Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.99 KB, 98 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

BỘ TÀI CHÍNH

1


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

2


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------❧✧❧----------

TRẦN THỊ QUỲNH THƠ
LỚP: CQ50/02.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 ĐỀ TÀI: 
TĂNG CƯƠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA
CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: THUẾ
Mã số


: 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HOÀI

HÀ NỘI – 2016
3


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nên trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ các tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Quỳnh Thơ

4


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

LỜI NÓI ĐẦU

7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

10

1.1 Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

10

1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

12

1.2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế TNDN


14

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố

27

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

27

1.2.2 Ý nghĩa quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

28

1.2.3 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

28

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp

37

1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
40
1.3.1 Xuất phát từ vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

40


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
2.1

42

Đặc điểm kinh tế – xã hội thành phố Hải Dương và cơ cẩu tổ chức bộ

máy Chi cục Thuế thành phố Hải Dương

42

2.1.1

42

Đặc điểm kinh tế – xã hội
5


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
2.1.2

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Hải Dương

43

2.1.3 Đặc điểm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục

thuế thành phố Hải Dương
2.2

45

Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các

doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố Hải Dương

49

2.2.1

Về phía Chi cục Thuế thành phố Hải Dương

49

2.2.2

Về phía doanh nghiệp

55

2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế thành phố Hải Dương thời gian qua

62

2.4.1 Những kết quả đạt được


62

2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

68

3.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Chi cục trong thời gian tới

68

3.1.1 Quan điểm và phương hướng

68

3.1.2 Mục tiêu

69

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế

70


3.2.1 Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế

70

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý thuế cấp chi cục

72

3.2.3 Tăng cường quản lý căn cứ tính thuế

73

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế TNDN

75

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế

77

3.2.6 Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý thu thuế. Cụ thể:

79
6


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
3.2.7 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế, luật thuế


80

3.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

80

3.2.9 Giải pháp khác

81

KẾT LUẬN

83

7


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN:

Doanh nghiệp

ĐTNT:

Đối tượng nộp thuế

NNT:


Người nộp thuế

NSNN:

Ngân sách nhà nước

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TNCN:

Thu nhập cá nhân

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

8


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế thành phố Hải Dương

BẢNG 1 SỐ LƯỢNG DN QUA CÁC NĂM THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA
CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
BẢNG 2 SỐ LƯỢNG DN QUA CÁC NĂM THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA
CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương
BẢNG 4: SỐ THỰC THU VÀ DỰ TOÁN THUẾ TNDN CỦA
BẢNG 5. TÌNH HÌNH NỘP TỜ KHAI CỦA CÁC DN CHỊU SỰ QUẢN LÝ
BẢNG 6. TÌNH HÌNH THU THUẾ TNDN KHU VỰC DNTN
BẢNG 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA DOANH THU TÍNH THUẾ CỦA CHI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NĂM 2013-2015
BẢNG 8: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP CHỊU SỰ QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

9


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế TNDN giữ một vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng rất cao
trong cơ cấu nguồn thu NSNN. Thuế ra đời, tồn tại, phát triển cùng sự phát
triển của nước nhà, trong các nguồn thu ngân sách thì thuế luôn chiếm một tỷ
lệ cao, và luôn là vấn đề cần quan tâm của mỗi một quốc gia, do vậy việc
quản lý thu thuế là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình quản lý
Nhà nước.
Để đảm bảo nguồn thu, nhà nước đã thu rất nhiều loại thuế, trong đó
thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là một sắc thuế quan trọng để đảm bảo
nguồn thu về thuế nói chung, đồng thời thông qua đó cũng có thể nắm bắt

được tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng một cách khá chính
xác, qua đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Thực tiễn nước ta, trong suốt
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986 đến nay, công
cuộc cải cách hệ thống chính sách và công tác quản lý thuế nói chung và thuế
thu nhập doanh nghiệp nói riêng luôn được Nhà nước ta hết sức chú trọng.
Thực hiện công tác cải cách thuế trong những năm gần đây, ngành thuếđã
không ngừng hoàn thiện hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý của Nhà nước nói chung, chi cục thuế
thành phố Hải Dương nói riêng đối với các doanh nghiệp trong địa bàn , chính
sách và quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều điểm
bất hợp lý. Điều này vừa ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của môi trường đầu
tư, vừa tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận thuế
thu nhập doanh nghiệp. Trước tình hình đó, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế thành phố Hải Dương là rất cần thiết
10


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Chính vì lý do trên, em chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi
cục thuế Thành Phố Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bài viết được hoàn thiện với mục tiêu chính như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tổng quan về thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Chi cục
Thuế thành phố Hải Dương trong thời gian qua, phân tích ưu, nhược điểm,
những thành tích và hạn chế của quá trình quản lý.

- Trên cơ sở phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới để tăng cường công
tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại Chi cục
Thuế thành phố Hải Dương, Hải Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
❖ Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
cả về lý luận và thực tiễn.
❖ Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi nghiên cứu về không gian : Công tác quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hải
Dương.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian : Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
trong giai đoạn 2012-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
các phương pháp cụ thể sau: phương pháp thu thập, phân tích số liệu thống
kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp so sánh, đối chiếu, mô
hình hóa…

11


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao
gồm ba phần chính:
- Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế thành phố Hải

Dương giai đoạn 2012 – 2015.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục Thuế thành
phố Hải Dương.

12


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1 Khái niệm thuế TNDN
Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành của Nhà nước. Để có nguồn lực
trang trải cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng
nhiệm vụ mà xã hội giao phó, Nhà nước phải đánh Thuế. Lúc đầu Thuế chỉ
đơn giản là những khoản đóng góp tự nguyện bằng hiện vật và lao vụ của
người dân cho Nhà nước. Sau đó để đảm bảo tính tiện lợi trong quá trình thu
nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu nên Thuế đã được thu bằng tiền.
Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc được thể chế hoá bằng pháp luật
do các thể nhân và pháp nhân đóng góp cho nhà nước nhằm trang trải các nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước. Những lợi ích mà người nộp Thuế được hưởng
không phải lúc nào cũng được Nhà nước hoàn lại một cách trực tiếp và tương
ứng với số Thuế đã nộp.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một sắc Thuế trong hệ thống Thuế của
Việt Nam. Loại Thuế này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng
vì nó mang lại hiệu quả cao và bao quát được nguồn thu.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu được tính trên thu

nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kì kinh doanh. Tính chất trực thu biểu
hiện sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế
trên phương diện kinh tế. Nếu như thuế gián thu luôn được cấu thành trong
giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả qua hành vi mua hàng
hóa và dịch vụ được cung cấp, người nộp thuế là các nhà sản xuất và các
trung gian thương mại, thì thuế TNDN lại điều tiết trực tiếp vào thu nhập của
13


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và người cung cấp dịch vụ. Chính điều tiết
trực tiếp vào thu nhập của các pháp nhân nên thuế TNDN phụ thuộc vào kết
quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, lợi nhuận đạt được của các
nhà đầu tư.
Nhà nước thường sử dụng thuế TNDN để thực hiện các mục tiêu kinh
tế, xã hội đề ra, do vậy các yếu tố kỹ thuật của thuế TNDN như: Các khoản
thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập (phạm vi điều chỉnh), các khoản
chi phí được trừ, thu nhập khác, thuế suất, các hình thức miễn, giảm thuế
TNDN đều phần nào phản ánh được chính sách của Nhà nước trong từng thời
kỳ nhất định.
1.1.1.2 Đặc điểm thuế TNDN
Thuế TNDN là sắc thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của
doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN là một trong các nguồn thu
quan trọng của NSNN và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của
nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các
doanh nghiệp và của nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn
tài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN ngày càng nhiều hơn.
Căn cứ vào nội dung và sự tác động đến đối tượng chịu thuế, nộp thuế,
thì thuế TNDN có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Thứ nhất: Thuế TNDN là thuế trực thu, Đối tượng nộp thuế là các DN,
các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là
người chịu thuế.
- Thứ hai: Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các DN
hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT và thuế TTĐB là số tiền cộng thêm vào giá
bán của hàng hóa, dịch vụ; người bán hàng hóa, dịch vụ là người tập hợp thuế
và nộp vào NSNN thông qua Kho bạc Nhà nước; bởi vậy, nó phụ thuộc vào
mức độ tiêu dùng hàng hóa. Còn thuế TNDN được xác định trên cơ sở TNCT,
14


