Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Quan hệ kinh tế của trung quốc với châu phi từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.48 KB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN BÁCH

QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC
VỚI CHÂU PHI KỂ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN BÁCH

QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC
VỚI CHÂU PHI KỂ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Nhật Quang


2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Hà Nội, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất ký công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm
túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một
cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận án

NGUYỄN XUÂN BÁCH


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới các thày cô giáo, chuyên viên Khoa Quốc tế học, Phòng Quản lý đào
tạo, Học viện Khoa học xã hội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
án tiến sỹ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Nhật Quang và
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng, những người thày hướng dẫn khoa học đã chỉ dẫn
cho tôi những kiến thức chuyên sâu và phương pháp luận trong thời gian tôi

nghiên cứu, thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Hà nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận án

NGUYỄN XUÂN BÁCH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................................... 11
1.1. Các nghiên cứu trong nước................................................................................................. 11
1.2. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................................. 14
1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và vấn đề
tiếp tục nghiên cứu........................................................................................................................... 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ KINH TẾ
CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI............................................................................. 23
2.1. Cơ sở lý luận cho việc đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi . 23

2.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi .................39
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC
VỚI CHÂU PHI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY................................................................... 61
3.1. Thực trạng quan hệ thương mại của Trung Quốc với Châu Phi .........................61
3.2. Thực trạng quan hệ đầu tư của Trung Quốc với Châu Phi .................................... 71

3.3. Thực trạng viện trợ của Trung Quốc dành cho Châu Phi...................................... 88
3.4. Đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi từ năm
2000 đến nay....................................................................................................................................... 98
Chương 4 : TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VỚI
CHÂU PHI VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM.................................. 119
4.1. Triển vọng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi trong giai đoạn
mới........................................................................................................................................................ 119
4.2. Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi thời gian qua .....................131
4.3. Bài học cho Việt Nam từ quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi .................140
4.4. Kiến nghị chính sách cho Việt Nam............................................................................. 145
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 153


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: FOCAC và các kết quả đạt được trong giai đoạn 2000-2015 ............. 45
Bảng 3.1: Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các đối tác chính ở châu
Phi năm 2017 (USD) ............................................................................................ 63
Bảng 3.2. Các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu từ ........................ 65
Châu Phi trong năm 2012 (triệu USD, tỷ lệ %) ................................................... 65
Bảng 3.3. Cơ cấu xuất khẩu 10 hàng hóa chủ đạo của......................................... 67
Trung Quốc sang Châu Phi năm 2012 ................................................................. 67
Bảng 3.4: FDI của Trung Quốc phân theo điểm đến năm 2012 .......................... 75
Bảng 3.5: Tổng số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Châu Phi năm 2012 phân
theo nước tiếp nhận đầu tư ................................................................................... 76
Bảng 3.6. Đặc điểm cơ bản của SEZs của Trung Quốc ở một số nước Châu Phi ..... 82
Bảng 3.7: FDI của Trung Quốc vào các SEZs ở Châu Phi tính đến hết năm 2013.... 83
Bảng 3.8: Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc ............. 85
Bảng 3.9: Đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Phi........ 86
Bảng 3.10: Viện trợ của Trung Quốc dành cho Châu Phi dưới phân theo các loại

hình viện trợ, giai đoạn 2000-2011 (số dự án) ..................................................... 92
Bảng 3.11: 10 nước Châu Phi tiếp nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất của Trung
Quốc, Mỹ và Ủy ban viện trợ phát triển (DAC) của OECD, giai đoạn
2000-2011 ................................................................................................ 95


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Con đường chủ nghĩa thực dân mới Trung Quốc ở châu Phi ...................33
Hình 3.1: Cán cân thương mại Trung Quốc – Châu Phi 2002-2016 (tỷ USD) .....62
Hình 3.2: Các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc ở Châu Phi .................68
Hình 3.3: FDI của Trung Quốc tại Châu Phi giai đoạn 2004-2012 (tỷ USD) .......73
Hình 3.4: Tỷ trọng của FDI của Trung Quốc trong dòng vốn FDI vào Châu Phi
Nam Sahara giai đoạn 2001-2012............................................................................................. 74
Hình 4.1. Chỉ số giá một số hàng hóa cơ bản của Châu Phi nam Sahara .............128


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIIB

Asian Infrastructure Investment Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á
Bank

AU

African Union

CHDC
CNPC


Cộng hòa dân chủ
China National Petroleum

Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung

Corporation

Quốc

ĐPT
EU

đang phát triển
European Union

Euro
FAO

Liên minh châu Phi

Liên minh châu Âu
Đồng tiền chung châu Âu

Food and Agriculture

Tổ chức Nông Lương của Liên hợp

Organization

quốc


FDI

foreign direct investment

đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOCAC

Forum of China-Africa

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu

Cooperation

Phi

GDP

gross domestic product

tổng sản phẩm trong nước

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ILO


International Labor

Tổ chức Lao động quốc tế

Organization
NDT
OECD
OPEC

Nhân dân tệ
Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh

Cooperation and Development

tế

Organization of the Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu

Exporting Countries

mỏ

PT

phát triển


TNC

Transnational Corporation

Tập đoàn đa quốc gia

UN

United Nations

Liên hợp quốc

UNCTAD

The United Nations Conference Hội nghị Liên hợp quốc về Thương
on Trade and Development

