Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN: Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.02 KB, 9 trang )

SKKN: Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng trong buổi học chính khóa
******************************************************************
TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG TRONG BUỔI
HỌC CHÍNH KHÓA
A. Đặt vấn đề :
Ngày nay, tất cả mọi người đều quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, việc
đào tạo một thế hệ học sinh trong thời kỳ mới đòi hỏi rất nhiều và rất nhiều
yếu tố, rất nhiều điều kiện và bằng mọi phương thức. Trong thực tế đã có rất
nhiều giải pháp đưa ra, nhiều đề án được áp dụng nhằm một mục đích chung
là cùng hướng tới giáo dục toàn diện cho học sinh.
Cùng với việc tổ chức đào tạo, tập huấn giáo viên, điều chỉnh chương
trình sách giáo khoa, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học … là việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí nhằm thay đổi không khí học tập,
thu hút học sinh đến trường.
Đặc biệt hơn, năm học 2008- 2009 này, việc phát động phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành
được chính thức triển khai; thì việc tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất
“vui để học” lại càng cần thiết hơn nữa. Chính lúc này, vai trò của tổ chức
Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi Đồng cần được phát huy mạnh mẽ nhất.
Xong, ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức Đội TNTP Hồ
Chí Minh chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động bề nổi, các đợt thi đua
học tập, các hoạt động ngoài giờ thì chưa đủ và chưa góp phần mạnh mẽ để
xây dựng một môi trường học tập có không khí nhẹ nhàng cuốn hút và phát
huy tính tích cực của học sinh chứ chưa nói đến nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện. Cùng với nhiều bất cập trong việc tổ chức sinh Sao Nhi Đồng
vào ngày thứ bảy hay trái xuất học của các em, tôi mạnh dạn cho rằng tổ
chức sinh hoạt Sao Nhi Đồng cho học sinh nên thực hiện vào buổi học chính
khóa của ngày chỉ có 4 tiết học sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho việc giáo dục
toàn diện hiện nay.
B. Những Biện pháp giải quyết vấn đề:
I. Thực trạng:


1. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm, đồng tình của Ban giám hiệu nhà trường.
- Giáo viên phụ trách lớp sẽ được tập huấn kỹ năng cơ bản về Đội TNTP Hồ
Chí Minh và Sao Nhi Đồng, có tinh thần trách nhiệm, cùng hợp tác với giáo
viên Tổng phụ trách và đội Phụ trách Sao.
- Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức sinh hoạt.
- Thời khóa biểu các buổi học chính khóa phù hợp để tổ chức lồng ghép sinh
hoạt.
******************************************************************
Người thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
Trang 1
SKKN: Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng trong buổi học chính khóa
******************************************************************
- 100% nhi đồng được tham gia sinh hoạt vì đây là buổi học chính khóa và
các em cảm thấy rất thoải mái khi có những hoạt động giải lao mang tính
giáo dục trong hoặc cuối buổi học.
- Các nội dung học tập chính khóa thường được sử dụng lồng ghép lại trong
các trò chơi thi đua, hoặc trong chủ điểm sinh hoạt nên học sinh được ôn tập
kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng khó quên.
- Việc tổ chức sinh hoạt lồng ghép thi đua và được phụ trách Sao đánh giá
trực tiếp giúp tất cả học sinh có ý thức rèn luỵện .
2. Khó khăn:
- Ở điểm trường không có bóng mát thì học sinh chỉ được sinh hoạt trong
phòng, ít thoải mái.
- Giáo viên tổng phụ trách và phụ trách Sao sẽ phải chuẩn bị nội dung sinh
hoạt tương đối nhiều( nhiều khối lớp) có phần tốn kém thời gian đòi hỏi giáo
viên làm công tác Tổng phụ trách phải nhiệt tình và làm đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình.
- Sự quán xuyến của tổng phụ trách ở trường nhiều lớp và nhiều điểm trường
sẽ tương đối vất vả.

- Sẽ phải sử dụng đến thời gian ôn tập tại lớp của các lớp ít nhất là 2 lần/
tháng.
II. Quá trình thực hiện:
Từ những ưu điểm và khó khăn nói trên, ngay từ đầu năm học, là một
giáo viên tổng phụ trách tôi đã đề ra kế hoạch để thực hiện mô hình này như
sau:
1. Đối với giáo viên tổng phụ trách:
- Lên kế hoạch thực hiện đề tài và đăng kí với Hiệu trưởng ngay từ đầu năm
học sau đó thông qua chuyên môn và giáo viên phụ trách các lớp.
- Lập kế hoạch và nội dung chủ điểm sinh hoạt theo quy trình: Cả năm sau
đó cụ thể hóa thành từng tháng, từng đợt sinh hoạt cho từng khối lớp để báo
cáo nội dung sinh hoạt cho trường và tập huấn cho Phụ trách Sao nhi đồng,
đồng thời gửi nội dung cho giáo viên phụ trách lớp được sinh hoạt; sao cho
phù hợp với nội dung giáo dục chính khóa.
Ngoài nội dung cơ bản của một tiết sinh hoạt Sao nhi đồng bình
thường là: kiểm tra vệ sinh, hát, múa, chơi trò chơi, nghi thức nhi đồng cơ
bản, chương trình rèn luyện Nhi đồng chăm ngoan, tuyên dương, khen
thưởng… Có lồng thêm nội dung các bài học liên quan đến chủ điểm trong
trò chơi vui để học, sắm vai…
*Ví dụ: + Ở lớp 2, môn đạo đức trong tháng 9 có bài “ Biết nhận lỗi
và sửa lỗi”; hay môn Tập đọc có bài “ Phần thưởng”… thì việc tổ chức sinh
hoạt theo quy trình một buổi sinh hoạt Sao, trong phần sinh hoạt chủ điểm sẽ
******************************************************************
Người thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
Trang 1
SKKN: Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng trong buổi học chính khóa
******************************************************************
có lồng ghép rèn luyện đạo đức cho nhi đồng hành vi tự nhận lỗi và sửa lỗi
đồng thời giáo dục các em không làm việc có lỗi cũng như khuyên bạn bè
thực hiện hành vi tốt đó; đồng thời giáo dục các em hành vi giúp đỡ, đoàn

kết yêu thương bạn bè và mọi người. Đến phần trò chơi cho các em chơi trò
chơi sắm vai theo nội dung trên…..Vì đây là tháng có chủ điểm là “ Truyền
thống nhà trường - Chăm ngoan học giỏi”….
+ Ở tháng 11, chủ điểm là “ Tôn sư trọng đạo” thì nội dung sinh hoạt
chủ điểm lồng ghép các bài học có nội dung liên quan như: Đi học đều và
đúng giờ- Đạo đức lớp 1; Quan tâm giúp đỡ bạn hay Giữ gìn trường lớp sạch
đẹp – Đạo đức lớp 2; Bông hoa niềm vui – Tập đọc 2…. Phụ trách Sao sẽ
được gợi ý và tập huấn nội dung các tình huấn, trò chơi hoặc cách liên hệ
thực tế… để sinh hoạt cho Sao nhi đồng trong bước sinh hoạt chủ điểm hoặc
củng cố buổi sinh hoạt…. Và như thế, tùy vào nội dung chủ điểm của từng
tháng và điều kiện của từng lớp Nhi đồng mà chọn lựa các bài học lồng ghép
trong buổi sinh hoạt trong suốt năm học.
- Lên lịch sinh hoạt Sao thật cụ thể, phù hợp với thời khóa biểu học chính
khóa, phù hợp với lịch học của đội Phụ trách Sao sau đó trình lên Hiệu
trưởng và thông qua chuyên môn cùng các lớp trong cuộc họp sớm nhất.
Cụ thể: Lớp 2 và 3 chỉ được sinh hoạt ngày thứ ba và thứ tư, còn lớp
1 có thể sinh hoạt vào các ngày thứ ba, thứ tư và thứ năm; tùy số lượng lớp
học trong trường và sự phân bổ xuất học mà lên cho cụ thể, hợp lý.
- Đăng kí nội dung, lịch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên phụ
trách nhi đồng ngay đầu năm để giáo viên phối hợp trong thời gian sinh hoạt
của năm học.
- Một việc hết sức quan trọng để quyết định kết quả của việc sinh hoạt là
chọn lựa và tập huấn thật kỹ và thường xuyên cho nhóm phụ trách Sao cả về
kĩ năng nghiệp vụ lẫn nội dung sinh hoạt, dĩ nhiên là qua việc đăng kí phụ
trách của học sinh và được sự đồng ý của phụ huynh vì các em thường
xuyên đi khác xuất học ( ít nhất là 2 lần/ tháng cho việc phụ trách Sao) . Từ
đó phân công các phụ trách Sao vào quản lý Sao của mình trong suốt năm
học sau cho phù hợp về thời gian, cự ly di chuyển.
- Thành lập bộ hồ sơ Sao nhi đồng thật cụ thể; trong đó có theo dõi từng
Sao viên do phụ trách Sao cùng đánh giá, có lịch sinh hoạt, phân công phụ

trách, có thi đua giữa các Sao và phụ trách Sao, có kế hoạch và nội dung
sinh hoạt theo chủ điểm.
- Làm việc với Phụ huynh học sinh về chương trình hoạt động trong cuộc
họp phụ huynh học sinh đầu năm, thường xuyên trao đổi thông tin với phụ
huynh của đội Phụ trách Sao.
******************************************************************
Người thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
Trang 1
SKKN: Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng trong buổi học chính khóa
******************************************************************
2. Đối với giáo viên phụ trách:
- Được tập huấn nghiệp vụ cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao nhi
đồng để phối hợp trong sinh hoạt Sao.
- Được hiệu trưởng triển khai điều lệ trường Tiểu học và cùng phối hợp với
giáo viên tổng phụ trách trong các hoạt động liên quan như một chương trình
hành động.
- Hỗ trợ giáo viên tổng phụ trách và phụ trách Sao nhi đồng trong sinh hoạt
Sao như một buổi tổ chức ôn tập, vui chơi tại lớp mình và có nhiệm vụ cùng
đánh giá theo dõi kết quả tiến bộ của từng học sinh.
- Nắm bắt kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình tổ chức để
cùng trao đổi và tháo gỡ.
3. Đối với học sinh:
3.1. Là nhi đồng:
- Được tổ chức sinh hoạt và rèn luyện theo đúng chể đề chủ điểm, phù hợp
nội dung giáo dục và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
- Phấn đấu rèn luyện và vui chơi để học tập tốt mau tiến bộ là con ngoan trò
giỏi, nhi đồng chăm ngoan.
- Phát huy tính tích cực chủ động trong học sinh, đây là điều kiện thuận lợi
để các em nói lên nguyện vọng, sở thích của mình.
3.2. Là phụ trách Sao:

- Phát huy tính sáng tạo và vai trò của đàn anh đàn chị trong Đội viên Đội
TNTP Hồ Chí Minh.
- Được tập huấn bài bản những kỹ năng phụ trách và nội dung sinh hoạt định
kì và thường xuyên.
- Sưu tầm và sáng tạo những trò chơi mới, hay mang tính giáo dục cao để
phụ trách nhi đồng.
- Phân bố thời gian học tập và giúp đỡ gia đình hợp lý để không ảnh hưởng
đến bất kỳ mặt nào.
4. Đối với Phụ huynh học sinh:
- Được nắm bắt mọi hoạt động học tập và sinh hoạt của con mình mà đồng ý
tạo điều kiện cho con mình tham gia.
- Thường xuyên trao đổi với nhà trường về việc học và rèn luyện của con em
mình để cùng có biện pháp giáo dục tốt nhất.
5. Đối với hiệu trưởng nhà trường:
- Nắm bắt được nội dung, kế hoạch sinh hoạt của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh và Sao nhi đồng trong nhà trường.
- Chỉ đạo và tạo điều kiện để hoạt động của Đội và Sao tiến hành sinh hoạt
có hiệu quả nhất.
******************************************************************
Người thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
Trang 1
SKKN: Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng trong buổi học chính khóa
******************************************************************
C. Kết quả và hiệu quả phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn:
* Với mô hình trên, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tổ chức Sao
nhi đồng cũng như kết quả phong trào thiếu nhi trong trường học có nhiều
tiến bộ đáng kể.
1. Chất lượng nhi đồng và phong trào thiếu nhi tiến bộ rõ rệt:
- Nhi đồng tỏ ra ham thích đến trường hơn thể hiện qua số buổi vắng học
không lí do giảm rõ rệt.

- Hành vi đạo đức của nhi đồng có nhiều chuyển biến tốt, được đánh giá qua
kết quả của giáo viên phụ trách và Phụ trách Sao nhi đồng.
- 100% Nhi đồng được sinh hoạt Sao nhi đồng nên chất lượng nhi đồng có
rất nhiều tiến bộ; cụ thể qua kết quả thực hiện chương trình rèn luyện nhi
đồng chăm ngoan.
- Hầu hết nhi đồng hiểu rõ lợi ích của việc tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng
trường học và các em rất ham thích tham gia sinh hoạt.
- Kết quả học tập của học sinh lớp 1,2,3 có nhiều tiến bộ hơn nhờ vào cách
thức ôn tập kiểu vui để học từ các trò chơi trong sinh hoạt cũng như việc
thay đổi không khí trong các buổi học.
- Đội ngũ Phụ trách Sao nhi đồng được bồi dưỡng tốt và thể hiện được vai
trò dẫn dắt các em thiếu nhi trong sinh hoạt, học tập.
2. Kết quả nội dung rèn luyện nhi đồng chăm ngoan:
Nội
dung
Xếp
Loại
TS
nhi
đồng
Kính
yêu
Bác
Hồ
Chăm
học
Con
ngoan
Vệ
sinh

sạch
sẽ

màu
Xanh
quê
hương
Yêu
Đội,
yêu
Sao
Nói
lời
hay,cử
chỉ
đẹp
Nhi
đồng

CNBH
Đạt
219
200 180 205 201 185 197 185 130
Chưa
đạt
19 39 14 18 34 22 34 89
*Ghi chú: - Nội dung Chăm học lấy từ kết quả HKI, Cuối năm chờ KTĐK
cuối HKII.
- Số liệu Nhi đồng Cháu ngoan Bác hồ là dự kiến.
* Đánh giá rút kinh nghiệm:

Đến thời điểm này, kết quả hoạt động của phong trào thiếu nhi nói
chung và chất lượng Sao nhi đồng nói riêng ở Liên Đội tiểu học Thuận Hòa
1 có những tiến bộ hết sức khả quan. Có được sự tiến bộ đó là nhờ sự quan
tâm của hiệu trưởng, BGH nhà trường, sự phối hợp giúp đỡ của giáo viên
phụ trách lớp; và đặc biệt là sự phấn đấu của tập thể Liên Đội, trong đó đáng
******************************************************************
Người thực hiện: TRẦN THANH HOÀI
Trang 1

×