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
nên chỉ các DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế.
- Thứ ba: Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thu nhập cá nhân. Thu nhập
mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như lợi tức cổ phần, lãi tiền
gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập
được chia sau khi đã nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là
một biện pháp quản lý TNCN.
- Thứ tư: Thuế TNDN tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây
phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng như thuế TNCN vì nó khá mơ hồ đối với
người chịu thuế.
1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để đảm bảo nguồn thu cho NSNN
Với hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế TNDN đều đóng góp vai trò
quan trọng trong việc huy động một phần trong GDP cho NSNN để nhà nước
có đủ nguồn lực tài chính đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực
hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần

kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các
doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính
mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập
cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị
hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế
nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ
điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp
của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách
Nhà nước.
15


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm các tổ
chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh
lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định,
tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng
huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập
doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy
SX-KD phát triển theo kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của nhà
nước.
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh
vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước có chiến lược
ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định thông qua thuế suất ưu đãi
theo vùng miền, hoặc theo lĩnh vực đầu tư để phát triển cân đối nền kinh tế.
- Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước

trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ.
Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật
thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của nó,
chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm
từ nước ngoài vì nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào
kinh tế thế giới sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) năm 2006. Cải cách hành chính nói chung và cải cách thuế nói riêng
là những yêu cầu cơ bản và quan trọng để nền kinh tế nước ta có thể hội nhập
tốt vào kinh tế thế giới và cũng là điều kiện để có thể quản lý tốt nền kinh tế
trước những thay đổi mang tính tất yếu.

16


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế TNDN
1.2.2.1 Đối tượng nộp thuế
Theo điều 2 Thông tư 78/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây
gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a)

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật

Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy
phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách

nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật
sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh
dầu khí, Công ty điều hành chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh

hảng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước

ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt
Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần
hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
-

Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện

vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên
khác tại Việt Nam;
-

Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
17


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
-


Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người

làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
-

Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

-

Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký

kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm
quyền ký kết họp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường
xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện
theo quy định của Hiệp định đó.
e) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d có hoạt

động sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
1.2.2.2 Phương pháp tính thuế TNDN
- Đánh thuế theo từng nguồn thu nhập
+ Áp dụng thuế suất tương ứng cho từng nguồn thu nhập phát sinh
+ Mỗi nguồn thu nhập khác nhau sẽ có tương ứng các chi phí phát sinh
thu nhập
- Đánh thuế trên tổng thu nhập

+ Là việc đánh thuế trên tổng thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận
được trong kỳ tính thuế, không phân biệt từng loại thu nhập, từ các nguồn

khác nhau
+ Chi phí tạo ra thu nhập cũng được xác định trên tổng số theo nguyên
tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí.
1.2.2.3 Căn cứ tính thuế
Theo điều 1 Thông tư 96/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 1 điều 3 Thông
tư 78/TT-BTC và khoản 2,3,4,5,6 Thông tư 78/TT-BTC thì:

18


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.2.2.3.1 Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Thuế TNDN
phải nộp

= (

Thu nhập
tính thuế

-

Phần trích lập quỹ
KH&CN (nếu có)

) X

Thuế suất
thuế TNDN


- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau
khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về
Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực
hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà
doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn,
giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu
nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày 01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức
thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu
nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số
thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay
(kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá
số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của
19


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính

Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước
ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác
định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển
phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu
nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ
hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý
thuế.
- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước
theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập
(lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số
lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.2.2.3.2 Kỳ tính thuế TNDN
Kỳ tính thuế TNDN theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp
dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo
năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành
lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá
sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy đinh của pháp luật về kế
toán. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập
kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập,
chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với
20



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính
thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản)
để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối
cùng không vượt quá 15 tháng. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển
đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế
từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh
nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu
đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất
không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi
thuế sang năm tiếp theo.
1.2.2.3.3 Thuế TNDN nộp theo tỷ lệ trên doanh thu:
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác
định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt
động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ %
trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đổi với kinh doanh hàng hoá: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.

21



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì
phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá
hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ
giá hối đoái với đồng Việt Nam.
1.2.2.3.4 Thu nhập tính thuế TNDN
Thu nhập tính thuế TNDN bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế +
Lỗ kết chuyển
Thu nhập tính thuế= (Doanh thu- Chi phí được trừ + Thu nhập khác) –
( Thu nhập được miễn thuế+ Các khoản lỗ kết chuyển)
Trường hợp có thu nhập từ nước ngoài
Thu nhập tính thuế TNDN = TNTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nước và TNTT từ nước ngoài
1.2.2.3.5 Doanh thu tính thuế
Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm
cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân
biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
- Thời điểm xác định doanh thu:
+ Đối với hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
+ Đối với dịch vụ: Thời điểm hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm hoàn
thành từng phần việc cung ứng dịch vụ chơ người mua.


22


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
1.2.2.3.6 Chi phí không được trừ
Là các khoản chi phí không đáp ứng các điều kiện theo quy định trừ các
trường hợp đặc biệt dưới đây:
- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh,
huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ
quốc phòng theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS nơi làm
việc của doanh nghiệp
- Thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập bảng kê theo quy định
- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoản và trường hợp bất
khả kháng không được bồi thường
- Khi phát sinh hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từ 20trd/ lần trở lên
nhưng chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ.
- Đến kỳ thanh toán bằng tiền mặt: ghi giảm chi phí được trừ ở kỳ phát
sinh thanh toán.
Ngoài các trường hợp đặc biệt trên thì khi không đáp ứng điều kiện đều
không được trừ:
(1) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. (Riêng tài sản cố định phục vụ cho
người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa
ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,
cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất
đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa
nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người
lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài

sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu
hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ). Chi khấu hao
23


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính). Chi khấu hao đối với tài
sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của
doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện
hành. Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Không được tính
vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao
tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9
chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh
doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô
tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền
không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du
lịch, khách sạn.
(2) Chi phí vật tư không được trừ
- Chi phí vật tư vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,

năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
- Không có hóa đơn, chứng từ theo quy định
- Vật tư mua của cá nhân không kinh doanh không lập bảng kê thèo theo

chứng từ thanh toán đối với người bán
- Vật tư bị tổn thất, hư hỏng đã được tổ chức, cá nhân bồi thường


(3) Chi phí tiền lương, tiền công không được trừ
- Tiền lương, tiền công thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn,

chứng từ theo quy định
- Tiền thưởng không mang tính chất tiền lương không được ghi trong

hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính hay quy chế
thưởng.
24


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Tiền lương tiền công hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thực tế

chưa chi, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương.
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên
(4) Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ
như: hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản, chứng từ nộp thuế
thay cho cá nhân nếu có.
(5) Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế
quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng
nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
(6) Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa
đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05
(năm) triệu đồng/người/năm
(7) Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ

Luật Lao động.
(8) Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu
trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
(9) Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo
đúng quy định hiện hành.
(10) Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
(11) Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng
không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
(12) Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh
nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi
trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản
xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận
25


×