mại và Phát triển


UNDP

The United Nations
Development Program

Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc

USD


đôla Mỹ

VND

Việt Nam đồng

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) tổ chức
năm 2000 và với việc triển khai chiến lược “Đi ra ngoài” của Trung Quốc, quan

hệ Trung Quốc – Châu Phi đã bước sang giai đoạn phát triển mới, trên nhiều
phương diện từ kinh tế cho đến chính trị, ngoại giao và văn hóa–xã hội.
Với mục tiêu phục hưng kinh tế, thực hiện nhanh các Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDGs) và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong giai
đoạn 2015-2030, nhiều nước Châu Phi đã coi Trung Quốc là nền kinh tế mới nổi,
có khả năng hợp tác cùng tiến bộ và vì lợi ích phát triển chung. Đối với Trung
Quốc, Châu Phi là nơi giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dung lượng thị trường
lớn, đang có nhu cầu ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Mở rộng quan hệ với
các nước Châu Phi là một nhiệm vụ đối ngoại chiến lược của Trung Quốc nhằm
phát triển và duy trì ảnh hưởng ở châu lục đen và trên thế giới. Sách trắng Trung
Quốc về Châu Phi năm 2006 đã nhấn mạnh vấn đề hợp tác kinh tế, tập trung vào
các lĩnh vực quan trọng như: thương mại, đầu tư, nông nghiệp, viện trợ kinh tế
v.v…Đến nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Châu
Phi, đồng thời cũng là một trong những nhà tài trợ lớn cho sự phát triển của châu
lục này. Điều kiện phát triển và ý chí của mỗi bên cho thấy, tiềm năng hợp tác
kinh tế của Trung Quốc với châu Phi là rất lớn. Trung Quốc đã và đang đề xuất
nhiều sáng kiến nhằm tạo ra một môi trường quốc tế mới có lợi hơn và gia tăng
ảnh hưởng toàn diện. Châu Phi đóng vai trò quan trọng trong những chiến lược
phát triển mới đây của Trung Quốc như “vành đai, con đường” với mục tiêu mở
ra một kỷ nguyên mới mà Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc địa-chính trị và
địa-kinh tế hàng đầu thế giới.
Cũng như Trung Quốc, Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền
thống hết sức tốt đẹp với nhiều nước châu Phi, khởi nguồn từ những chia sẻ và
cảm nhận chung trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc.
Kể từ năm 1955, tại Hội nghị Bandung của Phong trào không liên kết, Việt Nam
bắt đầu thiết lập những mối quan hệ ngoại giao đầu tiên với các nước châu Phi.
1


Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, đường lối đối ngoại của Việt Nam nhấn

mạnh tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, đấu
tranh vì hòa bình và phát triển, đồng thời đề cao vai trò của các nước nước Á-Phi
đã được nhiều nước châu Phi ủng hộ và tán đồng. Quan hệ chính trị-ngoại giao
và kinh tế giữa Việt Nam với các nước châu Phi vẫn chưa thực sự có chiều sâu,
các nội dung hợp tác chưa theo chiến lược dài hạn và có hệ thống. Quan hệ kinh
tế Việt Nam với các nước châu Phi hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của
hai phía do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việt Nam đã không tận dụng tốt mối
quan hệ truyền thống tốt đẹp này để nâng quan hệ Việt Nam-châu Phi lên một
tầm cao mới. Đây là những thị trường đầy tiềm năng, có sức mua lớn, có khả
năng giúp Việt Nam hạn chế được nguy cơ “bão hoà” hàng hoá trên các thị
trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản. Khu vực châu Phi đang được xác
định là một hướng đi chiến lược, quan trọng và lâu dài đối với chính phủ và
doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sau Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam –
Châu Phi, Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015, Việt Nam dường như vẫn chưa
thực hiện thành công Đề án này và còn rất nhiều những trở ngại và rào cản cần
khắc phục mới có thể đưa khu vực Châu Phi trở thành đối tác quan trọng và lâu
dài. Đặc biệt, trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có nhiều biến động trong
nửa cuối thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
Việt Nam và khu vực châu Phi có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước đó. Điều
này cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận lại các tiềm năng, lợi thế, khó
khăn, rào cản và các phương thức tiếp cận thị trường khu vực Châu Phi, để từ đó
tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển
quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông – Châu Phi giai đoạn 20162025” của chính phủ.
Việc học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế với các
nước châu Phi, từ đó rút ra các kiến nghị chính sách cho Việt Nam là một nhiệm
vụ quan trọng bởi Trung Quốc trong thời gian qua tiến hành rất mạnh việc thúc
đẩy quan hệ chính trị ngoại giao và kinh tế với Châu Phi. Trung Quốc hiện nay là
nước có tầm ảnh hưởng quan trọng trong khu vực châu Phi, đặc biệt trong các
lĩnh vực thương mại, đầu tư, viện trợ, được nhiều nước châu Phi hoan nghênh và
2



