Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 29 bài: Tiếng mẹ đẻ Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.91 KB, 5 trang )

Nguyễn Thu Thuỷ

THPT Lương Tài 2
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

TIẾNG MẸ ĐẺ- NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
-Nguyễn An Ninh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng đối với vận mệnh dân tộc.
- Biết giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng khuyến khích học tiếng nước ngoài để tiếp thu nền văn
hoá phương Tây, góp phần xây dựng đất nước - giải phóng dân tộc.
B. Trọng tâm,phương pháp:
- Trọng tâm: Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ.
- Phương pháp: Nêu câu hỏi phát vấn ,thảo luận trả lời.
C. Chuẩn bị:-Giáo viên tham khảo tài liệu, thiết kế bài học.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
D. Tiến trình dạy học
-Ổn định lớp,kiểm diện học sinh.
-Kiểm tra bài cũ
-Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS

Mục têu cần đạt
I.Tiểu dẫn
1)Tác giả: Nguyễn An Ninh(1899-1943)

Gv: Trình bày ngắn gọn về cuộc

Soạn văn

- Nhà báo nhà văn, nhà yêu nước đầu thế ki XX



1


Nguyễn Thu Thuỷ

THPT Lương Tài 2

đời và sự nghiệp Nguyễn An

- Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi

Ninh?

diễn
thuyết và các bài báo phản đối chính sách cai trị của bọn
thực dân Pháp.
- Từng bị thực dân Pháp bắt nhiếu lần và mất tại nhà tù
Côn Đảo.
- Là chủ bút tờ báo Tiếng chuông rè (1925) dịch Khế ước
xã hôị (Rut-xô) soạn tuồng Hai Bà Trưng
 Là người có tư tưởng tiến bộ ,có lòng yêu nước thiết
tha.
2)Tác phẩm:
- Xuất xứ: Đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925 với
bút danh Nguyễn Tịnh.
- Thể loại: Văn chính luận
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc ,trả lời câu hỏi sách giáo khoa.


Gv: Tác giả đã phê phán hành vi
học đòi Tây hoá như thế nào?

a. Hiện tượng học đòi Tây hoá:
- Thích nói tiếng Tây “dù chỉ bập bẹ năm ba tiếng”
+ Coi việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu của giai
cấp quý tộc
+ Biểu trưng cho nền văn minh Châu Âu
- Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá Châu
Âu mà được xem là đào tạo theo kiểu Tây phương.

Soạn văn

2


Nguyễn Thu Thuỷ

THPT Lương Tài 2
 Bị Tây hoá nhưng lại cho đó là văn minh. Đó là thái
độ mù tịt về văn hoá Châu Âu.
b. Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối vơi sự nghiệp giải phóng
dân tộc

Gv: Tại sao tác giả lại khẳng định
tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng
các dân tộc bị áp bức?

“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của
các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng

các dân tộc bị thống trị”.
- Dùng tiếng nói để phổ biến tri thức
- Vứt bỏ tiếng nói của mình đồng nghĩa với việc khước
từ sự hi vọng giải phóng giống nòi.
 Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu
tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh khoa học thế giới mở
mang dân trí. Ngược lại là để tuột khỏi tầm tay.
c. Tiếng Việt không nghèo nàn
- Ngôn từ thông dụng, phong phú
- Ngôn ngữ của Nguyễn Du (Truyện Kiều) giàu hay

Gv: Căn cứ vào đâu tác giả khẳng

nghèo?

định tiếng của ta không nghèo

- Ngôn ngữ của ta có thể dịch được những tác phẩm lớn

nàn?

của Trung Quốc sao lại không thể viết được những tác
phẩm tương tự.
 nói rằng ngôn ngữ An nam nghèo đó chỉ là biện minh
cho sự bất tài của con người mà thôi.
- Tác giả còn đưa ra nguyên tắc khi sử dụng ngôn ngữ:

Soạn văn

3



Nguyễn Thu Thuỷ

THPT Lương Tài 2
điều gì suy nghĩ kĩ sẽ dễ dàng diễn đạt.
d. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn
ngữ nước mình.

Gv: Nguyễn An Ninh đã chỉ ra

- Biết ngoại ngữ để học hỏi Châu Âu thu thập kiến thức

mối quan hệ nào giữa tiếng nước

và làm giàu cho ngôn ngữ nước mình khi đã giỏi tiếng

ngoài với tiếng nước mình?

nước mình.
- Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ nước ngoài không
hoàn toàn kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ
 Học và biết cách sử dụng tiếng nước ngoài còn có thể
làm giàu cho tiếng nước mình.
2. Tính chất thời sự của bài viết
*Đối với đương thời:
-Cần phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc,bảo vệ tiếng nói
dân tộc là bảo vệ đất nước.
+Hồ Chí Minh từng phê phán:”Của mình mình không


Gv: Đối với đương thời bài viết có dùng lại mượn của nước ngoài đó chẳng phải là đầu óc
ý nghia như thế nào?

quen ỉ lại sao?”
+Đông Kinh nghĩa thục cũng nhấn mạnh :”Muốn khai
thông dân trí cho chóng ,truyền bá văn minh cho mau thì
phải dùng tiếng mình,chữ mình”.

Gv:Ngoài Nguyễn An Ninh còn có
tác giả nào đề cập đến vấn đề này?

Soạn văn

-Khuyến khích học tiếng Pháp để tiếp thu nền văn hoá
phương Tây,biết sử dụng đúng lúc(Hồ Chí Minh là một
tấm gương tiêu biểu cho trường hợp này)

4


Nguyễn Thu Thuỷ

THPT Lương Tài 2
*Đối với thời đại ngày nay:Bài viết còn nguyên giá trị.
-Biết tiếng nước ngoài ,học tiếng nước ngoài là một yêu
cầu đòi hoỉ trong quá trình hội nhập nhưng vẫn phải song
song với việc trau rồi và phổ biến tiếng mẹ đẻ ngày càng
rộng khắp.

-Đối với thời đại ngày nay bài viết

còn giá trị không?

-Tránh sử dụng ngôn ngữ lai căng ,pha tạp…để bảo vệ
giá trị tiếng mẹ đẻ.
III)Tổng kết:
-Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc,phải biết bảo vệ
nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

GV:Bài viết giúp ta nhận thức
được điều gì?

-Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.
-Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò của
tiếng nói dân tộc.
Nhà văn An Phông từng nói:”Khi một dân tộc rơi vào
vòng nô lệ chừng nào họ vẫn gữ tiếng nói của mình
chẳng khác gì nắm được chìa khoá trong chốn lao tù”
E:Củng cố ,dặn dò.
-Cần phải biết yêu và biết bảo vệ tiếng mẹ đẻ
-Soạn bài :Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.

Soạn văn

5



×