Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Một số giải pháp góp phần tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH SXTM Long Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.74 KB, 84 trang )

Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LONG PHÚ
2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại
Long Phú
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long Phú
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Đình Chung
- Ngày thành lập: 24/01/2007
- Số đăng kí: 2602001731 – Mã số thuế: 2801033346
- Địa chỉ: Số nhà 137 Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- ĐT: 0373.854345 - Fax: 0376.251390
- Email:
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Lĩnh vực kinh doanh:
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng
+ Sản xuất tôn xốp chống nóng chống ồn
+ Gia công tôn mạ màu, xà gồ
+ Sản xuất, gia công kết cấu khung nhà thép
+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ
+ Dịch vụ thương mại tổng hợp
- Vốn điều lệ: 10.330.000.000 đồng
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
- Kỳ kế toán: theo tháng


SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

1

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND).
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ và đang sử dụng phần mềm
MISA.
- Kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá
theo nguyên tắc giá gốc
- Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền
- Hạch toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao áp dụng: theo phương pháp đường thẳng
 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH SXTM Long Phú là một công ty kinh doanh thương mại
chủ yếu hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất gia công xà gỗ, tôn mạ
màu, tôn xốp Việt Nhật; Sản xuất, gia công kết cấu khung nhà thép ; dịch vụ vận
tải hàng hoá đường bộ; dịch vụ thương mại tổng hợp. Đây là ngành hàng vật liệu
có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng đô thị, nhà cửa khu công nghiệp
nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công ty hoạt động kinh
doanh trong cơ chế thị trường tinh thần: “Nhà buôn phải dành lấy khách hàng
nắm vững ngành hàng, phát triển kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, thực hiện

quản lý hợp lý, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế, hoạt động và sử dụng hợp lý
nguồn vốn kinh doanh”.
Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị vào sản xuất kinh doanh như máy
móc, phương tiện vận tải, kho chứa hàng,... đặc biệt, Công ty chú trọng vào bồi
dưỡng cho cán bộ, công nhân và nhân viên bán hàng để nâng cao trình độ. Vì
vậy Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng kể và ngày càng khẳng định
mình trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long Phú có hình thức pháp lý là công
ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hội đồng thành viên gồm 2 thành viên như sau:

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

2

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Ông Nguyễn Đình Chung, Chức vụ: Giám đốc
- Bà Nguyễn Thị Nga, Chức vụ: Phó Giám đốc
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long
Phú
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Chức năng
- Công ty TNHH SXTM là đại lý tôn, thép,…của công ty tôn Phương Nam,

Công ty TNHH NS Bluescope Việt Nam, Công ty cổ phần tôn mạ VnSteel Thăng
Long, Thép Nhật Quang, tôn Hoa Sen.
- Công ty cũng thực hiện sản xuất tôn xốp chống nóng chống ồn; sản xuất,
gia công kết cấu khung nhà thép; gia công tôn mạ màu, xà gồ.
- Công ty thực hiện cung cấp tôn, thép cho các công trình đang được tiến
hành trong khu kinh tế Nghi Sơn theo các hợp đồng kinh tế được ký kết.
- Công ty thực hiện phân phối cho các đại lý cấp 2 theo đơn đặt hàng.
Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện nghiêm túc chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản
xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ
quốc phòng toàn dân.
- Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm, những dịch vụ có
chất lượng tốt với thời gian và giá cả hợp lý.
- Tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, môi trường
làm việc than thiện và chuyên nghiệp, kỷ luật lao động cao, đồng thời quan tâm
đến đời sống vật chất, tinh thần, sự cống hiến và mong muốn của cán bộ công
nhân viên.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

3

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính


Luận văn tốt nghiệp

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình đọ chuyên môn
nghiệp vụ, đảm bảo phát triển toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng của từng cán
bộ công nhân viên.
- Luôn chủ động tiếp thu và đổi mới khoa học công nghệ hiện đại, tiến bộ
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng các sản phẩm đa dạng và chất lượng
cung cấp cho khách hàng.
- Không ngừng gia tăng giá trị lợi ích của các thành viên góp vốn
Ngành nghề kinh doanh
Tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng nhờ phương châm lấy chữ tín làm
đầu nên Công ty đã có những khách hàng tin cậy. Nhờ vậy Công ty có mạng lưới
kinh doanh rộng khắp toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Để phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều
tầng lớp nhân dân, công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất với các loại
mặt hàng khác nhau. Vì thế mặt hàng của công ty ngày càng đa dạng về chủng
loại và chất lượng cũng được nâng cao.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Sản xuất tôn xốp chống nóng chống ồn.
- Tấm lợp kim loại màu: SSSC(Việt-Nhật), BLUESCOPE(Việt Úc).
- Thép tấm, ống, hộp.
- Gia công tôn mạ màu, xà gồ.
- Sản xuất, gia công kết cấu khung nhà thép.
- Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ.
- Dịch vụ thương mại tổng hợp.
2.1.2.2. Mô hình tổ chức của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường đầy thách thức cạnh tranh và cũng không ít cơ
hội như hiện nay, việc tổ chức một bộ máy quản lý linh hoạt nhằm ứng phó với

