Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.75 KB, 170 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự hội nhập và chuyển biến của nền kinh tế toàn cầu, nhân tố con
người là nhân tố được đặt lên vị trí hàng đầu của mỗi quốc gia. Tận dụng thúc
đẩy khả năng làm việc hiệu quả của người lao động luôn là vấn đề quan trọng
bậc nhất mà các nhà quản lý quan tâm. Động lực quan trọng thúc đẩy người lao
động hoàn thành tốt và có nhiều sáng kiến phục vụ lợi ích cho mỗi doanh nghiệp
đó là thu nhập thể hiện ở mức lương thưởng và các phúc lợi xã hội mà người lao
động được hưởng.
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Trước hết là số
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đó là quan hệ kinh tế của
tiền lương. Mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá “Sức Lao Động" mà tiền
lương không thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng liên
quan đến đời sống trật tự xã hội. Trong doanh nghiệp thì tiền lương, thưởng là một
phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Việc tính đúng đủ và trích
nộp các khoản lương cũng như trả lương, trả thưởng đúng hạn hợp lý phù hợp với
định hướng phát triển của doanh nghiệp là một trong nhưng nhân tố giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được các chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ thực tiễn và ý nghĩa quan trọng của công tác tiền lương, trong
thời gian thực tập ở Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng,
em đã đi vào nghiên cứu và chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm
Hải Phòng” làm nội dung luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ
yếu của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng lao động
tiền lương của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng


góp của các thầy cô và các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đỗ Thị Hương cùng toàn thể thầy cô
giáo Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Mỏ - Địa Chất và các
cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng


đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt để em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
này.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm
2016
Sinh viên
Bùi Văn Ngọc


Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN
GIA CẦM HẢI PHÒNG


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư và XNK súc sản
gia cầm Hải Phòng
1.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải
Phòng
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải
Phòng
- Tên giao dịch quốc tế: Haiphong investment and animal poultry products
import export joint stock company
- Trụ sở chính: Số 16 Cù Chính Lan, Phương Minh Khai, Quận Hồng Bàng,

Thành phố Hải Phòng
- Điện thoại:(031) 3 842 042 – Fax: (031) 3 842 932
- Mã số thuế: 0200102640
- Vốn điều lệ: 11.157.150.000 đồng
Số vốn này được chia thành 1.115.715 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000
đồng.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng được chuyển
thành công ty cổ phần từ năm 2007, có trụ sở tại 17 Cù Chính Lam – Quận Hồng
Bàng – Hải Phòng. Trước đây vào năm 1956 nhiều người biết đến với cái tên Công
ty Xuất Nhập Khẩu Duyên Hải, là một doanh nghiệp nhà nước trước đâytrực thuộc
Bộ Ngoại Thương, hiện nay thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vừa
sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Việc giao nhận hang hóa được
diễn ra thường xuyên đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động và phát triển của
công ty.
Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần và đầu tư xuất nhập
khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng trải qua biết bao thăng trầm và thử thách …Quá
trình đó để chia kinh doanh thành các thời kỳ sau:
+ Thời kỳ 1956 – 1970 : thời gian này công ty tiếp nhận các cơ sở xuất nhập
khẩu của các thương nhân Pháp và người Hoa để lại để dần khôi phục lại các mặt
hàng xuất khẩu truyền thống của miền Bắc chủ yếu là xuất khẩu nông sản và thực
phẩm , hải sản tươi sang thị trường Hong Kong và các nước xã hội chủ nghĩa . Hoạt
động của công ty trong thời gian này là do kế hoạch bao cấp, mô hình manh mún và
nhỏ.
+ Từ năm 1970 – 1977 : Đây là thời kỳ công ty được tách ra của Công ty xuất
nhập khẩu miền Duyên Hải thành công ty Xuất Nhập Khẩu Súc Sản (ANIMEX).


Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này là xuất khẩu các sản phẩm của biển và
sản phẩm của ngành nông nghiệp.

