BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGHỊ ĐỊNH THƯ NĂM 2006 - 2007
SẢN PHẨM
KẾT QUẢ NGHỊ ĐỊNH THƯ NĂM 2006 - 2007
Tên nhiệm vụ: Xúc tiến và hỗ trợ dự án kết nối Mạng thông tin Á-Âu
(TEIN) - Thuộc Nghị định thư Hợp tác Á - Âu
(Dự án TEIN- kết nối Internet Á - Âu giai đoạn 2)
Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài/dự án: PGS. TS Nguyễn Cảnh Lương
9147-1
Hà Nội - 2011
2
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGHỊ ĐỊNH THƯ NĂM 2006 - 2007
SẢN PHẨM
KẾT QUẢ NGHỊ ĐỊNH THƯ NĂM 2006 - 2007
Tên nhiệm vụ: Xúc tiến và hỗ trợ dự án kết nối Mạng thông tin Á-Âu
(TEIN) - Thuộc Nghị định thư Hợp tác Á - Âu
(Dự án TEIN- kết nối Internet Á - Âu giai đoạn 2)
Chủ nhiệm đề tài/dự án:
PGS. TS Nguyễn Cảnh Lương
Cơ quan chủ trì đề tài/dự án:
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Hà Nội - 2011
3
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM
CỦA NHIỆM VỤ NGHỊ ĐỊNH THƯ
Sản phẩm 1. Báo cáo xây dựng lộ trình tham gia mạng thông tin Á–Âu
Sản phẩm 2. Báo cáo khảo sát mạng CERNET – Trung Quốc
Sản phẩm 3. Báo cáo khảo sát mạng KISDI-KOREN – Hàn Quốc
Sản phẩm 4. Báo cáo khảo sát mạng ThaiSARN – Thái Lan
Sản phẩm 5. Đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động của NOC-VN
Sản phẩm 6. Đề xuất cơ chế quản lý NOC-VN
Sản phẩm 7. Đề xuất các vấn đề về an toàn, an ninh mạng
Sản phẩm 8. Đề xuất thử nghiệm và khai thác một số ứng dụng và công
nghệ mới trên mạng.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHỊ ĐỊNH THƯ 2006-2007
Tên nhiệm vụ: Xúc tiến và hỗ trợ dự án kết nối Mạng thông tin Á-Âu
(TEIN) - Thuộc Nghị định thư Hợp tác Á - Âu
(Dự án TEIN- kết nối Internet Á - Âu giai đoạn 2)
Sản phẩm 1
BÁO CÁO XÂY DỰNG LỘ TRÌNH THAM GIA
MẠNG THÔNG TIN Á-ÂU
Hà Nội 2008
2
MỤC LỤC
I. TEIN, TEIN2 VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TEIN2 3
1.1 Giới thiệu tổng quan về mạng thông tin Á-Âu - TEIN 3
1.2 TEIN2 và lộ trình phát triển mạng thông tin Á- Âu giai đoạn 2 6
II. SỰ THAM GIA TEIN2 CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á 9
III. SỰ THAM GIA TEIN2 CỦA VIỆT NAM 9
3.1 Mục tiêu 9
3.2 Lợi ích 10
3.3 Nội dung tham gia 10
3.4 Về quản lý Nhà nước 10
3.5 Hiện trạng khi tham gia TEIN2 c
ủa Việt Nam 11
3.5.1 Tình hình thực tiễn 11
3.5.2 Các văn bản về định hướng phát triển công nghệ thông tin quốc gia 16
3.5.3 Các bước ký kết tham gia 16
3.5.4 Các hoạt động triển khai 17
IV. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN MẠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM 17
4.1 Kế hoạch triển khai ban đầu 17
4.2 Các công việc cần thực hiện 19
4.3 Phương án kỹ thuật xây dựng mạng VINAREN 21
4.3.1 Tiêu chí lựa chọn trung tâm vận hành mạng 21
4.3.2 Phương án kỹ thuật xây dựng mạng VINAREN 24
V. LỘ TRÌNH KẾT NỐI 29
5.1 Năm 2005 29
5.2 Năm 2006 29
3
I. TEIN, TEIN2 VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TEIN2
1.1 Giới thiệu tổng quan về mạng thông tin Á-Âu - TEIN
Dự án TEIN (Trans-Eurasia Information Network) là một sáng kiến
thiết lập mạng thông tin liên châu lục Á-Âu, được các nguyên thủ quốc gia
trong Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) lần thứ 3 tại Hàn Quốc thông qua
vào tháng 10/2000. Mạng TEIN có mục đích kết nối mạng nghiên cứu khoa
học giữa Châu Á và Châu Âu thông qua kết nối giữa mạng GEANT của Châu
Âu – mạng kết nối toàn thể Châu Âu tố
c độ gigabit (cụ thể là Anh, Pháp, Đức,
Tây Ban Nha, Áo, Rumani, Litva, Ba Lan, Ý, Thụy Điển) với các mạng
nghiên cứu của Châu Á, như mạng dành cho thử nghiệm ứng dụng APII để
nâng cao năng lực trao đổi thông tin trong nghiên cứu, phát triển và giáo dục-
đào tạo. Với nguồn kinh phí tài trợ của Cộng hoà Pháp vào tháng 12/2001 đã
thực hiện kết nối thành công mạng thông tin Á-Âu giữa mạng viễn thông cho
nghiên cứu và đào tạo RENATER của Pháp (Le Réseau National de
Télécommunications pour la Technologie, l'Enseignement et la Recherche,
) v
ới mạng KISDI của Hàn Quốc (Korea Information
Strategy Development Institute, ), ban đầu là 2 Mbps và
hiện nay là 34 Mbps và dự kiến sẽ được nâng lên 155 Mbps trong tương lai
gần nhằm nâng cao khả năng phối hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin
thông qua môi trường mạng trong công tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai
nước. Gần đây, phạm vi của mạng TEIN được mở rộng sang khu vực Đông
Nam Á và Trung Quốc.