SV: Mai Thị Phương


CQ49/11.02

4

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

mọi trường hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhận thức được vị trí và vai trò
quan trọng của tổ chức quản lý. Công ty TNHH Sản xuất thương mại Long Phú
đã sắp xếp những cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, sức khỏe và
nhiệt tình gắn bó với doanh nghiệp vào những vị trí, chức vụ then chốt. Từ đó
đảm bảo tính linh hoạt, gọn nhẹ của các cấp quản lý sao cho phù hợp với tình
hình thực tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám
đốc Nguyễn Đình Chung là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh, đại diện cho Công ty về mặt pháp lý với các tổ chức và đối với nhà
nước. Giám đốc, phó giám đốc cùng với các phòng ban điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh và đề ra những quyết định những hướng đi có tính chất chiến
lược đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

5


GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp
Hội đồng thành viên

Ban giám đốc

Phòng kế hoạch –
kinh doanh

Phòng tổ chức
hành chính

Phòng kế toán

Các đơn vị trực thuộc công ty

Xưởng Cao Sơn

Xưởng
Tĩnh Gia

Xưởng
TBG

Văn phòng


Đại lý
cửa hàng

HÌNH 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
 Chức năng các bộ phận
1.Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu
công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của
luật doanh nghiệp mới và pháp luật có lien quan. Hội đồng thành viên có quyền
và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác
trong công ty.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

6

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2.Ban giám đốc:
Là cấp quản lý cao nhất trong công ty trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh
và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan

về tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Ban giám đốc gồm 2 phó giám đốc:
+ Phó Giám đốc phụ trách sản xuất.
+ Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh.
Tư vấn cho Giám đốc trong các quyết định quan trọng của công ty đồng
thời quản lý trực tiếp các phòng ban.
3.Các phòng ban:
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và các chế độ đảm bảo vệ sinh an toàn lao
động và nội quy của công ty, tham mưu cho Giám đốc việc tuyển dụng, đào tạo
lao động, quản lý và giải quyết các thủ tục công văn giấy tờ hành chính trong
Công ty. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong Công ty.
- Phòng kế hoạch - kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc trong việc xây
dựng kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty...
- Phòng tài chính - kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ quá trình sản
xuất và xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý và đảm
bảo vốn, quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn tham mưu cho ban giám
đốc về lĩnh vực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các xưởng sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất và gia công hàng hoá.
2.1.2.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung.
Nhân viên kế toán được điều hành bởi kế toán trưởng và chịu sự lãnh đạo trực

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

7


GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

tiếp của kế toán trưởng. Phòng kế toán đóng vai trò quan trọng trong chức năng
quản lý tài chính và hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán
bán hàng

Kế toán
thanh toán
và công nợ

KT. Bộ
phận sản
xuất

Thủ kho

Thủ quỹ

HÌNH 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
* Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên.
- Kế toán trưởng :
+ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ có nhiệm vụ tổ chức điều hành

chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Hướng dẫn chuyên môn và kiểm
tra, ký duyệt toàn bộ các nghiệp vụ trong phòng tài chính. Chịu trách nhiệm
trước giám đốc Công ty và pháp luật về công tác kế toán tài chính của công ty.
+ Ngoài ra Kế toán trưởng kiêm luôn nhiệm vụ của bộ phận kế toán tổng
hợp thực hiện lập báo cáo tài chính định kỳ theo đúng chế độ báo cáo tài chính.
- Kế toán bán hàng:
+ Phụ trách việc quyết toán bán hàng của Công ty. Đồng thời phụ trách việc
xuất kho, cùng với thủ kho kiểm tra số lượng hàng đã tiêu thụ.
- Kế toán thanh toán và công nợ:
+ Theo dõi tình hình thanh toán với các tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp.
Theo dõi bằng giá trị số dư và các biến động trong kỳ của tiền mặt, tiền gửi ngân

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

8

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

hàng, đối chiếu số dư của tài khoản tiền gửi của đơn vị vào cuối tháng với số dư
của ngân hàng, đồng thời theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên.
- Kế toán bộ phận sản xuất:
+ Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
- Thủ kho:

+ Chịu trách nhiệm theo dõi kho khi nhập kho, xuất kho phải có phiếu nhập
kho và xuất kho. Đối chiếu số lượng hàng hoá vật tư tồn kho cùng với kế toán
bán hàng và kế toán tại các bộ phận sản xuất.
- Thủ quỹ:
+ Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt cho Công ty, Quản lý và cân đối quỹ
tiền mặt của Công ty.
- Đặc điểm hoạt động ngành nghề kinh doanh của công ty
+ Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
- Bao gồm hai giai đoạn: mua hàng và bán hàng
- Hàng hóa trong kinh doanh thương mại của công ty là thép ống hộp, tôn
mạ màu, tôn mạ kẽm, đinh ke, tấm lợp,...
- Công ty kinh doanh các hàng hóa trên theo 2 phương thức: Phương thức
bán hàng trực tiếp không qua kho và Phương thức bán hàng qua kho bãi.
+ Đặc điểm của hoạt động sản xuất tôn xốp chống nóng chống ồn
- Công ty tập hợp đầy đủ các nguyên liệu để tiến hành hoạt động sản xuất:
tôn được công ty mua về nhập kho, hóa chất cũng được công ty nhập khẩu.
+ Đặc điểm của hoạt động gia công tôn mạ màu, xà gồ
- Bên thuê gia công giao cho công ty một số lượng nửa thành phẩm nhất
định theo hợp đồng ký kết. Sau khi hoàn thành, công ty sẽ bàn giao cho bên thuê
và nhận được tiền công từ bên thuê. Tuy vậy, hoạt động gia công không phải là
hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

9

GVHD: TS.Bùi Văn Vần



Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

+ Đặc điểm thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ
Các đại lý, cửa hàng, khách hàng đến mua hàng nhưng chua có phương tiện
vận chuyển thì công ty cũng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ. Tuy
nhiên, hoạt động này không phải thường xuyên nên nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh thu của công ty.
2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty TNHH SXTM Long Phú
2.1.3.1.Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua.

 Thuận lợi
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong giai đoạn thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn
đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan tỏa diện rộng trên phạm vi các
tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành
phát triển. Điều đó đã thúc đẩy cho việc kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất
tôn thép, ...phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.
Trước đây, vật liệu xây dựng trong ngành công nghiệp, xây dựng thường
dùng ngói, fibro xi măng hoặc gạch xây tường để lợp và bao che tường. Qua
từng năm, cùng với việc mở rộng các khu công nghiệp và đô thị, hầu hết các
công trình xây dựng nhà xưởng, các nhà cao tầng đều sử dụng tôn kẽm, tôn mạ
màu hoặc tôn xốp để lợp mái và tường bao che do đảm bảo độ bền cho sử dụng
lâu dài (chống thấm, chống nóng), dễ sử dụng trong quá trình lắp đặt, thay thế và
đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình. Ưu thế của các doanh nghiệp sản xuất tôn
thép nói chung và Công ty TNHH sản xuất thương mại Long Phú nói riêng có
được là do:
Thứ nhất, đa phần các sản phẩm tôn thép trong nước đều có giá thấp hơn các

sản phẩm tôn thép nhập khẩu do phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu .
Thứ hai, xét về góc độ chất lượng, sản phẩm trong nước hiện nay không
hề thua kém so với sản phẩm nhập khẩu nhờ trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại
nhập từ Nhật và Châu Âu...Nhiều sản phẩm xuất hiện trên thị trường thời gian

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

10

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

gần đây đã và đang được khách hàng tin tưởng lựa chọn như tấm lợp cách nhiệt,
cách âm 3 lớp, 11 sóng dân dụng (tôn mát) được sản xuất theo tiêu chuẩn công
nghệ Nhật Bản JIS G3141, G3302, G3312...
Thứ ba, các đại lý cửa hàng của công ty có ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Ngoài ra, còn có các chi nhánh đặt ở các tỉnh lân cận tạo cơ hội cho doanh
nghiệp có thể tăng thị phần từ đó góp phần làm tăng kết quả kinh doanh.
Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về
thông tin, ngành công nghiệp sản xuất tôn thép trong nước đang có ưu thế trong
cuộc chiến giành thị phần. Nếu như cả thị trường trong nước, các doanh nghiệp
ngày càng tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm sản xuất ra
những sản phẩm tôn đa dạng về mẫu mã và chất lượng thì ngành công nghiệp
sản xuất tôn thép trong nước sẽ tăng thị phần nhiều hơn nữa.

 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty gặp phải một số khó khăn ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cần khắc phục:
Việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư và hợp đồng cung ứng sản phẩm diễn ra
khó khăn hơn, sức cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn trước.
Cơ chế huy động vốn tại Việt Nam chưa phù hợp, các doanh nghiệp sản
xuất chủ yếu dựa vào vốn tự có, vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng,
điều này đã hạn chế điều kiện đầu tư vào việc mở rộng thị trường, phát triển
dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng như làm ảnh hưởng đến quá trình thu
hồi vốn và đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào
vốn tự có và vốn vay. Trong khi đó, cơ chế cho vay của các ngân hàng ngày càng
thít chặt. Do đó, nguồn vốn lưu động của Công ty luôn thiếu hụt so với nhu cầu
sử dụng vốn trong sản xuất và phát triển sản phẩm mới, ngoài ra lãi suất ngân
hàng ngày càng tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