+ Từ năm 1978 – đến nay : Công ty lại tách ra từ Công ty Xuất khẩu hải
súc sản thành Công ty Xuất Nhập Khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng, trực thuộc bộ
Ngoại Thương. Đến năm 1985, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như
trong kinh doanh, Nhà nước quyết định điều công ty về dưới sự quản lý của Bộ
Nông Nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) sản phẩm của
công ty bao gồm : Chế biến các sản phẩm từ ngành nông nghiệp, chăn nuôi, hải sản
dưới dạng đông lạnh xuất khẩu và các sản phẩm đồ hộp. Đến tháng 4/1997 Công ty
được thành lập lại theo quyết định số 486/NN-TCB của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn trên cơ sở sát nhập chi nhánh Công ty Xuất Nhập Khẩu Súc Sản
Gia Cầm Hải Phòng, trực thuộc tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam.
Công ty hoạt động trên cơ sở là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng
công ty 90(Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam), hoạt động trên nguyên tắc hoạch
toán độc lập và có đầy đủ chức năng của một Công ty sản xuất, chế biến, xuất nhập
khẩu, kinh doanh, dịch vụ,…
Từ năm 1985 được sự đầu tư trược tiếp của Bộ Nông Nghiệp, Công ty đã hiện
đại hóa cơ sở sản xuất, chế biến, máy móc, kho tàng, nhà xưởng… tọa ra tiền đề các
sản phẩm của Công ty sản xuất, chế biến đã thâm nhập vào các nước trên thị trường
thế giới như : các sản phẩm đồng lạnh vào thị trường Liên Bang Nga và các nước
Đông Âu, thịt lợn sữa đông lạnh vào thị trường Hong Kong và Trung Quốc. Công ty
bắt đầu đưa các sản phẩm đồ hộp vào thị trường EC.
Công ty từ một công ty sản xuất theo kế hoạch bao cấp của Nhà nước chuyển
sang cơ chế thị trường cạnh tranh khác nghiệt, đó là thử thách to lớn đối với sự tồn
tại của công ty. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ đối tượng sản xuất đến cung
cấp nguyên vật liệu tư đều theo cơ chế thị trường. Nhưng công ty đã có bước đi
đúng đắn luôn thích ứng, đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Công ty đã chứng minh
sức sống mạnh mẽ của mình : kế hoạch năm sau lớn hơn năm trước chất lượng hàng
hóa ngày một nâng cao.Các mặt hàng thủy sản và đồ hộp xuất đi các nước như :
LiBi, Singapore, Úc, Pháp, Nhật Bản.
Thực hiện chủ chương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước . Năm 2007
công ty đã tiến hành cổ phần hóa với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực

Xuất Nhập Khẩu nên khi tiến hành cổ phần hóa công ty sớm ổn định và giữ vững,
phát triển tốt nghiệm vụ giao nhận hàng hóa.
Hiện nay ngoài sản xuất kinh doanh các sản phẩm Công ty còn thực hiện giao
nhận hàng hóa cho Tông công ty chăn nuôi Việt Nam.


1.2. Chức năng, nhiệm vụ và nghành nghề kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc
lập.
Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng là công ty xuất
nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm.
1.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo
vệ tài sản, bảo vệ sản xuất; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ
công ty, làm nghĩa vụ quốc phòng và có các biện pháp bảo vệ môi trường xung
quanh công ty.
Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên
doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu tình hình thị tường, dịch vụ giao nhận, đề cao các biện pháp nhằm
thu hút các đối tác kinh doanh củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị
trường.
Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần, không ngừng đào tạo, bồ dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa,
khoa học kỹ thuật cho người lao động.
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Thu mua và XNK, KD vật tư, nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi sống, hành
nghề chế biến thực phẩm.
Nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

thực phẩm, máy móc thiết bị chuyên dụng, phương tiện vận tải, thực phẩm, nguyên
liệu chế biến thực phẩm.
Kinh doanh XNK và gia công lắp đặt sửa chữa cơ khí điện lạnh.
Chăn nuôi gia súc gia cầm, SX chế biến, KD nguyên liệu và thức ăn chăn
nuôi.
Đại lý vận tải, dịch vụ giao nhận.
1.3. Cơ sở vật chất của công ty
Để nâng cao sản lượng khai thác, dây chuyền công nghệ của Công ty đã được
cơ giới hóa hầu hết các khâu, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với trình
độ tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty.
Số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu của công ty tính đến tháng 12/2015 được
thể hiện ở bảng sau:


Nhận xét: Qua bảng 1-1, ta thấy công ty có trang thiết bị phục vụ sản xuất
tương đối là đầy đủ, tình trạng hoạt động của máy móc tương đối tốt và hợp lý. Tuy
nhiên, các máy móc thiết bị này vẫn cần người lao động trực tiếp điều khiển sử
dụng. Công ty nên đầu tư các dàn thiết bị sản xuất tự động liên hoàn, như thế sẽ
giảm được tối đa sức lao động, đồng thời sẽ hướng sản xuất tới hướng chuyên môn
hóa cao hơn.

BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ
XNK SÚC SẢN GIA CẦM HẢI PHÒNG
Bảng 1-1
Hiện
STT
Tên thiết bị
ĐVT
SL
trạng

Máy móc thiết bị
1
Hệ thống điện Xí Nghiệp
Dàn
1
Tốt
2
Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 1
Dàn
1
Tốt
3
Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 2
Dàn
1
Tốt
4
Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 3
Dàn
1
Tốt
5
Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 4
Dàn
1
Tốt
6
Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 5
Dàn
1

Tốt
7
Máy phát điện XN
Cái
2
Tốt
8
Trạm điện 500KV A
Trạm
1
Tốt
9
Máy nghiền trộn
Cái
1
Tốt
10 Máy làm mềm thịt
Cái
2
Tốt
11 Kho lạnh, hầm cấp đông
Kho
1
Tốt
12 HT cấp nước
Cái
1
Tốt
Phương tiện vận tải
1

Xe xúc lật
Cái
1
Tốt
Trung
2
Xe ô tô tải Cửu Long
Cái
2
bình
3
Xe ô tô 4 chỗ
Cái
4
Tốt

1.4. Quy trình hoạt động của công ty
Trong doanh nghiệp thương mai thì việc tổ chức quản lí khoa học quy kinh
doanh là vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định rất lớn tới năng suất và
doanh thu. Tuy nhiên việc này lại còn phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh
nghiệp.
Hiện nay quy trình hoạt động của công ty như sau:


+) Quy trình nhập hàng hóa.
Tại Công ty, phòng kinh doanh phụ trách việc lập kế hoạch mua hàng với nhà
cung cấp, hàng hóa sẽ được Nhà cung cấp chuyển trực tiếp vào kho của Công ty.
Công tác tiếp nhận hàng hóa được giao cho thủ kho đảm nhiệm: kiểm tra chất
lượng hàng hóa; số lượng hàng hóa nhập. Phòng kinh doanh tiếp nhận chứng từ
hàng hóa nhập và kiểm tra đối chiếu lượng hàng hóa nhập kho với kho Công ty và

phát hành phiếu nhập kho hàng hóa. Sau đó lập chứng từ và chuyển chứng từ cho
phòng kế toán, phòng kế toán tiến hành hạch toán và lưu trữ.
Quy trình nhập hàng của Công ty được minh họa qua sơ đồ sau:

Phòng
kinh
doanh

Lập kế
hoạch
mua
hàng

Nhà
cung
cấp

Kho
Công ty

Phòng
kinh
doanh

Lập
chứng
từ mua
hàng

Luân

chuyển
chứng
từ

Phòng
kế toán

Hình 1-1: Sơ đồ quy trình nhập hàng hóa
+) Quy trình xuất hàng hóa.

Kênh tiêu thụ hàng hóa

Tiêu thụ nội địa
Hình 1-2: Quy trình phân phối hàng hóa

Xuất khẩu

Khi hàng hóa đã được nhập về tại các kho, bến bãi của công ty, phòng kinh
doanh sẽ chuyển hàng hóa đến từng khách hàng đã được lập hợp đồng.Sau đó
phòng kế toán sẽ lập các chứng từ liên quan tới việc xuất hàng hóa tại các kho bến
bãi và việc thanh toán của khách hàng.

1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty


Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập bộ máy quản lý được tổ chức
gọn nhẹ, ban lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ trong quản lý và điều
hành. Sơ đồ bộ máy của công ty được quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng.
1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty


Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Ban giám đốc
công ty

Phòng
KD

Phòng
kế

Phòng
quản


nghiệp

Phân
xưởng

Phân
xưởng

Phòng
nghiệp

Hình 1-3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Nhiệm vụ của từng phòng ban.
Đại hội cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết các hoạt động kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty có 3 thành viên do Đại hội cổ đông
bầu nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mục tiêu
phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty và
những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và một số quyền hạn khác
đã ghi trong điều lệ của Công ty.


Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh quản trị và điều hành công ty. Là tổ chức do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban
kiểm soát gồm 3 thành viên, có số cổ phần ít nhất 0.85% vốn điều lệ, có trách
nhiệm kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán,
tài sản, báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh của Công ty. Trình bày và báo
cáo các kết quả kiểm tra trước Đại hội cổ đông thường niên và bất thường.
Ban giám đốc công ty
 Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
Tổng giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều
lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
 Các phó tổng giám đốc:

Giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công
ty theo sự phân công của Tổng giám đốc.
Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Theo ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc phù hợp với từng giai
đoạn và phân cấp công việc.
Phòng kế toán
Nhiệm vụ là cân đối tài chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo chuẩn mực và chế độ kế toán của bộ tài chính và pháp luật của Nhà nước,
quản lý giá thành sản phẩm, thanh toán chi trả lương, thưởng cho CBCNV, công
tác báo cáo tài chính quý, năm, thu xếp nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, công tác kiểm tra thống kê các hóa đơn tài chính đảm bảo đúng
luật. ban hành quy chế quản lý tài chính trong Công ty.
6.Phòng KD XNK
Thực hiện các chương trình tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm, theo dõi giá cả sản
phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp cạnh tranh. Tổ chức XNK hàng hóa, và
tìm kiếm thị trường mới.
PX cơ điện lạnh


Phụ trách kỹ thuật cơ điện, giám sát máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản.
Hỗ trợ các phân xưởng trong toàn công ty, theo dõi đảm bảo máy móc hoạt động
bình thường
8.Phòng quản trị nhân sự
Quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, thực hiện chế độ chính sách của đảng và
nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo quyền lợi của công nhân viên.
Sắp xếp bố chí thay đổi nhân lực sao cho phù hợp với tay nghề, sức khỏe của từng
người.
Phòng nghiệp vụ giao nhận
Phòng có chức năng tiếp nhận bộ chứng từ của công ty gửi tới làm dịch vụ

giao nhận hàng hóa tại cảng Hải Phòng, tiến hành làm thủ tục Hải quan, kiểm tra,
giám định,… Nhận kế hoạch và thuê xe chở hàng giao cho các địa phương như Hà
Nội, Hải Dương, …
Xí nghiệp chăn nuôi và phân xưởng thành phẩm
Chăn nuôi các con giống được công ty chỉ định để chế biến xuất khẩu thịt ra
trị tường nước ngoài.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.6.1. Tình hình tổ chức kinh doanh của công ty
Để đáp ứng nhu cầu quản lý ản xuất, công ty đã tổ chức lao động với chế độ
làm viêc hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với
một chế độ làm việc áp dụng cho cả hai bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất là 8h/ngày.
- Đối với công nhân làm việc gián tiếp và làm ngoài mặt bằng là 8h/ngày.
- Đối với phòng ban: làm việc buổi sang từ 8h30 đến 12h, buổi chiều từ
1h đến 5h30 các ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Ngày thứ bảy chỉ làm buổi sáng từ
8h đến 12h. Nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật.
- Trường hợp đột xuất người sử dụng lao động có thể huy động người lao
động làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ/1 ngày và 20 giờ/1năm. Người lao
động làm tầm 8 giờ/1ngày được nghỉ 30 phút giữa ca, tính vào giờ làm việc,
người làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc. Người lao
động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60
phút, mà vẫn hưởng đủ lương. Riêng đối với những người do nhà ở cách xa nơi
làm việc nên không có điều kiện nghỉ giữa ca cho con bú thì được cộng dồn thời
gian của 1ngày để nghỉ vào một ngày khác theo quy định: cứ làm việc 6 ngày thì
được nghỉ 1ngày mà vẫn hưởng đủ lương, ăn trưa, phụ cấp.


- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau :
Kết hôn : nghỉ 05 ngày (không kể ngày đi đường).

Con kết hôn : nghỉ 03 ngày (không kể ngày đi đường).
Bố hoặc mẹ (cả bên chồng và bên vợ), Người nuôi dưỡng trực tiếp, vợ
hoặc chồng, hoặc con chết: Người lao động được nghỉ 05 ngày (không kể ngày
đi đường ) và được thanh toán tiền chi phí đi lại theo quy định của Công ty.
1.6.2. Tình hình tổ chức lao động của công ty
Tổ chức lao động là một hệ thống những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho công tác sản xuất để sử dụng lao động phù hợp với khả năng và trình độ
một cách hợp lý, sử dụng thời gian hữu ích của người kao động nhằm nâng cao
năng xuất thu nhập cho người lao động. Sử dụng lao động được hiểu là sử dụng
đúng nghành nghề bậc thợ, chuyên môn, sở trường và kỹ năng, kỹ xảo của người
lao đông. Chất lượng của doanh nghiệp là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ
quản lý giỏi và công nhân lành nghề.
Công ty đã phân công và bố trí lao động theo đúng chuyên môn công việc,
đúng người, đúng việc nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn hóa, vừa khuyến khích
cán bộ công nhân viên làm việc tốt nhằm đạt năng suất lao động cao.
Như vậy công tác tổ chức lao động của công ty được thực hiện khá tốt. Điều
đó được thể hiện qua bảng 1-3:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG

Bảng 1-2
ST
T

Loại lao động

Nam

Nữ

Tổng


1

Thạc sĩ

0

0

0

2

Đại học

3

2

5

3

Cao đẳng

4

6

10


4

Trung cấp

4

4

8

5

Công nhân kỹ thuật

5

2

7

6

Lao động phổ thông

5

11

16


21

25

46

Tổng


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu tình hình chung về các điều kiện sản xuất chủ yếu Công ty cổ
phần Hồng Phúc ta có thể thấy rút ra một số thuận lợi và khó khăn của công ty như
sau:
* Thuận lợi:
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề và tận tâm với công việc,
nên đã vượt qua được mọi khó khăn của cơ chế thị trường để đứng vững tồn tại và
phát triển.
Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty hợp lý, không chồng chéo, gọn nhẹ, thích
ứng với cơ chế thị trường, đạt hiệu quả.
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của công ty được đầu tư đầy đủ, tạo điều kiện
làm việc thuận lợi chó CB CNV
Tình hình tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch luôn luôn đổi mới và tạo ra
sự cân đối, phối hợp việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch gắn liền với
sản xuất kinh doanh.
Công ty đã sử dụng lao động hợp lý, chế độ làm việc phù hợp với đặc điểm và
quy trình kinh doanh của công ty.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia

cầm Hải Phòng còn gặp không ít những khó khăn làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Vì là công ty hoạt động chủ yếu theo hướng XNK nên là hoạt động kinh
doanh của công ty phụ thuộc khá nhiều vào các đơn hàng.
Bên cạnh đó, lao động phổ thông của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh nghiệp. Dẫn đến việc chuyên môn hóa kinh doanh vẫn còn kém. Do đó, công
ty cần phải tập trung nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên môn cho công nhân để năng
suất lao động đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Những thuận lợi và khó khăn trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại cũng như tương lai.
Để có thể có những nhận xét chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty trong năm 2015, em tiến hành phân tích sâu hơn ở chương 2 của luận văn.


Chương 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN
GIA CẦM HẢI PHÒNG


2.1.Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của công ty cổ
phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh là lợi nhuận để lại. Và lợi nhuận
tối đa là mục tiêu cuối cùng của các Doanh nghiệp làm kinh tế. Các Doanh nghiệp
luôn luôn phải tìm cách để nâng cao lợi nhuận để lại của mình không những với
mục tiêu tồn tại mà còn là mục tiêu để phát triển mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất
của mình. Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng cũng là một
chủ thể trong nền kinh tế do vậy lợi nhuận tối đa cũng là mục tiêu hàng đầu mà
Công ty luôn theo đuổi trong các năm qua. Và để thực hiện được mục tiêu đó Công

ty không ngừng đưa ra các biện pháp, chính sách phù hợp với hoàn cảnh của mình
để thu được hiệu quả tối ưu.
Dưới đây là bảng 2-1 tập hợp các số liệu tiêu biểu về tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng thông qua
các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm trong năm 2015
Từ bảng số liệu 2-1, ta có thể thấy được các chỉ tiêu thực hiện được trong
năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với năm 2014. Không chỉ tiêu nào đạt kế hoạch đề
ra. Cụ thể như sau:
- Tổng doanh thu năm 2015 đạt 363,57 tỷ đồng, giảm 607,71 tỷ đồng, tương
ứng giảm 62,57% so với năm 2014; giảm 389,41 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt 48,28%
so với kế hoạch đề ra.
- Tổng tài sản bình quân năm 2015 là 63,14 tỷ đồng giảm 81,89 tỷ đồng,
tương ứng giảm 56,46% so với năm 2014 và giảm 23,11 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt
73,21% so với kế hoạch đề ra. Trong đó tà sản ngắn hạn bình quân giảm 76,79 tỷ
đồng, tương ứng giảm 23,21% so với năm 2014 và giảm 19,34 tỷ đồng, tương ứng
đạt 68,47% so với kế hoạch đề ra. Tài sản dài hạn bình quân giảm 5,10 tỷ đồng,
tương ứng 19,44% so với năm 2014 và giảm 3,77 tỷ đồng, tương ứng đạt 84,87% so
với kế hoạch để ra. Nguyên nhân dẫn tới tổng tài sản bình quân giảm là do tài sản
ngắn hạn bình quân giảm trong đó phải kể tới các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn
kho. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty rất hiệu quả.
- Số lượng lao động năm 2015 là 46 người giảm 5 người, tương ứng giảm
9,8% so với năm 2014, giảm 10 người, chỉ đạt 82,14% so với kế hoạch đề ra. Mức
giảm này nhìn chung cho thấy phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt chất lượng sử dụng lao động .
Năng suất lao động bình quân theo giá trị năm 2015 là 7.903 trđ/người.năm giảm
11.141 trđ/người.năm, tương ứng giảm 48,5% so với năm 2014, giảm


