giáo gây ra và mô men ổn định
do đối trọng tạo ra
- Liên kết dầm lắp đặt ở trên mái: Có thể dùng dây thép, dây chão hay bu lông để liên
kết dầm lắp đặt ở trên mái với kết cấu mái của công trình đảm bảo sự chắc chắn trong
suốt quá trình lắp đặt và sử dụng. Liên kết cần được tính toán với hệ số an toàn bằng ≥ 0
lần
- Cánh tay đòn ổn định: Là khoảng cách từ điểm lật đến trọng tâm các quả đối trọng là
trọng lượng bản thân của dầm lắp đặt ở trên mái
- Phụ kiện nâng: gồm hệ puly, dây cáp, bu lông, ma ní…
25


×