chào đón; tuy nhiên, những dự án kinh doanh, đầu tư và viện trợ của Trung Quốc
ở châu Phi hiện nay cũng đang bị các nước phương Tây đánh giá là một hiện
tượng ”chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi và cũng bị một số nước châu Phi và
người dân châu Phi lên án vì gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ năng lực cạnh
tranh của hàng hoá châu Phi, không tạo công ăn việc làm cho người dân châu
Phi, tiếp sức cho các chính phủ châu Phi tham nhũng… Những thành tựu và hạn
chế trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi thực sự là bài học quý giá cho
Việt Nam trong việc tìm phương thức và cách tiếp cận hợp tác phù hợp với các
nước trong lục địa này. Do vậy, đề tài luận án "Quan hệ kinh tế của Trung
Quốc với châu Phi kể từ năm 2000 đến nay và gợi ý chính sách cho Việt
Nam" mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, nhằm đánh giá tác động của
quan hệ kinh tế với Trung Quốc đối với các nước Châu Phi, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm và đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam –
Châu Phi trong thời gian tới.
Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Lợi ích của Trung Quốc và các nước Châu Phi trong việc thúc đẩy quan
hệ kinh tế với nhau là gì?
- Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000 đến nay
đã phát triển như thế nào trong những lĩnh vực chủ yếu?
- Có thể nhìn nhận, đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi
như thế nào?
- Có thể rút ra những bài học và những kiến nghị chính sách gì cho Việt
Nam trong quan hệ kinh tế với Châu Phi từ việc nghiên cứu quan hệ kinh tế của
Trung Quốc với châu Phi?

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận án làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi

kể từ năm 2000 đến nay, phân tích thành công và hạn chế của mối quan hệ này,
rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị những giải pháp đối với Việt Nam
nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
3


Thứ nhất, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và quan điểm nghiên cứu về
quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng, phân tích những thành công và hạn chế
của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay; nhận
định và dự báo xu hướng phát triển của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với
Châu Phi.
Thứ ba, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đồng thời đề xuất
một số giải pháp chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với
Châu Phi.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi,
trong đó tập trung vào ba lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư và quan
hệ viện trợ phát triển.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian:
Do Châu Phi là lục địa gồm 55 nước, nên luận án sẽ tập trung chủ yếu vào
các đối tác kinh tế lớn của Trung Quốc ở châu Phi, đặc biệt tập trung vào Top 10
nước châu Phi là đối tác thương mại, đầu tư và tiếp nhận viện trợ lớn nhất của
Trung Quốc. Đây là các nước châu Phi mà Trung Quốc có ảnh hưởng lớn về mặt
chính trị và kinh tế và các nền kinh tế châu Phi có tiềm năng địa kinh tế, địa
chính trị trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến nay.

Năm 2000, đánh dấu hai sự kiện quan trọng: Một là Bộ chính trị Trung
Quốc chính thức thông qua Chiến lược Đi ra ngoài; Hai là việc lãnh đạo Trung
Quốc và lãnh đạo các nước Châu Phi tuyên bố khẳng định tăng cường quan hệ
hợp tác Trung Quốc với Châu Phi bằng cách thiết lập Diễn đàn Hợp tác Trung
Quốc –Châu Phi (FOCAC).
+ Phạm vi nội dung: tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng là thương mại,
đầu tư và viện trợ phát triển.
Do tính chất bất đối xứng của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu
Phi (quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn nhiều quy mô của các nền kinh
4


tế ở châu Phi) nên Luận án tiếp cận quan hệ này chủ yếu theo chiều từ phía
Trung Quốc, đặc biệt là trong quan hệ đầu tư (chủ yếu là đầu tư của Trung Quốc
vào châu Phi), quan hệ thương mại (xuất nhập khẩu hai chiều Trung Quốc với
châu Phi) và viện trợ (viện trợ của Trung Quốc cho châu Phi) cũng như là các
chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi.
Luận án chủ yếu cũng nghiên cứu phản ứng của các nước Châu Phi đối
với các hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại châu lục này.

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích
4.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
+ Tiếp cận lịch sử: trong quá trình nghiên cứu luận án xem xét quan hệ
kinh tế của Trung Quốc với châu Phi đặt trong một bối cảnh lịch sử và những
điều kiện cụ thể từ năm 2000 trở lại đây. Ngoài ra, luận án cũng xem xét quan hệ
kinh tế của Trung Quốc với châu Phi trong giai đoạn trước năm 2000 để so sánh,
đối chiếu.
+ Tiếp cận lợi ích: khi xem xét mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với
châu Phi, luận án chú trọng phân tích lợi ích của các bên, nhìn nhận mối quan hệ
lợi ích này một cách toàn diện, từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau; đồng

thời đánh giá những mâu thuẫn xoay xung quanh vấn đề lợi ích đó.
+ Tiếp cận liên ngành: bên cạnh cách tiếp cận kinh tế quốc tế, luận án
phân tích tác động của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi dưới một số
khía cạnh như xã hội, chính trị v.v…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân kỳ lịch sử để phân tích, đánh giá quan hệ kinh tế của
Trung Quốc với châu Phi qua các giai đoạn.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm phân tích rõ thực trạng
quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, nguyên nhân dẫn đến thực trạng
trên và chính sách của mỗi bên nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác này.
- Phương pháp thống kê đơn giản (giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối, tần
suất...), mô tả thông qua các hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu.

