Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE ICANCOOK HỖ TRỢ NẤU ĂN KẾT HỢP TRUYỀN THÔNG TRÊN FACEBOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH QUỐC HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỂN THÔNG

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG WEBSITE ICANCOOK
HỖ TRỢ NẤU ĂN KẾT HỢP TRUYỀN THÔNG
TRÊN FACEBOOK

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN ANH TUẤN
Sinh viên thực hiện:

VÕ XUÂN THIÊN PHÚC - 08520290
TRƯƠNG THIÊN TOÀN - 08520511

Lớp: MMT03
Khóa: 2008 - 2013

TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2013


ii

LỜI CẢM ƠN

---------Trước hết, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn tha thiết đến gia đình của mình,
những người đã không ngại bao năm tháng khó khăn, vất vả để tạo điều kiện cho chúng
em có được cơ hội ngồi dưới giảng đường đại học và đến tận hôm nay, chính lúc này để


hoàn thành công trình đầu tiên trong đời, một khóa luận tốt nghiệp kĩ sư, biểu hiện cho sự
kết tinh của một tri thức mới.
Tiếp theo, chúng em chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Mạng Máy Tính
và Truyền Thông cũng như các thầy cô của trường Đại học Công Nghệ Thông Tin – Đại
học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy cũng như gián
tiếp tạo điều kiện cho chúng em có được một môi trường thuận lợi để học tập và rèn
luyện, những người lái đò đã đưa chúng em đi trên những dòng tri thức.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, người đã tận tình
hướng dẫn và giảng dạy chúng em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề
tài, người đã truyền dẫn ngọn lửa nhiệt huyết để chúng em có thể tự thắp sáng và bước đi
trên con đường tương lai, góp thêm một phần ánh sáng cho con đường phát triển của đất
nước.
Sau cùng, cảm ơn tất cả các bạn trong khoa, những người đã gắn bó với nhau bao
năm tháng, chia sẻ và học hỏi ở nhau những hiểu biết của mình, giúp đỡ lẫn nhau trên
con đường học vấn và giờ đây là cùng nhau những hoàn thành công trình của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2013
Nhóm tác giả

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


iii

LỜI CAM ĐOAN

---------Nhóm tôi, Võ Xuân Thiên Phúc và Trương Thiên Toàn xác nhận nội dung trình
bày trong báo cáo dựa trên những tổng hợp lý thuyết, quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
thực tiễn của nhóm tác giả. Mọi thông tin trích dẫn đều được chú thích và liệt kê rõ ràng

thành các tài liệu tham khảo.
Chúng tôi xác nhận đề tài nghiên cứu này là công trình của chúng tôi dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn và sự giúp đỡ của những người khác đã được
ghi nhận trong báo cáo.
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2013
Nhóm tác giả

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


iv

LỜI NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

---------...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


v

LỜI NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

---------...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. iii
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................ iv
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN .................................................... v
MỤC LỤC ......................................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... x
TÓM TẮT ........................................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI............................................................................... 1
1.1. Tên đề tài ..................................................................................................................... 1
1.2. Từ khóa ........................................................................................................................ 1
1.3. Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 1
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 3
1.5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài................................... 3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.5.4. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.5.5. Kế hoạch thực hiện đề tài .......................................................................................... 4
1.6. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ........................................ 7
2.1. Tổng quan về Wordpress ........................................................................................... 7

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


vii

2.1.1. Khái niệm Wordpress ................................................................................................ 7
2.1.2. Khảo sát hiện trạng Wordpress................................................................................ 10
2.2. Cấu trúc Wordpress ................................................................................................. 15
2.2.1. Các thành phần cơ bản............................................................................................. 15
2.2.2. Cấu trúc của theme Wordpress ................................................................................ 17
2.3. Khảo sát các hệ thống hỗ trợ nấu ăn ...................................................................... 19
2.3.1. Hệ thống chỉ cung cấp các món ăn .......................................................................... 19
2.3.2. Hệ thống cung cấp thêm các tính năng .................................................................... 20
2.4. Kết chương ................................................................................................................ 20
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN ............................................ 22
3.1. Mô hình cơ sở dữ liệu ............................................................................................... 22
3.1.1. Mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu theo PDM ............................................................... 22
3.1.2. Mô hình cơ sở dữ liệu của Wordpress ..................................................................... 24
3.1.3. Đưa thiết kế vào cơ sở dữ liệu của Wordpress ........................................................ 26
3.2. Mô hình thiết kế và xử lý ......................................................................................... 27
3.2.1. Mô hình xây dựng Theme Wordpress ..................................................................... 27
3.2.2. Mô hình thiết kế xử lý ............................................................................................. 29

