Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.85 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 11 - TIẾT 53: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh. Vận dụng kết hợp
thao tác phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.
Nhận ra và phân tích vai trò của sự kết hợp của thao tác phân tích và so sánh qua các văn
bản. Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập đoạn văn, bài văn nghị
luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
TRÒ
- Đọc đoạn trích SGK tr 120 và
trả lời câu hỏi: Luận điểm chính
của đoạn trích? Tác giả đoạn
trích có làm công việc phân tích,
so sánh không? (PTL, tr 155)
- Những kiến thức cơ bản về sự
vận dụng kết hợp các thao tác
lập luận phân tích và so sánh?
- Cả lớp cùng luyện tập trên một
đề bài thống nhất:
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn
thứ hai (thích thực) từ câu 3 đến
câu 15 trong bài Văn tế nghĩa sĩ


1. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vận dụng kết
hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
- Sử dụng cả hai thao tác lập luận trong cùng một
đoạn/bài văn.
- Hai thao tác ấy không tồn tại độc lập mà phối hợp với
nhau để cùng làm sáng tỏ một luận điểm trong bài.
- Thông thường, một trong hai thao tác đó sẽ đóng vai trò
chính. Thao tác còn lại sẽ giữ vai trò bổ trợ, giúp thao tác
chính thực hiện tốt hơn nhiệm vụ làm rõ cho luận điểm.
Việc xác định thao tác nào là chính và thao tác nào là bổ
trợ phải xuất phát từ mục đích nghị luận mà người viết
đã đặt ra.
2. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
phân tích và so sánh


Cần Giuộc của Nguyễn Đình
Chiểu.

- Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thứ hai (thích
thực) từ câu 3 đến câu 15 trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
- Lập dàn ý đại cương, chọn luận Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
điểm, tìm cách diễn đạt luận
- Lập dàn ý đại cương.
điểm thành một đoạn văn có vận - Chọn luận điểm để trình bày và tìm cách trình bày luận
dụng kết hợp các thao tác lập
điểm.
luận phân tích và so sánh. Sau đó
- Diễn đạt thành một đoạn văn nghị luận có lời văn rõ ý,
trình bày trước lớp để rút kinh

đúng ngữ pháp, trong sáng, các câu văn (đoạn văn) liên
nghiệm chung.
kết chặt chẽ với nhau.
- Hướng dẫn Hs hoàn thành các
công việc ở nhà.

- Hs trình bày đoạn văn vừa viết cho lớp nhận xét => ưu,
khuyết điểm, hướng phấn đấu…
3. Công việc ở nhà
a) SGK tr 121
b) Một phẩm chất của người học sinh: trung thực.
c) Tham khảo SBT tr 77.

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác lập luận phân tích, so sánh?
2. Hướng dẫn
- Viết đoạn văn có sự vận dụng thao tác lập luận so sánh để phân tích chi tiết: Ngục quan cảm
động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho
nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân) (KTĐGTX, tr
157)
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK, tr 142.



×