5


- Phương pháp nghiên cứu trường hợp. Các trường hợp được nghiên cứu
sâu trong luận án là quan hệ kinh tế của Trung Quốc với ba nước Châu Phi: Nam
Phi, Nigeria và Ethiopia.
- Phương pháp dự báo, dựa trên các kịch bản với các yếu tố chính tác
động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc và của các nước châu Phi.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: luận án sẽ tiến hành phỏng vấn một
số chuyên gia của Việt Nam về mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi trong
thời gian qua và quan điểm của các chuyên gia về các giải pháp thúc đẩy quan hệ
kinh tế Việt Nam – châu Phi trong thời gian tới. Phương pháp này là cần thiết để
tìm kiếm các nội dung, ý kiến của các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt
động thực tế trên địa bàn châu Phi, từ đó có những kiến nghị giải pháp mang tính
chất thiết thực hơn cho luận án.
+ Nguồn dữ liệu: luận án chủ yếu sử dụng các tài liệu thứ cấp được thu

thập thông qua giáo trình, bài giảng, các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, các
công trình đã có ở trong nước, một số văn bản, chính sách của Việt Nam, các tổ
chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Phi, Quỹ tiền
tệ Quốc tế, các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc, Châu Phi, Việt Nam và các
nước khác trên thế giới, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các
cơ quan hữu quan trên tất cả các khía cạnh liên quan đến quan hệ kinh tế của
Trung Quốc với châu Phi.
Luận án cũng sử dụng một số tài liệu sơ cấp, được lấy từ Vụ Tây Á –
Châu Phi Bộ ngoại giao và Viện nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông. Đây là
những tài liệu đánh giá thực tế các chuyến khảo sát của các đoàn học giả, ngoại
giao và lãnh đạo Việt Nam đến một số nước châu Phi trong thời gian vừa qua.
Các tài liệu này sẽ giúp tác giả luận án có thêm thông tin và kiến thức thực tế để
đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi trong thời gian qua và đưa ra các
kiến nghị giải pháp sau khi nghiên cứu bài học từ Trung Quốc trong quan hệ với
các nước châu Phi.
4.3. Khung phân tích của luận án:

6


Xuất phát điểm phân tích của luận án là mối quan hệ lợi ích giữa Trung
Quốc với các nước châu Phi, đặc biệt được thể hiện trong ba lĩnh vực phân tích
cụ thể là: thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển.
Có hai quan điểm khi đánh giá quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu
Phi. Quan điểm thứ nhất nhìn vào sự hợp tác cùng có lợi và những khẩu hiệu
trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và nhấn mạnh tính tích cực của quan
hệ này, nhất là vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc hỗ trợ và thúc đẩy
các nước châu Phi phát triển kinh tế-xã hội. Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng
Sản Trung Quốc đặt ra yêu cầu xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới thể hiện rõ
ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh việc thúc đẩy xây

dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Điều này cũng hàm ý rằng, các nước
đang phát triển, trong đó có cộng đồng các nước châu Phi, sẽ được chia sẻ lợi ích
từ mục tiêu chung đó. Ngược lại, quan điểm thứ hai nhìn vào các vấn đề như:
bòn rút tài nguyên, tàn phá môi trường và giành giật công ăn việc làm của các
công ty và lao động Trung Quốc để lên án khía cạnh tiêu cực của mối quan hệ
này.
Luận án này cho rằng: quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi mang
nhiều đặc điểm của “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Trung Quốc ở châu Phi,
thể hiện bởi các chính sách và hoạt động khai thác tài nguyên, thị trường, viện
trợ và di dân của Trung Quốc ở các nước châu Phi. Quan hệ kinh tế của Trung
Quốc với châu Phi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới trong
bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh phương thức phát triển và trước những phản
ứng mạnh mẽ hơn từ phía người dân và chính phủ ở các nước châu Phi. Trung
Quốc hiện cũng đang đứng trước nhiều mâu thuẫn khó hoá giải, trong đó có mâu
thuẫn giữa lợi ích kinh tế trong ngắn hạn với những lợi ích về chính trị và ngoại
giao trong nỗ lực nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình ở châu lục này.
Trên cơ sở đó, luận án xây dựng một khung phân tích như sau:
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi
Đánh
Đánh giá thực
giá động trạng của quan

Đánh giá tác động
của quan hệ
7

Đánh giá triển vọng của quan
hệ



cơ của
quan hệ

hệ

Thông
qua
phân
tích
động cơ
lợi ích

- thông qua các
tiêu chí đo lường
quan hệ thương
mại, đầu tư, viện
trợ
- thông qua các
yếu tố tác động

- từ góc nhìn của
các quan điểm
khác nhau:
Quan điểm về sự
hợp tác cùng có
lợi giữa các nền
kinh tế đang phát