Hình 1. Sơ đồ đường truyền trục mạng thông tin Á-Âu
4
Thông qua mạng thông tin Á-Âu đã kết nối, trường Đại học quốc gia
Chungnam, Hàn Quốc đang triển khai dự án nghiên cứu “Water quality
models” với Đại học Dược và Viện Thuỷ lực học Đan Mạch; Viện Kỹ nghệ
Sinh-Y, Đại học Enje, Hàn Quốc triển khai dự án Teledermatology với Châu
Âu và Trung Quốc; Đại học Kunkook, Hàn Quốc triển khai dự án Mobile
IPv6 với các mạng nghiên cứu và đào tạo của Pháp, Bỉ; Đại học Soongsil, Hàn
Qu
ốc đang triển khai dự án AGEDIS (Automated Generation and Execution
of Test Suites for Distributed Component-based Software) với Đức; Đại học
Inha, Hàn Quốc triển khai dự án Nghiên cứu Transitor công nghệ nano, kết
hợp với Đại học Valladolid, Tây Ban Nha và Đại học Khoa học và Công nghệ
Munich, CHLB Đức Theo số liệu thống kê năm 2003 của ASEM, đã có rất
nhiều viện nghiên cứu và trường đại học tham gia kết nối với mạng thông tin
Á-Âu, cụ thể như sau:
Số lượng các các nhà nghiên cứu đang tham gia vào mạng thông tin Á-Âu
Bắc Mỹ Châu Á Châu Âu
Mỹ Canada TQ
N
hật
Đài
loan
Đức Pháp Anh Ý B Lan
Nước
khác
Tổng
Người sử
dụng
(triệu)
10 10 3 12 11 35 23 17 9 9 111 250
Phần
trăm
8% 10% 82% 100%
Các đơn vị sử dụng mạng thông tin Á-Âu
Tên nước Đơn vị dùng chính
Mỹ Đại học Duke gồm 10 đơn vị thành viê
Bắc Mỹ
Canada Đi học Dalhousie gồm 10 đơn vị thành viên
Trung Quốc Đại học The First Military Medical gồm 3 đơn vị thành viên
Châu Á
Nhật Trung tâm mạng thông tin Nhật Bản gồm 12 đơn vị thành viên
Châu Âu
Bỉ Đơn vị cấp quyền đăng ký cục bộ cho các nhà cung cấp dịch vụ: 4 đơn vị thành viên
5
British Trường đại học Bath gồm17 đơn vị thành viên
Austria Đơn vị cấp quyền đăng ký cục bộ ACOnet gồm 5 đơn vị thành viên
Đan Mch Trung tâm nghiên cứu , đào tạo Đan Mạch và 2 đơn vị
Estonia Trung tâm Đào tạo Estonian và Mạng nghiên cứu Tartu
Phần Lan Đại học Finnish và Trng tâm mạng nghiên cứu gồm 6 đơn vị thành viên
Pháp Viện công nghệ IAP Institut d'Astrophysique gồm 23 đơn vịthành viên
Đức Đại học công nghệ Aachen gồm 35 đơn vị thành viên
Hy Lạp Đại học Aristotle Thessaloniki gồm 5 đơn vị thành viên
Hungary DELEGATED BLOCK Used to be managed gồm 4 đơn vị thành viên
Aixơlen Mạng nghiên cứu SURIS/ISnet - Association of Research Networks của Aixơlen
Ai len Đại học Dublin
Israel Đại học Ben Gurion gồm 4 đơn vị thành viên
Ý Trung tâm Centro di Calcolo di Ateneo gồm 9 đơn vị thành viên
Lithuania Đại học công nghệ Kaunas, Trung tâm máy tính LITNET-1
à Lan Đại học nng nghiệp Wageningen và 4 đơn vị thành viên khác
Nauy Mạng Uninett và 4 đơn vị thành viên
Ba Lan POLIP gồm 9 đơn vị thành viên
Bồ Đào Nha PT-TLD-SERVERS RCCN-AGGREGATED-NET gồm 2 đơn vị thành viên
Ru ma ni Mạng đào tạo RoEduNet gồm 5đơn vị hành viên
Nga Mạng eHouse (Moscow)
Singapore Đại học công nghệ Nanyang gồm 3 đơn vị thành viên
Slovakia Đại học công nghệ Slovak gồm 3 đơn vị tành viên
Slovenia Mạng phân phối ARNES Ljubljana Slovenia ARNES gồm 4 đơn vị thành viên
Tây Ban ha Trung tâm thông tin Centro Informatico Cientifico de Andalucia: 6 đơn vị thành viên
Ba Lan Đại học công nghệ Chalmers gồm 9 đơn vị thành viên
Thụy Sỹ Đại học Geneva gồm 2 đơn vị thành viên
Đài Loan Bộ giáo dục Đào tạo và Trung tâm máy tính gồm 11 đơn vị thành viên
Thái Lan Công ty trách nhiệm hữu hạn Internet Thailand
6
1.2 TEIN2 và lộ trình phát triển mạng thông tin Á- Âu giai đoạn 2
Từ kết quả của dự án mạng TEIN nêu trên, các nước trong Uỷ ban Châu
Âu (EC) và DANTE (Delivery of Advanced Networking Technology to
Europe) đã nhất trí tài trợ để kết nối mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2 (gọi tắt
là TEIN2) nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong ASEM. Mục đích của
TEIN2 là cung cấp, củng cố đường trục (backbone) cho liên khu vực Âu-Á,
tạo điều kiện bình đẳng trong truy nhập tài nguyên m
ạng nghiên cứu, làm cầu
nối trong hợp tác Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và nâng cao khả
năng phối hợp trong nghiên cứu và đào tạo của các nước trong ASEM, đặc
biệt chú trọng đến các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Dự án