3.3. Kết chương ................................................................................................................ 32
CHƯƠNG 4. ĐẶC TẢ HỆ THỐNG .............................................................................. 33
4.1. Hệ thống điều hướng chính...................................................................................... 33
4.1.1. Thành phần điều hướng trong Header ..................................................................... 33
4.1.2. Các Widget trong Sidebar ....................................................................................... 35
4.2. Dịch vụ phát sinh món ăn ........................................................................................ 39
4.2.1. Cơ chế phát sinh món ăn tổng quát ......................................................................... 39
GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


viii

4.2.2. Giải thuật phát sinh món ăn ..................................................................................... 41
4.2.3. Cơ chế tổng hợp nguyên liệu cần thiết .................................................................... 45
4.2.4. Tính năng thêm, xóa, sửa, lưu thực đơn .................................................................. 48
4.3. Tính năng chia sẻ và bình luận ................................................................................ 50
4.4. Hệ thống đóng góp .................................................................................................... 52
4.4.1. Hệ thống phân quyền Wordpress ............................................................................ 52
4.4.2. Đặc tả hệ thống đóng góp ........................................................................................ 54
4.5. Đánh giá và thảo luận............................................................................................... 58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................. 60
5.1.Tổng kết đề tài............................................................................................................ 60
5.2.Những khó khăn, hạn chế ......................................................................................... 61
5.3.Kết luận ...................................................................................................................... 62
5.4.Hướng phát triển ....................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 64
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC A: Thông tin giảng viên và sinh viên thực hiện ......................................... 65

PHỤ LỤC B: Bảng phân công công việc ....................................................................... 66
PHỤ LỤC C: Hướng dẫn cài đặt Wordpress Self-Hosted .......................................... 67
PHỤ LỤC D: Giao diện các màn hình chính ................................................................ 69
PHỤ LỤC E: Nơi lưu trữ mã nguồn .............................................................................. 78

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 - Kế hoạch thực hiện đề tài. ................................................................................... 6
Bảng 2 - Top 10 ngôn ngữ viết trên Wordpress. .............................................................. 14
Bảng 3 - Bảng phân công công việc thực hiện đề tài. ...................................................... 66

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1 - Thống kê mức tiêu dùng hằng tháng, năm 2011 cho mỗi người dân trên 16 tuổi.
............................................................................................................................................. 1
Hình 2 - Thống kê số lượt xem mỗi tháng (1/2007 - 1/2013). ......................................... 10
Hình 3 - Thống kê số Post mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013). ........................................ 11
Hình 4 - Thống kê số page mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013). ......................................... 11