- Thông qua bối cảnh và yếu
tố mới:

+ Sự phát triển của Trung
Quốc; cục diện phát triển của
Châu Phi; Bối cảnh phát triển
của thế giới và đặc thù của
châu Phi

đến quan hệ
thương mại, đầu
tư, viện trợ

triển; Chủ thuyết
về Cộng đồng
chung vận mệnh
nhân loại của
Trung Quốc
Quan điểm về sự

+ Các mâu thuẫn của Trung
Quốc: giữa những lợi ích về
kinh tế ngắn hạn với những
lợi ích tổng thể; giữa mục tiêu
nhằm tăng cường sức mạnh
tổng hợp với mục tiêu xây

phụ thuộc và chủ
nghĩa thực dân
kiểu mới

dựng hình ảnh tốt đẹp; giữa
lợi ích phát triển quốc gia với

lợi ích phát triển trong dài hạn
của Châu Phi

Đánh giá động cơ
của quan hệ

Đánh giá thực
trạng của quan hệ

Đánh giá tác động
của quan hệ

- quan hệ thương
mại

Tích cực

- quan hệ đầu tư

Đánh giá triển
vọng của quan hệ
Thách
thức/thời cơ

- quan hệ viện trợ
Tiêu cực

5. Các đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và quan điểm nghiên cứu về
quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi. Luận án đã nghiên cứu, đánh giá

thực trạng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi và làm rõ một số vấn đề
nổi bật của quan hệ kinh tế của Trung Quốc vơi châu Phi từ năm 2000 đến nay;
8


chỉ ra được động cơ lợi ích của Trung Quốc và châu Phi trong quan hệ hai bên;
phân tích phản ứng của châu Phi đối với mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Về luận điểm khoa học, Luận án góp phần chứng minh rằng, quan hệ kinh tế
của Trung Quốc với châu Phi đã đạt được những thành công nhất định, đem lại
nhiều tác động tích cực đối với một số nền kinh tế các nước châu Phi. Tuy nhiên,
luận án cũng chỉ rõ xu hướng chuyển sang một hình thức “chủ nghĩa thực dân kiểu
mới” của Trung Quốc ở châu Phi, thể hiện bởi các chính sách và hoạt động khai
thác tài nguyên, thị trường, viện trợ và di dân của Trung Quốc ở các nước châu Phi.
Luận án cũng nhận định rằng, quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc
điều chỉnh phương thức phát triển theo hướng giảm sự lệ thuộc vào tài nguyên và
trước những phản ứng mạnh mẽ hơn từ phía người dân và chính phủ ở các nước
châu Phi đối với các tác động tiêu cực từ những hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
Trong việc xử lý quan hệ kinh tế với châu Phi, Trung Quốc hiện cũng đang đứng
trước nhiều mâu thuẫn khó hoá giải, trong đó có mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế
trong ngắn hạn với những lợi ích về chính trị và ngoại giao trong nỗ lực nâng cao vị
thế và ảnh hưởng của mình ở châu lục này.

Về đóng góp chính sách, từ việc phân tích quan hệ kinh tế của Trung Quốc
với châu Phi, luận án này cũng cho rằng, Việt Nam cần phát huy được mối quan
hệ truyền thống tốt đẹp với các nước châu Phi, dùng ngoại giao làm cầu nối, mở
đường cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước này trong
thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận và quan điểm nghiên cứu về
quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi nói
riêng. Luận án có ý nghĩa lý luận trong việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa
Trung Quốc và Châu Phi, đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong đó, đề tài tập trung phân
9


tích quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi đặt trong một bối cảnh lịch sử
và những điều kiện cụ thể từ năm 2000 trở lại đây. Ngoài ra, luận án cũng xem
xét quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi trong giai đoạn trước năm 2000
để so sánh, đối chiếu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án tập trung phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quan hệ kinh
tế của Trung Quốc với châu Phi và làm rõ một số vấn đề nổi bật của quan hệ
kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến nay. Trong đó, tập trung
phân tích các lĩnh vực chính là thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc với châu Phi
trong thời gian từ năm 2000 đến nay.
Luận án cũng đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ
với các nước châu Phi cần phát huy được mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với
các nước châu Phi, dùng ngoại giao làm cầu nối, mở đường cho việc thúc đẩy
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước này trong thời gian tới.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn
chương chính:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ kinh tế của Trung Quốc
với châu Phi
Chương 3: Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi từ năm 2000 đến
nay

Chương 4: Triển vọng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi và
gợi ý chính sách cho Việt Nam