11

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động, chi phí vận chuyển tăng
cao làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả chung
của Công ty.
Mặc dù, sản xuất tôn màu trong nước trong một vài năm trở lại đây có sự tăng
nhanh nhưng chưa đáp ứng đủ và thiếu ổn định nên lượng tôn nhập khẩu tăng.
2.1.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
BẢNG 2.1.KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY HAI NĂM
GẦN ĐÂY
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
1.VKD bình quân
2.VLĐ bình quân
3.VCĐ bình quân
4.VCSH bình quân
5.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV

Năm 2013
44.054.784.304
32.253.685.150
11.801.099.154
9.569.130.285
157.577.155.543

Năm 2014
63.544.040.070
50.824.324.997
12.719.715.073
11.529.304.485
244.353.103.66


157.577.155.543

8
244.353.103.66

8
7.EBIT
839.774.463
675.481.876
8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
123.728.520
164.778.989
9.Lợi nhuận trước thuế
265.910.337
350.233.533
10.Lợi nhuận sau thuế
199.432.753
273.181.830
(Nguồn: BCTC qua các năm của Công ty tnhh sxtm Long Phú và tính toán của
tác giả)
Qua bảng phân tích, vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 tăng
trên 19 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 44,2% so với năm 2013. Có sự tăng lên
của vốn kinh doanh là do trong năm 2014 cả VCĐ và VLĐ đều tăng. Sự tăng lên
của vốn kinh doanh phản ánh sự mở rộng thêm quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, VCSH bình quân trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Cụ
thể trong năm 2014, VCSH bình quân tăng 1.960 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 20,5%. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của DN.

SV: Mai Thị Phương


CQ49/11.02

12

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Từ năm 2012-2014, doanh thu có xu hướng tăng lên. Cụ thể, trong năm
2013 doanh thu tăng so với năm 2012 là trên 23 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 17,3%. Đặc biệt, năm 2014 doanh thu tăng hơn 86 tỷ đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng 55,1% so với năm 2013. Bên cạnh đó, sự tăng lên của lợi nhuận, đặc
biệt là sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đạt
trên 41 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,2%. LNST tăng trong năm 2014
là gần 74 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 37%. Kết quả đạt được này phản
ánh sự nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua của
DN. DN đã duy trì hoạt động kinh doanh có lãi và đang phát huy những thế
mạnh của DN trong thời gian sắp tới.
2.1.3.3. Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp trong ngành
Để đánh giá được hoạt động của một doanh nghiệp chúng ta phải đặt doanh
nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác cùng ngành; do đó, trước
khi phân tích tình hình của công ty, ta đi xem xét tình hình của một số công ty
trong cùng ngành để có cái nhìn chính xác hơn thông qua bảng 2.2. Do hạn chế
trong công tác khai thác số liệu, nên ta chỉ xét tình hình của một số doanh nghiệp
có quy mô lớn trong ngành.
Qua bảng 2.2 khi so sánh các chỉ tiêu chính của DN so với một số DN khác

trong ngành, ta thấy: DN đang thực hiện cơ cấu vốn theo hướng phụ thuộc về tài
chính, NPT chiếm tỷ trọng cao, giảm tỷ trọng VCSH. DN đầu tư chủ yếu vào
TSNH, giảm tỷ trọng đầu tư vào TSDH. Cơ cấu này chưa thật phù hợp khi so
sánh với chỉ tiêu này ở TBN. Xét về cơ cấu giữa VCSH và NPT ta thấy, tỷ trọng
VCSH của các DN khác và TBN đều thấp hơn so với NPT. Tỷ trọng VCSH của
công ty chiếm 16%, trong khi TBN đạt 29%, từ đó cho thấy DN đang phụ thuộc
về tài chính. Do vậy, DN cần cân nhắc đến cơ cấu nguồn vốn để phù hợp với tình
hình tài chính của DN và toàn ngành.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

13

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán của DN hầu như đều cao hơn so với
các DN khác trong ngành và so với TBN. Qua đó phản ánh khả năng thanh toán tức
thời, thanh toán nhanh và ngắn hạn của DN là khá tốt nhằm giúp DN tránh được các
rủi ro về thanh toán, trả nợ khi đến hạn hay các rủi ro tài chính khác.
Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của DN so với TBN còn thấp hơn; do đó, DN
phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phân tích chi tiết hơn ở
các bảng sau. Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn của DN so với các DN

khác và TBN đều cao hơn. Vòng quay nợ phải thu (9,88 vòng) cao hơn TBN (8,8
vòng). Đặc biệt là vòng quay hàng tồn kho (10,45 vòng) cao hơn TBN (4,86
vòng) và các DN khác. Và một điều đặc biệt là so với TBN đạt 3,00 thì hiệu suất
sử dụng VCĐ cao hơn rất nhiều đạt 19,21. Điều đó cho thấy được năng lực quản
lý và khai thác mức độ hoạt động của các tài sản hiện có của DN là tốt. Qua bảng
phân tích trên, ta thấy DN cần cân nhắc lại cơ cấu TS cho phù hợp với ngành
ngề, DN có năng lực tài chính mạnh, hoạt động có hiệu quả. Các chỉ tiêu sẽ được
phân tích chi tiết ở phần sau.
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của DN qua hình 2.3, hình 2.4.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

