Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

LÝ LUẬN CHUNG về kế TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.66 KB, 53 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015
Bảng 2.2 Tổng chi ngân sách xã năm 2015
Bảng 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015
HÌNH 2.1: THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Bảng 2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 2.5 Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm 2013-2015
Bảng 2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014
Bảng 2.7 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2013

1
SV: Nguyễn Thị Huyền

1

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN
SÁCH XÃ


1.1

Khái quát về thu, chi ngân sách xã
1.1.1Khái quát chung về ngân sách xã
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã
nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cấp cơ sở trong
khuôn khổ đã được phân công,phân cấp quản lí.
1.1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã
Là một cấp NS, nên NSX mang đặc điểm chung của NS các cấp:

-

Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức

-

do cơ quan có thẩm quyển quy định.
Hoạt động của NSX gắn với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã.
Bên cạnh những đặc điểm chung, thì NSX còn có được nhận diện qua
các giác độ sau:
NSX là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN, đóng vai trò là một cấp NS, vì
NSX cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi như một cấp NS
thực thụ. Đây là cấp cuối cùng của hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn ra
các giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa nhà nước với các chủ thể
khác.
NSX đóng vai trò như một đơn vị dự toán. Tại xã có phát sinh các khoản
thu do chính quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã giữ lại một phần hay toàn bộ

số thu đó để sử dụng; và cũng phải chi trả thanh toán cho đầu vào để đảm bảo
các hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội,
quốc phòng…
Do vậy, quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã
được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN.
2
SV: Nguyễn Thị Huyền

2

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.1.1.3. Vai trò của NSX
-

NSX đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở sở. Do
NSX tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiện các
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo chi

-

phí cho bộ máy nhà nước ở cấp xã.
NSX là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực hiện quản
lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Thu, chi NS không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng

quỹ tiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực
hiện việc kiểm tra,kiểm soát,điều chỉnh các hoạt động kinh tế,xã hội trên địa
bàn theo đúng chính sách,chế độ.
1.1.2 Khái quát chung về thu ngân sách xã
Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội
đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Gồm:
+ các khoản thu xã được hưởng 100%: thu phí, lệ phí; thu từ các hoạt
động sự nghiệp; đóng góp của các tổ chức cá nhân cho xã…
+Các khoản thu xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm: thu thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất …
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: bổ sung để cân đối ngân sách,bổ
sung có mục tiêu theo chế độ hoặc các chương trình,mục tiêu của Nhà nước.

3
SV: Nguyễn Thị Huyền

3

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.1.3 Khái quát chung về chi ngân sách
Chi ngân sách bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan
Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát

triển kinh tế xã hội thuộc chức năng,nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo
phân cấp của địa phương.
Gồm có các khoản chi sau:
+ Các khoản chi thường xuyên: Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà
nước,chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá…
+ Các khoản chi đầu tư phát triển: Là các khoản chi đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân
sách xã phải đảm bảo duy trì hoạt động đóng góp tự nguyện của các tổ chức
cá nhân.
1.2

Công tác kế toán về thu ngân sách xã.
1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sách xã.
Khái niệm: Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã
được Hội đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Nhiệm vụ của việc thực hiện thu ngân sách xã: Bộ phận Tài chính xã có
nhiệm vụ phối hợp với đội thuế xã đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Đơn
vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu
hoặc của bộ phận tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc
nộp bằng tiền mặt) đến KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN
căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của bộ phận tài chính xã,
lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) đến
KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN.
Trường hợp đối tượng phải nộp NS không có điều kiện nộp tiền trực tiếp
vào NSNN tại KBNN theo chế độ quy định, thì:

-

Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu,

sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Trường hợp cơ quan thuế uỷ
4
SV: Nguyễn Thị Huyền

4

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

quyền cho Tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được
-

hưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định.
Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của tài chính xã, bộ phận tài chính
xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộp vào quỹ của
NSX để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa
chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN.
Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách; khi thu phải
giao biên lai cho đối tượng nộp. Cơ quan Thuế, phòng Tài chính huyện có
nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho bộ phận tài chính xã để thực
hiện thu nộp NSNN. Định kỳ, bộ phận tài chính xã báo cáo việc sử dụng và
quyết toán biên lai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu
NSX, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộp trực
tiếp hoặc chuyển khoản vào KBNN; đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu
thì cơ quan thu xác nhận để bộ phận tài chính xã làm căn cứ hoàn trả.