10


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu trong nước
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi là chủ đề nổi bật được
nhiều học giả quan tâm tìm hiểu trong những năm trở lại đây. Có thể phân loại
các công trình nghiên cứu trong nước về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với
châu Phi theo các nội dung sau:
Một là nghiên cứu về quan hệ của các nước lớn đối với khu vực Châu Phi.
Trong đó có quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi. Cuốn sách “Châu Phi và
Trung Đông năm 2008: những vấn đề và sự kiện nổi bật” của Đỗ Đức Định và
Nguyễn Thanh Hiền (2009) đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nổi
bật của Châu Phi – Trung Đông trong năm 2008, trong đó có đánh giá quan hệ
của các nước lớn (gồm cả Trung Quốc) và Việt Nam với hai khu vực này trong
năm 2008. Cuốn sách “Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu của Châu Phi” của Nguyễn Thanh Hiền (2008) đã phân tích, đánh giá vị trí
của Châu Phi trong hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển toàn cầu hiện nay,
những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội mà các nước Châu Phi đang phải đối mặt
và sự hợp tác của các nước trên thế giới (trong đó có Trung Quốc) giúp Châu Phi
giải quyết các vấn đề trên.
Ngoài ra, nhiều khía cạnh của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu
Phi như đầu tư, hợp tác phát triển nông nghiệp còn là nội dung quan trọng của
một số nghiên cứu về các vấn đề phát triển của Châu Phi như “Hợp tác nông
nghiệp ở Châu Phi: thực trạng và xu hướng” của Trần Thị Lan Hương (2009).

Các nghiên cứu này cũng nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc, phân tích về
vai trò và ảnh hưởng của nước này ở khu vực Châu Phi. Điển hình trong số các
nghiên cứu này có thể kể đến cuốn sách “Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình
trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Lê Văn Mỹ (2013). Cuốn
sách đưa ra một cái nhìn tổng quan về ngoại giao Trung Quốc trong 10 năm đầu
thế kỉ XXI; tổng hợp những đánh giá, dự báo của các học giả Trung Quốc và học
giả thế giới về ngoại giao với sự trỗi đậy của Trung Quốc những
11


năm đầu thế kỉ XXI, trong đó có vấn đề điều chỉnh chính sách ngoại giao của
Trung Quốc giai đoạn 2011-2020.
Hai là nghiên cứu quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, được
phân tích, đánh giá thông qua các tác phẩm tiêu biểu, như:“Quan hệ hợp tác
nông nghiệp Trung Quốc – Châu Phi”, tác giả Đỗ Minh Cao (2008); “Trung
Quốc – đối tác nông nghiệp quan trọng của Châu Phi trong những thập niên đầu
thế kỷ XXI” (Trần Thị Lan Hương và Đặng Thị Thư, 2009); “Quan hệ Trung
Quốc – Angola thời gian gần đây” (Lê Thị Tố Uyên, 2010); “Di chuyển lao động
của Trung Quốc đến Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, (Nguyễn Hồng
Thu, 2010); “Quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi” (Nguyễn Nhâm,
2011) v.v…Ngoài ra có một bài viết rất đáng chú ý của tác giả Võ Minh Tập về
“Chính sách của Trung Quốc đối với Châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI”
đã đánh giá vị trí của Châu Phi trong chính sách của Trung Quốc trong những
năm đầu thế kỉ XXI từ đó đưa ra những đánh giá về những thành công, thách
thức về chính sách của Trung Quốc với Châu Phi. Trong các tác phẩm nghiên
cứu này, quan hệ kinh tế Trung Quốc – Châu Phi được phân tích qua một số lĩnh
vực: thương mại, đầu tư, hợp tác lao động…Tuy nhiên, trong hầu hết các tác
phẩm chưa đánh giá được toàn diện mối quan hệ hợp tác kinh tế Châu Phi –
Trung Quốc cũng như tác động của mối quan hệ hợp tác này đối với khu vực
Châu Phi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cố gắng rút ra bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam từ quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi như nghiên cứu
“Quan hệ thương mại Trung Quốc – Châu Phi và một số bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam” (Trần Thị Tuyết Lan, 2012). Nghiên cứu này đã nêu lên một số
bài học cho Việt Nam từ thực trạng thương mại của Trung Quốc với châu Phi.
Tuy nhiên, các bài học này chưa toát lên tính tổng thể và toàn diện. Các phương
pháp sử dụng chủ yếu là mô tả thực trạng giới hạn trong thời gian gần đây song
tính cập nhật chưa cao.
Đặc biệt, Tờ Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam đăng
tải khá nhiều bài viết của các tác giả nước ngoài và được dịch sang tiếng Việt từ
nhiều nguồn tạp chí nước ngoài khác nhau, điển hình là các tạp chí như: “Le
12


Quotidien

d’Oran”

(Algeria),

“Afrik”

(Morocco),

“Liberté”

(Algeria),

“Libération”, “Le Monde Diplomatique”và “Politique Étrangère (Pháp),
“Elwantan”


(Algeria),

“Good

Morning

Afrika”,

“Newsweek”