14

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
Chỉ tiêu
1. Tỷ trọng TSNH
2.Tỷ trọng TSDH
3.Tỷ trọng VCSH
4.Tỷ trọng NPT
5.Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

6.Hệ số khả năng thanh toán nhanh
7.Hệ số khả năng thanh toán tức thời
1.BEP
2.ROA
3.ROE
4.Số vòng quay nợ phải thu
5.Số vòng quay hàng tồn kho
6.Số vòng quay vốn lưu động
7.Số vòng quay toàn bộ vốn
8.Hiệu suất sử dụng vốn cố định

VnSteel Thăng
ĐVT
Long
Tại ngày 31/12/2014
%
39
%
61
%
49
%
51
lần
0,77
lần
0,34
lần
0,09
Năm 2014

%
3,07
%
0,88
%
1,79
vòng
9,98
vòng
6,35
vòng
3,46
vòng
1,3
vòng
2,08

CT TNHH
SXTM LP

CT CP thép
Nam Kim

TBN

82
18
16
84
2

1,12
0,07

62
38
17
83
0,98
0,45
0,02

35
65
29
71
0,82
0,49
0,08

1,06
0,43
2,4
9,88
10,45
4,81
3,85
19,21

7
2,9

18
11,89
6,14
3,7
2,2
5,4

4
1
9
8,8
4,86
2,4
0,8
3

(Nguồn: /> />
SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Doanh thu
300,000,000,000

250,000,000,000
200,000,000,000
Doanh thu

150,000,000,000
100,000,000,000
50,000,000,000
2012

2013

2014

HÌNH 2.3.TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
LNST
300,000,000
250,000,000
200,000,000
LNST

150,000,000
100,000,000
50,000,000
2012

2013

2014

(Nguồn: BCTC qua các năm của công ty)

HÌNH 2.4.TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN SAU THUẾ

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là trong
năm 2014, công ty có một sự tăng trưởng mạnh của doanh thu bán hàng. Cụ thể,
trong năm 2014, công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh đạt doanh thu là
244.353.103.668 đồng, tăng 86.775.948.125 đồng so với năm 2013, tương ứng
với tỷ lệ tăng là 55,07%. Điều đó cho thấy rằng thị phần của công ty ngày càng
được mở rộng. Đây là một thành tích đáng kể của công ty trong năm 2014. Điều
đặc biệt là trong năm 2014 công ty đã hoạt động sản suất kinh doanh có hiệu
quả, gia tăng được lợi nhuận sau thuế 73.749.077 đồng với tỷ lệ tăng là 36,98%.
Tuy nhiên, trong năm qua mặc dù doanh thu tăng cao nhưng giá vốn hàng bán
và chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng lên đáng kể; làm giảm hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong
công tác quản lý chi phí. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Nhưng có thể nói rằng, trong điều kiện nền kinh tế đang
gặp rất nhiều khó khăn mà qua các năm DN luôn gia tăng được doanh thu và
LNST; đó là một sự nỗ lực lớn đáng được ghi nhận.
2.2.Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH SXTM Long Phú.
2.2.1.Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty.

2.2.1.1.Tình hình biến động của vốn kinh doanh.
Tình hình về sự biến động quy mô, cơ cấu VKD của công ty trong một
số năm gần đây được thể hiện qua hình 2.5

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

HÌNH 2.5.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ
VÀ CƠ CẤU VỐN KINH DOANH
ĐVT: đồng
80,000,000,000
70,000,000,000
60,000,000,000
50,000,000,000
TSNH
TSDH

4 0,000,000,000
30,000,000,000
20,000,000,000
10,000,000,000
31/12/2012


31/12/2013

31/12/2014

(Nguồn: BCTC qua các năm của Công ty)
Qua hình 2.5 ta thấy quy mô vốn kinh doanh tăng qua các năm. Cuối
năm 2012, tổng TS đạt hơn 35.684 triệu đồng, năm 2013 quy mô vốn kinh doanh
tăng và đạt trên 52.000 triệu đồng. Đến thời điểm cuối năm 2014, quy mô vốn
kinh doanh đạt gần 75.000 triệu đồng. So với năm 2013, trong năm 2014 VKD
tăng gần 23.000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 42,6%. Trong tổng TS,
TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu; vào thời điểm cuối năm 2014 TSNH chiếm
82,4% tổng TS tăng so với thời điểm cuối năm 2013 (76,6%) là 5,8% về tỷ trọng
và tương ứng với tỷ lệ tăng 53,4%. Sự tăng lên của TSNH cho thấy DN đang
thực hiện chính sách tập trung đầu tư cho TSNH. Sự biến động của các loại TS
trong TSNH sẽ được đánh giá và phân tích sâu hơn ở phần đánh giá tình hình
phân bổ VKD của Công ty trong phần sau. TSDH tăng qua các năm; tuy nhiên,
nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS của công ty, điều này phản ánh rằng: hằng
năm công ty vẫn đầu tư mua sắm TSCĐ hữu hình. Sự mở rộng quy mô VKD

