Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.24 KB, 6 trang )

TUẦN 8 - TIẾT 27: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Các tác giả, tác phẩm đã học.
- Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới
- Những giá trị nghệ thuật truyền thống và những manh nha của sự thay đổi để hiện đại hoá văn
học.
2. Kỹ năng: - Nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học thời trung đại
3. Thái độ tư tưởng: Rèn tư tưởng thái độ nghiêm túc và tình yêu quê hương đất nước
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV và HS

T Nội dung cần đạt
g

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

1 Giới thiệu trong chương trình lớp 10 chúng ta đã
' tìm hiểu bài khái quát văn học trung đại VN giờ
này chúng ta ôn tập kiến thức chủ yếu của văn
học trung đại VN


+ PP giới thiệu: thuyết trình...

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:


Mục tiêu:

- Nắm được một cách hệ thống những
kiến thức cơ bản về văn học trung đại

5 1. Nội dung
' Kiến thức của câu 1, câu 2, câu 3 câu 4 trong
sách giáo khoa trang 76-77
2. Phương pháp


Việt Nam đã học trong chương trình
Ngữ văn lớp 11.

Cho học sinh trao đổi làm tại lớp

- Có năng lực đọc – hiểu văn bản
văn học, phân tích văn học theo từng
cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình
tượng, ngôn ngữ văn học.


Phương pháp:

- Công việc của GV: đưa ra vấn đề

cho học sinh tìm hiểu
- Công việc của HS: Học sinh đọc
bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể
Thao tác 1: Tìm hiểu nội dung
- GV: Đặt câu hỏi em hãy nêu những
biểu hiện của nội dung yêu nước trong
VH từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- HS: Suy nghĩ và trả lời.

2 1. Nội dung
9 - Giai đoạn văn học này (từ thế kỷ XVIII đến
' hết thế kỷ XIX), nội dung yêu nước có những
biểu hiện mới, ý thức về vai trò của người trí
thức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền của Ngô
Thì Nhậm), tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập
khoa luật của Nguyễn Trường Tộ), tìm hướng đi
mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát)…
Chủ nghĩa yêu nước ở văn học nửa cuối thế kỷ
XIX mang âm hưởng bi tráng, thể hiện rõ nét
trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX
xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, xuất
hiện hàng loạt những tác phẩm mang nội dung
nhân đạo có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chinh
Phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân
Hương…
- Nội dung nhân đạo chủ yếu trong văn học giai

đoạn này là sự thương cảm trước bi kịch và đồng
cảm với khát vọng của con người; khẳng định,
đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án những thế lực
tàn bạo chà đạp con người, đề cao truyền thống


đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc.
- GV: Em hãy nêu nôị dung chủ yếu
trong văn học giai đoạn này
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có
những biểu hiện mới, hướng vào quyền sống của
con người, nhất là con người trần thế (Truyện
Kiều, thơ Hồ Xuân Hương)…, ý thức về cá nhân
đậm nét hơn (ý thức về quyền cá nhân, hạnh
phúc cá nhân, tài năng cá nhân… qua các tác
phẩm như: Đọc Tiểu thanh ký của Nguyễn Du,
Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương, Bài ca
ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ).
- Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của
đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (trích kinh ký sự
của Lê Hữu Trác) làm bức tranh chân thực về
cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc hoạ ở hai
phương diện, cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang,
xa hoa và cuộc sống ốm yéu, thiếu sinh khí của
cho con nhà chúa.
- Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu.


- GV: Đặt câu hỏi Em hãy cho biết
những giá trị nội dung và nghệ thuật
của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

+ Nội dung: Nổi bật nhất là đề cao đạo lý nhân
nghãi (truyện Lục Vân Tiên) và nội dung yêu
nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc, Chạy giặc).

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

+ Nghệ thuật nổi bật nhất là tính chất đạo đức,
trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình
tượng nghệ thuật.
Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa
có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng
nông dân nghĩa sĩ. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc, hình tượng người anh hùng nông dân
nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng, có sự kết hợp giữa
yêu tố bi (đau thương) với yếu tố tráng (hào
hùng, tráng lệ). Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc là tiếng khóc đau thương mà lớn lao,
cao cả.
Hướng dẫn ôn tập về phương pháp
Hs lập bảng tổng kết về tác giả , tác phẩm .


- GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập thêo
kiến thức trong SGK

tt Tên tg


Tên
tp

Nội dung- Nt chủ yếu

1 Lê Hữu
Trác

Vào
phủ
chúa
Trịn
h

Từ chuyến vào phủ
chúa thăm bệnh thể
hiện giá trị phản ánh
hiện thực và nhân cách
thanh cao của tác giả.

2
. .........

........ .......