5.543trđ/ng.năm chỉ đạt 58,78% so với kế hoạch đề ra. Sự giảm năng suất lao động
cho thấy sức sản xuất năm 2015 không đạt hiệu quả. Năng suất lao động giảm do tốc

độ giảm tổng doanh thu lớn hơn tốc độ giảm tổng số lao động.
- Tổng quỹ lương năm 2015 là 3.158 triệu đồng, giảm 107 triệu đồng, tương
ứng giảm 3,28% so với năm 2014, và giảm 154 triệu đồng, chỉ đạt 95,35% so với kế
hoạch đề ra. Tiền lương bình quân năm 2015 là 5,72 trđ/ng-tháng, tăng 0,4 trđ/ngtháng, tương ứng tang 7,5% so với năm 2014, tăng 0,8 trđ/ng-tháng, tương ứng tăng
16,23% so với kế hoạch đề ra. Qua đó cho thấy công ty đã có bước chuyển mạnh mẽ
làm cho chất lượng sống của CBCNV tăng lên rõ rệt tạo ra tinh thần lao động hăng
say trong công việc.
- Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 giảm 18,52 tỷ đồng so với năm
2014 và giảm 14,88 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.
- Năm 2015, công ty phải nộp ngân sách nhà nước là 19,01 tỷ đồng giảm
25,71 tỷ đồng tương ứng giảm 57,49% so với năm 2014.Vì là công ty hoạt động chủ
yếu trong ngành XNK nên là nộp NSNN của công ty rất là cao.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là -2,33 tỷ đồng giảm 14,96 tỷ đồng tương ứng
giảm 118,45% so với năm 2014. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Công ty
cần phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ta có nhận xét sau: Nhìn chung
năm 2015 là một năm rất nhiều biến động. Công ty đã rất cố gắng trong việc
khắc phục những khó khăn gặp phải để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên,
do cách quản lý cũng như điều kiện hay đặc thù kinh doanh của công ty đã dẫn
tới sự thua lỗ trong kinh doanh. Điều này tạo ra thách thức cho các nhà quản lý
công ty nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu qua kinh doanh.


BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU
Bảng 2-1
STT

Chỉ tiêu


ĐVT

TH 2014

Năm 2015
KH
TH

TH 2015/TH 2014
+/%

TH 2015/KH 2015
+/%

1

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

Tỷ đồng

971,28

752,98

363,57

-607,71

37,43


-389,41

48,28

2

Tổng tài sản bình quân

Tỷ đồng

145,03

86,25

63,14

-81,89

43,54

-23,11

73,21

-

TSNH bình quân

Tỷ đồng


118,79

61,34

42,00

-76,79

35,36

-19,34

68,47

-

TSDH bình quân

Tỷ đồng

26,24

24,91

21,14

-5,10

80,56


-3,77

84,87

3

Tổng số lao động

Người

51

56

46

-5

90,20

-10

82,14

4

Tổng quỹ lương

Triệu đồng


3.265

3.312

3.158

-107

96,72

-154

95,35

5
6

NSLĐ bình quân
Tiền lương bình quân

Tr.đ/ng-năm
Tr.đ/ng-tháng

19.044

13.446

7.903


58,78
116,23

Tỷ đồng

5,72
-2,33

-5.543
0,80

Tổng lợi nhuận trước thuế

4,93
12,55

41,50
107,50

7

5,33
16,19

-11.141
0,40
-18,52

-14,39


-14,88

-18,57

8

Nộp NSNN

Tỷ đồng

44,72

32,07

19,01

-25,71

42,51

-13,06

59,28

9

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng


12,63

9,79

-2,33

-14,96

-18,45

-12,12

-23,80



2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản
gia cầm Hải Phòng.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa doanh
nghiệp với Ngân sách nhà nước, với các doanh nghiệp khác, với cán bộ công nhân
viên của doanh nghiệp và với các cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh, được
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có ý
nghĩa quan trọng, nó cung cấp thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho doanh
nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá đúng tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp, khả năng sinh lời, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra
quyết định đúng đắn kịp thời trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để hiểu rõ được tình hình tài chính của Công ty
cổ phần Hồng Phúc tác giả đi phân tích các vấn đề sau:
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và
XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ
bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho
nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài
chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan
hay không khả quan.
Nhiệm vụ của phân tích chung tình hình tài chính là đánh giá sự biến động
của tài sản và nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và số
tương đối, liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có các
kết luận tổng quát đồng thời phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn.


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁ
Bảng 2 –
Đầu năm 2015
CHỈ TIÊU

Số tiền (VNĐ)

Cuối năm 2015

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(VNĐ)


Tỷ
trọng
(%)

So sánh số cuối năm với số đ
So sánh số tiền
(+/-)

Chỉ số
(%)

40,25

-51.739.834.982

23,77

7,50

1.871.525.360

265,23

TÀI SẢN
67.872.014.734

78,73

1.132.668.968


1,31

16.132.179.75
2
3.004.194.328

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

26.662.446.805

30,93

9.257.047.712

23,10

-17.405.399.093

34,72

IV. Hàng tồn kho

37.868.932.074

43,93

3.676.782.958

9,17


-34.192.149.116

9,71

V. Tài sản ngắn hạn khác

2.207.966.887

2,56

194.154.754

0,48

-2.013.812.133

8,79

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

18.339.806.735

21,27

23.944.466.17
6

59,75


5.604.659.441

130,56

18.179.806.735

19,93

14.759.466.17
6

36,83

-3.420.340.559

81,19

185.000.000

0,46

25.000.000

9.000.000.000

22,46

9.000.000.000

40.076.645.92

8

100,00

-46.135.175.541

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
IV. Tài sản dở dang dài hạn

160.000.000

1,86

V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

115,63

VI. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN

86.211.821.469

100,00


46,49

Chên


A – NỢ PHẢI TRẢ

62.049.229.694

71,97

I. Nợ ngắn hạn

62.049.229.694

71,97

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU

24.162.591.775

28,03

I. Vốn chủ sở hữu

24.162.591.775

28,03


86.211.821.469

100,00

12.051.890.30
0
12.051.890.30
0

30,07

-49.997.339.394

19,42

30,07

-49.997.339.394

19,42

69,93

3.852.163.853

115,98

69,93

3.852.163.853


115,98

100,00

46.135.175.541-

46,49

II. Nợ dài hạn
28.024.755.62
8
28.024.755.62
8

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

40.076.645.92
8



Năm 2015 kết cấu tài sản của công ty có xu hướng giảm khá nhiều. Tổng tài
sản của cuối năm 2015 giảm 40.076.645.928 đồng tương ứng giảm 53,51%. Sự biến
động này đều do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gây nên.
Trong đó tài sản ngắn hạn giảm mạnh hơn. Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng giảm. Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn
đạt 16.132.179.752 đồng giảm 51.739.834.982 đồng tương ứng giảm 72,23% so với
đầu năm và chiếm 40,25% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ

trọng cao nhất trong tài sản ngắn và cũng giảm khá mạnh đạt 23,10% so với năm
2014 (ứng giảm 17.405.399.093 đồng). Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là
hàng tồn kho, khoản mục này ở cuối năm giảm khá nhiều so với đầu năm cả vể số
tiền và tỷ trọng. hàng tồn kho ở cuối năm 2015 giảm 34.192.149.116 đồng và chiếm
9,17% tổng tài sản. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ ba là tiền và các khoản tương
đương tiền. khoản mục này ở cuối năm tăng lên khá nhiều so với đầu năm cả vể số
tiền và tỷ trọng. Tiền và các khoản tương đương tiền ở cuối năm 2015 tăng
1.871.525.360 đồng và chiếm 7,50% tổng tài sản điều này cho thấy khả năng thanh
toán nhanh của công ty đã tốt lên.
Tài sản dài hạn có xu hướng tăng , cuối năm 2015 tài sản dài hạn chiếm
59,75% trong cơ cấu tài sản. Cuối năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đạt
23.944.466.176 đồng tăng 30,56% so với đầu năm 2015. Việc tăng này chủ yếu do
trong năm 2013 công ty đã tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2015 giảm
40.076.645.928 đồng so với đầu năm 2015, tương ứng giảm 53,51%. Trong đó, nợ
phải trả giảm mạnh và nguồn vốn chủ sở hữu tăng.Cụ thể như sau :
Nợ phải trả là khoản chiếm tỷ thấp trong trong tổng nguồn vốn (30,07% cuối
năm 2015) và cũng giảm mạnh. Cuối năm 2015 nợ phải trả của công ty là
12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng tương ứng giảm 80,58% so với
đầu năm 2015. Trong đó nợ ngắn hạn chiểm tỷ trong cao nhất và có sự biến động
khá lớn. Cuối năm 2015 nợ ngắn hạn giảm 80,58% so với đầu năm 2015.
Cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 28.024.755.628 đồng, tăng
3.852.163.853 đồng ứng với tăng 15,98%. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư
của chủ sở hữu tăng khá mạnh.
Qua bảng tình hình tài chính của công ty ta thấy năm 2015 công ty đang giảm
quy mô kinh doanh, tuy nhiên chỉ dựa vào sự tăng giảm của tổng tài sản (nguồn
vốn) thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của công ty được vì vậy ta cần phân
tích sâu hơn ở phần sau đây.



2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài
sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Các tài sản này được hình thành từ
nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cốt yếu, bảo đảm cho quá trình
kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn:
+ Nguồn vốn bản thân chủ sở hữu (vốn ban đầu góp và vốn bổ sung trong quá
trình kinh doanh, các quỹ trong doanh nghiệp có nguồn gốc lợi nhuận, lợi nhuận
chưa phân phối).
+ Nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài, trung hạn ở doanh nghiệp và vay của đối
tượng khác).
+ Do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao
động, nợ ngân sách Nhà nước).
Trong đó:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay-nợ dài
hạn, trung hạn
- Nguồn tài trợ tạm thời: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản
chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động .
Để phân tích kết cấu nguồn vốn, đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính ta
tiến hành phân tích một số chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 2-3.
a.Vốn hoạt động thuần:là chỉ tiêu phản ánh số vốn của doanh nghiệp được
sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên
tại doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này doanh nghiệp có khả
năng bảo đảm chi trả cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay
mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác.
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
= Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn
(2-1)

Từ bảng 2-3 ta có thể thấy vốn hoạt động thuần cả thời điểm đầu năm và cuối
năm đều dương và cuối năm giảm 1.742.495.588 đồng so với đầu năm (giảm
29,93% so với đầu năm). Điều này chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của doanh
nghiệp đủ và thừa để trang trải cho tài sản dài hạn nhưng vốn hoạt động thuần giảm
cũng cho thấy khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH của công ty
được giảm đi.


b.Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn tài trợ tài sản
của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu phần.
Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
Nguồn tài trợ tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời

=

(2-2)

Tổng nguồn vốn
Qua bảng 2-3 ta thấy : nguồn tài trợ tạm thời tại thời điểm cuối năm 2015 là
0,30 cho ta biết trong tổng nguồn tài trợ tài sản của công ty nguồn tài trợ tạm thời
chiếm 30%. Điều này cho thấy mức độ an toàn là khá thấp và tăng rủi ro tài chính
tại công ty. So với thời điểm đầu năm tỷ lệ thay đổi rất nhiều (giảm 0,42 đ/đ tương
ứng giảm 58,22% so với đầu năm 2015).
c.Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ
tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ
số này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên

=

(2-3)

Tổng nguồn vốn
Qua bảng 2-3 ta thấy hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cuối năm 2015
là 0,70 tăng 0,42 so với thời điểm đầu năm. Hệ số này cho biết trong một đồng
nguồn vốn của công ty thì có 0,70 đồng từ nguồn tài trợ thường xuyên. Điều này lm
cho công ty mất tính ổn định và cân bằng về mặt tài chính của công ty.
d.Hệ số nguồn vốn CSH so với nguồn TTTX: Cho biết mức độ vốn chủ sở hữu
so với nguồn tài trợ thường xuyến là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn
càng cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài càng ít và ngược lại
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn CSH so với nguồn TTTX =
(2-4)
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ thường xuyên cuối năm là 1. Hệ số này rất
cao chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của công ty chủ yếu được hình thành bằng
vốn CSH. Công ty ít đi vay từ bên ngoài, điều này giúp công ty tránh được những
ảnh hưởng về chi phí lãi vay.
e.Hệ số nguồn TTTX so với TSDH: Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản
dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên (nguồn tài trợ thường xuyên). Trị số của chỉ


×