(Mỹ),

“L’Expression” (Algeria), “Peace and Development” (Trung Quốc), “World
Today” (Anh), “Chính trị quốc tế” và “Tin tức quốc tế” (Trung Quốc),
“Geopolitique”, “Les cahiers” v.v...Những chuyên trang này có các bài bình luận
và phân tích khá sâu về quan hệ của Trung Quốc với châu Phi trên nhiều mặt,
song nổi bật nhất vẫn là chính trị-ngoại giao và kinh tế. Dù vậy, quan điểm của
một số tác giả phương Tây có phần tiêu cực, chủ yếu chỉ đánh giá, phát hiện
những mặt hạn chế của quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, chưa đánh
giá đúng mặt tích cực của mối quan hệ này.
Các bài đăng tải trên Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã đã đề
cập và phân tích nhiều vấn đề xung quanh những chính sách ngoại giao của
Trung Quốc, những chiến lược của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với trật tự thế
giới. Ví dụ, bài “Chiến lược cùng tồn tại của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với
trật tự thế giới” (Jamestown Foundation, 2013) là một bài viết chuyên sâu về
chiến lược hiện nay của Trung Quốc. Bài viết đã phân tích về vị thế của Trung
Quốc hiện nay trên trường quốc tế. Chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi
hoạt động quốc tế của các nước khác mà không cần thúc đẩy việc thành lập một
trật tự thế giới hoàn toàn mới. Bài “Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược dầu lửa tại
Iraq” (Jamestown Foundation, 2013) đã cho biết trong khi cộng đồng quốc tế

vẫn đang quan tâm đến tình trạng bạo lực tràn lan và khả năng sản xuất dầu lửa
nhưng ít chú trọng tới những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Iraq đặc
biệt với Trung Quốc trong thời kì hậu Saddam. Bài viết “Chính sách kinh tế của
Trung Quốc tại Ăngola” (2013) đưa ra đánh giá những phản ứng khác nhau, đặc
biệt xu hướng quan ngại về việc mở rộng địa chính trị và xác định chủ nghĩa
thực dân kiểu mới của Trung Quốc ở Châu Phi.
Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu nói trên đã cung cấp được những
thông tin bổ ích; phân tích về tình hình đất nước, con người, hệ thống chính trị,
thực trạng kinh tế, phát triển xã hội của khu vực và một số nước Châu Phi. Do
13


vậy, đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá để luận án tham khảo các luận điểm
cũng như có thêm bằng chứng minh hoạ cho một số yếu tố tác động đến quan hệ
kinh tế giữa Châu Phi và Trung Quốc.

1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Tài liệu nước ngoài về quan hệ giữa Châu Phi và Trung Quốc rất phong
phú. Đặc biệt, các bài báo về quan hệ ngoại giao chính trị kinh tế của khu vực
Châu Phi và Trung Quốc rất nhiều. Từ khi biến động chính trị Mùa xuân Arab
xảy ra tại Trung Đông – Bắc Phi năm 2011, bối cảnh khu vực ngày càng biến đổi
kéo theo sự điều chỉnh và thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của rất nhiều
quốc gia ở đây cũng như của các nước lớn, điển hình như Trung Quốc, có mặt ở
khu vực này.
Các công trình nghiên cứu của những học giả Trung Quốc về quan hệ kinh
tế Trung Quốc – Châu Phi tiêu biểu gồm: 中中中中中中中中中中中中 (Điều chỉnh và thay
đổi chính sách của Trung Quốc về Châu Phi) của Li Anshan (2006);中中中中中中中中中
中中中中中中中中 (Viện trợ của Trung Quốc ở Châu Phi và vai trò của nó) của Luo
Jianbo và Liu Hongwu (2007); 中中中中中中中中中中 (Liên kết ở Châu Phi và mối quan
hệ Trung Quốc – Châu Phi) của Luo Jianbo (2006); 中中中中中中中中 (Năm lĩnh vực

trong chính sách của Trung Quốc với Châu Phi) đăng trên Báo nhân dân Trung
Quốc, ngày 13/1/2006; Sách trắng Hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc –
Châu Phido Hội đồng nhà nước Trung Quốc xuất bản năm 2013; 中中中中中中中中 , 中
中中中 (Chính sách Trung Quốc ở Châu Phi và quyền lực mềm của nó) của Luo
Jianbo và Zhang Xiaomin (2009)...
Các ấn phẩm của các học giả Trung Quốc đã khái quát chung về các chính
sách ngoại giao, kinh tế của Trung Quốc đối với Châu Phi kể từ năm 1979 đến
nay, nhấn mạnh đến các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể, lịch sử phát trển mối
quan hệ của Trung Quốc với châu Phi. Dựa trên các tác phẩm của người Trung
Quốc, luận án đã có những tư liệu xác thực nhất về các chính sách, chiến lược và
phương thức tiếp cận thị trường Châu Phi của người Trung Quốc. Tuy nhiên, các
ấn phẩm này không có nhiều ở Việt Nam, chưa cập nhật thông tin và những đánh
14