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

Đặc điểm thi
pháp


Nội dung biểu hiện

Tư duy nghệ
thuật

Thường nghĩ theo kiểu mẫu
nt có sẵn công thức , hình
ảnh ước lệ ...

Quan niệm
thẩm mĩ

Hướng về cái đẹp trong quá
khứ thiên về cái tao nhã cao
cả

Bút pháp

Thiên về ước lệ tượng trưng
gợi hơn tả

Thể loại

Kí sự, thơ đường luật , hát
nói ...

Bài tập:
Chứng minh 1 số sáng tạo trong quy phạm ước lệ
- Thơ HXH, NK Hình thức : Thơ Nôm đường

luật thất ngôn bát cú , thi liệu ước lệ.
- Sáng tạo, thi đề , hình ảnh , từ ngữ ..
Chứng minh qua tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần
giuộc
Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú ..
Hướng dẫn luyện tập
Em hãy chứng minh nội dung yêu nước thể hiện


qua tác phẩm học trong chương trình lớp 11
Em hãy phân tích giá trị nhân đạo thể hiện qua
tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 11
Em hãy phân tích một số tác phẩm Vào phủ
chúa trịnh , thương vợ ..
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng
dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi
làm bài.

3 2. Luyện tập:
' Bài tập 1: Em hãy phân tích giá trị hiện thực và
phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa
Trịnh của Lê Hữu Trác
Gợi ý:
1. Cảm nhận về nội dung hiện thực của đoạn
trích:
- Bức tranh sinh động về cuộc sống và con người
trong phủ chúa: như cảnh quan vừa tráng lệ vừa
tôn nghiêm với cách kiến trúc và với sự hiện

diện của người lính gác, lính canh lại vừa ngột
ngạt, âm u, tăm tối trong cách bài trí sắp xếp
(mấy lần cửa mấy lần trướng gấm...)
+ Đời sống sinh hoạt: xa hoa, sang trọng, mang
rõ phong cách sống của bậc vương giả uy quyền
(vườn thượng uyển, hồ, cây, các công trình kiến
trúc có quy mô lớn, các đồ dùng sang trọng...)
+ Con người nhiều loại với sự phân cấp từ cao
xuống thấp mà ở sđó , thế tử Trịnh Cán là trung
tâm chú ý được chăm sóc, bao bọc và đề cao đặc
biệt - một đứa trẻ còn ngây thơ song đã sống
vương giả, tôn nghiêm và đầy uy quyền.
- Cảm nghĩ của tác giả cũng được thể hiện sinh
động, chân thực:
+ Khi mới vào phủ chúa: phê phán kín đáo sự
lộng hành cuả chúa Trịnh, mỉa mai cuộc sống xa
hoa hưởng lạc (Cách miêu tả tỉ mỉ sự xa hoa quá
mức trong kiểu cách bài trí cũng như sinh hoạt,
ăn uống với phong vị của đại gia: suy nghĩ về
căn nguyên bệnh tật của thế tử" ở chốn màn che


trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ
yếu đi")
+ Lúc xxem bệnh cho thế tử: phân vân giữa
việc chữa bệnh hiệu quả ngay để giữ y đức và
chãư bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói
buộc. Cuối cùng y đức đã chiến thắng: Ông đã
bốc dúng thuốc, chữa bệnh đúng dù cách chãư
của ông không phù hợp với các ý của thái y.

2. Đánh giá giá trị hiện thực của đoạn trích;
- Phản ánh chân thực cuộc sống và cách sống
của tầng lớp vua chúa quan lại phong kiến: xa
hoa, hưởng lạc và chuyên quyền, giúp người đọc
có một cái nhìn đầy đủ về cuộc sống của tầng lớp
phong kiến quý tộc trong xã hội cũ.
- bộc lộ thái độ và những suy nghĩ chân thực,
nghiêm túc của người trí thức trước thực tế đời
sống thực tế: vừa muốn giữ lương tâm nghề
nghiệp, bản lĩmh nhà nho cứng cỏi không dưạ
dẫm vừa chán ghét cuộc sống chốn quan trường.
Qua thái độ và cách nghĩ ấy của tác giả, người
đọc có thể nhận ra không chỉ vẻ đẹp nhân cách
của tác giả mà còn thấy thêm một tầng sâu nữa
của hiện thực được phản ánh : Chế độ phong
kiến không tìm thấy được tiếng nói chung với
các tầng lớp nhân dân nên cũng không có được
sự đòng thuận của tầng lớp trí thức có tài năng.
Đó là dấu hiệu của sự dạn nứt và đổ vỡ khó tránh
khỏi của thể chế xã hội sau này.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài
Gv chốt lại: Nội dung cơ bản
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: Kiểm tra lại các bài tập ?

2. Tiết học tiếp theo: trả bài làm văn số 2.




×