Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN: Ứng dụng sáng tạo trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.47 KB, 8 trang )


PHÒNG GD & ĐT HÀM THUẬN BẮC
TRƯỜNG MẪU GIÁO HÀM THẮNG 1
ĐỀ
TÀI
NG D NG GÁNG T O TRÒ CH I KISDMART TRONGỨ Ụ Ạ Ơ
T CH C HO T NG CHO TRỔ Ứ Ạ ĐỘ Ẻ
HỌ VÀ TÊN: NGUY N TH KIM NHUNGỄ Ị
CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NĂM HỌC: 2008-2009
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG SÁNG TẠO TRÒ CHƠI KIDSMART TRONG TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ năm học 2008-2009 của Bộ GD- ĐT xác định đây
là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và
phát triển phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
- Để thực hiện nhiệm vụ trên của ngành học Mầm Non nói chung và tại
trường Mẫu Giáo Hàm Thắng 1 nói riêng. Trường tôi lấy khẩu “Mỗi ngày đến
trường là một niềm vui” làm phương châm, làm kim chỉ nam cho tất cả các hoạt
động của trẻ. Nhằm giúp trẻ ham thích đến trường. Tạo môi trường thân thiện giữa
cô và trẻ, gíup trẻ phát triển tư duy qua việc khám phá các trò chơi trong các giờ
hoạt động vui chơi. Bởi, trẻ Mầm Non “Học mà chơi, chơi mà học”hoạt động vui
chơi là chủ đạơ.
- Để nâng cao chất lượng dạy và học của trường theo yêu cầu chung của
ngành học Mầm Non; Đồng thời phấn đấu tạo bước chuyển biến cơ bản, thúc đẩy sự
nghiệp Giáo Dục của trường ngày càng phát triển mạnh mẽ đáp ứng với yêu cầu của
thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Giúp cho trẻ tiếp cận ứng dụng với công nghệ thông tin vào trong trường
học, vào các hoạt động hàng ngày một cách thành thạo. Nhằm phát triển kiến thức,


kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc.
- Gây sự hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động một cách tích cực từ những trò
chơi phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng giao tiếp, phán đoán,
…Giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú, để từ đó trẻ tự suy nghĩ sáng
tạo ra trò chơi mới lạ, khi chơi giúp cho đôi tay trẻ thêm khéo léo linh động hơn và
đặc biệt là giúp cho trẻ khả năng phán đoán sự việc một cách chính xác và khoa học.
Chính do nhận thức được những vấn đề trên, nên tôi chọn đề tài để tìm hiểu
và đưa ra một số bài tập, trò chơi mà bản thân tự nghiên cứu để ứng dụng sáng tạo
trò chơi mới từ chương trình kidsmart. Vào trong các giờ học, các hoạt động để trẻ
thực hiện.
PHẦN NỘI DUNG
I/. Cơ sở lý luận:
-Cuối tuổi Mầm Non, trẻ mẫu giáo Lá vẫn gắn liền hoạt động chủ đạo “ Học mà
chơi, chơi mà học”. Sự đổi mới không ngừng của nội dung, phương pháp, hình thức
chương trình giảng dạy đã giúp trẻ từ thế thụ động sang thế chủ động rõ nét, phát
huy mạnh mẽ năng lực của từng cá nhân cũng như tính tích cực, năng động theo
từng mức độ trẻ, làm cho mỗi giờ hoạt động trở nên lý thú, nhiều bất ngờ, trẻ tích
luỹ nhiếu kiến thức, kỹ năng.
-Trong những năm học qua Bộ Giáo Dục – Đào Tạo cho phát hành chương trình
kidsmart giúp cho việc học tập nghiên cứu và vận dụng vào các giờ hoạt động của
trẻ một cách thiết thực có hiệu quả. Đem đến cho trẻ sự trãi nghiệm trên máy vi tính
và sự đam mê khám phá về thế giới xung quanh một cách khoa học.
- Việc ứng dụng từ chương trình gốc của kidsmart sáng tạo thành các trò chơi
cho trẻ ở vùng nông thôn khó khăn như ở trường của chúng tôi là việc làm hết sức
mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ. Từ nhũng trò chơi từ ngôi nhà sách của Balley; ngôi
nhà khoa học của Sammy; ngôi nhà toán học của Millie; ngôi nhà thời gian và
không gian của Trudy và những đồ vật biết nghĩ…Dựa vào đó tôi đã sáng tác ra
nhiều trò chơi mới lạ để cho trẻ chơi vào các giờ hoạt động góc và các giờ chơi tự
do…
II/. Cơ sở thực tiễn:

-Qua thời gian tham gia tập huấn chương trình kidsmart hè tại Đà Lạt do Bộ
Giáo Dục tổ chức năm 2006-2007 và các lớp tập huấn của Sở GD-ĐT về chương
trình này hàng năm. Trong 2 năm nghiên cứu và dạy ứng dụng chương trình này ở
trường MN Hoa Hồng, bản thân tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy cho trẻ thực hiện trên máy vi tính. Cùng với việc tham khảo tài liệu,
sách báo, mạng Internet để lựa chọn phương pháp ứng dụng thích hợp các trò
chơi đem đến cho trẻ sự trãi nghiệm vào các hoạt động một cách sáng tạo. Từ đó,
tổ chức cho trẻ vui chơi một cách tích cực say mê, tận dụng mọi thời gian sinh
hoạt ở lớp cho trẻ chơi và trao dồi cùng nhau các kiến thức, kỹ năng để trẻ tự
sáng tạo các trò chơi mới lạ theo ý thích.
-Từ những kiến thức nghiên cứu của bản thân có được, tôi xây dựng kế hoạch
triển khai ở hàng tháng cho khối Lá thực hiện. Tôi tập cho giáo viên các lớp làm
nhiều trò chơi mẫu theo các chủ điểm phù hợp dựa vào bộ sưu tập của chương
trình kidsmart để trao dồi nhiều kinh với các bạn đồng nghiệp và vận dụng tốt cho
đơn vị Trường Mẫu Giáo Hàm Thắng 1.
- Trên thực tế trường của tôi đồ dùng cho trẻ chơi còn rất nghèo nàn, không đủ
kinh phí hổ trợ cho tất cả các hoạt động vui chơi một cách triệt để, cho nên tận
dụng các nguyên vật liêu đã qua sử dụng là chính để tổ chức cho trẻ chơi.
Để thực hiện đề tài này tôi gặp không ít những khó khăn sau:
III/.Khảo sát thực trạng:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục- Đào Tạo Huyện, cấp uỷ, chính
quyền địa phương và nhất là hội cha mẹ học sinh.
-Sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên khối Lá cùng với Ban Giám Hiệu
nhà trường đã phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ giúp tôi thực hiện đề tài này.
-Các cháu rất ham muốn và khao khát được khám phá các trò chơi mới lạ của
đề tài này trong các giờ hoạt động vui chơi.
* Khó khăn:
- Nhà trường kinh phí không đủ trang bị máy vi tính cho lớp học, kinh phí mua
sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chưa dủ cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi. Lớp sỉ số

trẻ quá đông cũng hạn chế nhiều cho hoạt động vui chơi.
- Tài liệu tham khảo: Trường chưa có tài liệu về chương trình kidsmart nên tôi
mất khá nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều trò chơi và đồ
chơi mang tính phát triển tư duy cho trẻ chơi.
- Bản thân vừa là hiệu phó bán trú, vừa phụ trách chuyên môn cho nên việc
triển khai kế hoạch thực hiện chương trình này gặp nhiều khó khăn, thời gian nghiên
cứu và ứng dụng sáng tạo trò chơi đưa vào các hoạt động còn bị hạn chế.
- Việc sưu tầm các nguyên vật liệu còn hạn chế mất khá nhiều thời gian tìm
kiến , chủ yếu dựa vào phụ huynh là chính.
Để thực hiện đề tài này có hiệu quả tôi đưa ra một số biện pháp sau:
IV. Biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Khắc phục khó khăn
- Để ứng dụng các trò chơi một cách có hiệu quả vào hoạt động vui chơi,
trước hết tôi xây dựng kế hoạch chặt chẽ từ đầu năm học, hàng tháng, triển khai đến
các lớp thực hiện. Sau đó có kế hoạch kiểm tra chất lượng các giờ hoạt động vui
chơi, nhất là giờ hoạt động góc, cho trẻ chơi theo góc ứng dụng từng trò chơi theo
khả năng khám phá của trẻ cho phù hợp.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh giúp đỡ trong việc sưu tầm nguyên vật
liệu đã qua sử dụng và có sẳn ở địa phương như: Các hột hạt, tranh ảnh các con vật,
đồ vật, vỏ sò. vỏ ốc, vỏ hộp kẹo, hộp thuốc, que kem…để cho trẻ chơi, trẻ tự sáng
tạo thành những đồ chơi đúng theo quy trình của trò chơi do cô giáo gợi ý.
- Phối hợp hội cha mẹ hổ trợ kinh phí mua sắm thêm một số dụng cụ phục vụ
cho việc tham khảo như mua đĩa phần mềm kidsmart, tài liệu, nối mạng intesnet và
một số sách mua từ Bộ Giáo Dục.
Biện pháp 2: Sáng tạo trò chơi mới từ chương trình đã nghiên cứu. Đây
là vấn đề mà tôi tâm đắc nhất.
- Mỗi ngày trẻ được chơi một trò chơi mới là mỗi niềm vui khi đến trường, ở
lớp trẻ có nhiều cơ hội để trãi nghiệm các cảm xúc thú vị, mới lạ, hiểu biết thêm
kiến thức, khái niệm mới, hình thành những kỹ năng cần thiết trong học tập như kỹ
năng phán đoán, tư duy, giao tiếp, ngôn ngữ phát triển…thì việc sáng tạo trò chơi,

đồ dùng đồ chơi và vận dụng có hiệu quả là việc làm cần thiết đối với người giáo
viên. Từ chương trình gốc, tôi đã đầu tư thiết kế một số trò chơi mà qua tổ chức cho
trẻ hoạt động đem đến hiệu quả cao như:
* Trò chơi: Bạn biết gì về tôi? (Sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà sách của
Bailey). Qua trò chơi làm giàu thêm vốn từ cho trẻ, cụ thể là tính từ, để mô tả đặc
điểm, hình dạng, kích thước, cảm xúc…
Khi chơi với tính từ, con chữ…trẻ tìm hiểu các biểu hiện của từ, ngữ tên của
chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khám phá ngôn ngữ viết như thế nào?
* Trò chơi: Con biết phải làm gì trong ngày ( Sáng tạo từ hoạt động trong ngôi
nhà khoa học của Sammy)
- Khi chơi trẻ biết được các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, trẻ có cơ
hội quan sát sự khác nhau trong một nhóm các bức tranh liên kết.
- Phát triển tư duy lô gich để sắp xếp các bức tranh, khám phá được một nhóm
các tranh không chỉ có ý nghĩa trong một cách sắp xếp mà trẻ còn biết kiểm tra thứ
tự xuôi hoặc ngược.
* Trò chơi: Điều kỳ diệu từ tấm thảm nhỏ của lớp(Sáng tạo từ hoạt trong ngôi
nhà không gian và thời gian của Trudy)
- Trò chơi giúp trẻ đi đúng hướng theo biển báo, nâng cao khả năng định
hướng trong không gian, trẻ biết khảo sát bằng sơ đồ để tìm hiểu môi trường xung
quanh trẻ, phát triển hiểu biết về các quan hệ (trái, phải, trước, sau) và có thể nâng
cao các hướng(nam, bắc, đông, tây).
- Xây dựng cho trẻ các từ chỉ phương hướng: Đi về bên phải, lùi, tiến và phát
triển cho trẻ ngôn ngữ nói để diễn tả địa điểm đến hay miêu tả cảnh vật trẻ thấy.
* Trò chơi: Trăm hoa đua nỡ(sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà Sammy)
- Trò chơi giúp cho trẻ xác định hình dạng, màu sắc, cách khéo léo tạo thành
những bông hoa, xác định nhiều, ít…
* Trò chơi: Chông gió từ biển khơi
- Trò chơi giúp trẻ cảm nhận sức tạo gió và tưởng tượng qua trò chơi
* Trò chơi: “ Nấu món súp”
Qua trò chơi giúp trẻ nhận biết được chữ cái đã học, cách ghép vần

Tất cả những trò chơi trên đều có cách chơi rõ ràng, được chuẩn bị chu đáo
các dụng cụ như: Hột hạt để nấu súp hoặc vỏ sò để làm chuông gió, giấy màu để làm
bông hoa…
Biện Pháp3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
- Là chuyên đề trọng tâm của năm học, Tôi bố trí góc chơi thuận tiện, thoáng
rộng, được trang trí bằng hình ảnh các con vật đại diện của các ngôi nhà một cách
ngộ nghĩnh, nổi bật để gây sự chú ý cho trẻ là dùng hình ảnh của nhân vật ở ngôi
nhà nào tôi muốn trẻ khám phá kèm chữ viết tên ngôi nhà, tên trò chơi tập dần cho
trẻ biết đọc, hướng dẫn và biết lựa chọn trò chơi chính xác.
- Với các góc chơi còn lại trong lớp, tôi vận dụng từ trò chơi trong các ngôi
nhà phù hợp để xây dựng các góc lấy ý tưởng từ trò chơi của chương trình kidsmart,
để trẻ luôn được khám phá, tìm tòi, nâng cao các mặt phát triển.
- Ngoài ra, tôi còn chú ý thường xuyên cùng trẻ tạo nhiều đồ dùng đồ chơi từ
các nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm, các đồ chơi đều mang tính sáng tạo, có hướng
phát triển tôi luôn bổ sung đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu để trẻ tự tạo đồ chơi

×