Việc luân chuyển chứng từ thu được thực hiện như sau:

-

Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển một liên

-

chứng từ thu cho bộ phận tài chính xã.
Đối với các khoản thu phân chia với NS cấp trên, KBNN lập Bảng kê các

-

khoản thu NS có phân chia cho xã gửi bộ phận tài chính xã.
Đối với số thu bổ sung cân đối quy định mức rút dự toán hàng tháng, UBND
cấp xã thực hiện rút bổ sung cân đối bằng giấy rút dự toán từ NS cấp trên (cấp
huyện).

5
SV: Nguyễn Thị Huyền

5

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


-

1.2.2 Nguyên tắc kế toán thu
Mọi khoản thu ngân sách xã đều phải được dự toán và do HĐND xã thảo

-

luận,quyết định, kiểm tra thực hiện.
Thu ngân sách xã phải phản ánh qua KBNN và được tổng hợp chung vào
NSNN( có một số khoản thu xã được để lại chi tiêu, định kì phản ánh vào

-

ngân sách qua KBNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi).
Tất cả các khoản thu ngân sách phải hạch toán theo mục lục ngân sách Nhà

-

nước.
Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thu ngân sách xã gửi lên

-

phòng tài chinh huyện.
Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu
NSNN áp dụng cho cấp xã như sau:
+ Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc
thì phải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu ngân sách chưa qua
Kho bạc. Khi nào xuất quỹ tiền mặt vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách
đã qua Kho bạc.

+ Trường hợp những xã ở quá xa Kho bạc, đi lại khó khăn,số thu tiền
mặt ít,được cơ quan tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để
chi ngân sách. Định kì kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để

-

làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc.
Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm và thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên: Khi nhận được giấy báo có hoặc chứng từ hoặc chứng từ của
Kho bạc căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc

-

.
Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng hiện vật
thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa qua Kho
bạc. Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu.ghi chi Ngân
sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó.Trường hợp hiện vật thu được mang sử
dụng ngay không nhập kho,thì đồng thời hạch toán thu và chi ngân sách chưa

6
SV: Nguyễn Thị Huyền

6

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

qua Kho bạc. Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc và
-

chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc.
Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được quy ra
tiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua Kho
bạc.Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân

-

sách nhà nước tại Kho bạc.
Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các
quỹ công chuyên dùng của xã như quỹ đền ơn, đáp nghĩa…những khoản thu

-

hộ cơ quan cấp trên…
Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách,giấy
báo có hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc,bảng kê kèm theo chứng
từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị kho bạc ghi thu kết dư

-

ngân sách năm trước.
Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách kèm
theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho bạc ghi

-


thu kết dư ngân sách năm trước.
Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách
xã để phục vụ việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân sách.
1.2.3 Nội dung kế toán thu ngân sách xã.
Thu ngân sách xã gồm các khoản sau:
Các khoản thu NSP hưởng 100%
Đây là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động
và tập trung quản lý các nguồn thu, và xã được hưởng 100% các khoản thu
này. Khoản thu này giúp xã chủ động về nguồn tài chính và bảo đảm các
nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển.Gồm các khoản thu sau:

-

Các khoản phí, lệ phí thu vào NS theo quy định.
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NS nhà nước theo chế

-

độ quy định.
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
7
SV: Nguyễn Thị Huyền

7

Lớp: CQ50/23.01



Luận văn tốt nghiệp

-

Học viện Tài chính

Các khoản thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp
huy động theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào

-

NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trực tiếp cho

-

NSX theo chế độ quy định.
Thu kết dư NS năm trước.
Các khoản thu khác của NSX theo chế độ quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp
trên
Cũng dựa trên cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý các nguồn thu,
những khoản thu thuộc về NS cấp trên nhưng phát sinh trên địa bàn xã thì
nguồn thu này được phân chia cho NSX theo tỉ lệ phần trăm để tạo sự phối
hợp quản lý có hiệu quả. Thông thường, những khoản thu lớn và tương đối ổn
định được dành cho NS cấp trên.
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên
bao gồm:


-

Thuế thu nhập.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Trong tình hình hiện nay, Chính phủ khuyến khích các tỉnh nâng cao tỉ lệ
để lại cho NS cấp xã, thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của chính
quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế ngày càng cao hơn.
Thu bổ sung từ NS cấp trên
Thông thường, mỗi cấp NS phải tự cân đối được thu - chi của mình. Tuy
nhiên, khi cấp NS nào không tự cân đối được, NS cấp trên sẽ có nhiệm vụ bổ
sung nguồn thu để cấp NS đó có thể cân đối được thu - chi. Trong điều kiện
nước ta hiện nay, hầu hết NS xã đều chưa tự cân đối được thu - chi nên NS
cấp trên phải cấp bổ sung.
8
SV: Nguyễn Thị Huyền

8

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Thu NS cấp trên bổ sung cho NSX bao gồm 2 khoản:
-


Thu bổ sung cân đối: là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự
toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản
thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ

1.2.4

năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số mục tiêu cụ thể.
Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng
1.2.4.1Chứng từ kế toán
Các chứng từ liên quan tới thu ngân sách xã:
+Thông báo các khoản thu của xã
+Biên lai thu tiền
+Tổng hợp biên lai thu tiền
+Giấy báo lao động,ngày công lao động đóng góp
+Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách
+Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
+Bảng kê thu ngân sách xã qua KBNN.
1.2.4.2Tài khoản kế toán
-Tài khoản 714” Thu ngân sách đã qua Kho bạc”
Số dư cuối kì Có: Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu
năm.
Số phát sinh Nợ: Số thoái thu ngân sách xã, kết chuyển số thu ngân sách
xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách trước đã được phê chuẩn sang TK
914.
Số phát sinh Có: Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc phát sinh trong
năm, thu kết dư ngân sách xã năm trước.
Tài khoản 714 có 2 tài khoản cấp 2: TK 714 “ Thuộc năm trước”, TK

7142 “ Thuộc năm nay”.
-Tài khoản 719 “ Thu ngân sách chưa qua Kho bạc”
Số dư cuối kì Có: Số thu ngân sách bằng tiền mặt chưa làm thủ tục ghi
thu ngân sách tại Kho bạc. Giá trị hiện vật và giá trị ngày công chưa làm thủ
tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc.

9
SV: Nguyễn Thị Huyền

9

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Số phát sinh Nợ: Thoái trả các khoản thu ngân sách trước khi nộp tiền
vào Kho bạc. Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu
đã qua Kho bạc sau khi có xác định của Kho bạc.
Số phát sinh Có: Khoản thu ngân sách xã còn tại quỹ xã. Các khoản thu
bằng hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách.
Tài khoản 719 có 2 tài khoản cấp 2:
*TK 7191 “ Thuộc năm trước”
*TK 7192 “ Thuộc năm nay”
Cuối ngày 31/12 số dư TK 7192 được chuyển sang TK 7191 để theo dõi
hạch toán trong thời gian chỉnh lí quyết toán.
1.2.4.3 Sổ kế toán
Thu ngân sách xã sử dụng Sổ thu ngân sách xã (S04 – X), Sổ tổng hợp

thu ngân sách xã (S06a – X),Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân (S15 –
X).
Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã hạch toán được thực hiện trên sổ
Nhật ký- Sổ Cái và sổ tổng hợp thu Ngân sách xã theo chỉ tiêu báo cáo.Việc
ghi Nhật ký- Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã định khoản

-

Nợ, Có các tài khoản cụ thể.
1.2.4.4 Báo cáo sử dụng
Bảng cân đối tài khoản
Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung
Quyết toán thu ngân sách theo nội dung.
1.3 Công tác kế toán về chi ngân sách xã.
1.3.1.Khái niệm, nguyên tắc của chi ngân sách xã.
Chi ngân sách bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan
Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát
triển kinh tế xã hội thuộc chức năng,nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo
phân cấp của địa phương.
Nguyên tắc kế toán các khoản chi ngân sách xã:
+Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng đồng Việt Nam
theo từng niên độ ngân sách. Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật,ngày
10
SV: Nguyễn Thị Huyền

10

Lớp: CQ50/23.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

công lao động phải thay đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo giá do cơ
quan thẩm quyền quyết định.
+Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục
NSNN hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi.
+Đảm bảo khớp đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng
hợp giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán.
1.3.2 Nội dung chi ngân sách xã
- Các khoản chi thường xuyên:
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp xã: chi trả sinh hoạt
phí, phụ cấp, chi phúc lợi tập thể…
+Chi đóng BHXH,BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế
độ hiện hành.
+Chi cho công tác tuyển quân, dân quân tự vệ…
+Chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá,thể thao…
+Chi hỗ trợ cho các lớp học bổ túc văn hoá...
+Chi cho sự nghiệp y tế như: chi mua sắm trang bị hoặc bổ sung dụng cụ
khám chữa bệnh…
+Chi cho công tác quản lí,cải tạo, sửa chữa các công trình phúc lợi,công
trình hạ tầng do xã quản lý.
+Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như:khuyến

-

nông,khuyến ngư…
+Chi hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã.
+Các khoản chi thường xuyên khác.

Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân sách của xã phải
đảm bảo và huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân.
1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng.
1.3.4.1 Chứng từ kế toán
- Giấy rút dự toán.
- Lệnh chi tiền
- Bảng kê chi ngân sách
- Giấy đề nghị rút tiền mặt từ ngân sách xã
- Bảng kê chứng từ chi
- Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng
- Bảng kê ghi thu,ghi chi ngân sách xã
11
SV: Nguyễn Thị Huyền

11

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.3.4.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Khi hạch toán các khoản chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc kế toán sử
dụng TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc.
TK 819 được mở 2 tài khoản cấp 2:
*TK 8191- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc năm trước
*TK 8192- Chi ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc năm nay

Đến cuối ngày 31/12 chuyển số dư TK 8192 sang TK 8191 để theo dõi
và xử lý tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Khi hạch toán các khoản chi ngân sách xã đã qua Kho bạc ,kế toán sử
dụng TK 814- Chi ngân sách đã qua Kho bạc
TK 814 được mở 2 tài khoản cấp 2:
TK 8141- thuộc năm trước
TK 8142 – thuộc năm nay
Khi cân đối thu,chi và xử lý kết dư ngân sách xã,kế toán sử dụng TK
914- chênh lệch thu, chi ngân sách xã.Sau khi kết chuyển TK này không có số
dư.
1.3.4.3 Sổ kế toán sử dụng
Chi ngân sách xã sử dụng Sổ chi ngân sách xã(S05- X), Sổ tổng hợp chi
ngân sách xã(S06b-X).
1.3.4.4 Báo cáo kế toán sử dụng
- Bảng cân đối tài khoản
- Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung
- Quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung.

12
SV: Nguyễn Thị Huyền

12

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã
Đồng Tâm
Trong những năm qua, tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng
nhằm nâng cao công tác kế toán NSNN nói chung, đặc biệt NSX nhưng việc
thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguồn thu của NSX được khai thác
tương đối triệt để nhưng vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ NS cấp trên.
Trình độ của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được yêu
cầu đề ra. Cán bộ tài chính xã còn chưa nắm bắt và đánh giá được sự biến
động của thị trường ảnh hưởng tới thu chi NS như thế nào, chủ yếu làm việc
theo thói quen và kinh nghiệm có sẵn. Chính quyền cấp xã mặc dù đã tăng
cường tính tự chủ song vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ
chế cũ vẫn còn tồn tại, trông chờ nhiều vào NS cấp trên.
Công tác thu chi đã được chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa thu đủ
các khoản thu phát sinh, chi NS chưa thực sự hiệu quả.
Công tác lập dự toán chưa sát sao với thực tế, cán bộ tài chính chưa dự
đoán được tương đối chính xác các khoản thu, chi.Việc thực hiện hạch toán
các khoản thu,chi còn chưa rõ ràng minh bạch,chưa phản ánh kịp thời,còn tồn
tại nhiều sai sót.Dẫn đến không hiệu quả trong quá trình thực hiện thu, chi tại

Xuất phát từ những tồn tại trên công tác đổi mới nhằm hoàn thiện công
tác kế toán thu,chi ngân sách xã là một tất yếu để NSX thực sự là một cấp NS
hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có quyền tự chủ cao. Công tác kế
toán thu ,chi NSNN nói chung và NSX nói riêng tuy có những thuận lợi là
nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và là nguồn thu lớn của xã
nhưng việc hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã là vô cùng cần
thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