giá toàn diện về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, còn thiên về ý
kiến chủ quan của người Trung Quốc khi đánh giá mối quan hệ này.
Ngoài ra, các học giả thế giới cũng rất quan tâm nghiên cứu quan hệ kinh
tế của Trung Quốc với châu Phi, tập trung vào các nhóm chủ đề cơ bản sau:
Thứ nhất, nghiên cứu bức tranh chung về hợp tác kinh tế và chính
sách của Trung Quốc với Châu Phi.
Bài viết “Chính sách đối ngoại phục vụ thương mại: Quan hệ thương mại
của Trung Quốc với Châu Phi và Mỹ Latinh 1992-2006”của Gustavo A Flores
Macia (2013) đã phân tích lịch sử của mối quan hệ thương mại Trung Quốc với
khu vực Châu Phi và Mỹ Latinh, các vấn đề chính sách của mối quan hệ thương
mại song phương này. Bài viết “Trung Quốc và Châu Phi: Chính sách và thách
thức” của Li Anshan (2007) phân tích các chính sách Châu Phi của Trung Quốc,
tầm quan trọng của Châu Phi đối với Trung Quốc và những thách thức trong hợp
tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi. Bài viết “Nhân tố mới trong phát triển quốc
tế: trường hợp của Trung Quốc ở Châu Phi” của He Wenping (2013) phân tích

lịch sử phát triển viện trợ của Trung Quốc đối với Châu Phi, các chính sách
thương mại và đầu tư của Trung Quốc ở Châu Phi và vai trò của Trung Quốc tại
khu vực này.
Đặc biệt, một trong những vấn đề được nhiều nghiên cứu tập trung thảo
luận là các chiến lược can dự về kinh tế của Trung Quốc ở Châu Phi. Ví dụ, bài
viết “Can dự của Trung Quốc ở Châu Phi: Phạm vi, tầm quan trọng và hệ quả”
của Denis M Tull (2006) đánh giá tầm quan trọng của Trung Quốc ở Châu Phi và
một số chính sách cũng như hiệu quả chính sách hợp tác kinh tế ở Châu Phi. Bài
viết “Quan hệ Trung Quốc – Châu Phi trong thế kỷ 21: can dự, mặc cả và tranh
luận” của Keiran E. Uchehara (2009) phân tích chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với Châu Phi kể từ năm 2000, các chương trình hợp tác kinh tế– xã hội
song phương, những mất cân bằng trong mối quan hệ thương mại – đầu tư giữa
hai bên, một số vấn đề tồn tại trong quan hệ Trung Quốc và châu Phi. Cuốn sách
“Châu Phi và Trung Quốc: Đối tác, Đối thủ cạnh tranh hay bá chủ” của Chris
Alden (2007) đã phân tích tương đối cặn kẽ những mốc chính trong quan

15


hệ ngoại giao giữa khu vực Châu Phi và Trung Quốc để từ đó nhấn mạnh quan
điểm rằng mục đích chính yếu của Trung Quốc khi đặt quan hệ ngoại giao với
Châu Phi không ngoài vấn đề năng lượng dầu mỏ. Tuy nhiên cũng không thể phủ
nhận rằng thương mại trao đổi hai chiều của khu vực Châu Phi và Trung Quốc đã
và đang tăng mạnh. Cuốn sách “Quan điểm của Trung Quốc và Châu Phi về
Trung Quốc ở Châu Phi?” của Axel Harneit-Sievers, Stephen Marks và Sanusha
Naidu (2010) đã đưa ra những phân tích về lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc –
Châu Phi và những điểm chín muồi trong mối quan hệ giữa các nước trong khu
vực Châu Phi với Trung Quốc để giải quyết một cách thấu đáo rằng tại sao Trung
Quốc có thể sử dụng linh hoạt mối quan hệ giữa viện trợ, trao đổi thương mại và
nợ nần với các nước Châu Phi. Cuốn sách cũng đưa ra những phân tích cụ thể về

quan hệ ngoại giao kinh tế chính trị…với từng nước trong khu vực Châu Phi.
Cuốn sách “Trung Quốc và Châu Phi: Một thế kỷ Cam kết” của David H. Shinn
và Joshua Eisenman (2012) đã đưa ra những phân tích tương đối chi tiết mối
quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị,
ngoại giao, đầu tư, giáo dục và văn hóa…
Ngoài các ấn phẩm tiêu biểu trên, chính sách hợp tác kinh tế của Trung
Quốc với châu Phi còn có thể tìm thấy trong nhiều công trình nghiên cứu ngoài
nước khác như: “Quan hệ Trung Quốc Châu Phi trong kỷ nguyên thay đổi to
lớn” (Li Xin và Abdulkadir Osman Farah, 2013); “Triển vọng hậu khủng hoảng
của quan hệ Trung Quốc – Châu Phi” (Jing Gu và Richard Schiere, 2011);
“Trung Quốc ở Châu Phi: chuẩn bị cho diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu
Phi tiếp theo” (Kerry Brown, 2009); “Cuộc hôn nhân Trung Quốc – Châu Phi”
(Henrieta Borovska, 2011); “Quan hệChâu Phi–Trung Quốc: những năm chiến
tranh lạnh và sau đó” (Vitor Ojakorotu và Ayo Whetho, 2008); “Quan hệ kinh
doanh và phát triển của Châu Phi với Trung Quốc” (Lawal Mohammed Marafa,
2009)…Nhìn chung, các ấn phẩm trên đã phản ánh các giai đoạn phát triển của
mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi, lợi ích, cơ hội trong việc mở
rộng mối quan hệ này đối với cả hai phía, các chính sách phát triển cụ thể trong
từng giai đoạn và các lĩnh vực hợp tác, đánh giá sự thay đổi chính sách của
16


×