Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.39 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 02 - TIẾT 04, 05: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI
VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được cách thức phân tích đề và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: tập rèn luyện (phần chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của Gv)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Vì sao nhất thiết phải học phân tích đề?
(Trong quá trình làm văn, phân tích đề phải
là công việc đầu tiên. Phân tích đề không
đúng, mọi khâu tiếp theo sau đều sẽ sai theo
=> lạc đề, xa đề.)

I. Phân tích đề

- Phân tích đề để làm gì? (Giúp người làm
văn hiểu những yêu cầu cụ thể về công
việc. PTL, tr 35)

1. Kiểu đề

- Hs đọc các đề bài và lần lượt trả lời câu
hỏi SGK, tr 23.


- Theo em, có các thao tác nào trong phân
tích đề?
- Hiểu những yêu cầu cụ thể về công việc,
người viết còn phải tiếp tục suy nghĩ để tìm
cách thực hiện các yêu cầu đó. Vậy muốn
thực hiện tốt các yêu cầu, người làm việc
phải làm gì? (Có phương pháp, phải lập ra
kế hoạch- dàn ý: các ý của bài văn được sắp
xếp thành hệ thống, theo một thứ tự hợp lí,
nhằm giúp người làm văn theo đó mà tuần

Tìm hiểu chính xác các yêu cầu cơ bản của
đề bài: bài văn viết về cái gì, nhằm mục đích
gì, do đó phải sử dụng thao tác lập luận chủ
yếu nào.
- Đề đóng (có định hướng cụ thể- đề 1, SGK,
tr 23): qui định mục đích nghị luận rõ ràng.
- Đề mở (đề 2, 3, SGK, tr 23): người viết tự do
trong việc lựa chọn mục đích nghị luận và
thao tác lập luận chính của bài làm.
2.Yêu cầu về nội dung
- Đề có giới hạn rõ phạm vi nội dung (đề 1, 2,
SGK, tr 23): phạm vi nội dung của bài làm
phải trùng với phạm vi nội dung của đề bài.
- Đề không giới hạn rõ phạm vi nội dung (đề
2, SGK, tr 23): người viết có quyền chỉ nghị
luận về một khía cạnh, một bộ phận mà mình
hiểu biết nhất, hoặc thích thú nhất, miễn là



tự giải quyết vấn đề.)
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa
phân tích đề và lập dàn ý? (Không phân tích
đề, người viết sẽ không có định hướng để
làm dàn ý. Dàn ý không tốt thì kết quả phân
tích đề có thể không còn ý nghĩa, vì bài văn
khó đạt yêu cầu.)

khía cạnh ấy nằm trong phạm vi nội dung và
phù hợp với tinh thần của đề.
3. Phương pháp
- Đối với dạng đề đóng (đề 1, SGK, tr 23): sử
dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích,
chứng minh, … Dùng dẫn chứng thực tế xã
hội là chủ yếu.

- Việc lập dàn ý thường gồm những bước
nào? (Tìm ý và dàn các ý đã tìm ra thành
một hệ thống khoa học, hợp lí, chặt chẽ, có
ý lớn và ý nhỏ, ý đặt sau và ý đặt trước.)

- Đối với dạng đề mở (đề 2, 3, SGK, tr 23): sử
dụng thao tác lập luận phân tích, bình luận kết
hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng lấy từ văn
học là chủ yếu.

Tiết 05

II. Lập dàn ý


- Người làm bài phải tìm luận điểm, luận cứ
ở đâu?(Trong bài học ở nhà trường và trong
thực tế đời sống. Bài văn nghị luận chỉ
phong phú, đặc sắc khi người làm chịu học,
chịu đọc, chịu quan sát và suy nghĩ về đời
sống xung quanh. Không có một phương
pháp hay bí quyết làm văn nào thay thế
được sự khao khát học hỏi, khao khát tìm
hiểu con người và cuộc sống.)

Là sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc. Lập
dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý
quan trọng, đồng thời loại bỏ được những ý
không cần thiết. Lập dàn ý tốt, có thể viết dễ
dàng hơn, nhanh hơn và hay hơn.
1. Xác lập luận điểm
Tùy vấn đề được lựa chọn mà xác định các
luận điểm làm sáng tỏ cho vấn đề đó.

- Luận điểm, luận cứ đưa vào dàn ý phải đạt 2. Xác lập luận cứ
các yêu cầu gì? (Chính xác, phù hợp, đầy
Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho luận
đủ, tiêu biểu. PTL, tr 37).
điểm.
- Việc sắp xếp ý theo trật tự lớn nhỏ, trước
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
sau cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể
Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận
nào? (Hợp lôgíc; hợp tâm lí tiếp nhận của
điểm theo một trình tự lôgíc.

người đọc.)
4. Kí hiệu
Để dàn ý mạch lạc, cần có kí hiệu trước mỗi
đề mục.
Ghi nhớ, SGK, tr 24
LUYỆN TẬP

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà


1. Củng cố
Dự kiến cách mở bài; nội dung và cách thức kết bài cho bài viết ở đề 1, SGK, tr 23 hoặc đề 2,
SGK, tr 24
2. Hướng dẫn
- Luyện tập bài 1, SGK, tr 24.
- Hãy tự ra hai đề nghị luận (một đề xã hội, một đề văn học), phân tích đề và lập dàn ý cho một
trong hai đề đó.



×