TEIN2 được bắt đầu từ đầu năm 2004, được hỗ trợ chính từ EC và đóng góp
của một số nước Châu Âu và Châu Á khác. Các nước Châu Á trong danh sách
thụ hưởng (được hỗ trợ
80% phí kết nối) bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Philippin và Việt Nam. Ngoài ra, các đối tác phía Châu
Âu như mạng của Pháp (RENATER), mạng của Anh (UKERNA), mạng của
Hà Lan (SURFnet). Một số nước Châu Á tham gia kết nối nhưng không thuộc
danh sách thụ huởng như: Brunei, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hình 2. Sơ đồ đường trục mạng TEIN2
Mạng TEIN2 là sự tiếp nối thành công đã có của việc kết nối Pháp –
Hàn Quốc và được xây dựng dựa trên các thành công của các sáng kiến về
7
mạng nghiên cứu đào tạo đã có ở Châu Âu, Châu Á và các khu vực khác, rút
kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai. Hiệu quả kết nối mạng trong từng khu
vực đã được thể hiện ở các mạng như: GEANT (mạng Châu Âu), ALICE
(mạng Châu Mỹ Latin), EUMEDCONNECT (mạng các nước vùng Địa Trung
Hải) và SEEREN (mạng khu vực Đông Nam Châu Âu) Việc kết nối các đối
tác Châu Á với mạng GEANT ở cấp khu vực sẽ giảm thiể
u việc quản trị kết
nối so với việc quản lý số lượng khá nhiều kết nối giữa Châu Âu và Châu Á
như hiện nay. Để kết nối các mạng trong khu vực Châu Á, đã có dự án AI3
(Asian Internet Interconnection Initiatives Project) hoặc dự án APII (Asia
Pacific Information Infrastructure) hoặc như mạng APAN (Asia-Pacific
Advanced Network) kết nối các mạng nghiên cứu và giáo dục của các nước
trong Châu Á.
Hiện nay, ngoài các nước khối EC cam kết tài trợ 9,75 triệu euro cho dự
án TEIN2 còn có sự đóng góp tài chính của các nướ
c đã tham gia như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brunei nhằm giúp các nước đang phát triển được
hưởng thụ việc kết nối Internet liên Châu Âu–Châu Á. Theo kế hoạch mở
rộng của dự án TEIN2, Việt Nam sẽ là một trong sáu nước sẽ được thụ hưởng
dự án này cùng với Trung Quốc, Thái Lan, Phillipine, Indonesia, Malaysia.
Đặc biệt, việc kết nối mạng thông tin Á - Âu sẽ được khối EC tài trợ 80% kinh
phí đường truyền quốc tế đến tháng 12/2008 và là mộ
t cơ hội rất tốt cho các
bên tham gia.
8
Hình 3. Sơ đồ thiết kế kỹ thuật kết nối mạng TEIN2
Theo thiết kế, mạng TEIN2 bao gồm 14 tuyến chính, kết nối 10 nước
khu vực Châu Á (6 nước thụ hưởng: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung
Quốc, Philippines, Việt Nam và 4 nước tham gia khác: Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore, Brunei) với nhau và với Châu Âu. Mạng lưới mạng này sẽ được
xây dựng xung quanh trung tâm là trục nối Tokyo, Singapore và Hồng Kông.
Các mạng sẽ được mở rộng đến Australia, Trung Quốc (Beijing), Indonesia,
Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và kết nối đến GEANT
của Châu Âu, được cung cấp bằng đường truy
ền tốc độ cao theo các tuyến cáp
trên đất liền về hướng Bắc (622 Mbps) và cáp ngầm dưới biển theo hướng
Nam (3 x 622 Mbps).
Một số công ty viễn thông khu vực đã hỗ trợ đường truyền cho dự án
này như: NII (kết nối Tokyo–Singapore, 622 Mbps và Tokyo–Hồng Kông,
622 Mbps); MAFFIN (kết nối Tokyo–Quezon City, Philippines, 155 Mbps) và
TransPAC2 (kết nối với khu vực Bắc Mỹ qua Tokyo). Các điểm tham chiếu
của TEIN2 (PoPs) được đặt ở Bắc Kinh, Hồng Kông và Singapore, trong đó
Trung tâm vậ
n hành mạng TEIN2 sẽ được đặt tại Trường Đại học Thanh Hoa,
Trung Quốc quản lý. Dự án TEIN2 được hỗ trợ rất lớn từ công ty Juniper
9
Networks, công ty tài trợ thiết bị định tuyến đặt tại các điểm tham chiếu của
dự án.
II. SỰ THAM GIA TEIN2 CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á
Các nước Châu Á trong nhóm ASEAN + 3 đều quan tâm, đặc biệt là
Hàn Quốc trong nhóm nước không được hưởng lợi và Trung Quốc, Malaysia,
Thái Lan trong nhóm nước được hưởng lợi.
Hàn Quốc: muốn đóng vai trò đầu tàu và đầu mối (hub) trong liên
mạng Âu – Á.
Trung Quốc: muốn đóng vai trò đầu tàu và đầu mối (hub) trong
liên mạng Âu – Á, và đã thông báo sẵn sàng đóng góp 2 triệu
USD đối ứng tại cuộc họp kỹ thuật 5/2004 tại Kuala Lampur.