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


trong thời kỳ kinh tế đang khó khăn như giai đoạn 2012-2014 đánh giá sự nỗ lực
lớn của DN.
2.2.1.2.Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh
Tình hình biến động quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp trong một số năm
gần đây được thể hiện qua hình 2.6
HÌNH 2.6. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ
VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH
ĐVT: đồng
70,000,000,000
60,000,000,000
50,000,000,000
4 0,000,000,000
VCSHBQ
NPTBQ

30,000,000,000
20,000,000,000
10,000,000,000
2013

2014

(Nguồn: BCTC qua các năm của Công ty)
Qua hình 2.6, ta thấy rằng nguồn vốn của năm 2014 tăng lên so với năm
2013 là do cả NPT và VCSH đều tăng, trong đó sự tăng lên chủ yếu là của NPT.
So với năm 2013, năm 2014 NPT chiếm 82% tăng 4% về tỷ trọng. VCSH chiếm
tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng. Sự tăng mạnh của NPT cho thấy
DN có xu hướng tăng huy động vốn từ bên ngoài, đặc biệt là đi vay tín dụng
ngân hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng tăng NPT người bán, điều đó cho thấy

uy tín của DN được nâng lên, các nhà cung cấp cho DN nợ nhiều hơn. Tuy

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

VCSH và NPT đều tăng nhưng tốc độ tăng của NPT (53,8%) lớn hơn tốc độ tăng
của VCSH (2,4%) do đó hệ số nợ/VCSH tăng. Do vậy, DN phải có một kế hoạch
thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, trả lãi vay đến hạn để đảm bảo an toàn về
thanh toán, tránh được các rủi ro về tài chính. Do đó DN cần cân đối nguồn vốn
bên trong và bên ngoài để có được chính sách tài chính phù hợp vừa đảm bảo an
toàn về tài chính , vừa có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn.
2.2.2. Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH SXTM Long Phú
2.2.2.1.Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
- Mức và tỷ lệ chênh lệch giữa NCVLĐTX dự tính và thực tế
Để tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho năm 2014, DN đã xây dựng
kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm 2014 như sau:
Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐTX
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp
Công ty TNHH SXTM Long phú đã dự kiến năm 2014 như sau:
- Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh : 240.000 triệu đồng
- Chính sách bán chịu của công ty: 10% khách hàng trả tiền ngay, 20%
khách hàng được trả chậm 30 ngày, 45% khách hàng được trả chậm 40 ngày,

25% khách hàng được trả chậm 60 ngày.
- Công ty dự tính mua hàng hóa, nguyên vật liệu bằng 90% doanh thu
thuần. Kỳ trả tiền trung bình dự tính là 40 ngày.
- Tổng giá vốn hàng bán là 230.000 triệu đồng. Chu kỳ luân chuyển HTK là
42 ngày.
Từ đó, DN xác định NCVLĐ như sau:
Kỳ thu tiền trung bình =(10%x0)+(20% x30)+(45% x 40)+(25% x 60)= 39 ngày
Nợ phải thu bình quân = doanh thu bình quân 1 ngày x kỳ thu tiền trung
bình = (240.000/360) x 39 = 26.000 triệu đồng.
Hàng tồn kho trung bình = mức tiêu hao về nguyên vật liệu bình quân một
ngày x kỳ luân chuyển HTK = (230.000/360) x 42 = 26.833 triệu đồng.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Nợ phải trả nhà cung cấp = (240.000 x 90%/360) x 40 = 24.000 triệu đồng.
=>NCVLĐdự tính = 26.000 + 26.833 - 24.000 = 28.833 triệu đồng.
Thực tế năm 2014 nhu cầu VLĐ của công ty là:
NCVLĐthực tế = 29.065 + 27.162 – 26.343 = 29.884 triệu đồng.
Mức chênh lệch giữa nhu cầu VLĐ dự tính và thực tế:
29.884 – 28.833 = 1.051 triệu đồng.
Tỷ lệ chênh lệch = [(NCVLĐthực tế - NCVLĐdự tính )/NCVLĐdự tính] x 100%