Hình 5 - Thống kê số comment mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013). ................................. 12
Hình 6 - Thống kê số lượt tải lên mỗi tháng (1/2007 - 1/2013). ...................................... 12
Hình 7 - Thống kê số lượt post XML-RPC mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013). ............... 13
Hình 8 - Thống kê xu hướng tìm kiếm các CMS trên Google (1/2004 - 1/2013). ........... 14
Hình 9 - Các thành phần cơ bản của Wordpress. ............................................................. 15
Hình 10 - Mô hình cơ sở dữ liệu theo PDM. .................................................................... 22
Hình 11 - Mô hình cơ sở dữ liệu của Wordpress. ............................................................ 24
Hình 12 - Mô hình thiết kế xử lý cơ bản của Wordpress. ................................................ 29
Hình 13 - Phần điều hướng trong Header của Website. ................................................... 34
Hình 14 - Hệ thống điều hướng trong Sidebar trái, phải. ................................................. 36
Hình 15 - Form với các thành phần sử dụng để phát sinh thực đơn................................. 40
Hình 16 - Cơ chế phát sinh thực đơn tổng quát. ............................................................... 41
Hình 17 - Lưu đồ đặc tả giải thuật phát sinh thực đơn. .................................................... 42
Hình 18 - Mảng khẩu phần ăn trong thuật toán phát sinh thực đơn ................................. 43
Hình 19 - Hiển thị thực đơn món ăn trên Website ........................................................... 46
Hình 20 - Pop-up hiển thị các món ăn thay thế trong thực đơn món ăn .......................... 48
Hình 21 - Trang quản lý của người dùng cấp độ Subscriber............................................ 55
Hình 22 - Trang quản lý của người dùng cấp độ Contributor .......................................... 56
Hình 23 - Form đóng góp bài viết dưới dạng một món ăn cho Website. ......................... 57
Hình 24 - Giao diện trang chủ của Website. .................................................................... 69
Hình 25 - Giao diện xem lại thực đơn đã phát sinh. ......................................................... 70

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


xi

Hình 26 - Giao diện tổng hợp nguyên liệu đi chợ cho tổng số ngày. ............................... 71

Hình 27 - Giao diện hiển thị danh sách các loại món ăn. ................................................. 72
Hình 28 - Giao diện hiển thị các món ăn trong cùng một loại món ăn. ........................... 73
Hình 29 - Giao diện trang FAQs. ..................................................................................... 74
Hình 30 - Giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm theo món ăn. ........................................... 75
Hình 31 - Giao diện thể hiện chi tiết một món ăn. ........................................................... 76
Hình 32 - Giao diện hiển thị Form liên lạc. ...................................................................... 77

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


xii

TÓM TẮT

---------Khi môi trường Internet ngày càng phát triển phổ biến và trở nên quen thuộc thì
việc tận dụng sức mạnh tri thức của cộng đồng để tự nghiên cứu và giải quyết các vấn đề
của mình đang có suy hướng tăng dần.1 Trên cơ sở đó, các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến ngày
càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, với mục đích phục vụ các nhu cầu tìm kiếm
đang gia tăng mạnh mẽ với đòi hỏi về cả số lượng lẫn chất lượng dịch vụ. Trong đó,
Website, Forum đang là tâm điểm phục vụ cho các nhu cầu tìm kiếm đó, hỗ trợ cung cấp
các thông tin, dịch vụ, trao đổi, giải đáp thắc mắc… ngày càng được đầu tư một cách
nghiêm túc về mọi mặt. Bên cạnh đó, nó còn là một nơi lý tưởng để bảo tồn và chia sẻ
một cách nhanh chóng đến với tri thức cộng đồng mà không bị giới hạn bởi khoảng cách
địa lý hay ngôn ngữ.
Dựa trên các lợi ích mà nhóm đã thấy được, nhóm quyết định xây dựng một
Website hỗ trợ nấu ăn, không chỉ hỗ trợ cung cấp thông tin trên lĩnh vực nấu ăn mà còn
xây dựng các dịch vụ hỗ trợ cho người dùng sử dụng các thông tin đó một cách dễ dàng
và tiện lợi hơn, không để chúng trở thành các thông tin “khô khan, khó tiêu hóa” mà làm

cho chúng trở nên “đậm đà và khó quên” như một món ăn ngon trong một góc nhỏ tri
thức của mỗi thực khách đã từng vào Website này. Theo một so sánh [1] cho thấy giữa
người xem chương trình liên quan đến món ăn có sự ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của
họ và các lời khuyên trong cách lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe có xu hướng
tác động mạnh hơn so với người xem chương trình bình thường. Ngoài ra, chia sẻ, đánh
giá và trao đổi sự hiểu biết cũng là một mục tiêu mà nhóm hướng đến. Nó không chỉ
đóng góp, giúp cho tri thức cộng đồng thêm lớn mạnh mà còn giúp cho sự hiểu biết đó
qua quá trình chia sẻ, trao đổi và đánh giá ngày càng hoàn thiện hơn. Tri thức cộng đồng
chính là các tri thức có được từ một cộng đồng người luôn chia sẻ và đóng góp sự hiểu
biết của mình cho mọi người, nơi mà các giá trị của sự nghiên cứu và sáng tạo được công
1

/>
GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


xiii

bố, lưu giữ, khảo nghiệm và đánh giá một cách khách quan. Bài viết [2] cho thấy việc tận
dụng sức mạnh của tri thức cộng đồng vào việc giải quyết vấn đề thực phẩm ở một địa
phương để hiểu được chúng cũng như khả năng của chúng, đồng thời có cách đổi mới
phù hợp và bền vững hơn. Đề tài giúp cho người dùng chia sẻ sự hiểu biết của mình đến
cộng đồng theo cách họ nghĩ, có được sự quan tâm chia sẻ từ chính những người họ
mong muốn và quan tâm, làm cho họ thấy mình cũng tài giỏi theo một cách nào đó và tài
năng đó được những người xung quanh biết đến, nhìn nhận và đánh giá theo chiều hướng
quan tâm đến mình.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian tương đối ngắn nên sẽ không tránh
khỏi một số sai sót nào đó, rất mong quý thầy cô, các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến

để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2013
Nhóm tác giả

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


1

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Tên đề tài
Xây dựng Website iCanCook hỗ trợ nấu ăn kết hợp truyền thông trên Facebook.
1.2. Từ khóa
Hệ thống quản trị nội dung - Wordpress, Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML, Ngôn ngữ lập trình siêu văn bản - PHP, Tập tin định dạng kiểu tầng - CSS, Ngôn
ngữ lập trình kịch bản - Javascript, Thư viện Javascript đa trình duyệt - jQuery, Lập trình
Javascript và XML không đồng bộ - Ajax, Mạng xã hội - Facebook.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đang là một xu hướng được ưu tiên hiện
nay. Theo thống kê 4/2/2012 trên trang statisticbrain.com (xem Hình 1), mức trung bình
chi tiêu hàng tháng, năm 2011, cho mỗi người dân trên 16 tuổi, trung bình mỗi tháng
chúng ta tiêu tốn số tiền vào việc chi trả cho các dịch vụ cần thiết gấp hai lần so với việc
sử dụng cho mục đích mua sắm hàng hóa.2

Hình 1 - Thống kê mức tiêu dùng hằng tháng,
năm 2011 cho mỗi người dân trên 16 tuổi.
2


/>
GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


2

Trong đó, các dịch vụ trực tuyến có xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ để
đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Dựa trên xu hướng đó, nhóm tác giả quyết định xây dựng Website cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ nấu ăn trực tuyến. Sau đây là một số mục tiêu căn bản mà nhóm tác giả sẽ
hướng đến trong đề tài này:
 Xây dựng dịch vụ cung cấp thông tin dưới dạng các bài viết hướng dẫn
cách thực hiện các món ăn do Website tổng hợp được cũng như các bài viết
mới do người dùng đóng góp cho Website.
 Hiện thực hóa các bài viết hướng dẫn nấu ăn bằng cách xây dựng dịch vụ
phát sinh thực đơn các món ăn cho người dùng với các thông số đầu vào
tùy theo nhu cầu của mỗi người.
 Tự động tổng hợp tất cả các nguyên liệu cần thiết cho thực đơn vừa phát
sinh theo ngày và theo tổng ngày để giúp người dùng chủ động hơn trong
việc nắm bắt tổng thể cũng như chi tiết về thực đơn vừa phát sinh.
 Cung cấp chức năng thêm, xóa, sửa trên thực đơn đã phát sinh để thuận tiện
khi có sự thay đổi, tạo cảm giác thực đơn này do chính tay người dùng đã
tạo ra nó. Bên cạnh đó, hiển thị trực quan hình ảnh, video và cách thức chế
biến của một món ăn.
 Chia sẻ, bình luận và đánh giá trên các món ăn để người dùng có được cái
nhìn khách quan hơn về các món ăn mà họ quan tâm. Qua đó, truyền thông
chúng trên mạng xã hội Facebook để đưa chúng đến với các người dùng

khác một cách nhanh chóng hơn cũng như quảng bá Website một cách rộng
rãi hơn.
 Ngoài ra, tổng hợp các bài viết mới và thông tin do người dùng đóng góp
cho Website cũng là một mục tiêu quan trọng mà nhóm hướng để Website
có được nhiều sự quan từ phía người dùng cũng như làm cho Website thêm
phong phú, tận dụng sức mạnh của tri thức cộng đồng.

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Với những mục tiêu cụ thể đã đặt ra, đề tài mong muốn xây dựng được một
Website cung cấp dịch vụ hỗ trợ nấu ăn cho người dùng một cách hữu ích và tiện lợi,
giúp họ chủ động hơn trong việc sử dụng các thông tin mà họ có được từ Website. Bên
cạnh đó, thông qua việc chia sẻ, đánh giá và bình luận để sự hiểu biết của họ thêm chắc
chắn trên các thông tin mà họ đã có được từ Website cũng như bên ngoài. Ngoài ra, tận
dụng mạng xã hội Facebook để việc chia sẻ, bình luận và đánh giá trở nên rộng mở và
đưa các tri thức đó đến với cộng đồng một cách nhanh hơn và tốt hơn. Theo bài báo [3]
cho thấy mạng xã hội hiện tại chính là một nền tảng để phát triển tin tức kết hợp với sự
trổi dậy của Smartphone cùng với khả năng tính toán khắp mọi nơi của nó làm cho việc
kết nối giữa người với người hình thành một mạng thông tin nhanh chóng và liên tục. Từ
đề tài này, nhóm tác giả muốn mang lại cho người dùng không chỉ là một Website cung
cấp các bài viết hướng dẫn cách nấu ăn mà là mang lại cho họ một phương pháp nấu ăn
hiệu quả, giúp họ chủ động trong ý nghĩ cũng như cách thực hiện, khiến họ cảm thấy việc
nấu ăn không phải là một nhiệm vụ mà là một nghệ thuật mà họ đang cảm thụ trong đời
sống hàng ngày. Ngoài ra, nghệ thuật đó còn được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng

thông qua mạng xã hội Facebook.
Một số kết quả đạt được của đề tài này sẽ bao gồm:
 Phiên bản thử nghiệm Website hỗ trợ nấu ăn kết hợp với việc truyền thông
trên mạng xã hội Facebook.
 Dịch vụ trực tuyến hỗ trợ người dùng lên lịch nấu ăn hằng ngày.
1.5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
 Tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Website dựa trên hệ thống quản trị nội
dung Wordpress.

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


4

 Nghiên cứu và xây dựng giao diện người dùng cũng như cách thức tương
tác với Server dựa trên các ngôn ngữ lập trình Web như HTML, PHP, CSS,
Javascript, jQuery, Ajax.
 Tìm hiểu và nghiên cứu cách thức truyền thông từ Website sang Facebook.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
 Phạm vi ngôn ngữ: hiện tại chỉ phát triển trên ngôn ngữ Tiếng Việt vì các
món ăn thường mang đặc thù riêng của từng địa phương, vùng miền, dân
tộc, đất nước nên sẽ gây khó khăn khi phát triển trên các ngôn ngữ khác.
Bên cạnh đó, thói quen cũng như phong cách nấu ăn thường có sự khác biệt
nên dễ gây sự bối rối, nhầm lẫn khi phiên dịch sang ngôn ngữ khác. Nghiên
cứu [4] cho thấy việc xác định bối cảnh gia đình, giao thoa văn hóa và tùy
theo nơi định cư khác nhau dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm khác nhau.

