Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.44 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 04 - TIẾT 16: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN
PHÂN TÍCH
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố, vận dụng những kiến thức về thao tác và cách phân tích vào việc xây dựng thao tác
lập luận phân tích trong một đoạn (một bài) văn nghị luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát
thể hiện qua tâm trạng đó? (SGV, tr 46-47- Trọng tâm bài học)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Tìm hiểu đoạn trích 2, Đọc thêm, SGK, tr 44:
Luận điểm chính của đoạn trích? Luận điểm đó
được tác giả phân chia thành mấy bộ phận chính?
Tác giả đã làm thế nào để thuyết phục người đọc
rằng nhà khoa học phải có óc dân chủ?

1. Ôn tập những kiến thức cơ bản về
thao tác lập luận phân tích

- Trật tự thực hiện thao tác lập luận phân tích trong
một đoạn (một bài) văn nghị luận?

- Đoạn trích 2, Đọc thêm, SGK, tr 44.


- Trật tự thực hiện thao tác lập luận
phân tích.

(- Nêu rõ luận điểm cần làm sáng tỏ.
- Dùng thao tác phân tích (để chia tách luận điểm
thành các mặt, các bộ phận , các khía cạnh) chia
nhỏ để xem xét kĩ càng.
- Tổng hợp những điều đã phân tích lại, để đưa ra
một ý kiến chung sâu sắc, mới mẻ hơn so với nhận
xét ban đầu.)
- Hs làm bài tập 1, SGK, tr 43. (Gợi ý: SGV, tr 35)
- Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với

2. Luyện tập thao tác lập luận phân
tích
a. Bài tập 1
- Những biểu hiện và tác hại của thái độ
tự ti.


khiêm tốn ?(Tự ti: tự đánh giá mình kém và thiếu tự - Những biểu hiện và tác hại của thái độ
tin- tin vào bản thân mình. Khiêm tốn: có ý thức và tự phụ.
thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân,
- Xác định thái độ hợp lí.
không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn
người.)
- Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với
tự tin?(Tự phụ: tự đánh giá quá cao tài năng, thành
tích, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên
mình.)

- Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti, tự
phụ ?
- Xác định thái độ hợp lí? (đánh giá dúng bản thân
để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt
yếu.)
- Hs làm bài tập 2, SGK, tr 43.
- Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình
tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe?(Lôi
thôi: lượm thượm, không gọn gàng, thường trong
cách ăn mặc; dài dòng và rối ren trong cách diễn
đạt; rắc rối gây ra nhiều chuyện phiền phức. Ậm
ọe: mô phỏng tiếng nói to, bị cản lại từ trong cổ
họng, trầm và nghe không rõ. Lọ: bình nhỏ bằng
sành, bằng sứ; lố bịch; không cần phải…Phản ánh
hiện thực: sự nhếch nhác của kẻ đi thi và vẻ nực
cười của những người có trách nhiệm tổ chức, triển
khai cuộc thi tại khoa thi năm Đinh Dậu.)
- Nghệ thuật đảo trật tự từ trong hai câu thơ?(nhấn
mạnh vào sự nhốn nháo, ô hợp của trường thi).
- Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường?(Sĩ
tử- người đi thi thời phong kiến, đi thi thì lôi thôi,
nhếch nhác; quan trường- nơi quan lại; người coi
thi, thì mất hết vẻ trang nghiêm cần phải có, thét
loa ậm ọe liên hồi)
- Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa?(Chướng tai,
gai mắt; nhốn nháo, ô hợp, lộn xộn, bi hài trong
những năm cuối thế kỉ XIX, khi Hán học suy tàn,

b. Bài tập 2
Đoạn văn nên có một số ý sau:

- Giới thiệu hai câu thơ và định hướng
phân tích.
- Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ
ngữ, hình ảnh, phép đảo cú pháp.
- Nêu cảm nhận về cảnh thi cử ngày
xưa dưới chế độ thực dân phong kiến.
3. Rút kinh nghiệm
- Sự phân chia, chẻ tách trong lập luận
phân tích là để nhằm làm sáng tỏ một
luận điểm. Trong suốt quá trình lập
luận, người viết phải nhớ mình đang tập
trung làm sáng tỏ luận điểm nào.
- Lập luận phân tích được làm nên bởi
một chuỗi các thao tác, được thiết lập
theo một thứ tự, một qui trình chặt chẽ.
Cần tuân thủ qui trình ấy một cách
nghiêm ngặt, trước khi có sáng tạo
riêng (bởi sự sáng tạo chỉ sinh ra khi
người ta đã nắm thật vững các qui cách
cơ bản).


nhà nước phong kiến Việt Nam bị lệ thuộc vào thực
dân Pháp. Thái độ mỉa mai, chua xót trước cảnh
suy tàn của nền khoa cử đương thời.)
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết đoạn văn phân tích bàn về sự tự tin và tự ti trong cuộc sống. Hoặc viết đoạn tổngphân- hợp cho đề 2, SGK, tr 43. (Hs làm tại lớp, Gv kiểm tra và sửa chữa một số bài của Hs làm
tốt hoặc không đạt.)
- Viết đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ đặc sắc hoặc viết bài văn phân tích về một vấn đề
xã hội hoặc văn học.

- Trả lời câu 1, 2, SGK, tr 59


TUẦN 04 - TIẾT 18: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN
PHÂN TÍCH
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố, vận dụng những kiến thức về thao tác và cách phân tích vào việc xây dựng thao tác
lập luận phân tích trong một đoạn (một bài) văn nghị luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: tập rèn luyện

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Qua các bài vừa luyện tập và từ những trải nghiệm
của bản thân, em rút ra được những kinh nghiệm gì
khi thực hiện thao tác lập luận phân tích?

* Rút kinh nghiệm

- Viết đoạn văn phân tích bàn về sự tự tin và tự ti
trong cuộc sống. Hoặc viết đoạn tổng- phân- hợp
cho đề 2, SGK, tr 43. (Hs làm tại lớp, Gv kiểm tra
và sửa chữa một số bài của Hs làm tốt hoặc không
đạt.)


- Sự phân chia, chẻ tách trong
lập luận phân tích là để nhằm
làm sáng tỏ một luận điểm.
Trong suốt quá trình lập luận,
người viết phải nhớ mình đang
tập trung làm sáng tỏ luận điểm
nào.
- Lập luận phân tích được làm
nên bởi một chuỗi các thao tác,
được thiết lập theo một thứ tự,
một qui trình chặt chẽ. Cần tuân
thủ qui trình ấy một cách nghiêm
ngặt, trước khi có sáng tạo riêng
(bởi sự sáng tạo chỉ sinh ra khi
người ta đã nắm thật vững các
qui cách cơ bản).
4. Luyện tập viết đoạn văn có
sử dụng thao tác lập luận phân


tích

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ đặc sắc hoặc viết bài văn phân tích về một vấn đề
xã hội hoặc văn học.
- Thực hành về thành ngữ, điển cố.




×