Malaysia và Thái Lan: muốn đóng vai trò đầu tàu và đầu mối
(hub) trong khu vực ASEAN. Cụ thể Thái Lan muốn làm đầu tàu
cho khu vực Bắc ASEAN gồm Thái Lan, Việt Nam, Lào,
Campuchia và Mianma.
III. SỰ THAM GIA TEIN2 CỦA VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu
Các mục tiêu chính của việc Việt Nam tham gia Mạng thông tin Á –
Âu như sau:
- Xây dựng một Trung tâm vận hành mạng NOC-VN tạ
i Hà Nội, kết
nối trực tiếp với Mạng thông tin Á-Âu theo dự án TEIN2 nhằm cung
cấp cổng truy nhập Internet trực tiếp dùng riêng cho các tổ chức nghiên
cứu-triển khai và giáo dục-đào tạo trong nước.
- Xây dựng đường trục kết nối chính cho Mạng nghiên cứu và đào tạo
Việt Nam-VINAREN gồm 05 trung tâm vận hành mạng tại các thành
phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Huế và Cần Thơ.
- Tạo điề
u kiện thuận lợi về đường truyền, tốc độ đường truyền, thông
tin để các tổ chức nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước có cơ hội
quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau.
- Xây dựng một môi trường mạng, cung cấp hạ tầng kỹ thuật truy cập
Internet, cung cấp nội dung thông tin và các dịch vụ trên mạng cho các
10
tổ chức nghiên cứu và đào tạo nhằm tạo điều kiện bình đẳng trong truy
nhập tài nguyên nghiên cứu mạng.
- Tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho cộng đồng mạng nghiên cứu và đào tạo
Việt Nam được kết nối với cộng đồng nghiên cứu và đào tạo Châu Âu
và các nước trên thế giới với tốc độ đường truyền 45/155 Mbps liên
châu lục Âu- Á của mạ
mg TEIN2 thông qua đường trục mạng
VINAREN tại các trung tâm vận hành mạng.
- Tận dụng tối đa các dịch vụ, công nghệ Internet để tạo một sân chơi
thuận lợi và một nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và học tập cho giới khoa học, công nghệ và đào tạo Việt
Nam.
3.2 Lợi ích
TEIN-2 có thể mang lại cho Việt Nam những lợi ích sau:
- Nâng cao trình độ, đào t
ạo đội ngũ nghiên cứu và đào tạo (R&E) tiệm
cận trình độ khu vực;
- Hoà nhập công đồng quốc tế về R&E;
- Mở rộng hợp tác quốc tế;
- Thu hẹp phân cách số với các nước phát triển;
- Được tài trợ đường backbone liên kết với các nước trong khu vực Á-
Âu;
- Đảm bảo phát triển bền vững cho mạng Internet và thông tin nói
chung cho nghiên cứu và đào tạo.
3.3 Nội dung tham gia
- Các chương trình nghiên cứu quố
c tế trên các lĩnh vực khác nhau
trong khuôn khổ ASEM;
- Đào tạo trên mạng giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong
ASEM và thế giới;
- Sử dụng sơ sở hạ tầng và các dịch vụ được cung cấp phục vụ cho
nghiên cứu, phát triển và đào tạo(R&E).
3.4 Về quản lý Nhà nước
Để triển khai dự án TEIN-2 tại Việt Nam, nên có một Ủy ban
quốc gia từ các cơ quan chức n
ăng có liên quan như Bộ Ngoại giao
11
(Ban thư ký ASEM), Bộ Bưu chính Viễn Thông (về quản lý CNTT –
viễn thông), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là nòng cốt về kỹ thuật.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Công nghệ Thông tin –
những đơn vị phối hợp ban đầu với tổ chức DANTE đã tiế
p cận và
tham dự TEIN-2 sẽ là những đơn vị chính để thực hiện dự án dưới sự
quản lý của Ủy ban và các cơ quan nói trên.
3.5 Hiện trạng khi tham gia TEIN2 của Việt Nam
Việt Nam chính thức kết nối mạng Internet từ ngày 19/11/1997
và trên cơ sở mạng Internet, nhiều tổ chức KH&CN đã xây dựng và
phát triển một số mạng thông tin khoa học và mạng thông tin giáo dục-
đào tạo phục vụ công tác nghiên cứu khoa h
ọc và đào tạo. Trên thực tế
các ứng dụng của mạng Internet nói riêng và tiến bộ trong khoa học
công nghệ nói chung đã góp phần không nhỏ giúp Việt Nam bắt nhịp
kịp với các nước trong khu vực, đồng thời tạo tiền đề cần thiết trong
việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Trong các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính
phủ thì ngoài việ
c nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin còn phải chú
trọng việc thiết lập mạng thông tin quốc gia và liên kết mạng quốc tế.
Hiện nay, nước ta đã có một số mạng lớn viễn thông hoạt động và đưa
vào khai thác dịch vụ như mạng FPT, Viettel, VDC… Các mạng này
thực sự đã mang lại một hiệu quả khá lớn cho người sử dụng, tuy nhiên
mức độ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứ
u và đào tạo mới chỉ ở mức hết
sức tối thiểu.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm xây dựng một số
mạng dành riêng cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo như mạng
VARENet của Viện Công nghệ thông tin, mạng VISTA của Bộ Khoa
học và Công nghệ, mạng EduNet của Bộ Giáo dục và Đào tạo .v.v.
