Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 21 bài: Vợ Nhặt Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.8 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12
VỢ NHẶT
- Kim Lân TIẾT THỨ NHẤT:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống
và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ
ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình
huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
- Kĩ năng: Củng cố nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại
- Thái độ: Trân trọng. cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn
cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ

II. Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:


- Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân?
- Tâm trạng Mị khi cắt dây cởi trói cho A Phủ?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu



I. Tìm hiểu chung:

chung

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới

HS đọc tiểu dẫn trong sgk và trả nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và
lời câu hỏi:

hình tượng người nông dân

- Tóm tắt vài nét về tác giả Kim

- Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống của

Lân?

người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí
của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê
hương và cách mạng.
- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân,
có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết ngay sau
Cách mạng tháng Tám, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi

- Hoàn cảnh ra đời của tác

hoà bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt

phẩm “Vợ nhặt” ?


truyện cũ và viết truyện ngắn này.
- Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên

- Bối cảnh của câu chuyện?

tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ
trong vòng vài tháng, từ Quảng trị đến Bắc Kì, hơn hai
triệu đồng bào ta bị chết đói.

HĐII. Hướng dẫn đọc hiểu văn

II. Đọc- hiểu văn bản:

bản

1. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:

- Dựa vào nội dung truyện, hãy

- Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác


giải thích nhan đề "Vợ nhặt"?

phẩm.
- Thứ vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên. Người ta
hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
-> Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác,
có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực chất

là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
- Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi người
trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
=> Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân
trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc
và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin
của con người trong cảnh khốn cùng.
2. Tình huống truyện:

- Nhà văn đã xây dựng tình
huống truyện như thế nào?

- Bức tranh ảm đạm của nạn đói:
+ Những người hành khất: “từ Nam Định, Thái Bình

+ Bối cảnh chung của nông thôn đọi chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám
VN
như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”
+ Xóm ngụ cư nơi Tràng ở
+ Bản thân Tràng
- Em chỉ ra tình huống đó độc
đáo ở chỗ nào?

+ Không khí chết chóc bao trùm: “Người chết như
ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ,
đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây năm còng queo
bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi
và mùi gây của xác người”
+ Đàn quạ săn xác người cứ lượn từng đàn như những
đám mây đen.



 Sự sống đang bị đặt sát bờ vực cái chết
- Nạn đói còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời, số
phận của mỗi con người:
+ Người đàn bà là vợ Tràng hiện lên như một con ma
đói: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên
cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con
mắt.”
+ Chuyện tỏ tình của họ chỉ còn trơ trọi là sà vào
miếng ăn: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.”
+ Người đàn bà phải từ bỏ lòng tự trọng và danh dự
chỉ vì cái đói: chỉ có bốn bát bánh đúc mà theo không
anh chàng xấu trai, gặp tầm phào ngoài đường.
- Tràng nhặt được vợ trong khi sự sống đang đặt bên bờ
vực cái chết:
+ Lấy vợ là một trong những việc trọng đại nhất đời
người, cần có những nghi lễ trang trọng… thì ở đây
Tràng lại nhặt được vợ ngoài chợ như một mớ rau.
+ Tràng thân mình còn lo không nổi lại còn đèo bòng
trong niềm vui hớn hở, khiến mọi người hết sức ngạc
nhiên.
+ Bà mẹ chồng đãi nàng dâu mới bằng bữa cơm thê
thảm, bằng món cháo cám mà bà gọi là “chè khoán”
+ Cái đói và cái chết vẫn đeo đuổi, đe doạ hạnh phúc
mong manh của vợ chồng Tràng. Không khí chết chóc


vẫn bao quanh căn nhà: “Mùi đống rấm ở những nhà có
người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”

 Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ, hợp lí.
- Em có nhận xét gì về tình

Qua đó, thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo.

huống truyện mà tg đặt ra ở
đây?
- Em hãy chỉ ra chỗ hợp lí đó?
(Vì nếu không đói khát thì làm
sao những người như Tràng lấy
nổi vợ)

3. Củng cố:
Câu 1: Tình huống độc đáo của truyện"Vợ nhặt" là gì ?
A. Tràng không muốn lấy vợ lại bị vợ theo về.
B. Thời buổi đói khát, Tràng nhà nghèo, xấu xí lại là dân ngụ cư mà được vợ theo.
C. Tràng gặp một tình yêu bất ngờ lí thú.
D. Tràng gặp phải một tình yêu éo le oan trái.
Câu 2: Tình huống truyện Vợ nhặt là kiểu:
A. Tình huống trữ tình.
B. Tình huống cổ tích.
C. Tình huống của hiện thực đời sống.
D. Tình huống sử thi.


Câu 3: Đề tài nào dưới đây là sở trường của Kim Lân?
A. Công nhân và lao động công nghiệp tại các nhà máy công xưởng.
B. Bộ đội trong cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
C. Nông thôn việt Nam và cuộc sống của người nông dân.
D. Mối quan hệ giữa con người với con người trong sự vận động đa chiều của đời

sống xã hội.
4. Hướng dẫn tự học: Soạn chi tiết câu hỏi 4, 5, 6 trang 33



×