Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số biện pháp phát huy khả năng nhận thức cho trẻ 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.32 KB, 13 trang )

1

MỤC LỤC
Phần1: Mở đầu
- Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: …………………………………….2
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ……………………………………...2
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ……………………………………….3
- Tính mới của đề tài:……………………………………………………….3
Phần 2: NỘI DUNG

- Cơ sở lý luận và thực tiễn: ………………………………………………..3
- Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề: ………………………………4
- Thực nghiệm và kết quả thực hiện: ..........................................................11

Phần 3: Kết luận: ………………………………………………………12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................13


2

Phần1: Mở đầu
- Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách và chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp chồi
Ở trường mầm non phát triển nhận thức cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan
trọng, nó giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức của môi trường xung quanh. Phát triển
nhận thức cho trẻ lứa tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức
quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển nhận thức đúng bởi ngay từ khi học nhận
thức trẻ đã cần phải nhớ được phải nhận thức như thế nào. Việc nhận thức này


diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước theo của ông bà, cha mẹ, cô
giáo. Kết quả là nhận thức của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo
viên là tổ chức xây dựng môi trường nhận thức, tổ chức hoạt động để trẻ được
nghe, bắt chước và được tìm hiểu, khám phá một cách chuẩn mực nhất.
Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi 2 năm
liền. Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy các cháu qua từng năm học tôi thấy nhiều
cháu còn hạn chế nhiều về nhận thức mọi vật xung quanh. Cũng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm, tâm sinh lý
lứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển nhận thức, để từ
đó tôi đề ra cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu làm sao giúp cho trẻ có khả
năng phát triển nhận thức tốt nhất. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, thực hành với đề tài
“Một số biện pháp phát huy khả năng nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt
động khám phá khoa học” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học
tốt môn học này.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu khả năng phát triển nhân thức của trẻ 3-4 tuổi trong các hoạt
động, đặc biệt là trong hoạt động khám phá khoa học.


3

Phát triển nhận thức cho trẻ là phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có
trình tự, chính xác.
Rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề phát triển nhận thức của trẻ.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khả năng phát triển nhận thức trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa
học, và một số biện pháp phát huy khả năng nhận thức của trẻ.
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình tôi có sử dụng một số giáo

trình thuộc bộ môn làm quen với khám phá khoa học các tác phẩm văn học và tư
liệu của đồng nghiệp để nghiên cứu.
- Tính mới của đề tài:
Qua sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về khả năng
phát triển nhận thức của trẻ từ đó tìm ra nhiều hình thức thích hợp cho trẻ hoạt
động
Giúp trẻ phát triển nhận thức qua các đề tài làm quen với khám phá khoa học
Tạo cho trẻ hoạt động thông qua các hoạt động học tập, vui chơi...phát triển
nhận thức chính sát.
Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ học tập nhận thức
thế giới xung quanh
Qua sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có những định hướng phù hợp
trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non ở 3-4 tuổi
Phần 2: NỘI DUNG

- Cơ sở lý luận và thực tiễn
Quá trình nhận thức là quá trình diễn ra từ thấp đến cao với các giai đoạn tùy
theo đặt trưng của lứa tuổi.
Trẻ 3-4 tuổi khả năng nhận thức đã được mở rộng mặt dù nhận thức chưa
chính sát và hoàn thiện, khả năng nhận thức của trẻ chưa rỏ ràng, nhanh
quên và dần phát triển.
Bằng những câu hỏi gợi mở, những trò chơi sáng tạo, hình tượng và sự vật
cụ thể dần giúp trẻ mở rộng khả năng nhận thức.


4

Sự phát triển mang tính trực tiếp nên việc cho trẻ hoạt động với đồ dùng
giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn.
Với nhiệm vụ phát triển khả năng nhận thức tốt đòi hỏi phải tìm ra những

giải pháp phát huy khả năng nhận thức là rất cần thiết và quan trọng. Đòi hỏi
phải có sự kết hợp chặt trẻ giữa tư duy và ghi nhớ của trẻ để phát triển khả
năng nhận thức của trẻ từ những cơ sở lí luận trên tôi đi sâu vào nghiên cứu
đề tài tìm những giải pháp phát huy khả năng nhận thức của trẻ để hình
thành nhân cách con người mới con người trong xã hội mới Xã Hội Chủ
Nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay.
Thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa học sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này phát triển
nhận thức chính sát hơn, khả năng quan sát, ghi nhớ để tạo tiền đề cho trẻ bước
sang lớp lá để trẻ học tốt các lĩnh vực trong chương trình giáo dục mầm non.
Chính việc quan sát, ghi nhớ đó sẽ tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp lá được
thuận lợi hơn.
Ngôi trường tôi đang công tác luôn đề cao việc dạy hoạt động cho trẻ làm quen
với các hoạt động phát triển nhận thức một cách tốt nhất. Việc phát triển nhận
thức cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Do vậy là giáo viên dạy trẻ 4-5 tuổi tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
phát triển nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ khám phá khoa học Từ
đó tôi đã đi sâu và nghiên cứu tìm một số biện pháp phát huy khả năng nhận thức
cho trẻ thông qua các giờ khám phá khoa học, các buổi đi dạo, trò chuyện.
- Các giải pháp tiến hành giaie quyết vấn đề
Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức để lựa chọn giải pháp phù hợp.
Tùy theo tình hình đặc điểm của lớp.
Tùy theo đặc điểm của từng cá nhân trẻ từ đó giáo viên lên kế hoạch giúp
cho trẻ phát huy tốt nhất khả năng nhận thức của mình về thế giới xung
quanh.
VD: Trong giờ cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học giáo viên cho trẻ
tìm hiểu về an toàn giao thông. Để phát huy khả năng nhận thức của trẻ thì giáo
viên phải đưa ra yêu cầu phù hợp với lớp mình và khi đặt câu hỏi phải tùy vào
năng lực từng trẻ, cô gợi mở để trẻ trả lời đúng câu hỏi.



5

Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động nhận thức.
Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với
các sự vật hiện tượng xung quanh phải thường xuyên.
Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “góc khám phá khoa học”, ở đây trẻ được
xem tranh , tạp chí, họa báo, các hình ảnh của các sự vật hiên tượng mà trẻ yêu thích.
Khi xây dựng “góc khám pha khoa học” thì mục đích chính của tôi là từ “góc khám phá
khoa học” tôi muốn giới thiệu thêm thật nhiều các sự vật hiện
tượng xung quanh trong chương trình và ngoài chương trình giáo dục để giới
thiệu đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện
tượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ ở lứa tuổi này.
Qua “góc khám phá khoa học” tôi tổ chức các hoạt động trồng cây, chăm sóc
cây xanh, nuôi cá, tham quan, trò chuyện. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi
tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính tự nhiên
gần gủi là rất cần thiết.


6

Ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh sách báo
trong chương trình và ngoài chương trình để cho trẻ làm quen với thiên nhiên
vào các hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc.
Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi
cách làm tranh từ các nguyên liệu bỏ đi như xác dừa, mốt xốp vụn.
Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học thì việc tạo
môi trường với các sự vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết.
Tôi đã sử dụng những miếng cước chùi màu xanh để làm cây xanh, dùng những
sợi len kết thành những dây leo.
VD:Tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông để trẻ nói lên hiểu

biết của mình và chia sẽ cùng các bạn, cô gợi mở để trẻ trả lời như cho trẻ


7

xem 1 đoạn clip và nhận xét từ đó giúp trẻ hứng thú hơn và sau mỗi cuộc thi
phải có thắng thua và có phần thưởng.
Thường xuyên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng
xung quanh như cầm, sờ vào các sự vật trong quá trình đó trẻ sẽ bộc lộ mình
và sẽ nhận thức sâu sắc hơn.
VD: Cho trẻ quan sát động vật nuôi trong gia đình, giáo viên cho trẻ quan sát
trực tiếp các con vật từ đó giáo dục trẻ biết chăm sóc chúng.
Tổ chức các cuộc tham quan có tính chất tập thể như tham quan vườn rau,
vườn thuôc nam cùa trường, tham quan nhà bếp để trẻ thấy hứng thú khi
được đi tham quam cùng cô và các bạn.
- Tổ chức các buổi lao động cho trẻ như cùng quét sân, hay cho trẻ trực tiếp
giúp đở người lớn như giúp cô cấp dưỡng lặt rau, giúp cô lau chùi đồ dùng
đồ chơi, giúp bạn khi gặp khó khăn
Nhận thức của trẻ phải có sự kế hợp của mắt thấy, tai nghe, não suy nghĩ trẻ
sẽ tích cực hơn trong nhận thức và nhớ lâu hơn.


8

Hình ảnh góc thiên nhiên
Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học ngay từ đầu năm
học tôi dùng 1 khoảng tường để trang trí thành 1 góc thiên nhiên chỉ với 1 giá để bằng
sắc và các thao mủ rẻ tiền và cây xanh vận động từ phụ huynh.



9

Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với khám phá khoa học như vậy tôi thấy
được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động lao động, tìm hiểu, khám phá, trẻ được
phát triển một cách tự nhiên mà có hiệu quả cao nhất.
Biện pháp 3: Phát huy nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động học.
Dạy trẻ các đề tài khám phá khoa học là một nội dung của chương trình giáo dục
mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực hành, trải nghiệm khám
phá, nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp
chồi
Để giúp trẻ thể hiện khả năng nhận thức của mình, ngoài việc cho trẻ xem tranh, tôi
còn ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để mang lại kết quả tốt
nhất.
VD: Cho trẻ xem sự nảy mầm của hạt, tôi cho trẻ xem các giai đoạn ủ hạt rồi cây nẩy
mầm vá ra từng lá


10

Mục đích của tôi khi sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là để trẻ thấy
được hình ảnh sống động, đẹp mắt và gần gủi với thực tế. Qua cách làm quen như vậy,
trẻ biết đực cây nẩy mầm thế mào chúng ta cần làm gì? Lợi ích của cây xanh đối với
con người Và giáo dục cháu trồng và bảo vệ cây xanh.
- Thực nghiệm và kết quả thực hiện:
Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn trẻ làm quen với các sự vật hiện
tượng xung quanh trong hơn 2 tháng qua và kết quả đạt được là khả năng phát triển
nhận thức của trẻ đã tiến bộ hơn rất nhiều so với đầu năm, cụ thể chất lượng được
đánh giá bằng bảng khảo sát sau.
Qua việc thực hiện một số biện pháp kết quả thu được như sau:



11

ST
T

Trước khi thực
nghiệm
Nội dung thực nghiệm

Sau khi thực
nghiệm

Tỷ lệ
tăng

Số trẻ

Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Tỷ lệ
%


1

Trẻ nhận biết được đặt điểm
nổi bật của sự vật hiện tượng

20

62,5

25

78,13

15,63

2

Trẻ phân nhóm được sự vật
hiện tượng

19

59,38

25

78.13

18,75


3

Trẻ biết lợi ích của thiên
nhiên quanh trẻ

19

59,38

26

81,25

21,87

4

Trẻ biết bảo vệ thiên nhiên

18

56,25

25

78,13

21,88

Qua bảng khảo sát thấy chất lượng giáo dục của hoạt động nhận thức của trẻ

thông qua khám phá khoa học tăng lên rõ rệt và tôi sẽ tiếp tục vận dụng các biện
pháp này đến cuối năm học.
*

Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm: Khi dạy trẻ phát triển
nhận thức thông qua bộ môn khám phá khoa học.
Giáo viên cần nâng cao trình độ, hiểu biết của bản thân, coi quan sát, đàm
thoại, cho trẻ trãi nghiệm là những phương pháp giáo dục chủ đạo.
Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại, yêu thương trẻ như con đẻ của mình
Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính
thẩm mỹ và khoa học, thu hút được trẻ vào tiết học.
Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần
đạt của giáo viên.
Trên đây là đề tài một số biện pháp phát huy khả năng nhận thức cho trẻ 3-4
tuổi, rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày
càng phát huy tốt hơn sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Phần 3: Kết luận:
Đối với trẻ 3-4 tuổi, chuẩn bị vào lớp lá thì dạy trẻ phát triển nhận thức là một
nhiệm vụ quan trọng nhất. Để thực hiện nhiệm vụ này cần cho trẻ được đàm thoại


12

thông qua các tiết học để trẻ được chia sẽ cùng cô và bạn bè những hiểu biết của mình
về sự vật hiện tượng xung quanh, việc tạo ra môi trường học tập phong phú là vô cùng
cấp thiết. Cùng với các nhiệm vụ trên, một nội dung không thể thiếu được của phương
pháp phát triển nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi là chuẩn bị cho trẻ một ý thức học tập, sự
ham thích đến trường. Bởi lẽ các cháu được chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng và tâm
thế là điều quan trọng nhất để chuẩn bị bước vào một môi trường học tập mới mẽ đòi

hỏi trẻ phải có những hiểu biết nhất định phù hợp với đội tuổi của trẻ, theo như kết quả
mong đợi trong chương trình. Chính vì lẽ đó mà phát triển nhận thức cho trẻ góp phần
giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, dạy trẻ phát triển nhận thức chính là dạy trẻ cách làm
người.
Bản thân tôi cũng có một số kiến nghị đề xuất như sau:
Sau mỗi năm học thì giáo viên đã có thêm những kinh nghiệm trong giảng
dạy chính vì vậy mà hàng năm lại có thêm những sáng kiến kinh nghiệm mới do
các nhà giáo nghiên cứu. Tôi cũng như các bạn đồng nghiệp cũng muốn có điều
kiện để tiếp xúc với bậc đàn chị đã có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục để nghe
những sáng kiến kinh nghiệm của họ để học hỏi họ trong công tác giảng dạy. Hàng
năm có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm mới nhưng chưa được phổ biến, ứng dụng
rộng rãi thì thật đáng tiếc vậy tôi có kiến nghị như sau: Thường xuyên mở các lớp
chuyên đề thảo luận rút kinh nghiệm và học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm mới
về các lĩnh vực của các trường, các huyện, các tỉnh để giúp các giáo viên có thể
đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường
mầm non. Bên cạnh đó nhà trường cũng tạo mọi điều kiện hỗ trợ thêm để giáo viên
xây dựng các góc khám phá, các góc học tập trong lớp, mua sắm thêm nhiều đồ
dùng, đồ chơi .

/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Chương trình giáo dục Mầm Non
2/ Sách tâm lý học trẻ em
3/ Lý luận dạy học bộ môn khám phá khoa học
4/ Nghiên cứu tài liệu lý luận về khả năng phát triển nhận thức của trẻ Mầm Non
5/ Thông tin và hình ảnh trên mạng internet
6/ Chương trình khung


13


Thạnh Thới Thuận, ngày 20 tháng 10 năm 2018
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Người viết

Nguyễn Thị Trúc Thanh



×