3.5.1 Tình hình thực tiễn
Trong những năm qua, Nhà nước luôn quan tâm ưu tiên đầu tư
cho ứng dụng phát triển CNTT trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội… cùng với việc thiết lập mạng thông tin quốc gia,
thực hiện liên kết với mạng quốc tế. Coi hạ tầng công nghệ thông tin là
12
hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, ưu tiên sử dụng nguồn viện trợ không
hoàn lại cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Với chủ
trương coi sự nghiệp phát triển KH&CN và giáo dục-đào tạo là quốc
sách hàng đầu, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với các nước ASEM
tham gia mạng TEIN2 và đã giao cho Bộ KH&CN chủ trì thực hiện (tại
công văn số 6880/VPCP-HTQT ngày 16/12/2004 của Văn phòng Chính
phủ). Do vậy, việc tri
ển khai kết nối vào mạng TEIN2 tại Trung tâm
vận hành mạng (NOC-VN) Hà Nội để thực hiện liên thông đường
truyền quốc tế riêng từ Hà Nội đi Hồng Kông phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu khoa học và đào tạo (R&E) là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một Trung tâm vận hành
mạng riêng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào
tạo. Do vậy, việ
c thực hiện kết nối vào mạng TEIN2 để xây dựng một
Trung tâm vận hành mạng, liên thông với quốc tế tại Hà Nội (NOC-
VN) và hình thành một mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam-
VINAREN dùng riêng trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các mạng thông
tin hiện có của nước ta sẽ có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, góp phần đưa KH&CN
trở thành độ
ng lực phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã tập trung đầu tư
nâng cấp hạ tầng mạng cho các Công ty viễn thông trong nước và đã
đem lại hiệu quả thực sự cho người sử dụng cũng như giới nghiên cứu
và đào tạo, tuy nhiên mức độ hỗ tr
ợ cho hoạt động nghiên cứu và đào
tạo mới chỉ ở mức hết sức tối thiểu. Năng lực cung cấp dịch vụ mạng
Internet và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một số công ty viễn thông lớn của
nước ta có thể tóm tắt như sau:
+ Mạng Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC)
Năm 2005, với 3 đường 155 M kết nối thông suốt gi
ữa 3 trung
tâm lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, VNN/Internet hiện
nay có khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày một gia tăng các
dịch vụ viễn thông. Vào thời điểm đó, tổng băng thông quốc tế của
VDC là 1.851 Mbps. Cụ thể như sau:
13
- 11 đường STM1 155 Mbps (1 NTT Nhật 155 M, 2 Chinanet China
155 M, 4 Singtel Singapore , 3 Reach HongKong 605 M, 1 Korea
Telecom).
- 3 đường T3 45 Mbps (2 đường Fusionn Mỹ 90 M, 1 đường peering
KT Korea 50 M)
- 5 đường E1 2M bps (4 sang Nhật, 1 sang Malaysia)
- 1 đường 1 Mbps (Taiwan).
Hiện nay (12/2008) tổng băng thông quốc tế của VDC đạt đến 30Gbps.
+ Mạng của tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel)
Mạng đường trục Backbone cáp quang kéo dài từ Hà Nội đến TP.
Hồ Chí Minh với công nghệ SDH dựa trên 2 đường trục chính là 1A
(dung lượng 2,5 Gb/s) và 1B (dung lượng 10Gb/s).
- Các vòng Ring nội tỉnh được phát triển từ một phần t
ử trên đường trục
tại tỉnh đó. Dựa trên Ring nội tỉnh, mạng truy nhập cáp đồng với công nghệ
xDSL hay cáp quang PDH được phát triển để cung cấp cho khách hàng.
- Tất cả các phần tử trên mạng đều được quản lý tập trung bằng NMS,
giúp việc quản lý và khai thác hiệu quả nhất.
- Tất cả các phần tử trên đường trục 1B dựa trên nền tảng NGN tương
thích cho các dịch vụ NGN trong tương lai.
- Khả n
ăng bảo vệ của đường trục 1B là 5Gb/s.
- Hiện tại Viettel đã triển khai xong tuyến cáp quang đất liền và trạm vệ
tinh mặt đất tiếp nhận cửa ngõ quốc tế và có khả năng đáp ứng nhu cầu thuê
kênh riêng đi quốc tế với các tốc độ Nx64Kb/s, 2Mb/s, 34Mb/s, 45Mb/s,
155Mb/s, 622Mb/s.
- Trạm vệ tinh mặt đất của Viettel được kết nối với vệ tinh của hãng
IntelSat cung cấp dịch vụ trên toàn cầ
u. Hiện tại, với IP có 20MB downlink,
5MB uplink và có thể mở rộng lên 45MB downlink, 11MB uplink. Với IDD
có 2E1 và có thể mở rộng lên 5E1.
- Khả năng mở rộng của tuyến cáp quang đất liền là STM-16. Trạm vệ
tinh mặt đất là: Với IP có 155MB downlink, 45MB uplink.
