Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 8: Luật thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.99 KB, 3 trang )

LUẬT THƠ
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu.
- Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một bài thơ cụ thể.
- Hiểu thêm một số những đổi mới trong thơ các thể thơ hiện đại : năm tiếng, bảy
tiếng…
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một bài thơ cụ thể.
3.Thái độ:
- Nhận biết và phân tích được luật thơ ở một bài thơ cụ thể thuộc thể lục bát, song thất
lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn Đường luật.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Máy chiếu phi vật thể,giáo án power point
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
3. Bài mới
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1:
I. Khái quát về luật thơ.
1. Khái niệm:
- GV đưa ra ví dụ về bài thơ “ Tự tình” . - Ví dụ: Bài thơ “ Tự tình”- Hồ Xuân Hương
- GV: bài thơ gồm mấy câu? mỗi câu có
bao nhiêu tiếng?
- GV: Em hiểu thế nào là luật? Luật
thơ?
- Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số
tiếng, cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp …


- GV: Luật thơ dựa trên cơ sở như thế 2. Cơ sở hình thành luật thơ.
nào?
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của Tiếng Việt,
- GV: Tại sao nói tiếng là đơn vị có vai trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
trò quan trọng trong việc xác định luật - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên ý nghĩa và nhạc điệu
thơ?
dòng thơ, bài thơ ( tên gọi các thể thơ cũng căn cứ
- GV: Đặc điểm cấu tạo của tiếng? vào số tiếng của các dòng thơ).
( gồm mấy phần)
- Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, phần vần và
- GV: Vần thơ là gì ?
thanh điệu.
+ Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng
trước với dòng sau, vị trí hiệp vần là yếu tố quan
- GV: Trong Tiếng Việt gồm có bao trọng để xác định luật thơ.
nhiêu thanh điệu , được chia làm mấy + Thanh điệu: 6 thanh ( ngang , huyền, sắc , nặng,
nhóm?
hỏi, ngã và được chia thánh 2 nhóm (B-T). Sự luân
phiên, đối xứng hài hoà giữa các thanh tạo nên
- GV: Thanh điệu có vai trò như thế nhạc điệu thơ.


nào trong việc ngắt nhịp trong thơ?
- GV khái quát, kết luận vấn đề
* HĐ2: Tìm hiểu một số thể thơ truyền
thống
- GV trình chiếu.
- Nhận xét số tiếng, cách hiệp vần, ngắt
nhịp, hài thanh ở thể lục bát?


- GV đưa ra ví dụ.
- GV: Nhận xét số tiếng, cách hiệp vần,
ngắt nhịp, hài thanh ở thể song thất lục
bát?

- GV đưa ra ví dụ
- GV: Nhận xét số tiếng, cách hiệp vần,
ngắt nhịp, hài thanh ở các thể ngũ ngôn
Đường luật?

- GV đưa ra ví dụ.
- GV: Nhận xét số tiếng, cách hiệp vần ,
ngắt nhịp, hài thanh ở các thể thất ngôn
Đường luật?

- Các tiếng có thanh B hoặc T ở những vị trí không
đổi tạo chỗ ngừng, sự ngắt nhịp.
=> Số tiếng, các đặc điểm của tiếng về cách hiệp
vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… là các nhân tố cấu
thành luật thơ.
II. Một số thể thơ truyền thống.
1. Thể lục bát ( thể sáu –tám)
- Ví dụ: Đoạn thơ “ Chị em Thuý Kiều”- Truyện
Kiều
- Số tiếng: dòng lục - 6 tiếng; dòng bát -8 tiếng
- Vần : Tiếng 6 của câu lục hiệp với tiếng 6 câu
bát, tiếng 8 câu bát hiệp với tiếng 6 câu lục…
- Nhịp : nhịp chẵn 2/2/2.
- Hài thanh: có sự đối xứng, luân phiên B-T- B ở
các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm

bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 dòng bát.
2. Thể song thất lục bát.
- Ví dụ: Đoạn thơ trong “ Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ”
- Số tiếng: 7-7-6-8 luaqan phiên đến hết.
- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp, giữa hai cặp có vần
liền.
- Nhịp: 3/4 ( câu thất) và 2/2/2 ( câu bát)
- Hài thanh:Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm
chuẩn, cặp lục bát có sự đối xứng, luân phiên B-TB ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ.
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật.(ngũ ngôn tứ
tuyệt, ngũ ngôn bát cú)
- Ví dụ:
- Số tiếng : 5 tiếng.
- Vần : gieo vần cách , 1 vần ( độc vận)
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh : có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B,
T-T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.
4. Các thể thất ngôn Đường luật.
a. Thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Số tiếng: 7 tiếng, 4 dòng.
- Vần : vần chân, độc vận, gieo vần cách.
- Nhịp :4/3.
- Hài thanh: Tiếng thứ 2,6 cùng thanh và đối thanh
với tiếng thứ 4.
Niêm giữa các cặp câu .
b. Thể thất ngôn bát cú.
- Số tiếng : 7 tiếng, 8 câu.
- Vần : Vần chân , độc vận.
- Nhịp: 4/3.



- Hài thanh: Đối xứng giữa các tiếng 2,4,6 ; có
niêm giữa các dòng 2-3; 4-5; 6-7; 1-8; kết cấu bài
rõ ràng ,chắt chẽ ( chia thành 4 cặp).
- GV: Hãy kể tên một số thể thơ hiện 5. Các thể thơ hiện đại.
đại mà em biết?
- Rất đa dạng và phong phú: 5 tiếng, 7 tiếng, 8
- GV: Nhận xét gì về dung lượng , đặc tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ- văn xuôi…=> vừa tiếp
điểm các thể thơ hiện đại?
nối thơ truyền thống, vừa có sự cách tân.
* HĐ3Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- GV: Phân tích cách hiệp vần , ngắt III. Luyện tập.
nhịp, hài thanh trong các ví dụ - sgk?
1. Bài tập 1
- GV: Nhận xét cách gio vần, ngắt nhịp, Cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu
hài thanh của 2 câu 7 tiếng giữa hai thể thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát không giống
thơ?
với trong thể thơ thất ngôn Đường luật.
4. Củng cố :
Phân tích cách hiệp vần, ngắt nhịp và hài thanh trong bài thơ “ Thương vợ” của
Tú Xương?
5. Hướng dẫn tự học:
- Đọc và soạn: Việt Bắc ( Phần 2- tác phẩm).



×