13
SV: Nguyễn Thị Huyền


13

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI
NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM
2.1 Khái quát chung về xã Đồng Tâm.
2.1.1 Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Xã Đồng Tâm thuộc huyện Ninh Giang,tỉnh Hải Dương. Về đường bộ
tiếp giáp và có các con đường chạy qua 37A,37B,217 đang bắt nhịp với hoạt
động kinh tế sôi nổi, là đầu ngõ của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hóa.Xã Đồng Tâm về phía Đông tiếp giáp với xã Hà Kì,huyệnTứ Kì , tỉnh Hải
Dương; phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang; phía Nam giáp
với thị trấn Ninh Giang; phía Bắc giáp với xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5452 nhân khẩu, tốc độ tăng
dân số trung bình 1.59%. Với 51.6% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có
đến 26% lao động đã qua đào tạo trong đó có 5.1% dân số có trình độ đại học.
Tỉ lệ hộ nghèo của xã ở mức thấp: 0.85%, Thu nhập bình quân đầu người: 20
triệu đồng/người/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 10.31%, đất xây dựng chiếm 21.5%, cơ
cấu kinh tế của xã dần chuyển dịch sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ, 2 ngành này chiếm 49.5% và 49.37% trong
khi đó lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm 1.13%, các hoạt động kinh tế của xã
diễn ra sôi nổi. Tương lai sẽ phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại
- dịch vụ cho thu nhập cao, từ đó có thể cho thấy nguồn thu tiềm năng cho
NSX. 100% đường tại địa phương đã được kiên cố hóa, trên địa bản xã có 01

trường THCS, 01trường tiểu học và 02 trường mầm non, 01 trạm y tế và 5
nhà sinh hoạt văn hóa.
Xã có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
được xếp hạng: đặc biệt là di tích lịch sử đền tranh,chùa tranh.
Chính vì đặc điểm kinh tế - xã hội như vậy cho thấy nguồn thu trong
tương lai là rất lớn, đòi hỏi phải có biện pháp tăng thu cho NS, đồng thời nhu
14
SV: Nguyễn Thị Huyền

14

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cầu chi cho đầu tư cũng không hề nhỏ, nếu chỉ trông chờ vào NS nhà nước
cấp là không thể đủ, vì vậy mà xã cần có biện pháp chủ động hơn trong huy
động nguồn thu cũng như phân cấp nhiệm vụ chi, ưu tiên phân bổ nguồn lực
cho phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và
đảm bảo công bằng xã hội
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
Xã mang đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách đồng thời là
một đơn vị dự toán:
-

Về kinh tế:
+Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình HĐND cùng cấp

thông qua để trình UBND huyện phê duyệt.
+Lập dự toán thu, chi ngân sách, lập quyết toán địa phương để trình
HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên.
+Tổ chức thực hiện, phối hợp với các CQNN cấp trên trong việc quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn xã.
+Quản lý, sử dụng hiệu quả,hợp lý quỹ đất, công trình công cộng ,giao
thông…của địa bàn xã.
+Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng,

-

các công trình kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
Về lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi,tiểu thủ công nghiệp:
+ Tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triển.Áp dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây
trồng, vật nuôi…
+ Tổ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi,khắc phục hậu quả của thiên
tai,quản lý việc sử dụng nguồn nước.
+ Tổ chức,hướng dẫn việc khai thác phát triển các ngành nghề truyền
thống ở địa phương và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các ngành

-

nghề.
Về lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã.
15
SV: Nguyễn Thị Huyền

15


Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ,ở điểm
dân cư theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông,công trình cơ sở hạ tầng.
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
-

giao thông, cầu, cống.
Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,xã hội, thể dục, thể thao:
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
+ Tổ chức xây dựng,quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo,
trường tiểu học, trung học cơ sở của xã.
+ Xây dựng phong trào văn hoá, thể dục, thể thao,chính sách ,chế độ
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ…
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ

-

các gia đình khó khăn…
Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
+ Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng, toàn
dân.

+ Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân theo kế hoạch ,quản
lý quân nhân dự bị.
+ Thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia.
Ngoài ra , UBND xã còn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, đảm bảo thực
hiện chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ ĐỒNG TÂM

Đảng uỷ

Hội đồng
nhân dân
16
SV: Nguyễn Thị Huyền

Uỷ ban nhân
dân
16

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Văn
phòng
thống kê

Tài

chính- kế
toán

Học viện Tài chính

Tư pháp
hộ tịch

Ban chỉ
huy quân
sự

Ban địa
chínhxây dựng

Thương
binh xã
hội

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tài chính - kế toán xã gồm: 1 chủ tài khoản là chủ tịch xã và 1 kế toán
ngân sách xã.
Chủ tài khoản là người trực tiếp điều hành ngân sách.
Kế toán xã là người giúp việc cho UBND xã trong việc:
-

Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chi
Ngân sách và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản, vật

-


tư của xã.
Kiểm tra tình hình thu, chi ngân sách xã, tình hình chấp hành các tiêu chuẩn, định
mức, tình hình quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền quỹ, tình hình sử dụng

-

kinh phí của các bộ phận trực thuộc...
Lập các báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã để trình ra Hội đồng nhân
dân xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gửi phòng
Tài chính huyện để tổng hợp vào Ngân sách Nhà nước.
2.1.4 Tình hình thu tại xã
Kết cấu nguồn thu của xã Đồng Tâm như sau: đơn vị tính: đồng.
Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015
STT
I
1
2
3

Nội dung
Tổng thu ngân sách xã
Các khoản thu 100%
Các khoản thu trên địa bàn xã
Thu kết dư ngân sách năm trước
Thu khác
Trong đó:

17
SV: Nguyễn Thị Huyền


Dự toán năm
Quyết toán năm
3.526.200.000
10.557.155.034
157.000.000
2.237.102.134
127.000.000
954.140.233
0
0
30.000.000
1.282.961.901
17

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

II
1
2
III
1
2

Học viện Tài chính

Thu chuyển nguồn

Thu khác
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ
phần trăm
Các khoản thu phân chia
NS tỉnh
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Thu bổ sung cân đối từ ngân sách
cấp trên
Thu bổ sung có mục tiêu

0
0
704.000.000

1.075.449.201
207.512.700
1.185.307.900

204.000.000
500.000.000
2.665.200.000
2.640.700.000

231.907.900
953.400.000
7.134.745.000
2.685.200.000

24.500.000


4.449.545.000

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo NDKT năm 2015
So với dự toán các khoản thu ngân sách xã hầu hết đều đạt và vượt kế
hoạch so với dự toán.Tuy nhiên có khoản thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công
ích và đất công so với dự toán giảm 57,3452% cụ thể dự toán 115.000.000
đồng, thực hiện 49.053.000 đồng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm
khoản thu này, một trong số nguyên nhân đó là quỹ đất công ích và đất công
đã giảm về diện tích do nhà nước thu hồi vì khoản thu hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất thực hiện tăng 6.263.000 đồng, cụ thể dự toán 0 đồng ,thực hiện
6.263.000 đồng.
Hầu hết thu của xã chủ yếu do thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm
67,5821% cụ thể thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 7.134.745.000 đồng,tổng
số thu ngân sách xã 10.557.155.034 đồng.
2.1.5 Tình hình chi tại xã.
Bảng 2.2 Tổng chi ngân sách xã năm 2015
STT
I
1
2
II
1
2
3
4
5

Nội dung
Tổng chi ngân sách xã
Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư XDCB
Chi đầu tư phát triển khác
Chi thường xuyên
Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh
trật tự
Sự nghiệp giáo dục
Sự nghiệp y tế
Sự nghiệp văn hoá
Sự nghiệp truyền thanh

18
SV: Nguyễn Thị Huyền

Dự toán năm
Quyết toán năm
3.526.200.000
10.557.155.034
500.000.000
5.560.950.695
500.000.000
5.372.779.104
0
188.171.591
3.026.200.000
4.996.204.339
268.972.000
252.765.100
0
0
25.600.000

31.340.000

0
0
25.443.000
34.135.000

18

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

6
7
8
9
10
11
12

Học viện Tài chính

Sự nghiệp thể dục, thể thao
Sự nghiệp kinh tế
Sự nghiệp xã hội
Chi sự nghiệp môi trường
Chi xây dựng đời sống KDC,gia
đình văn hoá

Chi quản lý nhà nước, Đảng,đoàn
thể
Chi khác

1.000.000
24.000.000
262.031.200
10.000.000
0

0
894.972.143
255.073.100
0
0

2.332.116.800

3.489.135.496

71.140.000

44.680.500

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi NSX theo nội dung kinh tế
Hầu hết các khoản chi đầu tư phát triển đều tăng so với dự toán, đặc biệt
là chi đầu tư phát triển tăng quá nhiều so với dự toán,cụ thể thực hiện là
5.560.950.695 đồng trong khi đó dự toán là 500.000.000 đồng.Qua đây ta
thấy xã đang rất chú trọng vào chi đầu tư phát triển, trong đó:
+Chi đầu tư XD trường học tăng đáng kể, cụ thể thực hiện