14
Qua thực tế trên ta thấy, cơ sở hạ tầng mạng hiện nay ứng dụng cho
nghiên cứu khoa học cũng như đào tạo còn yếu kém, do vậy vẫn chưa phát
huy được tiềm năng to lớn vốn có của nguồn nhân lực KH&CN. Để nguồn
nhân lực này đóng góp được hết sức mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, cần có một môi trường mạng thông tin dành riêng cho
hoạ
t động nghiên cứu và đào tạo đủ mạnh, ổn định và an toàn, liên kết với các
mạng nghiên cứu của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nhờ môi trường
mạng như thế, giới khoa học và giáo dục trong nước có thể trao đổi các thành
quả nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, chuyển giao công nghệ giữa các đơn vị
nghiên cứu và đào tạo, thu được nhiều thông tin bổ ích, chính xác, kịp thời về
khoa họ
c và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
Mặt khác, về kinh phí kết nối trong dự án, ngoài khối EC đồng tài trợ
9,75 triệu euro TEIN2 còn có sự đóng góp tài chính của các nước đã tham dự
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brunei, nhằm giúp các nước đang phát
triển được hưởng thụ việc kết nối Internet liên Châu Âu – Châu Á. Theo kế
hoạch mở rộng của dự án TEIN2, Việt Nam là một trong sáu nước được thụ
hưởng lần này
(cùng với Trung Quốc, Thái Lan, Phillipine, Indonesia,
Malaysia). Đặc biệt, việc kết nối Á-Âu sẽ được khối EC tài trợ 80% đến
12/2007 là một cơ hội rất tốt cho các bên tham gia. Với tiềm lực kinh tế của
nước ta hiện nay, việc đơn phương kết nối mạng thông tin Á-Âu là khó có thể
thực hiện được. Chính vì vậy, cơ hội được hỗ trợ kinh phí của EC để thiết lập
kết nối này là rất quý báu đố
i với Việt Nam. Do vậy, việc kết nối vào mạng
TEIN2 là một cơ hội hiếm có, giúp các nhà KH&CN và giáo dục Việt Nam có
một môi trường mạng làm việc mới, có thể thực hiện việc trao đổi thông tin và
triển khai các dự án nghiên cứu khoa học chung trực tuyến phù hợp với các
yêu cầu hội nhập quốc tế về KH&CN.
Trong số các nước tham gia kết nối mạng TEIN2, hầu hết đều đã có
mạng nghiên c
ứu khoa học và giáo dục quốc gia (NREN), cụ thể là:
- Mạng RENATER – Pháp
- Mạng UKERNA – Anh
- Mạng SURFnet – Hà Lan
- Mạng CERNET – Trung Quốc
- Mạng THAISARN – Thái Lan
15
- Mạng MyREN – Malaysia
- Mạng PREGINET – Philippine
- Mạng KOREN – Hàn Quốc
- Mạng SINET, JGN – Nhật Bản
- Mạng SINGAREN – Singapore
Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có mạng thông tin nào có
thể coi là đại diện chính thức cho mạng nghiên cứu khoa học và giáo dục quốc
gia. Do vậy, việc hình thành mạng VINAREN sẽ tạo điều kiện tham gia tích
cực cho Việt Nam trong dự án, qua đó nâng cao hiệu quả của dự án về mọi
mặt, đặc biệt là việc sử dụ
ng đường truyền quốc tế của mạng TEIN2.
Việt Nam tham gia Mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2 và hình thành
mạng VINAREN sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề đang đặt ra hiện nay của các
mạng thông tin KH&CN và giáo dục-đào tạo. Mạng VINAREN sẽ được xây
dựng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng Internet chung của các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông. Dự án này sẽ thiết lập đường trục kế
t nối Internet tốc độ cao
chủ yếu dành cho các mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục-đào tạo là
chính, quy hoạch lại việc kết nối giữa các trường đại học trong nước, các viện
nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho các trường đại học, các viện nghiên cứu
trong nước có cơ hội liên kết hoạt động nghiên cứu và đào tạo của mình với
các trường đại họ
c, các viện nghiên cứu ở Châu Âu và Châu Á, tạo cơ hội chia
sẻ và sử dụng hiệu quả nguồn cơ sở dữ liệu khoa học với các trường và các
viện này, đồng thời cũng tạo nhu cầu cung cấp thông tin lên mạng của các
trường đại học, viện nghiên cứu trong nước là các thành viên tham gia kết nối
vào mạng VINAREN.
Như vậy, khi tham gia dự án TEIN2, các nhà khoa học và giáo dục Việt
Nam sẽ có điều kiện truy nh
ập thông tin của các mạng nghiên cứu và đào tạo
của các nước trong khu vực và Châu Âu với tốc độ cao, có thể thực hiện các
dự án phối hợp nghiên cứu chung, tổ chức hội thảo và đào tạo từ xa Tạo cơ
sở để tăng cường và mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN và giáo
dục-đào tạo, tranh thủ được sự hỗ trợ củ
a các nước tham gia dự án để tiếp cận
với các thành tựu mới nhất về KH&CN và giáo dục-đào tạo của thế giới.
Chính với các lý do nêu trên, việc đầu tư triển khai thực hiện dự án
"Mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2" để thiết lập đường trục kết nối Internet tốc
16
độ cao cho mạng VINAREN, chủ yếu dùng riêng cho hoạt động nghiên cứu
khoa học và giáo dục-đào tạo là một nhiệm vụ rất cấp thiết hiện nay. Mạng
VINAREN ra đời sẽ góp phần đắc lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đào
tạo của Việt Nam phát triển, tạo tiền đề cho quá trình hội nhập quốc tế về
KH&CN và giáo dục-đào tạo.
3.5.2 Các văn bản về
định hướng phát triển công nghệ thông tin quốc
gia
- Chỉ thị số 58/CT–TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 81/2001/QĐ–TTg ngày 24/5/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58–CT/TW
của Bộ Chính trị.
- Nghị quyết số
07/2000/NQ–CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về
xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005.
- Quyết định số 95/2002/QĐ–TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin của nước ta đến năm 2005.
- Quyết định số 235/QĐ–TTg ngày 02 tháng 03 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án tổng thể về
Ứng dụng và phát triển phần
mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008.
3.5.3 Các bước ký kết tham gia
- Ngày 16 tháng 12 năm 2004, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số
6880/VPCP-QHQT do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn
Mạnh Giao ký về việc thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ
Khoan đồng ý cho phép tham gia Mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2 và giao
cho Bộ Khoa học và Công nghệ làm cơ quan đầu mối, phối h
ợp với các bộ,
ngành liên quan tham gia dự án TEIN2.