= [(29.884 – 28.833)/28.833] x 100% = 3,65%
Mức chênh lệch giữa NCVLĐ thực tế so với NCVLĐ dự tính là 1.051
triệu đồng ứng với tỷ lệ chênh lệch là 3,65% phản ánh mức độ chính xác cao
trong phương pháp mà DN đang áp dụng. Việc DN xác định NCVLĐ để DN có
thể quản trị VLĐ hiệu quả bởi DN sẽ căn cứ vào NCVLĐ thường xuyên cần thiết
này để xác định mức vốn lưu động tối thiểu cần thiết đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của DN được tiến hành thường xuyên liên tục. Qua đó, ta thấy rằng
việc DN đang áp dụng phương pháp trực tiếp để xác định NCVLĐ là khá hợp lý
khi mà DN đã dự đoán NCVLĐ có mức chênh lệch không quá lớn so với
NCVLĐ thực tế. Mặc dù phương pháp này tính toán khá phức tạp song đây là
kết quả khá sát với nhu cầu thực tế của DN. Đây cũng chính là cơ sở giúp DN dự
báo NCVLĐ cho năm tiếp theo.
- Kết cấu và sự biến động nguồn vốn kinh doanh
Việc sử dụng vốn sao cho phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả là một vấn đề rất
quan trọng, song việc sử dụng nguồn tài trợ nào để tài trọ cho tài sản nhằm có sự
an toàn ổn định về mặt tài chính, đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất
là điều mà các nhà quản lý doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tình hình cơ cấu và
sự biến động nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng
2.3.

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


BẢNG 2.3.CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN
31/12/2014
CHỈ TIÊU

31/12/2013

31/12/2012

A.Nợ phải trả

63,047,210

I.Nợ ngắn hạn

30,847,210

48.93

27,282,260

66.57

27,939,046

100.00

3,564,950

13.07


-17.64

(656,786)

-2.35

-33.43

1.Vay ngắn hạn

4,500,000

14.59

6,000,000

21.99

10,665,459

38.17

(1,500,000)

-25.00

-7.40

(4,665,459)


-43.74

-16.18

26,343,050

85.40

21,282,210

78.01

16,762,944

60.00

5,060,840

23.78

7.39

4,519,266

26.96

18.01

26


0.00

50

0.00

339,391

1.21

(24)

-48.00

0.00

(339,341)

-99.99

-1.21

4,134

0.01

0.00

168,293


0.60

4,134

0.01

(168,293)

-100.00

-0.60

0.00

0.00

2,959

0.01

0.00

(2,959)

-100.00

-0.01

17.64


13,700,000

2.Phải trả cho người bán
3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế và CKPNNN
7.Các khoản phải trả NH khác
II.Nợ dài hạn

40,982,260

27,939,046

78.29

Chênh lệch 31/12/201331/12/2012
Tỷ
Số tiền
Tỷ lệ
trọng
(ngđ)
(%)
(%)
13,043,214
46.68
-0.05

Tỷ
trọng
(%)

84.39

Số tiền
(ngđ)

Tỷ
trọng
(%)
78.25

Chênh lệch 31/12/201431/12/2013
Tỷ
Số tiền
Tỷ lệ
trọng
(ngđ)
(%)
(%)
22,064,950
53.84
6.14

Số tiền
(ngđ)

Số tiền
(ngđ)

Tỷ trọng
(%)


32,200,000

51.07

13,700,000

33.43

1.Vay và nợ dài hạn

32,200,000

100.00

13,700,000

100.00

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU

11,665,895

15.61

11,392,713

21.75

7,745,547


I. Vốn chủ sở hữu

11,665,895

100.00

11,392,713

100.00

7,745,547

100.00

9,830,000

84.26

9,830,000

86.28

6,880,000

88.83

500,000

4.29


500,000

4.39

0.00

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.Vốn khác của chủ sở hữu
7.LNST chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

-

0.00

18,500,000

135.04

33.43

0.00

18,500,000

135.04

0.00


13,700,000

21.71

273,182

2.40

-6.14

3,647,166

47.09

0.05

273,182

2.40

0.00

3,647,166

47.09

0.00

-


0.00

-2.02

2,950,000

42.88

-2.54

-

0.00

-0.10

500,000

100.00

4.39

1,335,895

11.45

1,062,713

9.33


865,547

11.17

273,182

25.71

2.12

197,166

22.78

-1.85

74,713,105

100.00

52,374,973

100.00

35,684,593

100.00

22,338,132


42.65

0.00

16,690,380

46.77

0.00

(Nguồn: BCTC qua các năm của công ty và tính toán của tác giả)

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình nguồn vốn, ta thấy rằng, cuối năm
2014 nguồn vốn của DN tăng thêm hơn 22.338 triệu đồng , tương ứng với tỷ lệ
tăng là 42,65% so với thời điểm đầu năm 2014. Nguồn vốn tăng là do có sự tăng
lên của cả VCSH và NPT; trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của NPT. So với
thời điểm đầu năm, NPT trong năm 2014 tăng hơn 22.065 triệu đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng là 53,84%. VCSH cuối năm 2014 so với đầu năm tăng hơn 273
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,4%. VCSH tăng là do lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối tăng. Qua các năm, ta thấy rằng DN có NPT chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn. Từ đó cho thấy, DN đang thực hiện chính sách huy động
vốn từ bên ngoài. Việc đi vay bên ngoài sẽ góp phần gia tăng lợi ích cho VCSH
nếu nó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, DN cần phải xây
dựng một kế hoạch trả nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và trả lãi vay đến hạn.
Có thể thấy DN đang thực hiện và duy trì chính sách tài chính mạo
hiểm, đi sâu phân tích ta thấy:

 Nợ phải trả:
Trong giai đoạn 2013-2014, NPT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Cuối năm 2014, tỷ trọng NPT là 84,39%; cuối năm 2013, tỷ trọng NPT là
78,25%. Như vậy so với thời điểm đầu năm 2014, NPT tăng 6,14% về tỷ trọng.
NPT tăng mạnh là do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tăng nhưng chủ yếu tăng là
do nợ dài hạn. Cuối năm 2014, nợ ngắn hạn tăng 3.564 triệu đồng ứng với tỷ lệ
tăng là 13,07% so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, trong nợ ngắn hạn thì vay ngắn
hạn giảm 1.500 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 25%. Cuối năm 2014, phải trả
cho người bán tăng hơn 5.060 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 23,78%. Điều đó
phản ánh rằng uy tín của DN được nâng lên, các nhà cung cấp cho doanh nghiệp
mua chịu nhiều hơn. Người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


nước, các khoản phải trả ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn
vốn và không có sự thay đổi đáng kể. Cuối năm 2014, nợ dài hạn tăng 18.500
triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 135% so với thời điểm đầu năm. Điều đó cho
thấy rằng, DN đang thực hiện chính sách huy động vốn dài hạn từ bên ngoài để
mở rộng quy mô sản xuất. Tuy NPT chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong năm 2014
DN thực hiện trả hết lương cho người lao động phản ánh rằng DN luôn đảm bảo
khả năng thanh toán. Tuy nhiên, DN cần phải quan tâm đến việc thực hiện tốt
nghĩa vụ nộp thuế cũng như trả nợ đúng hạn cho nhà cung cấp để đảm bảo uy tín
của DN.

 Vốn chủ sở hữu:
VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, trong năm 2014 tỷ
trọng VCSH chiếm 15,61% giảm so với năm 2013 (21,75%) là 6,14% về tỷ
trọng. Trong năm 2014, VCSH tăng 273 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm là do
tốc độ tăng của nợ phải trả (53,84%) lớn hơn tốc độ tăng của VCSH (2,4%).
Trong năm 2014, vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi nào mà VCSH
tăng là do Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 273 triệu đồng. Có thể nói
DN đang duy trì chính sách tài chính khá mạo hiểm khi mà hệ số nợ/VCSH là
khá cao. Việc duy trì một hệ số nợ/VCSH cao qua các năm cho thấy DN đang
tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, DN nên có chính sách đi vay
phù hợp để gia tăng lợi ích của VCSH.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định,
thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định trong các giai đoạn
luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang sản xuất,

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02


GVHD: TS.Bùi Văn Vần


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những TSLĐ này
gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.
Để xem xét các loại tài sản này thực sự đã phân bổ hợp lý hay chưa ta đi
sâu phân tích bảng dưới đây:
BẢNG 2.4.CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG VỐN
Chỉ tiêu
A.Tài sản
I.Tài sản ngắn hạn
II.Tài sản dài hạn
B.Nguồn vốn
I.Vốn ngắn hạn
II.Vốn dài hạn
a.Nợ dài hạn
b.Vốn chủ sở hữu

31/12/2014
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
74,713,105,612
100.00
61,544,466,693

82.37
13,168,638,919
17.63
74,713,105,612
100.00
30,847,210,212
41.29
43,865,895,400
58.71
32,200,000,000
73.41
11,665,895,400
26.59

31/12/2013
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
52,374,974,527
100.00
40,104,183,300
76.57
12,270,791,227
23.43
52,374,974,527
100.00
27,282,260,957
52.09
25,092,713,570
47.91
13,700,000,000

54.60
11,392,713,570
45.40

(Nguồn: BCTC qua các năm của công ty)
Xét về cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2013 – 2014, vốn dài hạn chiếm tỷ
trọng chủ yếu, có xu hướng tăng. Từ bảng cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy
động và sử dụng vốn ta có thể xem xét cách thức tài trợ vốn của DN.
Để hình thành TSNH và TSDH phải có các nguồn vốn tương ứng bao gồm
nguồn vốn ngắn hạn và (nguồn vốn tạm thời) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn
thường xuyên).
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty tại hai thời điểm:
(31/12/2013) = 40.104.183.300 – 27.282.260.957 = 12.821.922.343 đồng.
(31/12/2014) = 61.544.466.693 – 30.847.210.212 = 30.697.256.481 đồng.
Qua bảng trên, có thể thấy, ở cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm công ty
có nguồn vốn lưu động thường xuyên rất dồi dào. Ở thời điểm đầu năm, nguồn

SV: Mai Thị Phương

CQ49/11.02

GVHD: TS.Bùi Văn Vần


×