2.581.908.000 đồng trong khi đó dự toán 100.000.000 đồng ,xã đang quan
tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục tại xã ngày càng tốt hơn.
+Chi trụ sở,hội trường UBND xã vượt dự toán quá nhiều, cụ thể thực
hiện 2.348.629.248 đồng ,dự toán 100.000.000 đồng do năm 2015 xã có xây
dựng mới trụ sở,hội trường UBND xã kiên cố,đầy đủ các phòng ban để thuận
tiện cho cán bộ xã làm việc.
Chi thường xuyên hầu hết giảm so với dự toán tuy nhiên có khoản chi
cho sự nghiệp kinh tế tăng mạnh, cụ thể thực hiện 894.972.143 đồng,dự toán
24.000.000 đồng.
2.2 Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.
Tại xã công tác thu bao gồm: các khoản thu 100%, các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần trăm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Đối với các khoản thu xã được hưởng 100%: thu từ phí và lệ phí,thu từ
quỹ đất công ích và đất công,đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
thu khác.
Quy trình thu các khoản này như sau: Khi cá nhân đi nộp tiền thì kế toán
xã viết phiếu thu với đầy đủ các nội dung, chương, loại, khoản.Cá nhân nộp
19
SV: Nguyễn Thị Huyền

19

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

tiền tại thủ quỹ.Kế toán ghi vào sổ thu, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.Trong sổ thu

của kế toán được chia theo chương, loại, khoản, mục, số tiền thu được ghi vào
đúng mục của nó.Kế toán hạch toán vào mục thu chưa qua Kho bạc.Trong
ngày hoặc sang hôm sau, kế toán đem số thu trên nộp vào ngân sách và hạch
toán vào số thu đã qua Kho bạc.Cuối tháng kế toán và thủ quỹ sẽ đối chiếu số
thu.Các khoản thu 100% là các khoản thu rất quan trọng đối với mỗi xã vì đây
là nguồn chi thường xuyên đối với xã.Trong các khoản thu tại xã được hưởng
100% thì thu khác cũng là một khoản thu chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất
định.Thu khác không có trong mục lục ngân sách nhà nước quy định, nên sẽ
được đưa chung vào một mục để báo cáo cấp trên.Các khoản thu khác đó là
thu cho thuê mặt bằng, cho thuê Ki ốt, thu phí trông giữ xe, thu cho thuê bến
đò.
Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ gồm các loại thuế: Thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; lệ phí
trước bạ nhà, đất;thu tiền sử dụng đất của các cá nhân và hộ kinh doanh cá
thể, người chịu trách nhiệm thu chính là các đội thuế xã hoặc chi cục thế thu
thông qua Kho bạc.Sau khi Kho bạc thu được các khoản thuế trên thì hệ thống
sẽ tự động phân chia theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định trong cơ chế ngân
sách.Xã được hưởng 70% từ các khoản thu này.
Số thu từ thuế thông qua Kho bạc điều tiết cho xã, kế toán rất khó nắm
số liệu nên không thể hạch toán và ghi sổ ngay khi số thu phát sinh.Vì thế, khi
đến cuối tháng, Kho bạc sẽ gửi cho kế toán xã 1 bảng báo cáo thu được in ra
từ chương trình TABMIS.Đến khi đó kế toán xã mới biết được trong tháng
đơn vị mình được điều tiết bao nhiêu tiền thuế để ghi vào sổ chi tiết thu.
Đối với khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đây là khoản thu lớn
đối với ngân sách xã,chiếm khoản gần 70% trong tổng thu ngân sách xã.Điều
này cho ta thấy xã chưa tự đảm bảo được các khoản chi, mà phải dựa phần lớn
vào ngân sách cấp trên.
20
SV: Nguyễn Thị Huyền


20

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

21
SV: Nguyễn Thị Huyền

Học viện Tài chính

21

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Bảng 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2013
Nội dung Dự toán
Thực
(DT)
hiện(TH)

TH/DT

(%)

Năm 2014
DT
TH

TH/DT
(%)

Năm 2015
DT
TH
3.526,2

Tổng thu 6.027,75
9.230,153 153,1
5.712,81
8.686,347 152
Các
181
2.613,083 1443,7
192
1.287,356 670
157
khoản thu
100%
Các
3.092,8
4.058,086 131
704

khoản thu 3.703,7
3.002,032 81,1
phân chia
theo tỉ lệ
%
Thu bổ
2.143,050 3.615,037 168,7
2.428,01
3.340,905 138
2.665,2
sung từ
ngân sách
cấp trên
Thu
0
147,627
0
50,887
0
chuyển
nguồn
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014, 2015.

22
SV: Nguyễn Thị Huyền

22

Lớp: CQ50/23.01


TH/DT
(%)
10.557,155 299,392
2.237,102

1424,91

1.185,308

168,368

7.134,745

267,7

1.075,449


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

.Nhìn vào bảng trên ta thấy: Các khoản thu được thể hiện qua từng năm :

Năm 2013 thực thu NSX 9.230,153 triệu đồng bằng 153,1% so với dự
toán.Năm 2014 thực thu NSX 8.686,347 triệu đồng bằng 152% so với dự
toán.Năm 2015, số thu NSX là10.557,155 triệu đồng và bằng 299,392% so
với dự toán
Các khoản thu NSX hưởng 100% chiếm khoản 20% trong tổng thu.Các
khoản thu phí,lệ phí gồm những khoản lệ phí chứng thực, công chứng,lệ phí

chợ…
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm năm 2015 giảm so với năm
2013, 2014 do khoản thu từ tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm 2013,
2014 cụ thể năm 2013, 2014 thu tiền sử dụng đất lần lượt là 2.828,038 triệu
đồng, 3.803,719 triệu đồng còn năm 2015 là 953,4 triệu đồng.Nguyên nhân
năm 2015 giảm mạnh so với năm 2013, 2014 do năm 2013, 2014 xã bắt đầu
thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên các thửa ruộng thành nhà ở
Làm cho việc thu tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất tăng lên
nhiều hơn so với năm 2015 ,việc chuyển đổi mục đích sử dụng trên các thửa
ruộng không được mở rộng nữa.
Thu bổ sung từ NS cấp trên: vượt xã dự toán của NSX,nhưng lại không
có sự biến đổi lớn về bổ sung cân đối.Năm 2015, số thu từ bổ sung có mục
tiêu tăng so với năm 2013, 2014, do xã đang thực hiện mục tiêu nông thôn
mới.Thu kết dư, khoản này không có trong dự toán trong 3 năm vừa qua, tuy
nhiên, đây là một khoản thu dự toán rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ lập dự toán
phải có trình độ chuyên môn cao thì mới có thể thực hiện được.
Số thực hiện qua 3 năm thấy vượt dự toán nhiều lần, chứng tỏ xã đã tích
cực quản lý trong công tác thu, tránh thất thoát nguồn lực. Tuy nhiên, chính
điều này đã bộc lộ khả năng yếu kém trong công tác lập dự toán. Số liệu dự
toán không được xây dựng một cách nghiêm túc, không bám sát vào khả năng
và tình hình thực tế các nguồn thu của xã.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
23
SV: Nguyễn Thị Huyền

23

Lớp: CQ50/23.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

HÌNH 2.1: THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Tỷ đồng

4000

3000

2000

1000

2013

2014

2015

Năm

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX năm 2013, 2014, 2015
Chú giải:
Thu bổ sung cân đối

Thu bổ sung có mục tiêu

Các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên chủ yếu là thu từ bổ sung cân

đối.Tỉ trọng khoản này chiếm phần lớn trong thu bổ sung cân đối của NSX và
ổn định qua các năm, năm 2013 là 2.159,05 triệu đồng năm 2014 là 2.478,01
triệu đồng và tăng lên 2.685,2 triệu đồng vào năm 2015.Số thu này thường
được xác định từ năm đầu của thời kì ổn định NS và được giao ổn định từ 3 –
5 năm. Còn lại là các khoản thu bổ sung có mục tiêu.
Khoản bổ sung có mục tiêu năm 2015tăng mạnh so với năm 2013, 2014
là do trong năm 2015 xã thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa bàn

24
SV: Nguyễn Thị Huyền

24

Lớp: CQ50/23.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

xã nên nhận được nguồn cấp của cấp trên cho chương trình mục tiêu cao hơn
nhiều so với các năm trước.

25
SV: Nguyễn Thị Huyền

25

Lớp: CQ50/23.01



×