- Ngày 07 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Hoàng Văn Phong đã gửi Thư cam kết tham gia dự án TEIN2 giai đoạn
nghiên cứu khả thi cho EC và DANTE về việc Việt Nam đồng ý và đóng góp
tham gia dự án TEIN2 giai đoạn 2005 -2007.
17
- Ngày 23 tháng 09 năm 2005, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Trần Quốc Thắng đã ký Thư cam kết tham gia TEIN2 giai đoạn vận hành,
trong đó cam kết trả phần phí kết nối quốc tế cho 01 năm đầu, tốc độ kết nối
có thể lên tới 155Mbps.
- Quyết định số 3119/QĐ-BKHCN ngày 16/12/2005 về việc thành lập
Ban soạn thảo xây dựng dự án "Mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2" của Bộ
tr
ưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.5.4 Các hoạt động triển khai
- Hội thảo về Mạng thông tin Á – Âu và sự tham gia của Việt Nam
được tổ chức vào ngày 3 tháng 12 năm 2005 tại bộ Khoa học công nghệ với
sự tham gia của Bộ khoa học công nghệ, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính,
Bộ bưu chính viễn thông, bộ Y tế, bộ Kế hoạch đầu tư, trường Đại học Bách
Khoa Hà Nộ
i, viện Công nghệ thông tin, bệnh viện Bạch Mai, công ty VDC
và nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công ty khác.
- Họp hội đồng kỹ thuật TEIN2 lấn thứ 10 năm 2006 tại Hạ Long: Hội nghị
đã nghe báo cáo tiến độ dự án TEIN2, nhìn lại những điểm chú ý được nêu ra
từ hội nghị lần thứ 9. Tiếp đó, hội nghị thảo luận về kế hoạch phát triển bền
vững sau n
ăm 2007, các thành viên nêu quan điểm ủng hộ của mình về kế
hoạch phát triển bền vững.
- Hội nghị, ủy ban kỹ thuật cũng đã đưa ra đề xuất về dự án Mạng thông tin
Á-Âu giai đoạn 3 (gọi tắt là TEIN3) và lấy ý kiến của các thành viên.
Các thành viên TEIN2 báo cáo tiến triển của nước mình và thông báo kế
hoạch thực hiện đến hết năm 2006. Việt Nam thông báo tình hình triển khai
mạng VINAREN, kết nố
i và các thành viên hiện tại cũng như các kết nối và
các thành viên dự kiến của mạng. Việt Nam thông báo kế hoạch tiếp theo bao
gồm công bố mạng VINAREN, xây dựng mạng trục VINAREN, mở rộng và
nâng cấp băng thông đường truyền cho các thành viên, xúc tiến hợp tác với
các tổ chức khác,
IV. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN MẠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT NAM
4.1 Kế hoạch triển khai ban đầu
Chia làm 2 giai đoạn:
18
• Giai đoạn thí điểm (Pilot phase): dự kiến 6 tháng, đến cuối 2004.
• Giai đoạn thực hiện (implementation phase): gồm hai bước:
• Phase 2A để chuẩn bị (đến 12/2005), và
• Phase 2B để vận hành từ 2006.
• Pha 1: Nghiên cứu khả thi
– Thời gian: ~ 6 tháng
– Nhiệm vụ:
• Khảo sát
• Xác định và liên hệ các tổ chức tham gia
• Chia sẻ quan điểm và lợi ích v
ề dự án
• Xác lập quan hệ đối tác
• Cam kết từ các đối tác bằng “Letters of Commitment”
• Thành lập Ban Chính sách của TEIN
• Ban Chính sách và HộI đồng kỹ thuật TEIN2 họp lần đầu
tiên 5/2004 tại Kuala Lampur
– Chỉ khởi động Pha 2, nếu Pha 1 được EC chấp thuận
–
• Pha 2A: Chuẩn bị, triển khai
– Mua sắm trang, thiết bị:
• Tuân thủ các quy tắc của EU
• Không có giải pháp đị
nh sẵn
– Thoả thuận với các nhà cung cấp
– Dàn xếp với các nước không-được-thụ-hưởng (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Brunei, Úc,…) tham gia hỗ trợ tài chính
– Thiết kế
1/2004 1/2005 1/2006 1/2007 1/2008
LAN NMS
LAN NMS
Pha 2A
Pha 2B
Tiến độ dự kiến
19
– Triển khai:
• Tiếp nhận và kiểm tra thiết bị
• Thiết lập các kết nối
• Đào tạo kỹ năng cho NOC
• Pha 2B: Vận hành
– Quản trị vận hành
– Nghiên cứu xây dựng kế hoạnh đảm bảo tính bền vững về lâu dài
– Hỗ trợ kỹ thuật
4.2 Các công việc cần thực hiện
T
T
Các nội dung, công
việc thự
c hiện chủ yếu
(Các mốc đánh giá
chủ yếu)
Sản phẩm phải đạtThời gian
(bắt đầu - kết
thúc)
Người,
cơ quan
thực
hiện
1 Thiết kế Trung tâm vận
hành mạng VN-NOC.
Có bản thiết kế VN-
NOC đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật
1/8/2005 –
30/9/2005
MOST,
HUT,
IOIT
2 Chuẩn bị nhân sự cho
VN-NOC
Thành lập đội ngũ
Kỹ sư Quản trị
mạng có đủ năng
lực và trình độ để
vận hành VN-NOC
15/9/2005 –
10/10/2005
HUT,
IOIT
3 Xin phê duyệt xây dựng
VN-NOC từ các Bộ,
Ngành liên quan.