 Tập trung chủ yếu vào việc phát triển Website bằng hệ thống quản trị nội
dung Wordpress, các ngôn ngữ lập trình Web khác như HTML, CSS,
Javascript, jQuery chủ yếu sử dụng để xây dựng giao diện người dùng hay
ngôn ngữ PHP, Ajax sử dụng để thao tác với Server.
 Truyền thông giữa Website và Facebook chỉ là các dạng dữ liệu đơn giản.
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp khảo sát, phân tích và ứng dụng các
đối tượng nghiên cứu để xây dựng hệ thống.
1.5.4. Thời gian nghiên cứu
 Thời gian bắt đầu : 1/10/2012
 Thời gian hoàn thành : 1/3/2013
1.5.5. Kế hoạch thực hiện đề tài
Kế hoạch thực hiện đề tài được miêu tả tại Bảng 1

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


5

Nội dung

Thời gian

Công việc

Khảo sát, nghiên cứu 1/10/2012 - + Khảo sát các Wesite hỗ trợ nấu ăn bằng ngôn ngữ
và phân tích thực 7/10/2012


Tiếng Việt.

trạng.

+ Phân tích và đặt mục tiêu cho Website của nhóm.

(1 tuần)

+ Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu theo mô hình
Thiết kế và xây dựng
cơ sở dữ liệu.

8/10/2012 - PDM trên PowerDesigner.
21/10/2012

+ Tổng hợp cơ sở dữ liệu về các món ăn như hình

(2 tuần)

ảnh, khẩu phần, công thức và cách chế biến.
+ Phân loại các món ăn đã tìm được.

Tìm hiểu và nghiên
cứu Wordpress.

22/10/2012 4/11/2012
(2 tuần)

Thiết kế và xây dựng 5/11/2012 giao diện người dùng 11/11/2012
Website.


Chuyển
thành

(1 tuần)

giao

diện 12/11/12012

Theme

của - 18/11/2012

Wordpress.

(1 tuần)

+ Tìm hiểu cách cài đặt, sử dụng và mở rộng của
Wordpress.
+ Nghiên cứu nền tảng, cấu trúc và thành phần của
Wordpress.
+ Thiết kế giao diện trong Photoshop.
+ Cắt ảnh cần thiết trong file Photoshop và xây dựng
mã HTML.
+ Từ mã HTML, xây dựng file CSS và Javascript.
+ Chuyển giao diện đã xây dựng xong bên trên thành
Theme của Wordpress.
+ Thêm Plugin chạy bằng jQuery vào Theme.
+ Thêm Plugin Like Button Facebook vào Theme.


Chuyển cơ sở dữ liệu 19/11/2012 - + Chuyển cơ sở dữ liệu đã thiết kế vào cơ sở dữ liệu
đã

thiết

Wordpress.

kế

vào 25/12/2012
(1 tuần)

của Wordpress.
+ Tiến hành viết báo cáo khóa luận.

Xây dựng các chức 26/11/2012 - + Chức năng phát sinh thực đơn, tổng hợp nguyên
năng cơ bản của 30/12/2012

liệu. Chức năng xem, thêm, xóa, sửa và lưu thực đơn.

Website.

+ Viết và chỉnh sửa báo cáo khóa luận.

(5 tuần)

Xây dựng các chức 31/12/2012 - + Chức năng chia sẻ, bình luận và truyền thông trên

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn


SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


6

năng nâng cao của 3/2/2013

Facebook, tổng hợp video nấu ăn, đóng góp bài viết

Website.

mới, ghi nhận phản hồi.

(5 tuần)

+ Viết và chỉnh sửa báo cáo khóa luận.
Tiến hành đưa lên 3/2/2012

- + Đưa source của Website lên Host và tiến hành chạy

Host và chạy thử 24/2/2012

thử nghiệm.

nghiệm.

+ Chỉnh sửa và hoàn tất báo cáo.

(3 tuần)


Bảng 1 - Kế hoạch thực hiện đề tài.

1.6. Cấu trúc khóa luận
Khoá luận gồm 5 chương. Trong đó, chương 1 sẽ trình bày lý do nhóm tác giả
chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa của đề tài, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương
2 đề cập về các kiến thức nền tảng hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài và tiến hành
khảo sát các Website trong cùng lĩnh vực từ đó xác định các vấn đề cần giải quyết.
Chương 3 trình bày mô hình thiết kế và phát triển Website, phân tích và đưa ra giải pháp
cho các vấn đề đã nêu ra ở chương 2, từ đó thiết kế và xây dựng mô hình phát triển cho
Website một cách khái quát cũng như mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu. Chương 4 đặc tả chi
tiết hệ thống tương tác bên trong của Website, mô tả các dịch vụ và tính năng. Chương 5
tổng kết các kết quả đạt được, nêu ra những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện đề tài,
các hướng nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


7

CHƯƠNG 2.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT
Để khóa luận không chỉ trở thành một công trình nghiên cứu mà còn có thể ứng
dụng vào thực tiễn cuộc sống, quá trình nghiên cứu và khảo sát là một bước ngoặc quan
trọng không thể bỏ qua. Đây là quá trình sẽ định hình những ý tưởng còn mơ hồ thành
những mục tiêu khái quát, mang những điều mong muốn thực hiện phát họa thành một
kịch bản với cấu trúc rõ ràng.
Quá trình khảo sát được tiến hành trên công nghệ triển khai và các công trình, sản

phẩm nghiên cứu đã có. Qua quá trình này, đề tài sẽ có được một nền tảng công nghệ
triển khai đảm bảo hơn, tránh tình trạng sử dụng các công nghệ đã lỗi thời, không có
nhiều hỗ trợ, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, còn giúp ta nắm được cấu
trúc tổng quan của công nghệ mà ta sẽ sử dụng, từ đó có cách thức triển khai và thực hiện
hiệu quả hơn.
Cuối cùng, thành quả lớn nhất có được từ quá trình nghiên cứu và khảo sát một
vấn đề là sẽ nắm bắt được xu hướng và nhu cầu hiện tại, ưu nhược điểm của các hệ thống
hiện có, từ đó có được một luận cứ vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của đề tài.
2.1. Tổng quan về Wordpress
2.1.1. Khái niệm Wordpress
Wordpress là một công cụ mã nguồn mở dùng để viết blog và là một hệ thống
quản trị nội dung dựa trên nền tảng PHP và MySQL. Wordpress được phát hành lần đầu
vào ngày 27/5/2003, bởi Matt Mullenweg và Mike Little.3
Hệ thống quản trị nội dung – CMS là một hệ thống được sử dụng để tạo và chỉnh
sửa nội dung. Nội dung muốn đề cập ở đây là bao gồm hình ảnh, video, file âm thanh, tài
liệu đính kèm của một trang web hay về mặt trình bày có thể là quản lý các menu, quản
lý các category, bài viết, thông tin hiển thị trên Website.
3

/>
GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


8

Khi Website được đưa lên trực tuyến, CMS cho phép bạn có thể quản trị nội dung
Website từ bất kỳ trình duyệt nào, từ bất cứ đâu trên thế giới mà không cần cài đặt bất cứ
phần mềm nào trên máy người sử dụng. Một Website sau khi thiết kế giao diện muốn

phát triển lớn mạnh thì cần phải có một CMS linh hoạt, dễ chỉnh sửa và bảo mật tốt.
CMS là một giải pháp hoàn hảo cho các người dùng, doanh nghiệp các thiết kế Web
chuyên nghiệp.
Năm 2007, WordPress giành giải thưởng Packt Open Source CMS. Năm 2009.
Wordpress dẫn đầu về mã nguồn CMS tốt nhất.
Wordpress có các tính năng nổi bật như:
 Hệ thống Plug-in phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng
có thể viết Plug-in hoặc tích hợp code vào Wordpress.
 Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (có hỗ trợ Tiếng Việt).
 Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
 Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều Theme chuyên nghiệp có khả năng SEO
tốt.
 Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần
mềm thiết kế Website chuyên nghiệp.
 Thể hiện các file PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc
biệt tích hợp sẵn Latex - công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người
sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
 WordPress có hỗ trợ các Widget (ứng dụng tạo thêm) như thống kê số truy
nhập blog, các bài mới nhất, các bài viết nổi bật nhất, các comment mới
nhất, liệt kê các chuyên mục, liệt kê các trang, danh sách các liên kết, liệt
kê số bài viết trong từng tháng...
 Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, Wordpress còn thống
kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó
chủ blog sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn



9

 Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung
không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể
gửi comment vào blog được nữa.
 Admin có thể cho cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể phân quyền chia
các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách thành viên
đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua
email vào blog, miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog
(địa chỉ này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
 Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng nếu chẳng
may blog bị hack và cung cấp công cụ “chuyển nhà” từ các blog khác sang
blog WordPress.
 Hỗ trợ các công cụ giúp dễ dàng chia sẻ trực tiếp các bài viết trong site
Wordpress đến các mạng xã hội.
 Ngoài ra, còn có các chương trình hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc đăng bài
đến các site Wordpress của mình thông qua các ứng dụng di động được
Wordpress phát triển cho nhiều hệ điều hành như: Android, iOS, Windows
Phone, BlackBerry, Nokia, WebOS.
Hiện tại Wordpress có hai trang hỗ trợ chủ yếu và khá mạnh mẽ là
Wordpress.com và Wordpress.org với các chức năng như sau:
 Wordpress.com là dịch vụ viết blog miễn phí, khi đăng ký tài khoản tại
đây sẽ được cấp một sub domain miễn phí dạng example.wordpress.com,
Wordpress.com dễ sử dụng, thường được dùng để viết blog, có nhiều giao
diện cho người dùng lựa chọn, có cộng đồng viết Blog rất đông đảo. Tuy
nhiên, Wordpress.com không cài được Plug-in, không tùy chỉnh được
code của giao diện, Settings rất hạn chế.
 Wordpress.org cho phép người dùng tải xuống mã nguồn tại Website
chính thức Wordpress.org. Với mã nguồn này, có thể xây dựng một blog


GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


10

thậm chí một Website như ý muốn. Hiện nay, nhắc đến Wordpress người ta
thường nghĩ ngay đến Wordpress tự host hay còn gọi là Wordpress SelfHosted, cho phép người dụng có quyền cài đặt thêm các Plug-in và các
Theme từ bên ngoài, điều mà ở Wordpress.com không thể làm được. Tuy
nhiên bất lợi chính của Wordpress Self-Hosted đó là người dùng phải có
hosting riêng và tự cài đặt, cũng như tự bảo mật blog của mình.
2.1.2. Khảo sát hiện trạng Wordpress
Hiện tại, theo thống kê ngày 24/2/2013 trên trang Wordpress.com, có khoảng
61.5 triệu site viết bằng Wordpress trên toàn thế giới.4 Trong đó, được sử dụng phổ biến
ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Ngoài ra, theo thống kê trên trang này cho thấy
Wordpress đang có một xu hướng phát triển rất mạnh mẽ:
 Trên 396 triệu người xem trên 4,1 tỉ trang mỗi tháng (Hình 2).

Hình 2 - Thống kê số lượt xem mỗi tháng (1/2007 - 1/2013).

 Người dùng của Wordpress.com tạo ra khoảng 39.2 triệu bài post mới
(Hình 3), 9.3 triệu page mới (Hình 4), 42.6 triệu comment mới (Hình 5), 23.5
triệu lượt upload (Hình 6) và 8.9 triệu các post sử dụng XML-RPC mới mỗi
tháng (Hình 7).
4

/>
GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn


SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


11

Hình 3 - Thống kê số Post mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013).

Hình 4 - Thống kê số page mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013).

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


12

Hình 5 - Thống kê số comment mới mỗi tháng (1/2007 - 1/2013).

Hình 6 - Thống kê số lượt tải lên mỗi tháng (1/2007 - 1/2013).

GVHD: TS. Nguyễn Anh Tuấn

SVTH: Thiên Phúc – Thiên Toàn


×