Có văn bản, quyết
định đầu tư xây
dựng VN-NOC từ
phía Chính phủ và
Bộ Ngành liên quan
9/2005 –
10/2005
MOST
4 Đấu thầu và mua sắm
trang thiết bị cho VN-
NOC
Trang thiết bị phải
đầy đủ theo thiết kế
và có dự trù cho
việc dự phòng thiết
bị.
10/2005 –
11/2005
MOST,
HUT,
IOIT
5 Xây dựng và đấu thầu
đường truyền 45Mbps
tới TEIN2 (Hồng
Kông).
Có hợp đồng ký kết
với Công ty Viễn
thông về đường
truyền 45Mb/s với
11/2005 MOST,
HUT,
IOIT,
MOFA
20
giá ưu đãi.
6 Triển khai, thi công
Trung tâm vận hành
mạng VN-NOC hiện
đại theo tiêu chuẩn.
VN-NOC được xây
dựng theo đúng thời
gian yêu cầu, đảm
bảo chất lượng kỹ
thuật tốt.
11/2005 –
15/12/2005
MOST,
HUT,
IOIT
7 Kết nối VN-NOC vào
mạng TEIN2.
Đường truyền
Internet ổn dịnh, có
tốc độ 45Mbps.
12/2005 MOST,
HUT,
IOIT
8 Khai trương VN-NOC
& TEIN2
2/2006 MOST,
HUT,
IOIT
9 Kết nối mạng (TEIN2)
từ VN-NOC đến các
đơn vị thụ hưởng:
MOST, MOET, IOIT,
VNU-HN .
Theo kế hoạch triển
khai VINAREN giai
đoạn 1b
10/2006 MOST,
HUT,
IOIT
10 Đặt nền móng cho việc
mở rộng mạng trục
VINAREN đến các
Tỉnh Thành trong cả
nước trong những năm
tiếp theo.
Theo kế hoạch triển
khai VINAREN giai
đoạn tiếp theo
12/2006 MOST,
HUT,
IOIT
21
4.3 Phương án kỹ thuật xây dựng mạng VINAREN
4.3.1 Tiêu chí lựa chọn trung tâm vận hành mạng
1) Dự kiến phương án kỹ thuật xây dựng mạng VINAREN
a) Tiêu chí lựa chọn trung tâm vận hành mạng
Trung tâm vận hành mạng quốc gia (NOC-VN) sẽ được đặt trụ sở tại
một Trường công nghệ lớn nước ta, là Đại học Bách Khoa Hà Nội, dưới sự
giám sát và hỗ trợ mạnh m
ẽ từ Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, nó sẽ là một tâm điểm quan trọng và vững mạnh cho Mạng nghiên cứu
giáo dục của Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, NOC-VN tại Đại học Bách
khoa Hà Nội sẽ đảm nhận luôn vai trò của Trung tâm vận hành mạng phía Bắc.
Trung tâm vận hành mạng quốc gia có những đặc điểm sau:
- NOC-VN được thành lập theo cam kết với cộng đồng Châu Âu
DANTE chỉ thuần túy phụ
c vụ cho nghiên cứu và giáo dục, kết nối Internet
quốc tế ở tốc độ 45/55Mbps
22
- NOC-VN nhận được sự hỗ trợ mạnh của DANTE và phát triển bền
vững theo cam kết giữa DANTE với các nước tham dự TEIN 2.
- NOC-VN trong tương lai là nền tảng quản lý toàn bộ mạng nghiên
cứu giáo dục trong cả nước.
- NOC-VN sớm kết nối với TEIN2 sẽ là cơ hội tốt để các Viện nghiên
cứu, các Trường Đại học ở Việt Nam có điều kiện tham gia vào các mạng
nghiên cứu giáo dục c
ủa các nước trong khu vực và trên Thế giới.
- Tạo điều kiện cho các Viện, Trường Đại học trong cả nước chia sẻ
thành quả nghiên cứu, thử nghiệm các ứng dụng phục vụ nghiên cứu đào tạo,
cũng như cùng tham gia vào các chương trình nghiên cứu Quốc tế.
NOC-VN ra đời sẽ nhận được sự giúp đỡ và hợp tác mạnh mẽ của các
mạng NREN trong khu vực và trên Thế giới trong các lĩnh v
ực nghiên cứu
giáo dục, chuyển giao công nghệ. Vì vậy, NOC-VN sẽ phát huy tối đa những
điểm mạnh của mình trong việc ứng dụng những công nghệ mới hiện đang
được triển khai rộng rãi như: Ipv6, Wireless network, e-elearning, … góp
phần rút ngắn khoảng cách về công nghệ thông tin giữa Việt Nam và các nước
trên thế giới.
Việc lựa chọn các địa điểm để đặt Trung tâm vận hành mạng thuộc
mạng VINAREN
được dựa trên các tiêu chí chính sau:
- Nơi đó phải là cơ sở đào tạo đại học hoặc cơ cở nghiên cứu triển khai,
phải cam kết dành diện tích nhà tối thiểu 200 m
2
dùng riêng cho NOC
- Phải có đội ngũ cán bộ vận hành mạng, đã có mạng máy tính cục bộ
và tự nguyện tham gia mạng VINAREN bằng văn bản.
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật viễn thông tại khu vực cơ bản đáp ứng việc
thiết lập kết nối mạng và đảm bảo cơ cấu vùng, miền.
Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn Trung tâm vận hành mạng nêu trên,
ngoài NOC-VN đặt t
ại Đại học Bách khoa Hà Nội (vừa là NOC-VN vừa là
NOC cho miền Bắc) nhóm kỹ thuật dự án đã lựa chọn thêm 04 NOC nữa đặt
tại các trường đại học để hình thành đường truyền trục xưng sống của mạng
VINAREN như sau:
- Trung tâm vận hành mạng: NOC-HN
Địa chỉ liên hệ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội